Giáo án lớp 6 môn học Sinh học - Tuần 28 - Thực vật góp phần điều hòa khí hậu

Giáo án lớp 6 môn học Sinh học - Tuần 28 - Thực vật góp phần điều hòa khí hậu

MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1 . Kiến Thức: HS chứng minh được vai trò của thực vật trong việc:

 + Điều hoà lượng O2 và CO2 trong không khí.

 + Làm giảm ô nhiễm môi trường.

 + Giữ đất, bảo vệ nguồn nước ngầm.

 2 . Kỹ Năng:

 - Phát triển kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình.

 - Rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm.

 - Khả năng vận dụng kiến thức cũ vào bài học mới để hình thành kiến thức mới và giải thích hiện tượng thực tế (xói mòn, hạn hán, lũ lụt)

 

doc 19 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1181Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn học Sinh học - Tuần 28 - Thực vật góp phần điều hòa khí hậu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN THAO GIẢNG
Họ và tên người dạy : Nguyễn Thị Hằng - Ngày dạy : 
Tiết chương trình : 56 Tuần : 28 Môn : Sinh học - Lớp 6 
Tên bài dạy : THỰC VẬT GÓP PHẦN ĐIỀU HÒA KHÍ HẬU
I . MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1 . Kiến Thức: HS chứng minh được vai trò của thực vật trong việc:
 + Điều hoà lượng O2 và CO2 trong không khí.
 + Làm giảm ô nhiễm môi trường.
 + Giữ đất, bảo vệ nguồn nước ngầm.
 2 . Kỹ Năng:
 - Phát triển kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình.
 - Rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm.
 - Khả năng vận dụng kiến thức cũ vào bài học mới để hình thành kiến thức mới và giải thích hiện tượng thực tế (xói mòn, hạn hán, lũ lụt)
3 . Thái độ : 
 Rèn luyện cho HS ý thức bảo vệ thực vật, trồng thêm cây xanh.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
 - Tranh phóng to sơ đồ trao đổi khí, một số tranh ảnh về các nhà máy.
 - Bảng phụ so sánh các yếu tố khí hậu ở 2 nơi : chỗ trống (A) và trong rừng (B).
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
 - GV sử dụng phương pháp: Quan sát, đặt và giải quyết vấn đề.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
1 . Ổn định tổ chức 
2 . Kiểm tra bài cũ (5 phút):
Câu hỏi: Trình bày quá trình quang hợp của cây xanh? Viết sơ đồ minh hoạ ?
3 . Mở bài (1 phút): 
GV đặt vấn đề: Ta đã biết TV nhờ quá trình quang hợp mà có thể tổng hợp nên chất hữu cơ nuôi sống các sinh vật khác. Nhưng sản phẩm của quá trình quang hợp không chỉ là các chất hữu cơ và vai trò của TV không chỉ có thế, chúng còn có ý nghĩa to lớn trong việc điều hoà khí hậu, bảo vệ môi trường. 
 3 . Giảng bài mới: à Ghi bảng : Chương IX: Vai trò của thực vật
 Tiết 56, Bài : Thực vật góp phần điều hoà khí hậu
3.1. Hoạt động 1: Nhờ đâu mà hàm lượng khí cacbônic và ôxi trong không khí được ổn định :(15 phút)
* Mục tiêu: HS nêu được nhờ qua trình quang hợp của cây xanh mà hàm lượng khí cacbônic và ôxi trong không khí được ổn định.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- Treo tranh vẽ H. 46.1 SGK : Sơ đồ trao đổi khí.
- Yêu cầu HS quan sát tranh, thảo luận nhóm nhỏ (4 HS) trả lời 2 câu hỏi :
? Việc điều hoà khí cacbônic và ôxi đã được thực hiện như thế nào ?
? Đặt giả thiết nếu không có TV thì điều gì sẽ xảy ra ?
