Giáo án lớp 6 môn học Số học - Tiết 66 - Ôn tập chương II (tiết 1)

Giáo án lớp 6 môn học Số học - Tiết 66 - Ôn tập chương II (tiết 1)

 1. Kiến thức: Ôn tập cho HS khái niệm về tập Z các số nguyên, giá trị tuyệt đối của 1 số nguyên, quy tắc cộng hai số khác dấu, trừ 2 số nguyên và các tính chất của phép cộng số nguyên.

 2. Kỹ năng: HS vận dụng các kiến thức trên vào BT về so sánh số nguyên, thực hiện phép tính, BT về giá trị tuyệt đối, số đối của số nguyên.

 3. Thái độ: Nghiêm túc nghiên cứu bài.

 II. CHUẨN BỊ:

 1. GV:

 + Quy tắc giá trị tuyệt đối của 1 số nguyên

 + Quy tắc cộng, trừ, nhân số nguyên

 + Các tính chất của phép cộng, nhân số nguyên.

 2. HS: Ôn lại lí thuyết chương 2: số nguyên

 

doc 5 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1331Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn học Số học - Tiết 66 - Ôn tập chương II (tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 66
S: /01/2011
G: /01/2011
ÔN TẬP CHƯƠNG II
 (Tiết 1)
 I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: Ôn tập cho HS khái niệm về tập Z các số nguyên, giá trị tuyệt đối của 1 số nguyên, quy tắc cộng hai số khác dấu, trừ 2 số nguyên và các tính chất của phép cộng số nguyên.
 2. Kỹ năng: HS vận dụng các kiến thức trên vào BT về so sánh số nguyên, thực hiện phép tính, BT về giá trị tuyệt đối, số đối của số nguyên.
 3. Thái độ: Nghiêm túc nghiên cứu bài. 
 II. CHUẨN BỊ:
 1. GV:
 + Quy tắc giá trị tuyệt đối của 1 số nguyên
 + Quy tắc cộng, trừ, nhân số nguyên
 + Các tính chất của phép cộng, nhân số nguyên.
 2. HS: Ôn lại lí thuyết chương 2: số nguyên 
III. TTIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Ổn đinh tổ chức
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN- HỌC SINH
NỘI DUNG 
Hoạt động 1: Lý thuyết (15p).
GV: Yêu cầu hs nhắc lại kiến thức: 
1. Hãy viết tập hợp Z các số nguyên. Vậy tập Z gồm những số nào? 
2. Nêu quy tắc lấy giá trị tuyệt đối của 1 số nguyên.
3. Quy tắc cộng, trừ hai số nguyên 
4. Tinh chất cơ bản của phép cộng số nguyên.
HS: Hoạt động cá nhân hoàn thiện các yêu cầu của gv đê ra, nhận xét câu trả lời của bạn. 
GV: Nhắc kiến thức cần đạt lý thuyết.
Hoạt động 2: Bài tập (27p)
GV: yêu cầu hs hoàn thiện bài tập sau
1. Giải thích ý nghĩa sau
a) Nhiệt độ ở HN là 250C, nhiệt độ sapa là - 10C.
b) Biểu diễn số trên trên trục số 
HS: Hoàn thiện bài tập trên, bài tập câu 2, 3, 107 sgk 
HS: Cá nhân hoàn thiện bài tập.
GV: Chốt lại kiến thức nội dung trên. 
HS: Cá nhân chép bài tập sau đó hoạt động nhóm hoàn thiện bài tập, vận dụng kiến thức cộng, trừ hai số nguyên.
GV: quan sát, hướng dẫn học sinh hoàn thiện bài tập. Chốt lại nội dung kiến thức của dạng bài tập trên. 
I. Lý thuyết
 1 .Ôn tập khái niệm về tập Z, thứ tự trong Z.
 Z = {;- 2;- 1; 0; 1; 2;  }
 2. Ôn tập các phép toán trong Z.(cộng, trư)
 a) Cộng hai số nguyên cùng dấu: 
+ Cộng hai số nguyên âm:
 (-a) + (-b) = - (a + b).
+ Cộng hai số nguyên dương: 
 a + b = a+b.
 b) Cộng hai số nguyên khác dấu không đối nhau ta tìm hiệu hai giá tri tuyêt đối của chúng (số lớn trư số nhỏ) và đặt trước kêt quả tìm được dấu co giá tri tuyệt đối lớn hơn. 
c) Trừ hai số nguyên: 
 a – b = a + (- b)
3. Tính chất cơ bản của phép cộng số nguyên. 
a) Giao hoán: a, b Z: 
a + b = b + a
b) Tính chất kêt hợp: a, b, c Z:
 a + (b + c) = (a + b)+ c.
 c) Cộng với số 0: a Z: a +0 = a
 d) Cộng với số đối: a + (-a) = 0 
 Nêu a + b = 0 thì b = - a
II. Bài tập
1. Dạng 1: Tập hợp
Đáp: Nhiệt độ ở HN 250C trên 00C, còn nhiệt độ ở Sapa là 10C dưới 00. 
 -1 0 25
Câu 2: a, - a
 c, 0
Câu 3a
 ç+ 7 ç =7; ç- 5 ç = 5
 ç 0 ç= 0
3.b, GTTĐ của 1 số nguyên a không thể là số âm
Bài 107: (SGK - 98)
 -a -b 0 b a
2. Tính:
Đáp: 
 a) (-15) + (- 25) = - (15 + 125) 
 = - 140
b, (-15) + 125 = 125 – 15 = 110
c, (-17) – (8 - 25) = (-17) -(-25 +8)
 = (-17) – (-17)
 = 0
d, 35 – (- 20 ) -12 = 35 +20 -12 = 43
e, 12 – (5 – 7) = 12 – (-2) = 12 + 2 
 = 14
 3. Hướng dẫn: (3p)
BTVN : Ôn tập tiếp chương II. 
Bài 161: Sắp xêp các số sau theo thứ tự tăng dần, vận dụng kiến thức tập hợp số nguyên vào làm bài tập 
Bài 162: Tính tổng vận dụng kiến thức quy tắc cộng, trừ hai số nguyên.
Tiết 67
S: /1/2011
G: /1/2011
ÔN TẬP CHƯƠNG II
 (Tiết 2)
MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức:Tiếp tục củng cố các phép tính trong Z, quy tắc dấu ngoặc, quy tắc chuyển vế, bội ước của 1 số nguyên. 
 2. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng thực hiện phép tính, tính nhanh giá trị biểu thức, tìm x, tìm bội và ước của 1 số nguyên.
 3. Thái độ: Rèn tính chính xác, tổng hợp cho HS. 
 II. CHUẨN BỊ: 
GV: Bảng phụ ghi: quy tắc dấu ngoặc, quy tắc chuyển vế, khái niệm a chia hết cho b và các tính chất về tính chia hết trong Z. 
 HS : Cá nhân hs chuẩn bị kiến thức các phép tính trong Z, quy tắc dấu ngoặc, quy tắc chuyển vế, bội ước của 1 số nguyên. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 
 1. Ổn định tổ chức
 2. Kiểm tra bài cũ: (5p)
 - Phát biểu quy tắc cộng 2 số nguyên cùng dấu, cộng 2 số nguyên khác dấu. Chữa BT 162 a,c (SBT - 75)
- Phát biểu quy tắc nhân 2 số nguyên cùng dấu, nhân 2 số nguyên khác dấu, nhân với số 0. Chữa BT 168 a, c(SBT - 76)
 3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN- HỌC SINH
NỘI DUNG 
Hoạt động 1: Dạng tính. (7p)
GV + HS: Củng cố lại thứ tự thực hiện các phép toán, quy tắc dấu ngoặc.
HS: Thực hiện các phep tinh sau 
GV: hướng dẫn hs làm bài tập, vận dụng kiên thức cộng, trừ, nhân hai số nguyên.
Hoạt động 2: Dạng tìm x. (15p)
GV: Chép bài lên bảng 
HS: Nhận dạng bài tập, vận dụng kiến thức vào làm bài tập.2 hs lên bảng. 
Hoạt động 3: Bội và ước của số nguyên. (12p)
GV: Yêu cầu hs thực hiện bài tập 1.
HS: Hoạt động cá nhân hoàn thiện bài tập 1. 
GV: Chốt lại nội dung kiến thức. 
GV: Yêu cầu hs nêu lại các tính chất chia hết trong Z.(3tc), hoàn thiện bài tập 120- SGK- 100.
 x b
a
- 2
4
- 6
8
3
- 6
12
- 18
24
 - 5
10
- 20
 30
- 40
7
- 14
28
- 42
56
HS : Thực hiện yêu cầu của gv
GV: Chốt lại nội dung kiến thức. 
Dạng 1:
1. Bài tập: Tính: 
a) 215 + ( - 38) – (- 58) - 15
b) 231 + 26 – (209 + 26)
c) 5.(- 3)2 - 14(- 8) +(- 40)
2. Bài 114: (SGK – 99)
Dạng 2: Tìm x Bài 118- sgk 
a) 2x - 35 = 15
 2x = 15 + 35
 2x = 50
 x = 50 : 2
 x = 25
b) 3x + 17 = 2
 3x = 2 - 17
 3x = -15
 x = -15 : 3
 x = -5
Dạng 3: Bội và ước của số nguyên
Bài 1:
a) Tìm tất cả các ước của (- 12).
b) Tìm 5 bội của 4. 
c) Khi nào a là bội của b, b là ước của a. 
Đáp
Các ước của - 12 là : 
Năm bội của 4 là : 4; 8; 12.
Cho a, b và b b. Nếu có
số nguyên q sao cho a = b.q thì ta nói a là bội của b và b là ước của a. 
Bài 120: ( SGK – 100)
Đáp: 
a) Có 12 tích tạo thành 
b) Có 6 tích lớn hơn 0, sáu tích nhỏ hơn 0.
c) Có 6 tích là bội của 6, đó là : -6, 12, -18, 24, 30, -42.
d) Có hai tích là ước của 20 là: 10, 
 -20.
	4. Củng cố: (3p)
Nhắc lại thứ tự thực hiện các phép tính trong 1 biểu thức. GV: có những trường hợp để tính nhanh ta không thực hiện theo thứ tự trên mà biến đổi dựa trên các tính chất của các phép toán.
Xét xem các bài giải sau Đ hay S. 
1) a = - (- a)	 (Đ) 5) 27 – (17 – 5) = 27 – 17 – 5 (S)
2) ï aï= - ï- aï	 (S) 6) - 12 - 2(4 - 2) = - 14.2 = - 283 (S)
3) ï xï= 5	 º x = 5 (S) 7) Với a Z thì - a < 0 (S)
4) ï xï= - 5 º x = - 5 (S)
	 4. Hướng dẫn: (3p)
	Ôn tập theo câu hỏi, các dạng bài tập đã được ôn. 
	Tiết sau kiểm tra 1 tiết.

Tài liệu đính kèm:

  • docSo hoc 6(10).doc