Giáo án lớp 6 môn học Sinh học - Tuần 23 - Tiết 45 - Bài 37: Tảo

Giáo án lớp 6 môn học Sinh học - Tuần 23 - Tiết 45 - Bài 37: Tảo

. Mục tiêu bài học:

 - Nêu rõ về môi trường sống và cấu tạo của tảo thể hiện tảo là thực vật bậc thấp.

 - Phân biệt được 1 tảo có dạng giống cây ( rong mơ) với 1 cây xanh thật sự.

 - Tập nhận biết 1 số tảo thường gặp qua quan sát hình vẽ.

 - Nói rõ được những lợi ích của tảo.

 - Biết quan sát nhận biết.

 - Có ý thức bảo vệ thực vật.

 

doc 3 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1061Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn học Sinh học - Tuần 23 - Tiết 45 - Bài 37: Tảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23
 Tiết 45 Chương VIII CÁC NHÓM THỰC VẬT
	 Bài 37: TẢO
I. Mục tiêu bài học:
 - Nêu rõ về môi trường sống và cấu tạo của tảo thể hiện tảo là thực vật bậc thấp.
 - Phân biệt được 1 tảo có dạng giống cây ( rong mơ) với 1 cây xanh thật sự.
 - Tập nhận biết 1 số tảo thường gặp qua quan sát hình vẽ.
 - Nói rõ được những lợi ích của tảo.
 - Biết quan sát nhận biết.
 - Có ý thức bảo vệ thực vật.
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Mẫu tảo xoắn nằm trong cốc thủy tinh.
 - Tranh tảo xoắùn, rong mơ.
 - Tranh 1 số tảo khác.
II. Bài mới:
 1. Ổ n định
 2. Kiểm tra bài cũ: 3 phút
 - Các cây sống trong môi trường nước thường có những đặc điểm hình thái như thế nào?
 - Nêu 1 số ví dụ về sự thích nghi các cây ở cạn với môi trường?
 3. Mở bài; 1 phút
 Trên mặt ao , hồ có váng màu lục hoặc vàng , váng đó là tảo tạo nên . Tảo gồm những cơ
 thể lớn hơn sống ở nước ngọt và nước mặn. Tảo cấu tạo như thế nào ta tìm hiểu bài mới.
 4. Bài mới; 
* HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU CẤU TẠO CỦA TẢO
A/ Quan sát tảo xoắn ( tảo nước ngọt)
Mục tiêu:Thấy được tảo xoắn có cấu tạo đơn giản là 1 sợi gồm nhiều tế bào:
HĐGV
HĐHS
- Gv giới thiệu nơi sống của tảo.
- Nếu có mẫu cho mỗi nhóm sờ tay nhận dạng tảo xoắn.
- Cho hs quan sát tranh 37.1 trả lời câu hỏi.
- Mỗi sợi tảo xoắn có cấu tạo như thế nào?
- Vì sao tảo có màu lục?
* Gv giảng giải:
- Tên gọi của tảo xoắn do chấtnguyên sinh có dãy xoắn chứa diệp lục.
- cách sinh sản tảo xoắn như thế nào?
- Gv nhận xét , kết luận
b. Quan sát rong mơ: ( tảo nước mặn)
- Gv giới thiệu môi trường sống của rong mơ.
- Gv yêu cầu cả lớp quan sát tranh37.2 sgk hỏi:
+ Rong mơ có cấu tạo như thế nào?
+ So sánh hình dạng của rong mơ với cây đậu?
+ Không có rễ tại sao cây đứng được?
- Rong mơ khác 1 cây: chưa có rễ thân, lá.
- Vì sao rong mơ có màu nâu?
- Rong mơ có bộ phận giống quả là gì?
- Rong mơ có cấu tạo như thế nào?
- Giữa rong mơ và tảo xoắn giống và khác nhau như thế nào?
- Rút ra nhận xét : thực vật bậc thấp có đặc điểm gì?
- Gv kết luận.
- Hs nắm nơi sống của tảo.
- Các nhóm nhận dạng tảo xoắn bằng mắt và bằng tay ngoài thiên nhiên.
- Hs quan sát tranh.
- Thảo luậïn trả lời
+ Gồm nhiều tế bào hình chữ nhật.
+ Nhờ thể màu chứa diệp lục
- Sinh sản sinh dưỡng và tiếp hợp.
- Hs nắm được môi trường sống của rong mơ.
- Hs quan sát hình 37.2
-+ Có màu nâu.
+ Giống : thân ,lá, quả nhưng không phải là thật.
+ Bám vào đáy nhừ giá bám ở gốc.
- Ngoài diệp lục có chất phụ màu nâu.
- Là phao nổi bên trong chứa khí giúp rong mơ đứng thẳng trong nước.
- Sinh sản sinh dưỡng và hữu tính 9 tinh trùng = noãn cầu)
- Giống nhau: cơ thể đa bào, cấu tạo đơn giản, chưa có rễ , thân, lá , có thể màu trong cấu tạo tế bào.
- Khác nhau: hình dạng và màu sắc
- Tảo là thực vật bậc thấp có cấu tạo đơn giản, có diệp lục, chưa có rễ , thân, lá.
* TIỂU KẾT: CẤU TẠO CỦA TẢO
 Tảo là những thực vật bậc thấp mà cơ thể gồm 1 hoặc nhiều tế bào, cấu tạo đơn giản, có màu khác nhau và luôn có chất diệp lục, chưa có rễ, thân , lá, hầu hết sống ở nước.
HOẠT ĐỘNG 2: LÀM QUEN 1 VÀI TẢO THƯỜNG GẶP
HĐGV
HĐHS
- Sử dụng tranh, gv giới thiệu 1 số tảo khác ( đơn bào, đa bào)
- Cho hs đọc thông tin sgk rút ra nhận xét về hình dạng của tảo? Qua phần a, b ở trên nhận xét gì về tảo nói chung.
- Hs quan sát tảo đơn bào và tảo đa bào.
- Hs nhận xét về tảo: hình dạng, cấu tạo , màu sắc.
- Nêu: tảo là thực vật bậc thấp có 1 hay nhiều tế bào.
* TIỂU KẾT: MỘT VÀI LOẠI TẢO THƯỜNG GẶP
 - Tảo đơn bào: tảo tiểu cầu, tảo silic
 - Tảo đa bào: tảo vòng . rau diếp biển, rau câu, tảo sừng hươu.
 Dù đơn bào hay đa bào chúng vẫn chưa có rễ , thân , lá thật sự ;à thực vật bậc thấp.
* HOẠT ĐỘNG 3: TÌM HIỂU VAI TRÒ CỦA TẢO
- Mục tiêu: nắm được vai trò chung của tảo trong nước.
HĐGV
HĐHS
- Cho hs đọc tông tin sgk hỏi: 
- Vì sao trong nước thiếu ô xi cá vẫn sồng được?
- Những độïng vật nhỏ trong nước thường ăn gì?
- Eûm ăn rau câu chưa, thức ăn chếù biến thừ đâu ?
- Ở biển dùng nguyên liệu gì làm phân bón? 
- Khi nào tảo gây hại?
- Gv yêu cầu từng cá nhân trả lời, gv nhận xét , kết luận.
- Hs đọc thông tin nắm kiến thức.
- Vì khi quang hợp tảo thải ô xi cho cá hô hấp.
- Aên tảo.
- Rau câu
- Rong mơ
- Hiện tượng nước nở hoa làm cá ngạt: tảo xoắn, tảo vòng quấn quanh gốc lúa làm lúa khó đẻ nhánh.
* TIỂU KẾT: VAI TRÒ CỦA TẢO
- Cung cấp ô xi và thức ăn cho các động vật ở nước.
- Làm thức ăn cho người : rau câu
- Làm thức ăn cho động vật.
- Làm thuốc
-Làm nguyên liệu cho công nghiệp: giấy, hồ dán.
- 1 số tảo gây hại: tảo xoắn, tảo vòng.
5/ Kiểm tra đánh giá: 
Hãy khoanh tròn câu đúng
1/ Cơ thể của tảo xoắn có cấu tạo:
 a. Đều là đơn bào	b. Đều là đa bào	( c.) Có dạng đơn bào và đa bào	2/ 2/ Tảo là thực vật bậc thấp vì: 
 a. Cơ thể có cấu tạo đơn bào	b. Sống ở nước	(c.) Chưa có rễ, thân, lá
3/ Môi trường sống của rong mơ là:
 (a). Nước mặn	b. Nước ngọt	c. Trên cạn	d. Cả a, b, c, đúng
4/ Tảo xoắn sinh sản sinh dưỡng bằng:
( a). Đứt đoạn	b. Rễ	c. Thân	d. Lá
6/ Dặn dò: 
 - Học bài trả lời câu hỏi sgk
 - Đọc em có biết
 - Chuẩn bị: rêu, lúp cầm tay.
 - Cấu tạo của rêu đơn giản như thế nào ?
 - So sánh đặc điểm cấu tạo rêu với tảo ?

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 45.doc