- GV đặt câu hỏi đi đến KL:
? Nhờ đâu mà hàm lượng cacbônic và ôxi trong không khí được ổn định ?
- GV nhận xét, tóm lại :
- Đặt vấn đề : Hiện nay ở thành phố, dân số tăng nhanh, tốc độ đô thị hoá nhanh, đất chật, người đông, nhiều ngôi nhà cao chọc trời mọc lên, những con đường cao tốc liên tục được xây dựng để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân. Diện tích dành cho cây xanh dần bị thu hẹp. Vậy ở các thành phố, hàm lượng khí ôxi và khí cacbônic sẽ như thế nào ?
- GV đặt câu hỏi gợi mở để HS về nhà suy nghĩ : Theo em, chúng ta nên làm gì giúp cho bầu không khí ở thành phố trong lành hơn ?
- HS quan sát tranh, thảo luận nhóm nhỏ,trả lời 2 câu hỏi :
+ Lượng khí ôxi sinh ra trong quang hợp được sử dụng trong quá trình hô hấp của thực vật và động vật.
Ngược lại, khí cacbônic trong quá trình hô hấp và đốt cháy, được TV sử dụng trong quá trình quang hợp.
+ Nếu không có TV, chỉ có hô hấp của ĐV và các sinh vật khác thì lượng khí cacbônic tăng, lượng ôxi giảm à các sinh vật sẽ không tồn tại được.
- Cá nhân trả lời : Nhờ quá trình quang hợp của cây xanh.
* Kết luận : 
- Nhờ quá trình quang hợp của cây xanh: hút cacbônic và nhã khí ôxi à hàm lượng cacbônic và ôxi trong không khí được ổn định .
-Nếu không có TV thì các sinh vật sẽ không tồn tại được.
- HS về nhà suy nghĩ tự rút ra những việc cần làm cho bản thân và mọi người.
3.2. Hoạt động 2: Thực vật giúp đièu hoà khí hậu
* Mục tiêu: HS thấy được vai trò của thực vật với việc điều hoà khí hậu.
- GV treo bảng phụ so sánh các yếu tố khí hậu ở 2 nơi : chỗ trống (A) và trong rừng (B).
- Yêu cầu HS các nhóm thảo luận, trả lời 2 câu hỏi :
? Tại sao trong rừng (B), ánh áng yếu, râm mát, còn ở bãi trống (A) nóng, nắng nhiều, gay gắt ?
? Tại sao bãi trống thì khô, gió mạnh còn trong rừng thì ấm, gió yếu ?
- GV nhận xét bổ sung. Trên cơ sở đó à Yêu cầu HS trả lời tiếp các câu hỏi ở mục bài tập SGK tr. 147.
-Tóm lại : 
- Sự có mặt của thực vật đã ảnh hưởng đến khí hậu ở 2 nơi khác nhau trong cùng 1 vùng địa lí.
- Thực vật có vai trò quan trọng trong việc điều hoà khí hậu.
- Các nhóm trao đổi, thảo luận, trả lời 2 câu hỏi : 
+ Trong rừng tán lá rậm à ánh áng khó lọt xuống dưới à râm mát ; còn bãi trống không có đặc điểm này.
+ Trong rừng, cây thoát hơi nước và cản gió à rừng ẩm, gió yếu ; còn bãi trống thì ngược lại.
- Thảo luận trả lời câu hỏi ở mục bài tập :
+ Lượng mưa ở ngoài chỗ trống (A) cao hơn trong rừng (B).
+ Chính sự có mặt của thực vật đã ảnh hưởng đến khí hậu khác nhau giữa 2 nơi.
* Kết luận: Thực vật góp phần điều hoà khí hậu.
3.3. Hoạt động 3: Thực vật làm giảm ô nhiễm môi trường:
* Mục tiêu: HS biết được : + Tại sao môi trường ô nhiễm ?
+ Cây xanh làm giảm ô nhiễm môi trường như thế nào ?
- GV yêu cầu HS lấy ví dụ về hiện tượng ô nhiễm môi trường .
? Môi trường bị ô nhiễm là do những nguyên nhân nào ?
- GV đưa ra những hình ảnh về các nhà máy được xây dựng trước đây và bây giờ(phải thể hiện sự khác biệt về tỉ lệ diện tích cây xanh trong nhà máy) à yêu cầu nhận xét về sự khác biệt về cảnh quan xung quanh nhà máy.
- Đặt vấn đề : Tại sao phải trồng nhiều cây xanh trong khu vực nhà máy ? (GV gợi ý : trong quá trình sản xuất ở các nhà máy luôn thải ra môi trường khói bụi và khí độc nhiều hơn nơi khác).
- GV giới thiệu thêm : Một số loại cây như bạch đàn, thông có thể tiết ra các chất có tác dụng tiêu diệt một số vi khuẩn gây bệnh à làm cho môi trường trong sạch hơn.
? Ngoài những lợi ích trên, thực vật còn có lợi ích gì với môi trường nữa không?
? Vào những ngày nắng nóng, khi đi trên những con đường rợp bóng cây xanh và những con đường trơ trụi không có một bóng cây. Em cảm thấy có khác nhau khôg? khác như thế nào? tại sao?
- HS lấy ví dụ :
- Cá nhân trả lời : Do hoạt động sống của con người.
- HS quan sát nhận xét : Ngày nay, khi xây dựng các nhà máy công nghiệp người ta thường chú ý đến cảnh quan xung quanh và thường có những diện tích nhất định trong khuôn viên nhà máy dành cho cây xanh.
- Cá nhân : Trồng nhiều cây xanh vì : 
+ Lá cây ngăn bụi và khí độc à không khí trong sạch.
+ Một số chất tiết chất diệt vi khuẩn.
- Cá nhân :Tán Lá cây à giảm nhiệt độ môi trường khi trời nắng.
* Kết luận : Lá cây ngăn bụi, cản gió, một số cây tiết chất diệt khuẩn à góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường.
V. CỦNG CỐ :
Yêu cầu HS trả lời câu hỏi 3, 4 . SGK trang 148.
Yêu cầu HS đọc mục “ Em có biết”
VI. DẶN DÒ : 
Học bài, trả lời các câu hỏi SGK trang 148.
Sưu tầm 1 số tranh ảnh về hiện tượng lũ lụt, hạn hán.
 BÀI SOẠN TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG (Sinh học Lớp 6)
Chương IX : VAI TRÒ CỦA THỰC VẬT
Bài 46: THỰC VẬT GÓP PHẦN ĐIỀU HOÀ KHÍ HẬU
I . MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1 . Kiến Thức:
 - HS chứng minh được vai trò của thực vật trong việc:
 + Điều hoà lượng O2 và CO2 trong không khí.
 + Làm giảm ô nhiễm môi trường.
 2 . Kỹ Năng:
 - Phát triển kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình.
 - Rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm.
 - Khả năng vận dụng kiến thức cũ vào bài học mới để hình thành kiến thức mới và giải thích hiện tượng thực tế (xói mòn, hạn hán, lũ lụt)
3 . Thái độ : 
 Rèn luyện cho HS ý thức bảo vệ thực vật, trồng thêm cây xanh.
II. Trọng tâm : Thực vật điều hoà khí hậu.
III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
 - Tranh phóng to sơ đồ trao đổi khí, một số tranh ảnh về các nhà máy.
 - Bảng phụ so sánh các yếu tố khí hậu ở 2 nơi : chỗ trống (A) và trong rừng (B).
IV. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
 - GV sử dụng phương pháp: Quan sát, đặt và giải quyết vấn đề.
V. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
1 . Ổn định tổ chức 
2 . Kiểm tra bài cũ (5 phút):
Câu hỏi: Trình bày quá trình quang hợp của cây xanh? Viết sơ đồ minh hoạ ?
3 . Mở bài (1 phút): 
GV đặt vấn đề: Ta đã biết TV nhờ quá trình quang hợp mà có thể tổng hợp nên chất hữu cơ nuôi sống các sinh vật khác. Nhưng sản phẩm của quá trình quang hợp không chỉ là các chất hữu cơ và vai trò của TV không chỉ có thế, chúng còn có ý nghĩa to lớn trong việc điều hoà khí hậu, bảo vệ môi trường. 
 3 . Giảng bài mới: à Ghi bảng : Chương IX: Vai trò của thực vật
 Tiết 56, Bài : Thực vật góp phần điều hoà khí hậu
3.1. Hoạt động 1: Nhờ đâu mà hàm lượng khí cacbônic và ôxi trong không khí được ổn định :(15 phút)
* Mục tiêu: HS nêu được nhờ qua trình quang hợp của cây xanh mà hàm lượng khí cacbônic và ôxi trong không khí được ổn định.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- Treo tranh vẽ H. 46.1 SGK : Sơ đồ trao đổi khí.
- Yêu cầu HS quan sát tranh, thảo luận nhóm nhỏ (4 HS) trả lời 2 câu hỏi :
? Việc điều hoà khí cacbônic và ôxi đã được thực hiện như thế nào ?
? Đặt giả thiết nếu không có TV thì điều gì sẽ xảy ra ?
- GV đặt câu hỏi đi đến KL:
? Nhờ đâu mà hàm lượng cacbônic và ôxi trong không khí được ổn định ?
- GV nhận xét, tóm lại :
- Đặt vấn đề : Hiện nay ở thành phố, dân số tăng nhanh, tốc độ đô thị hoá nhanh, đất chật, người đông, nhiều ngôi nhà cao chọc trời mọc lên, những con đường cao tốc liên tục được xây dựng để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân. Diện tích dành cho cây xanh dần bị thu hẹp. Vậy ở các thành phố, hàm lượng khí ôxi và khí cacbônic sẽ như thế nào ?
- GV đặt câu hỏi gợi mở để HS về nhà suy nghĩ : Theo em, chúng ta nên làm gì giúp cho bầu không khí ở thành phố trong lành hơn ?
- HS quan sát tranh, thảo luận nhóm nhỏ,trả lời 2 câu hỏi :
+ Lượng khí ôxi sinh ra trong quang hợp được sử dụng trong quá trình hô hấp của thực vật và động vật.
Ngược lại, khí cacbônic trong quá trình hô hấp và đốt cháy, được TV sử dụng trong quá trình quang hợp.
+ Nếu không có TV, chỉ có hô hấp của ĐV và các sinh vật khác thì lượng khí cacbônic tăng, lượng ôxi giảm à các sinh vật sẽ không tồn tại được.
- Cá nhân trả lời : Nhờ quá trình quang hợp của cây xanh.
* Kết luận : 
- Nhờ quá trình quang hợp của cây xanh: hút cacbônic và nhã khí ôxi à hàm lượng cacbônic và ôxi trong không khí được ổn định .
-Nếu không có TV thì các sinh vật sẽ không tồn tại được.
- HS về nhà suy nghĩ tự rút ra những việc cần làm cho bản thân và mọi người.
3.2. Hoạt động 2: Thực vật giúp đièu hoà khí hậu
* Mục tiêu: HS thấy được vai trò của thực vật với việc điều hoà khí hậu.
- GV treo bảng phụ so sánh các yếu tố khí hậu ở 2 nơi : chỗ trống (A) và trong rừng (B).
- Yêu cầu HS các nhóm thảo luận, trả lời 2 câu hỏi :
? Tại sao trong rừng (B), ánh áng yếu, râm mát, còn ở bãi trống (A) nóng, nắng nhiều, gay gắt ?
? Tại sao bãi trống thì khô, gió mạnh còn trong rừng thì ấm, gió yếu ?
- GV nhận xét bổ sung. Trên cơ sở đó à Yêu cầu HS tr ... o biết :
+ Trùng roi sinh sản theo hình thức nào?
+ Thủy tức sinh sản theo hình thức nào?
- Hỏi : Sinh sản vô tính là gì? Có những hình thức nào?
- GV : Sinh sản vô tính thường xảy ra ở ĐVKXS có cấu tạo đơn giản (ĐV đơn bào, ruột khoang, giun giẹp,)
? Hãy cho biết, trong ĐVKXS những động vật nào có hình thức sinh sản vô tính bằng cách phân đôi hoặc mọc chồi ?
+ Phân đôi : trùng roi, trùng giày, amip, biến hình,
+ Mọc chồi : thủy tức, san hô
- GV: Ngoài ra,Thủy tức còn có khả năng tái sinh từ 1 phần của cơ thể ban đầu.
HĐ2: Tìm hiểu về sinh sản hữu tính (10 phút)
- GV đặt vấn đề: sinh sản hữu tính là gì, có ưu thế hơn so với sinh sản vô tính như thế nào:
- Treo hình : thụ tinh ở rắn và tinh trùng người (chú thích) à cho biết:
+ Sinh sản hữu tính là gì?
+ So sánh sinh sản vô tính với sinh sản hữu tính à Hình thức sinh sản nào có ưu thế hơn ? vì sao?
- TL: Sinh sản hữu tính có ưu thế hơn vô tính:
vì con non kết hợp được đặc điểm của 2 cơ thể bố và mẹ, nên có sức sống cao hơn hẳn cơ thể bố mẹ)
- GV phân tích : 1 số ĐVKXS có cơ quan sinh dục đực và cái trên 1 cơ thể được gọi là cá thể lưỡng tính . nếu trên 2 cá thể khác nhau gọi là cá thể phân tính.
- ? Cho biết giun đất và giun đũa cá thể nào là lưỡng tính, phân tính và có hình thức thụ tinh ngoài hoặc thụ tinh trong?
- ? Sinh sản hữu tính có thể xảy ra trên những cá thể nào?
- Lấy VD: Kể tên những ĐVKXS và ĐVCXS có hình thức sinh sản hữu tính mà em biết?
+ ĐVKXS: Thủy tức, giun đất, 
+ ĐVCXS: Châu chấu, cá, gà, chó, mèo,..
- GV đặt vấn đề: Sự tiến hóa các hình thức sinh sản hữu tính thể hiện ở những đặc điểm nào:
HĐ3: Sự tiến hóa các hình thức sinh sản hữu tính (20 phút):
- GV đặt câu hỏi : Sự hoàn chỉnh các hình thức sinh sản hữu tính thể thiện ở những đặc điểm nào?
- HS trả lời dựa vào TT SGK:
- GV treo hình phát triển biến thái ở sâu bọ và phát triển trực tiếp ở người:
- GV: yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học tìm câu lựa chọn hoàn thành bảng :
- HS: Thảo luận nhóm để hoàn thành bảng: 
" Gv đưa bảng chuẩn lại kiến thức HS theo dõi:
à HS: vô tính và hữu tính
I. Sinh sản vô tính:
- HS quan sát và xác định:
+ Trùng roi : phân đôi
+ Thủy tức : mọc chồi
* Kết luận:
- Là hình thức sinh sản không có sự kết hợp tế bào sinh dục đực và cái
- Hình thức sinh sản:Phân đôi cơ thể, mọc chồi
VD: trùng roi, trùng giày,Thủy tức, san hô
II. Sinh sản hữu tính
- Là hình thức sinh sản có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái tạo thành hợp tử.
- Thụ tinh ngoài hoặc thụ tinh trong
- Sinh sản hữu tính trên cá thể lưỡng tính hoặc phân tính.
- VD: Thủy tức, giun đất, cá, gà, thỏ
III. Sự tiến hoá các hình thức sinh sản hữu tính
" Đại diên nhóm báo cáo kết quả " nhóm khác nhận xét, bổ sung :
Bảng: Sự sinh sản hữu tính và tập tính chăm sóc con ở động vật
Tên loài
Thụ tinh
Sinh sản
Phát triển phôi
Tập tính bảo vệ trứng
Tập tính nuôi con
Trai sông
Ngoài
Đẻ trứng
 Biến thái
Không đào hang, làm tổ
Ấu trùng tự kiếm mồi
Châu chấu
Trong 
Đẻ trứng
 Biến thái
Trứng trong hốc đất
Con non tự kiếm ăn
Cá chép
Ngoài
Đẻ trứng
Trựctiếp (không nhau thai)
Không làm tổ
Con non tự kiếm mồi
ếch đồng
Ngoài
Đẻ trứng
Biến thái
Không đào hang, làm tổ
Ấu trùng tự kiếm mồi
Thằn lằn đuôi dài
Trong
Đẻ trứng
Trựctiếp (không nhau thai)
Không Đào hang
Con non tự kiếm mồi
Chim bồ câu
Trong
Đẻ trứng
Trựctiếp (không nhau thai)
Làm tổ, ấp trứng
Bằng sữa diều, mớm mồi
Thỏ
Trong
Đẻ con
Trực tiếp (có nhau thai)
Lót ổ, đào hang
Bằng sữa mẹ
- GV Yêu cầu HS đọc bảng theo cột dọc và cho biết:
? Chiều hướng tiến hóa trong sinh sản hữu tính của ĐV về (thụ tinh, sinh sản, phát triển phôi, tập tính bảo vệ trứng và nuôi con)?
 - GV giải thích : 
+ Lợi ích của thụ tinh trong, đẻ con, phôi phát triển trực tiếp không hoặc có nhau thai, các hình thức bảo vệ trứng và nuôi con như thế nào? 
à Đảm bảo:
+ Số lượng trứng được thụ tinh nhiều hơn, 
+ Con được phát triển trực tiếp trong bụng mẹ nên an toàn hơn
+ Tỉ lệ con non sống cao hơn
+ Con non được nuôi dưỡng tốt hơn trong bụng mẹ
+ Con được nuôi dưỡng,chăm sóc tốt, đảm bảo mọi hoạt động học tậpà thích nghi cao với cuộc sống.
-? Ý nghĩa sự tiến hóa các hình thức sinh sản hữu tính ?
- GV lấy VD: ở mục “em có biết”
- Liên hệ : chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ ĐV trong mùa sinh sản?
* Kết luận: 
- Từ thụ tinh ngoài à thụ tinh trong
- Đẻ nhiều trứng à đẻ ít trứng à đẻ con
- Phôi phát triển có biến thái à Phát triển trực tiếp không nhau thai à phát triển trực tiếp có nhau thai.
- Con non không được nuôi dưỡngà được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ à được học tập thích nghi với cuộc sống.
- Ý nghĩa : sự tiến hóa các hình thức sinh sản hữu tính đảm bảo cho ĐV đạt hiệu quả sinh học cao như: nâng cao tỉ lệ thụ tinh, tỉ lệ sống sót cao, thúc đẩy sự tăng trưởng nhanh ở ĐV non.
à Biện pháp : + cấm săn bắn ĐV trong mùa sinh sản (đặc biệt là cá thể cái và con non)
+ Tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường sống và ĐV trong mùa sinh sản.
IV.Củng cố:
- Hãy kể các hình thức sinh sản ở ĐV và phân biệt các hình thức sinh sản đó?
- Nêu sự tiến hóa các hình thức sinh sản ở ĐV, cho VD.
V.Dặn dò
- Đọc mục “Em có biết”
- Ôn đặc điểm chung của các ngành ĐV đã học.
HS làm bài tập: Chọn câu trả lời đúng nhất:
 Bài 1:Trong các nhóm ĐV sau, nhóm nào sinh sản vô tính?
a.Giun đất, sứa, san hô
b.Trùng roi, trùng giày, trùng biến hình
c.Thuỷ tức, trai, châu chấu
Bài 2:Nhóm ĐV nào thụ tinh trong?
a.Cá, ếch, cá voi
b.Trai sông, thằn lằn, gà
c.Chim, thỏ, vịt
THẢO LUẬN NHÓM à HOÀN THÀNH BẢNG SAU:
Bảng: Sự sinh sản hữu tính và tập tính chăm sóc con ở động vật:
Tên loài
Thụ tinh
Sinh sản
Phát triển phôi
Tập tính bảo vệ trứng
Tập tính nuôi con
Trai sông
Châu chấu
Cá chép
Ếch đồng
Thằn lằn đuôi dài
Chim bồ câu
Thỏ
Những câu lựa chọn
-Thụ tinh ngoài
-Thụ tinh trong
-Đẻ con
-Đẻ trứng
-Biến thái
-Trực tiếp (không nhau thai)
-Trực tiếp (có nhau thai)
-Đào hang, lót ổ
-Làm tổ, ấp trứng
-Không đào hang, không làm tổ
-Bằng sữa diều, mớm mồi
-Bằng sữa mẹ
-Con non (ấu trùng hay nòng nọc) tự đi kiếm mồi
 GIÁO ÁN THAO GIẢNG
Họ và tên người dạy: Nguyễn Thị Hằng Ngày dạy: 29 /10 /2010
 Tiết chương trình: 17 Tuần 10 Môn: Sinh Học Lớp 9G
Tên bài dạy: MỐI QUAN HỆ QUAN HỆ GIỮA GEN VÀ ARN
I . MỤC TIÊU:
1 . Kiến Thức:
 - Mô tả được cấu tạo của ARN(cấu trúc bậc 1).
 - Phân biệt được cấu tạo của ARN và ADN
 - Nêu được các loại ARN và chức năng của chúng.
 - Trình bày được sự tạo thành ARN dựa trên mạch khuôn của gen và diễn ra theo NTBS
 2 . Kỹ Năng:
 - Phát triển kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình.
 - Rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm.
 II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
 - Mô hình : H. 17.1 và H.17.2 SGK
 - Bảng phụ : Bảng 17.sgk
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
 - GV sử dụng phương pháp: Quan sát, giảng giải, đặt vấn đề.
 IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
 1 . Kiểm tra bài cũ(7 phút):
Câu hỏi: Trình bày quá trình tổng hợp ADN? ADN được tổng hợp theo những nguyên tắc nào?
 2 . Mở bài(1 phút): 
GV đặt vấn đề: ARN cũng giống như ADN đều thuộc axit nucleic. Bản chất của gen là ADN. Vậy giữa gen và ARN giống nhau và khác nhau về cấu trúc như thế nào, mối quan hệ giữa chúng ra sao?
 3 . Bài mới:
3.1. HOẠT ĐỘNG 1: ARN :(15 phút)
* Mục tiêu: Học sinh mô tả được cấu tạo ARN, nêu được các loại ARN và chức năng của chúng. Phân biệt cấu tạo ARN và ADN.
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
 HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK 
? Nêu các loại ARN và chức năng của chúng?
- GV nhận xét và ghi kết luận 1:
- GV giới thiệu mô hình ARN (H.17. SGK).
- Yêu cầu HS thảo luận hoàn thành bảng 17
- Yêu cầu dại diện nhóm lên bảng hoàn thành.
- GV nhận xét và bổ sung thêm về : khối lượng, kích thước, thành phần ,điểm giống nhau.
* GV lưu ý: chỉ xét về cấu tạo (ngoài ra còn nhiều điểm giống và khác nhau)
- Rút ra kết luận2:
- HS nghiên cứu thông tin SGK :
- Trả lời: * Kết luận:
1. Chức năng: có 3 loại ARN
+ ARN thông tin(m ARN): Truyền đạt thông tin quy định cấu trúc của protein.
+ ARN vận chuyển(t ARN): vận chuyển axit amin tới nơi tổng hợp protein.
+ ARN ribôxôm(r ARN): là thành phần cấu tạo nên ribôxôm- nơi tổng hợp prôtêin.
- Thảo luận nhóm hoàn thành bảng 17.
Nội dung bảng 17:
Đặc điểm
ARN
ADN
Số mạch đơn
1
2
Các loại đơn phân
A,U,G,X
A,T,G,X
* Kết luận:
2. Cấu tạo:
+ ARN được cấu tạo từ các nguyên tố C,H,O,N,P.
+ ARN thuộc loại đại phân tử, cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, mà đơn phân là 4 loại nuclêôtit : A,U,G,X – liên kết tạo thành 1 chuỗi xoắn đơn.
3.2. HOẠT ĐỘNG 2: ARN ĐƯỢC TỔNG HỢP THEO NGUYÊN TẮC NÀO?
 (20 phút)
* Mục tiêu: Trình bày được quá trình tổng hợp ARN và nguyên tắc tổng hợp ARN.
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
 HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin trả lời câu hỏi: ARN được tổng hợp ở đâu trong chu kì tế bào? 
- GV mô tả quá trình tổng hợp ARN dựa vào mô hình H.17.2. SGK.
- GV yêu cầu HS quan sát hình và thảo luận trả lời 3 câu hỏi SGK.
+ ARN được tổng hợp dựa vào 1 mạch hay 2 mạch đơn của gen?
+ Các loại Nu nào liên kết với nhau tạo thành mạch ARN?
+ Nhận xét trình tự các đơn phân trên ARN so với mỗi mạch đơn của gen? 
- GV nhận xét và rút ra kết luận:
- Lưu ý: Phân tử ARN được tổng hợp dựa trên khuôn mẫu là gen mang thông tin quy định cấu trúc của 1 loại pro nên được gọi là mARN. Còn tARN và rARN cũng được tổng hợp tương tự.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Qúa trình tổng hợp ARN theo nguyên tắc nào?
+ Nêu mối quan hệ giữa gen và ARN?
- HS nghiên cứu thông tin à nêu được: 
+ ARN được tổng hợp trong nhân tế bào, tại kì trung gian lúc NST đang ở trạng thái duỗi xoắn.
+ ARN được tổng hợp từ ADN.
- HS thảo luận à đáp án:
+ ARN được tổng hợp dựa vào 1 mạch đơn của gen (mạch khuôn).
+ Các Nu liên kết theo NTBS: A-U, T-A, 
G-X, X-G
+ ARN có trình tự tương ứng với mạch khuôn theo NTBS(hay tương ứng mạch bổ sung chỉ khác T được thay bằng U)
* Kết luận:
- Qúa trình tổng hợp ARN:
+ Gen tháo xoắn, tách dần thành 2 mạch đơn.
+ Các nu ở mạch khuôn liên kết với các nu tự do theo NTBS: A-U, T-A, G-X, X-G.
+ Khi tổng hợp xong, ARN tách khỏi gen đi ra chất tế bào.
- Nguyên tắc tổng hợp: ARN được tổng hợp dựa trên khuôn mẫu là một mạch đơn của gen và diễn ra theo NTBS.
- Mối quan hệ giữa gen – ARN: Trình tự các nu trên mạch khuôn của gen quy định trình tự các nu trên mạch ARN.
IV. CỦNG CỐ - ĐÁNH GIÁ : (5 phút)
GV củng cố theo nội dung SGK
Làm bài tập số 3 & 4 . SGK.
V. DẶN DÒ: (2 phút)
- Học bài theo nội dung SGK
- Làm các bài tập còn lại vào vở bài tập.
- Đọc mục ‘em có biết’ và soạn bài 18.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA THI GVG SINH 6.doc