- Kiến thức: Củng cố các quy tắc phép trừ, phép cộng các số nguyên
- Kĩ năng: HS trừ hai số nguyên một cách thành thạo, thực hiện phép cộng, tìm số chưa biết của một tổng, thu gọn biểu thức
- Thái độ: HS hứng thú tìm hiểu, nghiên cứu bài học
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Bảng phụ bài tập 53, 55, 56, máy tính cầm tay
- HS: Bảng nhóm, bút dạ, máy tính cầm tay
Ngày soạn: / /2011 Ngày giảng: / / 2011 Tiết 50. Luyện tập I. Mục tiêu - Kiến thức: Củng cố các quy tắc phép trừ, phép cộng các số nguyên - Kĩ năng: HS trừ hai số nguyên một cách thành thạo, thực hiện phép cộng, tìm số chưa biết của một tổng, thu gọn biểu thức - Thái độ: HS hứng thú tìm hiểu, nghiên cứu bài học II. Đồ dùng dạy học - GV: Bảng phụ bài tập 53, 55, 56, máy tính cầm tay - HS: Bảng nhóm, bút dạ, máy tính cầm tay III. Phương pháp- Kĩ thuật dạy học Luyện tập và thực hành, vấn đáp, nhóm kĩ thuật: Khăn trải bàn IV. Tổ chức giờ học 1. Khởi động - Mục tiêu: Kiểm tra bài cũ - Thời gian: 7’ - Đồ dùng: thước, phấn - Cách tiến hành: GV nêu yêu cầu bài toán: HS1: - Phát biểu quy tắc phép trừ hai số nguyên. Viết công thức. Thế nào là hai số đối nhau. -- Làm bài 49 (SGK -82) HS2: Làm bài 52 SGK -82) - Gọi HS nhận xét - GV nhận xét đánh giá GV (đvđ) vào bài Bài 49 a -15 2 0 3 -a 15 -2 0 -(-3) Bài 52 Nhà bác học Acsimét Sinh năm: -287 Mất năm: -212 Tuổi thọ của Acsimét là: - 212 - (-287) = -212 + 287 = 75 (tuổi) 2. Hoạt động 1: Luyện tập - Phương pháp: Luyện tập và thực hành, vấn đáp, nhóm - Mục tiêu: Củng cố các quy tắc phép trừ, phép cộng các số nguyên HS trừ hai số nguyên một cách thành thạo, thực hiện phép cộng, tìm số chưa biết của một tổng, thu gọn biểu thức - Thời gian: 33’ - Đồ dùng: Bảng phụ, bảng nhóm, bút dạ, thước, phấn - Cách tiến hành: Dạng 1: Thực hiện phép tính ( Bài 51, 53) - Gv yêu cầu học sinh nêu thứ tự thực hiện các phép tính, các quy tắc áp dụng - Gv treo bảng phụ bài 53 - 3hs lên làm bài - HS dưới lớp hoạt động cá nhân cùng làm - HS nhận xét - Gv nhận xét, chốt kt về phép trừ hai số nguyên, cộng hai số nguyên âm, cộng hai số nguyên khác dấu (Về nhà áp dụng làm các bài 81,83,86-SBT) Dạng 2: Tìm x ( Bài 54) - GV : Trong phép cộng muốn tìm một số hạng chưa biết ta làm như thế nào? - Gọi 3 hs lên làm bài - Yêu cầu HS dưới lớp cùng làm - HS nhận xét, sửa sai - Gv nhận xét, chốt: Trong một tổng muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết Dạng 3: Bài tập đúng, sai. Đố vui ( bài 55) - GV yêu cầu HS làm bài theo nhóm (KT khăn trải bàn) (tg:5’). Lấy ví dụ cho từng ý đúng Dạng 1: Thực hiện phép tính Bài 51 a) 5 – (7 – 9) = 5 – [7+(-9)] = 5 – (-2) = 5 + (+2) = 7 b) (-3) – (4 – 6) = (-3) – [4 + (-6)] = (-3) – (-2) = (-3) + (+2) = -1 Bài 53 x -2 -9 3 0 y 7 -1 8 15 x-y -9 -8 -5 -15 Dạng 2: Tìm x Bài 54. Tìm số nguyên x, biết: a) 2 + x = 3 x = 3 – 2 x = 3 + (-2) x = 1 b) x + 6 = 0 x = 0 – 6 x = 0 + (-6) x = - 6 c) x + 7 = 1 x = 1 – 7 x = 1 + (-7) x = - 6 Dạng 3: Bài tập đúng sai. Đố vui Bài 55 TT Câu Đúng Sai Ví dụ Hồng Có thể tìm được hai số nguyên mà hiệu của chúng lớn hơn số bị trừ x 2 - (-1) = 2 +1 = 3 Hoa Không thể tìm được hai số nguyên mà hiệu của chúng lớn hơn số bị trừ x Lan Có thể tìm được hai số nguyên mà hiệu của chúng lớn hơn cả số bị trừ và số trừ x 2 - (-1) = 2 +1 = 3 Dạng 4: Sử dụng máy tính cầm tay ( Bài 56) - Gv treo bảng phụ bài 56 - Gv hướng dẫn HS cách sử dụng máy tính để tính phép trừ hai số nguyên - Yêu cầu hs áp dụng tính bài tập 56 Dạng 4: Sử dụng máy tính cầm tay Bài 56 a) 169 – 733 = - 564 b) 53-(-478) = 531 c) -135 – (-1936) = -1801 * Kết luận: Muốn trừ số nguyên a cho số nguyên b ta lấy a cộng với số đối của b Muốn cộng hai số nguyên âm ta cộng hai giá trị tuyệt đối của chúng rồi đặt dấu trừ trước kết quả Muốn công hai số nguyên không cùng dấu không đối nhau ta lấy số có giá trị tuyệt đối lớn hơn trừ đi số có giá trị tuyệt đối nhỏ hơn rồi đặt đấu của số có giá trị tuyệt đối lớn hơn trước kết quả 3. Tổng kết và hướng dẫn học ở nhà (5’) - Nhắc lại các quy tắc cộng, trừ số nguyên BTVN: 81 đến 86 (sbt) ******************************************* Ngày soạn: / /2011 Ngày giảng: / / 2011 Tiết 51. Quy tắc dấu ngoặc I. MụC TIÊU - Kiến thức: HS hiểu được quy tắc dấu ngoặc HS hiểu rằng một tổng đại số có thể viết thành một dãy phép cộng các số nguyên - Kĩ năng: Vận dụng được quy tắc dấu ngoặc (bỏ dấu ngoặc và cho số hạng vào trong dấu ngoặc). - Thái độ: Nghiêm túc tìm hiểu, hợp tác II. Đồ dùng dạy học - Giáo viên: Bảng phụ . - Học sinh: bảng nhóm, bút dạ. III. Phương pháp - PP đặt và giải quyết vấn đề, vấn đáp, nhóm IV. Tổ chức giờ học 1. Khởi động - Mục tiêu: Kiểm tra bài cũ - Thời gian: 7’ - Đồ dùng: Thước, phấn - Cách tiến hành: - GV: + Phát biểu quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu. Cộng hai số nguyên khác dấu. Chữa bài tập 86 (c, d). + Phát biểu quy tắc trừ hai số nguyên. Chữa bài tập 84 . - Hai HS lên bảng. - HS nhận xét - GV nhận xét, chốt Bài 86: c) a - m + 7 - 8 + m = 61 - (- 25) + 7 - 8 + (- 25) = 61 + 25 + 7 + (- 8) + (- 25) = 61 + 7 + (- 8) = 60. d) = - 25. Bài 84: a) 3 + x = 7 x = 7 - 3 x = 7 + (- 3) x = 4. b) x = - 5. c) x = - 7. 2. Hoạt động 1: Quy tắc dấu ngoặc - Phương pháp: Đặt và giải quyết vấn đề,vấn đáp ,hoạt động nhóm. - Mục tiêu: HS hiểu được quy tắc dấu ngoặc Vận dụng được quy tắc dấu ngoặc (bỏ dấu ngoặc và cho số hạng vào trong dấu ngoặc). - Thời gian: 20’ - Đồ dùng: Bảng nhóm, bút dạ - Cách tiến hành: - GV: Tính giá trị biểu thức: 5 + (42 - 15 + 17) - (42 + 17) Nêu cách làm ? GVĐVĐ vào bài. - Yêu cầu HS làm ?1. - Tương tự : So sánh số đối của tổng (- 3 + 4 + 5) với tổng các số đối của các số hạng. HS làm - Qua ví dụ rút ra nhận xét sơ bộ. - Yêu cầu HS làm ?2. - Yêu cầu HS phát biểu lại quy tắc dấu ngoặc. - HS đọc quy tắc. - Gv nhấn mạnh lại quy tắc - Yêu cầu HS thực hiện các VD SGK. - Yêu cầu HS làm ?3 theo nhóm. (KT khăn trải bàn ) (tg: 4’) 1. Quy tắc dấu ngoặc ?1. a) Số đối của 2 là (- 2). Số đối của (- 5) là 5 . Số đối của tổng [2 + (- 5)] là - [2 + (- 5)] = - (- 3) = 3. b) Tổng các số đối của 2 và - 5 là: (- 2) + 5 = 3. Số đối của tổng [2 + (- 5)] cũng là 3. Vậy số đối của một tổng bằng tổng các số đối của các số hạng. - (- 3 + 4 + 5) = - 6. 3 + (- 5) + (- 4) = - 6. Vậy : - (- 3 + 4 + 5) = 3 + (- 5) + (- 4). ?2. a) 7 + (5 - 13) = 7 + (- 8) = - 1. 7 + 5 + (- 13) = - 1. ị 7 + (5 - 13) = 7 + 5 + (- 13). Nhận xét: Dấu các số hạng giữ nguyên. b) 12 - (4 - 6) = 12 - [4 + (- 6)] = 12 - (- 2) = 14. ị 12 - (4 - 6) = 12 - 4 + 6. Nhận xét: ... phải đổi dấu tất cả các số hạng. * Nhận xét: Khi bỏ dấu ngoặc đằng trước có dấu trừ ta phải đổi dấu tất cả các số hạng trong dấu ngoặc: dấu “+” thành dấu “-“ và dấu “-“ thành dấu “+” Khi bỏ dấu ngoặc đằng trước có dấu “+” thì dấu các số hạng trong ngoặc vẫn giữ nguyên VD: a) 324 + [112 - 112 - 324] = 324 - 324 = 0. b) (- 257) - (- 257 + 156 - 56) = - 257 + 257 - 156 + 56 = - 100. ?3. HS hoạt động theo nhóm. a) (768 - 39) - 768 = 768 - 39 - 768 = - 39. b) = - 1579 - 12 + 1579 = - 12. * Kết luận: Khi bỏ dấu ngoặc đằng trước có dấu trừ ta phải đổi dấu tất cả các số hạng trong dấu ngoặc: dấu “+” thành dấu “-“ và dấu “-“ thành dấu “+” Khi bỏ dấu ngoặc đằng trước có dấu “+” thì dấu các số hạng trong ngoặc vẫn giữ nguyên 3. Hoạt động 2: Tổng đại số - Phương pháp: vấn đáp - Mục tiêu: HS hiểu rằng một tổng đại số có thể viết thành một dãy phép cộng các số nguyên - Thời gian: 10’ - Đồ dùng: thước, phấn - Cách tiến hành: - GV giới thiệu phần này trong SGK. Tổng đại số là một dãy các phép tính cộng, trừ các số nguyên. - Khi viết tổng đại số : Bỏ dấu của phép cộng và dấu ngoặc. - GV giới thiệu các phép biến đổi trong tổng đại số: + Thay đổi vị trí các số hạng. + Cho các số hạng vào trong ngoặc có dấu "+" ; "-" đằng trước. - GV nêu chú ý SGK. Cho HS làm bài 57, 59 - Yêu cầu HS hoạt động cá nhân làm bài tập - Gọi 2 HS lên bảng làm - Gọi HS nhận xét - GV nhận xét, chốt lại 2. Tổng đại số Tổng đại số là một dãy các phép tính cộng, trừ các số nguyên Các phép biến đổi trong tổng đại số: + Thay đổi vị trí các số hạng. + Cho các số hạng vào trong ngoặc có dấu "+" ; "-" đằng trước. * Chú ý (SGK – 84) - Yêu cầu HS thực hiện VD: 5 + (- 3) - (- 6) - (+7) = 5 + (- 3) + (+ 6) + (- 7) = 5 - 3 + 6 - 7 = 11 - 10 = 1. Bài 57( SGK) a) ( - 17) + 5+ 8+ 17 = {( - 17) +17}+ 5 + 8 = 0 + 13= 13 b) 30 + 12+ ( - 20) + ( -12) = {30 +( - 20)}+ {12+( -12)} = 10 + 0 = 10 Bài 59 ( 2736 - 75) - 2736 ={ 2736- 2736 }-75 = 0 - 75 = -75 * Kết luận: Tổng đại số là một dãy các phép tính cộng, trừ các số nguyên Các phép biến đổi trong tổng đại số: + Thay đổi vị trí các số hạng. + Cho các số hạng vào trong ngoặc có dấu "+" ; "-" đằng trước. 4. Tổng kết và hướng dẫn học ở nhà (8’) - Yêu cầu HS phát biểu các quy tắc dấu ngoặc. - Làm bài tập 57ab ; 59a . - Học thuộc quy tắc. - BT: 58, 60 . ********************************************
Tài liệu đính kèm: