Giáo án lớp 6 môn học Số học - Tiết 47: Tính chất của phép cộng các số nguyên

Giáo án lớp 6 môn học Số học - Tiết 47: Tính chất của phép cộng các số nguyên

- Kiến thức: HS biết được 4 tính chất cơ bản của phép cộng các số nguyên: giao hoán, kết hợp, cộng với 0, cộng với số đối.

- Kĩ năng :vận dụng được các tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng các số nguyên khi làm tính

- Thái độ: Nghiêm túc, cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG

- Giáo viên: Bảng phụ, phấn màu, trục số, thước kẻ.

- Học sinh: Ôn tập các tính chất phép cộng số tự nhiên.

 

doc 3 trang Người đăng levilevi Lượt xem 988Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn học Số học - Tiết 47: Tính chất của phép cộng các số nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / /2011
Ngày giảng: / / 2011
Tiết 47. TíNH CHấT CủA PHéP CộNG CáC Số NGUYÊN
I. MụC TIÊU:
- Kiến thức: HS biết được 4 tính chất cơ bản của phép cộng các số nguyên: giao hoán, kết hợp, cộng với 0, cộng với số đối.
- Kĩ năng :vận dụng được các tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng các số nguyên khi làm tính 
- Thái độ: Nghiêm túc, cẩn thận.
II. Đồ dùng 
- Giáo viên: Bảng phụ, phấn màu, trục số, thước kẻ.
- Học sinh: Ôn tập các tính chất phép cộng số tự nhiên.
III. Phương pháp
- PP đặt và giải quyết vấn đề
IV. Tổ chức giờ học
1. Khởi động
- Mục tiêu: Kiểm tra bài cũ
- Thời gian: 7’
- Đồ dùng: Thước, phấn
- Cách tiến hành:
GV: - Yêu cầu HS phát biểu quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu, quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu.
Chữa bài tập 51 .
- Phát biểu các tính chất của phép cộng số tự nhiên.
 Tính: (- 2) + (- 3) và (- 3) + (- 2).
 (- 8) + (+4) và (+4) + (- 8).
- GV vào bài dựa vào bài của học sinh 2.
- So sánh (- 2) + (- 3) và (- 3) + (- 2).	
 (- 8) + (+4) và (+4) + (- 8).
HS1: 
Bài 51(SBT-60)
a
-1
95
63
-5
-14
b
9
-95
-63
7
-6
a+b
8
0
0
2
-20
HS2:
(-2) + (-3) = -(2+3) = -5
(-3) + (-2) = -(3+2) =-5
(-8) + (+4) = -(8-4) = -4
(+4) + (-8) = -(8-4) = -4
2. Hoạt động 1: Các tính chất của phép cộng các số nguyên
- Phương pháp: Đặt và giải quyết vấn đề
- Mục tiêu: HS biết được 4 tính chất cơ bản của phép cộng các số nguyên: giao hoán, kết hợp, cộng với 0, cộng với số đối.
- Thời gian: 31’
- Đồ dùng: Thước, phấn
- Cách tiến hành: 
- GV giới thiệu tính chất giao hoán.
- Cho HS lấy thêm VD.
- Coi (-2) là a, (-3) là b ta có a + b bằng đẳng thức nào?
- Phát biểu nội dung tính chất giao hoán của phép cộng các số nguyên.
- HS phát biểu và nêu công thức.
- GV yêu cầu HS làm ?2.
- HS lên bảng làm ?2, dưới lớp làm bài
- Vậy muốn cộng một tổng hai số với số thứ 3, ta có thể làm như thế nào ?
- Nêu công thức.
- GV giới thiệu chú ý SGK .
kết quả: tổng của 3 số.
- Yêu cầu HS làm bài tập 36.
- GV gợi ý HS áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp để tính hợp lí.
- GV: Một số nguyên cộng với số 0, kết quả như thế nào ? Cho VD.
- HS lấy VD minh hoạ.
 VD: (- 10) + 0 = - 10.
- Nêu công thức tổng quát của tính chất ?
- Yêu cầu HS làm bài tập: Tìm số đối của mõi số sau và tính tổng cua nó với số đối của nó: -12, 25
- Vậy tổng của hai số nguyên đối nhau bằng bao nhiêu ? Cho VD.
- Hai số nguyên đối nhau có tổng bằng 0.
- Yêu cầu HS đọc SGK phần này.
- Số đối của a KH là: - a.
 Số đối của - a KH là : - (- a) = a.
VD: a = 17 thì (- a) = - 17.
 a = - 20 thì (- a) = 20.
 a = 0 thì (- a) = 0.
ị 0 = - 0.
 Vậy a + (- a) = ?
Vậy hai số đối nhau là hai số có tổng như thế nào ? 
Nếu có: a + b = 0 thì ta có nhận xét gì về mối quan hệ giữa a và b 
HS trả lời: a = - b hoặc b = - a.
- Cho HS làm ?3.
- Nêu các số a
- Tính tổng các số a
1. Tính chất giao hoán
?1.
a + b = b + a
2. Tính chất kết hợp
?2.
[(- 3) + 4] + 2 = 1 + 2 = 3.
- 3 + (4 + 2) = - 3 + 6 = 3.
Vậy [(- 3) + 4] + 2 = - 3 + (4 + 2)
 = [(-3) + 2] + 4.
- Muốn cộng một tổng hai số với số thứ ba, ta có thể lấy số thứ nhất cộng với tổng của số thứ hai và số thứ 3.
(a + b) + c = a + (b + c)
(a + b) + c = a + (b + c) = a + b + c
Bài 36:
a) 126 + (- 20) + 2004 + (- 106)
= 126 + [(- 20) + (- 106)] + 2004
= 126 + (- 126) + 2004
= 0 + 2004 = 2004.
b) (- 199) + (- 200) + (- 201)
= [(- 199) + (- 201)] + (- 200)
= (- 400) + (- 200) = - 600.
3. Cộng với số 0 
VD: (- 10) + 0 = - 10.
a + 0 = a
4. Cộng với số đối
Bài tập:
- Các số đối của các số nguyên (-12) là 12, 15 là (-15).
- Tính tổng
(- 12) + 12 = 0.
25 + (- 25) = 0.
a + (- a) = 0
- Hai số đối nhau là hai số có tổng bằng 0.
?3.
 a = - 2 ; - 1 ; 0 ; 1 ; 2.
Tính tổng:
 (-2) + (-1) + 0 + 1 + 2 
= [(-2) + 2] + [(-1) + 1] + 0 = 0.
* Kết luận: Các tính chất của phép cộng các số nguyên
1. Tính chất giao hoán
a + b = b + a
2. Tính chất kết hợp
(a + b) + c = a + (b + c)
3. Cộng với số 0
a + 0 = a
4. Cộng với số đối
a + (- a) = 0
3. Hoạt động 2: Củng cố
- Phương pháp: vấn đáp, luyện tập thực hành
- Mục tiêu: vận dụng được các tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng các số nguyên khi làm tính.
- Thời gian: 5’
- Đồ dùng: Thước, phấn
- Cách tiến hành: 
- GV: Nêu các tính chất của phép cộng số nguyên ? So sánh với phép cộng số tự nhiên 
- GV đưa bảng tổng hợp 4 tính chất.
- Yêu cầu HS làm bài tập 37 .
- Gọi 2 HS lên bảng làm
 - Gọi HS nhận xét
 GV sửa sai
- Nêu 4 tính chất và viết công thức tổng quát.
Bài 37:
a) x= -3; -2; -1;0 ; 1;2 
Tổng bằng - 3
b) Tổng bằng 0
4. Tổng kết và hướng dẫn học ở nhà (2’)
- Học thuộc các tính chất phép cộng các số nguyên.
- Làm bài tập: 37 ; 39; 40 ; 41 .

Tài liệu đính kèm:

  • doct47.doc