Kiến thức: + Củng cố các dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5.
- Kĩ năng: + HS vận dụng thành thạo các dấu hiệu chia hết.
+ Rèn tính cẩn thận, suy luận chặt chẽ cho HS. Đặc biệt các kiến thức trên được áp dụng vào các bài toán mang tính thực tế.
- Thái độ: Cẩn thận, hợp tác
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Giáo viên: Bảng phụ, thước thẳng
- Học sinh: Bảng nhóm, bút dạ
Ngày soạn: / /2011 Ngày giảng: / / 2011 Tiết 21: LUYệN TậP I. MụC TIÊU: - Kiến thức: + Củng cố các dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5. - Kĩ năng: + HS vận dụng thành thạo các dấu hiệu chia hết. + Rèn tính cẩn thận, suy luận chặt chẽ cho HS. Đặc biệt các kiến thức trên được áp dụng vào các bài toán mang tính thực tế. - Thái độ: Cẩn thận, hợp tác II. Đồ dùng dạy học - Giáo viên: Bảng phụ, thước thẳng - Học sinh: Bảng nhóm, bút dạ III. Phương pháp - PP Vấn đáp, luyện tập và thực hành IV. Tổ chức giờ học 1. Khởi động - Mục tiêu: Kiểm tra bài cũ và gây hứng thú học tập - Thời gian: 8 phút - Đồ dùng: - Cách tiến hành: - HS1: Chữa bài 94 SGK: + Nêu dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5 + Giải thích cách làm bài 94 Bài 94: Số dư khi chia 813, 264, 736, 6547 cho 2 lần lượt là 1 ; 0 ; 0 ; 1 Số dư khi chia mỗi số trên cho 5 lần lượt là 3 , 4, 1 , 2 (tìm số dư chỉ cần chia chữ số tận cùng cho 2, cho 5) - HS2: Chữa bài tập 95 Bài 95: a) 0 , 2 , 4 , 6 , 8 b) 0 , 5 c) 0 2. Hoạt động 1: Luyện tập - Phương pháp: - PP vấn đáp, luyện tập và thực hành - Mục tiêu: + HS nắm vững dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5. + HS vận dụng thành thạo các dấu hiệu chia hết. + Rèn tính cẩn thận, suy luận chặt chẽ cho HS. Đặc biệt các kiến thức trên được áp dụng vào các bài toán mang tính thực tế. + Cẩn thận, hợp tác - Thời gian: 35 phút - Đồ dùng: bảng phụ, bảng nhóm - Cách tiến hành: - GV đưa đề bài tập 96 lên bảng phụ. Yêu cầu 2 HS lên bảng. - So sánh điểm khác với bài 95 ? - GV chốt lại: Dù thay dấu * ở vị trí nào cũng phải quan tâm đến chữ số tận cùng xem có chia hết cho 2, cho 5 không ? Bài 97: - GV: Làm thế nào để ghép thành các số tự nhiên có ba chữ số chia hết cho 2 ? Chia hết cho 5 ? - Hỏi thêm: Dùng cả ba chữ số: 4, 5, 3 hãy ghép thành các số tự nhiên có ba chữ số: a) Lớn nhất và chia hết cho 2. b) Nhỏ nhất và chia hết cho 5. - GV phát phiếu học tập cho các nhóm Bài 98. - Yêu cầu đại diện 1 nhóm lên bảng điền vào bảng phụ. Bài 99: - GV dẫn dắt HS tìm số tự nhiên. Bài 100: (SGK) Ô tô ra đời năm nào ? Bài 131 (SBT- 18) Từ 1 đến 100 có bao nhiêu số chia hết cho 2, bao nhiêu số chia hết cho 5 GV hướng dẫn HS liệt kê các số chia hết cho2, cho 5 Tìm số phần tử của các số đó Bài 132(SBT-18) Chứng tỏ rằng với mọi số tự nhiên n thì tích (n+3)(n+6) chia hết cho 2 GV hướng dẫn trong hai trường hợp: Th1: n là số chẵn Th2: n là số lẻ Bài 96: a) Không có chữ số nào ? b) * = 1 ; 2 ; 3 ; ... ; 9 Bài 97: a) Chữ số tận cùng là 0 hoặc 4. Đó là các số 450 ; 540 ; 504. b) Chữ số tận cùng là 0 hoặc 5. Đó là các số: 450, 540, 405. a) 534 b) 345. Bài 98: a) Đúng. b) Sai. c) Đúng. d) Sai. Bài 99: Gọi số tự nhiên có hai chữ số các chữ số giống nhau là aa. Số đó 2. ị chữ số tận cùng có thể là 0 , 2 , 4 , 6, 8. Những số chia 5 dư 3. Vậy số đó là 88. Bài 100: n = abbc n 5 ị c 5. Mà c ẻ {1 ; 5 ; 8} ị c = 5. ị a = 1 và b = 8 Vậy ô tô đầu tiên ra đời năm 1885. Bài 131 Các số chia hết cho 2 là 2, 4, 6, 8, ...., 100 Gồm: (100-2):2+1= 50 (số) Các số chia hết cho 5 là 5, 10, 15, ...., 100 Gồm: (100-5):5+1= 20 (số) Bài 132(SBT-18) Chứng tỏ rằng với mọi số tự nhiên n thì tích (n+3)(n+6) chia hết cho 2 GV hướng dẫn trong hai trường hợp: Th1: n là số chẵn Thì n+6 là số chẵn chia hết cho 2 Tích (n+3)(n+6) chia hết cho 2 Th2: n là số lẻ Thì n+3 là số chẵn chia hết cho 2 Tích (n+3)(n+6) chia hết cho 2 3. Tổng kết và hướng dẫn học ở nhà (2 phút) - GV chốt lại các dạng bài tập trong tiết học. Dù ở dạng bài tập nào cũng phải nắm chắc dấu hiệu chia hết cho 2 , cho 5. - Học bài - Làm bài tập 124, 128, 130 (SBT).
Tài liệu đính kèm: