. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Học sinh tự làm được 1 tiêu bản tế bào thực vật (tế bào vảy hành hoặc tế bào thịt quả cà chua chín).
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng sử dụng kính hiển vi.
- Tập vẽ hình đã quan sát được trên kính hiển vi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC:
+ GV: - Kính hiển vi, bản kính, lá kính, kinh mũi mác, dao, lọ nước, giấy thấm
- Củ hành tươi, quả cà chua chín
- Tranh phóng to củ hành và tế bào vẩy hành, quả cà chua chín và tế bào thịt cà chua.
- Kính hiển vi.
+ HS: Học lại bài kính hiển vi.
Tuần 4 NS: 15/09/10 Tiết 7 QUAN SÁT TẾ BÀO THỰC VẬT I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức - Học sinh tự làm được 1 tiêu bản tế bào thực vật (tế bào vảy hành hoặc tế bào thịt quả cà chua chín). 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng sử dụng kính hiển vi. - Tập vẽ hình đã quan sát được trên kính hiển vi. II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC: + GV: - Kính hiển vi, bản kính, lá kính, kinh mũi mác, dao, lọ nước, giấy thấm - Củ hành tươi, quả cà chua chín - Tranh phóng to củ hành và tế bào vẩy hành, quả cà chua chín và tế bào thịt cà chua. - Kính hiển vi. + HS: Học lại bài kính hiển vi. III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG: 1. Kiểm tra bài cũ: - Nêu chức năng của kính lúp và kính hiển vi? 2. Bài mới: Yêu cầu của bài thực hành: - GV kiểm tra phần chuẩn bị của HS theo nhóm đã phân công, các bước sử dụng kính hiển vi (bằng cách gọi 1-2 HS trình bày). - GV yêu cầu HS: + Làm được tiêu bản tế bào cà chua hoặc vẩy hành. + Vẽ lại hình khi quan sát được. + Các nhóm không được nói to và đi lại lộn xộn. - GV phát dụng cụ: Nếu có điều kiện mỗi nhóm (4 người) 1 bộ gồm kính hiển vi, 1 khay đựng dụng cụ như: kinh mũi mác, dao, lọ nước, giấy thấm, lam kính... - GV phân công: một số nhóm làm tiêu bản tế bào vảy hành, 1 số nhóm làm tiêu bản tế bào thịt cà chua. Hoạt động 1: Quan sát tế bào dưới kính hiển vi Mục tiêu: HS quan sát được 2 loại tế bào biểu bì vảy hành và tế bào thịt quả cà chua SGK trang 21- 22. Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV yêu cầu các nhóm (đã được phân công) đọc cách tiến hành lấy mẫu và quan sát mẫu trên kính. - GV làm mẫu tiêu bản đó để học sinh cùng quan sát. - GV đi tới các nhóm giúp đỡ, nhắc nhở, giải đáp thắc mắc của HS. - HS quan sát hình 6.1 SGK trang 21, đọc và nhắc lại các thao tác, chọn 1 người chuẩn bị kính, còn lại chuẩn bị tiêu bản như hướng dẫn của GV. - Tiến hành làm chú ý ở tế bào vảy hành cần lấy 1 lớp thật mỏng trải phẳng không bị gập , ở 1 tế bào thịt quả cà chua chỉ quệt lớp mỏng. - Sau khi đã quan sát được cố gắng vẽ thật giống mẫu. Hoạt động 2: Vẽ lại hình đã quan sát được dưới kính - GV treo tranh phóng to giới thiệu: + Củ hành và tế bào biểu bì vảy hành. + Quả cà chua và tế bào thịt quả cà chua. - GV hướng dẫn HS cách vừa quan sát vừa vẽ hình. - Nếu còn thời gian GV cho HS đổi tiêu bản của nhóm này cho nhóm khác để có thể quan sát được cả 2 tiêu bản. - HS quan sát tranh đối chiếu với hình vẽ của nhóm mình, phân biệt vách ngăn tế bào. - HS vẽ hình vào vở. IV. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ: - HS tự nhận xét trong nhóm về thao tác làm tiêu bản, sử dụng kính, kết quả. - GV đánh giá chung buổi thực hành (về ý thức, kết quả), - Yêu cầu HS lau kính, xếp lại vào hộp và vệ sinh lớp học. V. DẶN DÒ: - Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2 SGK trang 27. - Sưu tầm tranh ảnh về hình dạng các tế bào thực vật. Tuần 4 NS: 21/09/10 Tiết 8 CHƯƠNG II- RỄ CÁC LOẠI RỄ, CÁC MIỀN CỦA RỄ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức - Học sinh phân biệt được 2 loại rễ chính rễ cọc và rễ chùm. - Trình bày được các miền của rễ và chức năng của từng miền. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng quan sát so sánh, kĩ năng hoạt động nhóm. II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC: - GV: Một số cây có rễ: cây rau cải, cây nhãn, cây rau dền, cây hành... Tranh phóng to hình 9.1; 9.2; 9.3 SGK trang 29, 30 Miếng bìa ghi sẵn các miền của rễ, các chức năng của rễ, phiếu học tập mẫu. Bài tập Nhóm A B 1 2 3 Tên cây Đặc điểm chung của rễ Đặt tên rễ - HS: Chuẩn bị cây có rễ: cây cải, cây mít, cây hành, cỏ dại, đậu. III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG: 1. Kiểm tra bài cũ - Quá trình phân bào diễn ra như thế nào? - Sự lớn lên và sự phân chia của tế bào có ý nghĩa gì đối với thực vật? 2. Bài mới Hoạt động 1: Các loại rễ Hoạt động của GV Hoạt động của HS + Vấn đề 1: Tìm hiểu các loại rễ và phân loại rễ. - GV yêu cầu HS kẻ phiếu học tập vào vở hoạt động theo nhóm. - Yêu cầu HS chia rễ cây thành 2 nhóm, hoàn thành bài tập 1 trong phiếu học tập. - GV lưu ý giúp đỡ HS trung bình và yếu. - GV hướng dẫn chữa bài. - GV tiếp tục yêu cầu HS làm bài tập 2, đồng thời GV treo tranh câm hình 9.1 SGK trang 29 để HS quan sát. - GV chữa bài tập 2, sau khi nghe phần phát biểu và bổ sung của các nhóm, GV chọn 1 nhóm hoàn thành phiếu tốt nhất nhắc lại cho cả lớp cùng nghe. - GV cho các nhóm đối chiếu các đặc điểm của rễ với tên cây trong nhóm A, B của bài tập 1 đã phù hợp chưa, nếu chưa thì chuyển các cây của nhóm cho đúng. - GV gợi ý bài tập 3 dựa vào đặc điểm rễ có thể gọi tên rễ. - Nếu HS gọi nhóm A là rễ thẳng thì GV chỉnh lại là rễ cọc. - Đặc điểm của rễ cọc và rễ chùm? - GV yêu cầu HS làm nhanh bài tập s số 2 SGK trang 29. + Vấn đề 2: Nhận biết các loại rễ cọc và rễ chùm qua tranh, mẫu... - GV cho HS cả lớp xem rễ cây rau dền và cây nhãn, hoàn thành 2 câu hỏi. - GV cho HS theo dõi phiếu chuẩn kiến thức, sửa chỗ sai.- GV đánh giá điểm cho nhóm làm tốt. - HS đặt tất cả cây có rễ của nhóm lên bàn. - Kiểm tra quan sát thật kĩ tìm những rễ giống nhau đặt vào 1 nhóm. - Trao đổi trong nhóm, thống nhất ý kiến ghi vào phiếu học tập ở bài tập 1. Bài tập 2: HS quan sát kĩ rễ của các cây ở nhóm A chú ý kích thước các rễ, các mọc trong đất, kết hợp với tranh (có rễ to, nhiều rễ nhỏ), ghi vào phiếu tương tự với rễ cây nhóm B. - HS đại diện của 1 nhóm trình bày, các nhóm khác nghe và nhận xét, bổ sung. - HS đối chiếu với kết quả đúng để sửa chữa nếu cần. - HS làm bài tập 3 từng nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, thống nhất tên rễ cây ở 2 nhóm là Rễ cọc và Rễ chùm. - HS nhìn vào phiếu đã chữa của nhóm đọc to kết quả cho cả lớp cùng nghe. - HS chọn nhanh và 1- 2 em trả lời, các em khác nhận xét, bổ sung. - HS hoạt động cá nhân quan sát rễ cây của GV kết hợp với hình 9.2 SGK trang 30, hoàn thành 2 câu hỏi ở dưới hình. - HS tự đánh giá câu trả lời của mình. Quan sát phiếu chuẩn kiến thức để sửa chữa nếu cần. Kết luận:Phiếu chuẩn kiến thức BT Nhóm A B 1 2 3 - Tên cây - Đặc điểm chung của rễ - Đặt tên rễ - Cây rau cải, cây mít, cây đậu. - Có một rễ cái to khoẻ đâm thẳng, nhiều rễ con mọc xiên, từ rễ con mọc nhiều rễ nhỏ hơn. - Rễ cọc - Cây hành, cỏ dại, ngô. - Gồm nhiều rễ to dài gần bằng nhau, mọc toả từ gốc thân thành chùm. - Rễ chùm Hoạt động 2: Các miền của rễ - GV: cho tự HS nghiên cứu SGK trang 30. + Vấn đề 1: Xác định các miền của rễ - GV treo tranh câm các miền của rễ đặt các miếng bìa ghi sẵn các miền của rễ trên bàn, HS chọn và gắn vào tranh. - Rễ có mấy miền? Kể tên các miền? + Vấn đề 2: Tìm hiểu chức năng các miền của rễ. - Chức năng chính của các miền của rễ? - HS làm việc độc lập: đọc nội dung trong khung kết hợp với quan sát tranh và chú thích, ghi nhớ kiến thức. - 1 HS lên bảng gắn các tấm bìa viết sẵn để xác định được vá miền. - HS khác theo dõi, nhận xét, sửa lỗi nếu cần. - HS trả lời câu hỏi, cả lớp ghi nhớ 4 miền của rễ. - Tương tự 1 HS lên gắn các miếng bìa viết sẵn chức năng vào các miền cho phù hợp. - HS theo dõi, nhận xét. - Trả lời câu hỏi của GV về chức năng các miền của rễ. Kết luận: - Rễ có 4 miền chính + Miền chóp rễ + Miền sinh trưởng + Miền hút + Miền trưởng thành. IV. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ: - Yêu cầu HS kể tên 10 cây rễ cọc, 10 cây rễ chùm. - HS làm bài tập trắc nghiệm Khoanh tròn vào đầu câu đúng: Trong các miền sau đây của rễ, miền nào có chức năng dẫn truyền? a. Miền trưởng thành b. Miền hút c. Miền sinh trưởng d. Miền chóp rễ
Tài liệu đính kèm: