Mục tiêu bài học:
- Phát biểu sự đa dạng của thực vật là gì?
- Hiểu được sự đa dạng của thực vật từ đó hiểu thế nào là thực vật qiys hiếm, kể tên 1 vài
loài thực vật qúi hiếm.
- Hiểu hậu quả của việc tàn phá rừng , khai thác bừa bãi tài nguyên đối với tính đa dạng của
thực vật .
- Nêu được các biện pháp chính để phân biệt sự đa dạng của thực vật .
- Rèn kĩ năng phân tích , khái quát, hoạt động nhóm.
- Có ý thức bảo vệ thực vật ở địa phương .
II. Đồ dùng dạy học: Tranh 1 số thực vật quí hiếm .
Tuần: 30 Tiết: 60 Bài 49: BẢO VỆ SỰ ĐA DẠNG CỦA THỰC VẬT I. Mục tiêu bài học: - Phát biểu sự đa dạng của thực vật là gì? - Hiểu được sự đa dạng của thực vật từ đó hiểu thế nào là thực vật qiys hiếm, kể tên 1 vài loài thực vật qúi hiếm. - Hiểu hậu quả của việc tàn phá rừng , khai thác bừa bãi tài nguyên đối với tính đa dạng của thực vật . - Nêu được các biện pháp chính để phân biệt sự đa dạng của thực vật . - Rèn kĩ năng phân tích , khái quát, hoạt động nhóm. - Có ý thức bảo vệ thực vật ở địa phương . II. Đồ dùng dạy học: Tranh 1 số thực vật quí hiếm . III. Hoạt động dạy học: 1. Ổ n định 2. Kiểm tra bài cũ: - Tại sao nếu không có thực vật thì không có loài người ? - Hút thuốc lá và thuốc phiện có hại như thế nào? 3. Mở bài : Mỗi loài trong giới thực vật đều có những nét đặc trưng về hình dạng, cấu tạo , kích thước, nơi sống Tập hợp tất cả các loài thực vật với các đặc trưng của chúng tạo thành sự đa dạng của giới thực vật . Hiện nay có 1 thực trạng là tính đa dạng của thực vật đang bị suy giảm do tác động của con người , vì vậy cần phải bảo vệ sự đa dạng của thực vật. 4. Bài mới * HOẠT ĐỘNG 1: ĐA DẠNG CỦA THỰC VẬT LÀ GÌ? HĐGV HĐHS - Cho hs kể tên những thực vật mà em biết? - Chúng thuộc những ngành nào? Sống ở đâu? - Gv tổng kết, dẫn hs tới khái niệm đa dạng của thực vật là gì? - Hs thảo luận nhóm + 1 hs trình bày tên thực vật, hs khác bổ sung . + 1 hs nhận biết chúng thuộc những ngành nào? - Hs nhận xét khái quát về tình hình thực vật ở địa phương. * TIỂU KẾT: 1/ ĐA DẠNG CỦA THỰC VẬT Tính đa dạng của thực vật là sự phong phú về các loài các cá thể của loài và môi trường sống của chúng , nó được biểu hiện : - Số lượng các loài và số lượng cá thể trong mỗi loài. - Sự đa dạng của môi trường sống. * HOẠT ĐỘNG 2: TÌNH HÌNH ĐA DẠNG CỦA THỰC VẬT Ở VIỆT NAM HĐGV HĐHS A. VIẾT NAM CÓ TÍNH ĐA DẠNG CAO VỀ THỰC VẬT - Yêu cầu hs đọc đoạn thông tin sgk 2a. - Thảo luận: vì sao nói VIỆT NAM có tính đa dạng cao về thực vật? - Gv bổ sung , kết luận . - Yêu cầu hs tìm 1 số thực vật có giá trị kinh tế và khoa học. B. SỰ SUY GIẢM TÍNH ĐA DẠNG CỦA THỰC VẬT Ở VIỆT NAM - Gv nêu vấn đề: ở VN trung bình mỗi năm bị yafn phá 100000-200000ha fnh nhiệt đới. - Cho hs làm bài tập sau: theo em những nguyên nhân nào dẫn tới sự suy giảm tính đa dạng của thực vật bằng cách đánh dấu x vào ô vuông cho câu đúng: 1. Chặt phá rừng làm rẫy 2. Chặt phá rừng buôn bán lậu 3. khoanh nuôi rừng 4. cháy rừng 5. lũ lụt 6. chặt cây làm nhà - Dựa vào kết quả thảo luận , nêu nguyên nhân của sự suy giảm tính đa dạng của thực vật và hậu quả? - Gv tiếp tục cho hs đọc thông tin về thực vật quí hiếm hỏi: + Thế nào là thực vật quí hiếm ? kể tên giáo viên nhận xét bổ sung. - Hs đọc thông tin mục 2a, khái niệm mục 1. - Thảo luận trong nhóm 2 ý. + Đa dạng về số lượng loài + Đa dạng về môi trường sống . - Đại diện nhóm phát biểu , nhóm khác bổ sung . - Hs nghe thông tin - Hs làm bài tập , đại diện nhóm ghi đáp án đúng trên bảng phụ. - 1, 2, 4,6, - Hs nêu nguyên nhân và hậu quả dựa vào thông tin trang 157. - Hs đọc thông tin trả lời câu hỏi . - 1-2 hs phát biểu, lớp bổ sung. * TIỂU KẾT: 2/ TÌNH HÌNH ĐA DẠNG CỦA THỰC VẬT Ở VIỆT NAM a. Việt Nam có tính đa dạng cao về thực vật Trong đó có nhiều loài có giá trị kinh tế và khoa học : thực vật có mạch: 10000 loài, rêu- tảo: 1500 loài. b. Sự suy giảm tính đa dạng của thực vật ở VIỆT NAM - Nguyên nhân: + Khái thác bừa bãi + Sự tàn phá tràn lan các khu rừng để phục vụ nhu cầu cuộc sống . - Hậu quả: nhiều loài cây bị giảm đáng kể về số lượng môi trường sống của chúng bị thu hẹp hoặc bị mất đi nhiều loài trở nên hiếm và có nguy cơ bị tiêu diệt. * Thực vật quí hiếm: là những loài thực vật có giá trị và có xu hướng ngày càng ít do khai thác quá mức : cây tam thất, cây trắc. * HOẠT ĐỘNG 3: CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ SỰ ĐA DẠNG CỦA THỰC VẬT HĐGV HĐHS - Gv đặt vấn đề: vì sao phải bảo vệ sự đa dạng của thực vật. - yêu cầu hs đọc các biện pháp bảo vệ sự đa dạng của thực vật. - Cho hs nhắc lại 5 biện pháp. - Bản thân em có thể làm gì để bảo vệ thực vật ở địa phương . - Do nhiều loài cây có giá trị kinh tế bị khai thác bừa bãi. - Hs đọc các biện pháp ghi nhớ - 1-2 hs nhắc lại 5 biện pháp - Trồng và bảo vệ cây * TIỂU KẾT: 3/ CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ SỰ ĐA DẠNG CỦA THỰC VẬT - Ngăn chặc phá rừng , bảo vệ môi trường sống của thực vật . - Hạn chế khai thác bừa bãi các loài thực vật qúi hiếm để bảo vệ số lượng cá thể của loài. - Xây dựng vườn thực vật , quốc gia , khu bảo tồn bảo vệ loài thực vật qíu hiếm. - Cấm buôn bán và xuất khẩu các loài quí hiếm . - Tuyên truyền , giáo dục nhân dân bảo vệ rừng. 5/ Kiểm tra đánh giá: - Nguyên nhân nào khiến sự đa dạng của thực vật ở VIỆT NAM bị suy giảm? - Thế nào là thực vật quí hiếm? - Là hs chúng em phải làm gì để bảo vệ thực vật? 6/ Dặn dò: - Học bài và trả lời câu 1,2,3,SGK. - Đọc em có biết. - Nêu hình dạng,kích thước và cấu tạo của vi khuẩn. - Vi khuẩn dinh dưỡng như thế nào? - Thế nào là vi khuẩn kí sinh,vi khuẩn hoại sinh.
Tài liệu đính kèm: