- Nêu được ví dụ phân biệt vật sống và vật không sống .
- Nêu được đặc điểm chủ yếu của cơ thể sống .
- Biết cách thiết lập bảng so sánh đặc điểm của các đối tượng để sắp xếp chúng và rút ra kết luận nhận xét
II. Phương pháp: Quan sát ,hỏi đáp, thảo luận nhóm.
III. Phương tiện dạy học:
GV: Tranh 1 số loài động vật ăn cỏ.
Tranh vẽ H. 46.1
IV. Tiến trình bài giảng:
1. Bài cũ: Không kiểm tra (đầu năm)
Tuần 1: Ngày dạy Tiêt 1: MỞ ĐẦU SINH HỌC Bài 1: ĐẶC ĐIỂM CỦA CƠ THỂ SỐNG I. Mục tiêu: - Nêu được ví dụ phân biệt vật sống và vật không sống . - Nêu được đặc điểm chủ yếu của cơ thể sống . - Biết cách thiết lập bảng so sánh đặc điểm của các đối tượng để sắp xếp chúng và rút ra kết luận nhận xét II. Phương pháp: Quan sát ,hỏi đáp, thảo luận nhóm. III. Phương tiện dạy học: GV: Tranh 1 số loài động vật ăn cỏ. Tranh vẽ H. 46.1 IV. Tiến trình bài giảng: 1. Bài cũ: Không kiểm tra (đầu năm) 2. Bài mới: (33’) Giới thiệu : (SGK) Hoạt động 1: Nhận dạng vật sống và vật không sống: Giáo viên Học sinh - GV cho HS kể tên một số cây con, đồ vật xung quanh rồi chọn một cây, con, đồ vật đại dịên để quan sát. - GV cho HS trao đổi thảo luận nhóm: H. Con gà cây đậu cần điều kiện gì để sống H. Cái bàn cần những điều kiện giống như con gà cây đậu không để tồn tại không? H. Sau một thời gian chăm sóc đối tượng nào tăng kích thước? - GV nhận xét - GV cho HS tìm thêm một số ví dụ về vật sống và vật không sống. - GV nhận xét rút ra kết luận. - Học sinh tìm quan sát những sinh vật xung quanh và kể. - Chọn đại diện: con gà, cây đậu, cái bàn. - Các nhóm thảo luận. - Đại diện nhóm trình bày . - Nhóm khác nhận xét bổ sung Yêu cầu: Thấy được con gà cây đậu được chăm sóc lớn lên còn cái bàn không thay đổi - Đại diện lớp tìm ra ví dụ. - HS khác bổ sung thêm. * Tiểu kết : - Vật sống lấy thức ăn nước uống, lớn lên, sinh sản. - Vật không sống: Không lấy thức ăn, không lớn lên. Hoạt động 2: Đặc điểm của cơ thể sống : (22’) . Mục tiêu: Thấy được đăcđiểm của cơ thể sống là trao đổi chất để lớn lên. .Tiến hành: Giáo viên Học sinh - GV cho HS quan sát bảng trang 6 SGK GV giới thiệu 2 cột tiêu đề ở ô 6, 7 - GV kẻ bảng SGK vào bảng phụ cho HS hoạt động đọc lập. - GV sửa bài bằng cách cho học sinh hoàn thành ( từng cột ) H. Qua bảng so sánh hãy cho biết đặc điểm của cơ thể sống ? - GV nhận xét . - HS quan sát SGK lập bảng vào vở bài tập chú ý cột 6 và 7. - HS hoàn thành bảng. - Đại diện. lớp lên ghi kết quả của mình vào bảng phụ của GV. - HS nhận xét và ghi tiếp các ví dụ vào bảng. * Tiểu kết: Đặc điểm của cơ thể sống là: - Trao đổi chất với môi trường (lấy các chất cần thiết loại bỏ các chất không cần thiết) thì mới tồn tại. - Lớn lên và sinh sản. Hoạt động 3 : Nhiệm vụ của sinh học: (10’) GV HS - GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK H. Nhiệm vụ của sinh học là gì? - GV gọi 1 - 3 HS trình bày GV cho HS đọc nội dung: Nhiệm vụ của thực vật học. - GV nhận xét. - HS đọc thông tin SGK 1- 3 lần tóm tắt nội dung chính để trả lời. - Đại diện 1-3 HS trả lời. - HS khác nhận xét. *Tiểu kết: Nhiệm vụ của sinh học cũng như thực vật học nghiên cứu hình thái cấu tạo đời sống, cũng như sự đa dạng của sinh vật nói chung và thực vật nói riêng để sử dụng hợp lý phát triển và bảo vệ chúng phục vụ đời sống con người. * Kết luận chung: Cho HS đọc phần kết luận SGK trang 6. 3. Củng cố: (3’) H. Giữa vật sống và vật không sống có đặc gì khác nhau? H. Cơ sống có những đặc điểm gì? H. Nhiệm vụ của sinh vật là gì? 4. Kiểm tra đánh giá: (5’) Trong các dấu hiệu nào sau đây theo em dấu hiệu nào là chung cho mọi cơ thể sống: (đánh dấu X vào đầu câu cho ý trả lời đúng) a. Lớn lên. b. Lấy các chất cần thiết c. Sinh sản. d. Loại bỏ các chất thải. e. Di chuyển. Từ đó biết đặc điểm của cơ thể sống là gì? 5. Dặn dò - Chuẩn bị:(2’) - Học bài. - Xem trước bài nhiệm vụ sinh học. - Kẻ bảng mục1 trang 7. ◄◄◄ §§§ ►►► Tuần 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ GIỚI THỰC VẬT Tiết 2: Bài 3: ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA THỰC VẬT I. Mục tiêu: 1. Nêu được đặc điểm chung của thực vật. 2. Tìm ra sự đa dạng phong phú của thật vật. 3. Thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu thực vật bằng hành động bảo vệ thực vật. II. Phương tiện dạy học: GV :Tranh ảnh :Khu rừng, vườn cây, sa mạc,hồ nước HS :Sưu tầm tranh ảnh các loài thực vật sống trên trái đất, ôn lại kiến thức trong sách TNXH ở tiểu học. III.Tiến trình bài giảng: 1. Bài cũ:(5’) H. Kể tên một số sinh vật sống trên cạn dưới nước và ở cơ thể người. H. Nhiệm vụ của thực vật học là gì? 2. Bài mới: Thực vật rất đa dạng và phong phú. Vậy đặc điểm chung của thực vật là gì? Hoạt động 1: Sự đa dạng và phong phú của thực vật: .Mục tiêu :Thấy được sự đa dạng và phong phú của thực vật. .Tiến hành: GV HS - GV cho HS hoạt động cá nhân: quan sát tranh vẽ * GV cho HS hoạt động nhóm thảo luận: H. Xác định những nơi trên trái đất có thực vật sống? H. Kể tên một vài cây sống ở đồng bằng,đồi núi, ao hồ, sa mạc ? H. Nơi nào có nhiều thực vật, nơi nào ít thực vật. H. Kể một số cây gỗ lâu năm thân cứng rắn. H. Kể tên một số cây sống trên mặt nước theo em chúng có đặc điểm gì khác với cây sống trên cạn. H. Kể tên một vài cây nhỏ bé thân mềm yếu H. Em có nhận xét gì về sự đa dạng của thực vật? - GV gọi từ 1-3 nhóm đại diện trình bày. - GV nhận xét: - GV cho HS đọc phần thông tin SGK. - HS quan sát H.3.1 đến 3.4 trang 10 và các tranh ảnh mang theo chú ý: - Nơi sống của thực vật - Tên thực vật. - Phân công nhóm: + Một bạn đọc câu hỏi (theo thứ tự các nhóm cùng nhau nghe) + Một bạn ghi chép nội dung câu trả lời của nhóm - Thảo luận đi đến ý kiến thống nhất của nhóm . VD: + Thực vật sống mọi nơi trên trái đất nhưng sa mạc ít thực vật, đồng bằng thực vật phong phú hơn. + Cây sống trên mặc nước rễ ngắn, thân xốp. - Đại diện nhóm trình bày - Nhóm khác nhận xét, bổ xung. - HS đọc phần thông tin. * Tiểu kết : - Thực vật sống ở mọi nơi trên trái đất. - Thực vật rất đa dạng và phong phú. Hoạt động 2 : Đặc điểm chung của thực vật: (14’) .Mục tiêu: Nắm được đặc điểm chung cơ bản của thực vật. .Tiến hành: GV HS - GV cho HS thực hiện ở trang 11 - GV nhận xét bảng + Con gà, con chó lấy roi đánh thay + Chậu cấy để ở cửa sau một thời gian, cây cong về chỗ súng. Hãy rút ra được đặc điểm chung của thực vật. - HS kẻ và hoàn thành bảng ở các nội dung. - HS chữa bảng - HS nhận xét các hiện tượng. Từ đó rút ra đặc điểm chung của thực vật * Tiểu kết: - Từ tổng hợp chất hữu cơ. - Phần lớn không di chuyển. - Phản ứng chậm với các kích thích của môi trường ngoài. * Kết luận chung: (2’) Cho HS đọc phần kết luận SGK. IV. Kiểm tra đánh giá: (8’) H. Thực vật sống ở những nơi nào trên trái đất? H. Đặc điểm chung của thực vật là gì? V. Dặn dò -Chuẩn bị: (2’) - Học bài. - Soạn trước và xem bài: Có phải tất cả thực vật đều có hoa ? - Đem mẫu vật : Cây dương xỉ, cây rau bợ, cây đậu. ◄◄◄ §§§ ►►► Tuần 2: Ngày dạy 23/8/2010 Tiết 3: Bài 4: CÓ PHẢI TẤT CẢ THỰC VẬT ĐỀU CÓ HOA ? I. Mục tiêu: 1. Biết quan sát so sánh để phân biệtcây có hoa và cây không có hoa dựa vào đặc điểm của cơ quan simh sản. 2. Phân biệt cây một năm và cây lâu năm. 3. Có ý thức bảo vệ thực vật II. Phương tiện dạy học: GV: Tranh vẽ: H.4.1và H.4.2 SGK.Mẫu cây cà chua, cây đậu có hoa, quả hạt. HS: Sưu tầm cây dương xỉ, cây rau bợ. III. Tiến trình bài giảng: 1. Bài cũ: (5’) H. Thực vật sống ở những nơi nào trên trái đất? H. Đặc điểm chung của thực vật là gì? 2. Bài mới: GT: (1’) Thực vật có một số đặc điểm chung nhưng nếu quan sát kỹ các em sẽ nhận ra sự khác nhau giữa chúng. Hoạt động 1: Thực vật có hoa và thực vật không có hoa: (20’) .Mục tiêu: - Nắm được đặc diểm các cơ quan của cây có hoa. - Phân biệt cây có hoa và cây không có hoa.. .Tiến hành: GV HS - GV cho HS hoạt động cá nhân: Tìm hiểu các cơ quan của cây cải H.Cây cải có những cơ quan nào? Chức năng từng loại cơ quan đó ? - GV cho HS làm bài tập điền tiếp: + Rễ, thân, lá là + Hoa, quả, hạt là + Chức năng của cơ quan sinh sản là. + Chức năng của cơ quan sinh dưỡng là... - GV cho HS hoạt động nhóm: Phân biệtTVCH và TVKCH. - GV theo dõi hoạt động của các nhóm. - GV nhận xét sữa chữa. - Lưu ý: Cây dương xỉ không có hoa nhưng có cơ quan sinh dưỡng đặc biệt. - GV cho HS thảo luận nhóm. - Dựa vào đặc điểm có hoa của thực vật thì có thể chia thực vật thành mấy nhóm? - GV cho HS hoàn thành nhanh bài tập và đọc thông SGK trang 14. - GV nhận xét. - HS quan sát H.4.1 SGK đói chiếu với bảng 1 HS ghi nhớ kiến thức. Đ; Có 2 loại cơ quan: CQSS và CQSD CQSD CQSS Duy trì và phát triển nòi giống Nuôi dưỡng cây. - HS hoạt động nhóm QS tranh vẽ và mẫu vật chú ý CQSD và CQSS. - Kết hợp H4.2 hoàn thành bảng 2. - Đại diện nhóm trình bày . - Nhóm khác nhận xét. - HS thảo luận nhóm: - Đại diện nhóm trình bày - Nhóm khác nhận xét. - HS làm nhanh bài tập. - Đại diện lớp trình bày. * Tiểu kết: - Thực vật có hoa là những thực vật mà cơ quan sinh sản là hoa quả hạt. - TVKCH cơ quan sinh sản không phải là hoa quả hạt. - Cơ thể TVCH gồm 2 loại cơ quan: + CQSD: Rễ, thân, lá có chức năng chính là nuôi dưỡng cây. + CQSS là hoa, quả, hạt có chức năng sinh sản duy trì và phát triển nòi giống. Hoạt động 2: Cây một năm và cây lâu năm : . Mục tiêu: Phân biệt cây một năm và cây lâu năm. (9’) . Tiến hành: GV HS - GV cho HS nêu một số cây và vòng đời kết thúc trong vòng một năm. H. Kể tên một số cây sống lâu năm trong vòng đời có nhiều lần ra hoa tạo quả. Tại sao ngươi ta nói như vậy? - GV cho HS thảo luận phân biệt cây một năm và cây lâu năm. - GV nhận xét Cho một số ví dụ khác: - HS thảo luận nhóm và ghi ra giấy. VD: Lúa, ngô, mướp, cây một năm Xoài, ổi, vải, là cây lâu năm. - HS thảo luận đến kết luận - Đại diện nhóm trình bày - Nhóm khác nhận xét. IV. Kiểm tra đánh giá: (8’) H. Dựa vào đặc điểm nào để nhận biết thực vật có hoa và thực vật không có hoa? H. Kể tên một vài cây có hoa và cây không có hoa. V. Dặn dò - Chuẩn bị:(2’) - Học bài, xem trước bài 5. - Làm bài tập SGK trang 15. ◄◄◄ §§§ ►►► Ngày dạy 28/8/2010 Chương I: TẾ BÀO THỰC VẬT Tuần 2: Tiết 4: Bài 5: KÍNH LÚP, KÍNH HIỂN VI VÀ CÁCH SỬ DỤNG I. mục tiêu: - HS nhận biết được các bộ phận của kính lúp, kính hiển vi. - Biết cách sử dụng kính lúp, cấcbước sử dụng kính hiển vi. - Rèn luyện kỹ năng thực hành. II. Phương tiện dạy học: - GV: Kính lúp, kính hiển vi. - HS: Mẫu vài bông hoa, rễ nhỏ. III. Tiến trình bài giảng: 1. Bài cũ: (5’) H. Phân biệt được thực vật có hoa và thực vật không có hoa? Cho ví dụ H. Tìm trong thực tế : 5 cây lâu năm và 5 cây 1 năm. 2. Bài mới : Hoạt động 1: Kính lúp và cách sử dụng: (12’) . Mục tiêu : Biết sử dụng kính lúp cầm tay. . Tiến hành : GV HS + Vấn đề 1: Tìm hiểu cấu tạo kính lúp - GV cho HS đọc thông tin cấu tạo kính lúp. + Vấn đề 2: Cách sử dụng kính lúp cầm tay - GV hướng dẫn HS cách q ... ược cấu tạo và dinh dưỡng của mốc trắng. - Phân biệt được các phần của một nấm rơm. - Nêu được đặc điểm chủ yếu của nấm nói chung (về cấu tạo, dinh dưỡng, sinh sản). - Rèn luyện kỹ năng quan sát. II. Phương tiện dạy học : - Tranh : H51.1 và 51.3 (SGK) - Mẫu : Mốc trắng, nấm rơm. - Kính hiển vi : Phiến kính, kim mũi nhọn,kính lúp. III. Tiến trình bài giảng : 1.Ổn định tổ chức: 2. Bài cũ : H. Vi khuẩn có vai trò gì trong thiên nhiên ? H. Tại sao thức ăn bị ôi thiêu ? Muốn giữ cho thức ăn không bị ôi thiêu phải làm như thế nào ? 3. Bài mới : I MỐC TRẮNG : Hoạt động 1 : Quan sát hình dạng và cấu tạo của mốc trắng : . Mục tiêu : Quan sát được hình dạng của mốc trắng với túi bào tử và bào tử. . Tiến hành : GV HS - GV cho HS hoạt động nhóm lấy mẫu quan sát mốc trắng dưới kính hiển vi : Về hình dạng, màu sắc, cấu tạo, vị trí của túi bào tử. -Nếu không có điều kiện thì quan sát tranh ảnh. - GV cho HS thảo luận lớp => đáp án. - GV nhận xét, cung cấp thêm thông tin về dinh dưỡng. - HS hoạt động nhóm quan sát vật mẫu, đối chiếu tranh. => nhận xét về hình dạng và cấu tạo. - Đại diện nhóm trình bày. * Tiểu kết : - Hình dạng : Dạng sợi, phân nhiều nhánh. - Mốc trắng : Sợi mốc không màu, trong suốt, không có diệp lục. - Cấu tạo : Sợi mốc có chất tế bào và nhiều nhân nhưng không có vách ngăn giữa các tế bào. - Dinh dưỡng : Hoại sinh. - Sinh sản vô tính bằng bào tử. Hoạt động 2 : Làm quen một vài loại mốc khác : GV HS - GV dùng tranh giới thiệu mốc xanh, mốc tương, mốc rượu. H. Phân biệt các loại mốc này với mốc trắng. - GV có thể giới thiệu quy trình làm tương hay làm rượu để HS biết. - HS quan sát H51.2 nhận biết mốc xanh, mốc tương, mốc rượu. - Nhận biết các loại mốc này trong thực tế. + Mốc tương có màu vàng hoa cau + làm tương. + Mốc rượu có màu trắng + làm rượu. + Mốc xanh màu xanh thường hay gặp ở vỏ cam, bưởi. Tiểu kết : Các loại mốc khác : Mốc tương, mốc rượu, mốc xanh, II NẤM RƠM : Hoạt động 3 : Quan sát hình dạng và cấu tạo của nấm rơm : . Mục tiêu : Phân biệt được các phần của một mũ nấm, nhận biết được bào tử và vị trí của chúng trên mũ nấm. . Tiến hành : GV HS - GV cho HS quan sát mẫu vật đối chiếu tranh vẽ H51.3 : H. Phân biệt được các phần của nấm. - GV gọi HS chỉ trên tranh và gọi tên từng thành phần của nấm. - GV hướng dẫn lấy một phiến mỏng ở mũ nấm đặt quan sát dưới kính hiển vi để quan sát bào tử. - GV cho HS nhắc lại cấu tạo của mũ nấm : - GV nhận xét và chốt kiến thức. - GV gọi 1 HS đọc phần thông tin SGK. H. Nấm dinh dưỡng bằng cách nào ? - GV nhận xét. - HS quan sát vật mẫu nấm rơm phân biệt : + Mũ nấm, cuống nấm và sợi nấm. + Các phiến mỏng dưới mũ nấm. - Đại diện 1 – 2 HS chỉ trên tranh vẽ. - HS quan sát bào tử. - HS nhắc lại. - HS lắng nghe. - HS đọc phần trả lời câu hỏi : - Đại diện lớp trình bày. - HS khác nhận xét. * Tiểu kết : Nấm gồm những sợi không màu có câu tạo gồm : Sợi nấm(cơ quan sinh dưỡng), mũ nấm (cơ quan sinh sản). - Dưới mũ nấm có nhiều bào tử. - Sợi nấm gồm nhiều tế bào phân biệt nhau bởi vách ngăn, mỗi tế bào có 2 nhân, không có diệp lục. * Kết luận chung : Cho HS đọc phần kết luận chung SGK 4. Kiểm tra đánh giá : H. Mốc trắng và nấm rơm có cấu tạo như thế nào ? H. Nấm có đặc điểm gì giống vi khuẩn ? H. Nấm khác và giống và khác tảo ở đặc điểm nào ? 5. Dặn dò - chuẩn bị : - Học bài. - Xem trước bài : Nấm (tt). - Đọc mục : “Em có biết ?” ◄◄◄ §§§ ►►► Tiết 64 : NẤM (tt) G.Á Sinh 6 Ngày 19/4/09 B/ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA NẤM I. Mục tiêu : - Biết được một vài điều kiện thích hợp cho sự phát triển của nấm, từ đó liên hệ áp dụng (khi cần thiết). - Nêu được một số ví dụ về nấm có ích và nấm có hại đối với con người. - Biết cách ngăn chặn sự phát triển của nấm có hại, phòng ngừa một số bệnh ngoài da do nấm. II. Phương tiện dạy học : - Tranh : Một số loại nấm ăn được, nấm độc. - Mẫu vật : Nấm có ích, nấm hương, nấm rơm. - Một số cây, bộ phận bị bệnh nấm do nấm. III. Tiến trình bài giảng : 1. Bài cũ : (5’) H. Mốc trắng và nấm rơm có cấu tạo như thế nào ? Chúng sinh sản bằng gì ? H. Nấm có đặc điểm gì giống vi khuẩn ? 2. Bài mới : I/ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC : Hoạt động 1 : Điều kiện phát triển của nấm : (10’) GV HS - GV cho HS hoạt động nhóm trả lời câu các câu hỏi : H. Tại sao khi muốn gây mốc trắng người ta chỉ cân để cơm hoặc bánh mì ở nhiệt độ trong phòng và có thể vẩy thêm ít nước ? H. Tại sao quàn áo hay đồ đạc để lâu ngày không phơi nắng hoặc để nơi ẩm ướt thường bị mốc ? H. Tại sao để trong nơi tối nấm vẫn phát triển được ? - GV tổng kết : H. Nêu được các điều kiện phát triển của nấm. - GV cho HS nghiên cứu thông tin kết luận. - HS thảo luận nhóm. - Đại diện nhóm trình bày: Yêu cầu: + Bào tử nấm mốc phát triển ở những nơi giàu chất hữu cơ, ấm và ẩm. + Nấm sử dụng chất hữu cơ có sẵn. - Nhóm khác nhận xét. - Đại diện 1 – 2 HS trình bày. * Tiểu kết : Nấm chỉ sử dụng chất hứu cơ có sẵn. Nấm cần nhiệt độ và độ ẩm thích hợp để phát triển, nhất là 25 – 300C. Hoạt động 2 : Cách dinh dưỡng : (5’) . Mục tiêu : HS nắm được cách dinh dưỡng của nấm. . Tiến hành : GV HS - GV cho HS nghiên cứu thông tin mục 2. H. Nấm không có diệp lục, vậy nấm dinh dưỡng bằng những hình thức nào ? Cho HS lấy ví dụ về nấm hoại sinh và nấm kí sinh. - HS đọc thông tin nêu được các hình thức dinh dưỡng hoại sinh, kí sinh và cộng sinh. - Đại diện 2 – 3 HS trình bày. * Tiểu kết : - Nấm hút chất hữu cơ trong đất giàu xác động vật, thực vật là nấm hoại sinh. - Nấm sống bám trên cơ thể động vật, thực vật và con người là nấm kí sinh. - Ngoài ra còn có một số nấm cộng sinh. II. TẦM QUAN TRỌNG CỦA NẤM : Hoạt động 3 : Nấm có ích : . Mục tiêu : HS nắm được các mặt có lợi của nấm. . Tiến hành : GV HS - GV cho HS đọc thông tin trang 169 : H. Nêu công dụng của nấm. Lấy ví dụ. GV tổng kết về mặt có ích của nấm đi đến giới thiệu một vài nấm có ích trên thực tế. - HS nghiên cứu ghi nhớ các công dụng. - HS nêu được 4 công dụng. - HS nhận dạng một số nấm có ích. * Tiểu kết : Như bảng 169 (SGK). Hoạt động 4 : Nấm có hại : . Mục tiêu : Các em biết được một số nấm có hại. Biết được cách phòng tránhngộ độc nấm. . Tiến hành : GV HS - GV cho HS quan sát một số thực vật bị nấm : H. Nấm gây tác hại gì cho thực vật ? - GV giới thiêu một vài nấm có gây bệnh hại cho thực vật. - GV cho HS nghiên cứu SGK : H. Kể một số nấm có hại cho con người. - GV cho HS nhận dạng một vài loại nấm độc. H. Muốn phòng trừ các bệnh do nấm gây ra phải làm thế nào ? H. Muốn đồ đạc, quần áo không bị mốc phải làm gì ? - HS quan sát. - HS nghiên cứu thông tin. - HS kể một số nấm có hại cho con người. - HS thảo luận các biện pháp cụ thể. - Đại diện lớp trình bày. - Nhóm khác nhận xét. * Tiểu kết : Nấm gây ra một số tác hại như : - Nấm kí sinh gây bệnh cho thực vật và người. - Nấm mốc làm hỏng thức ăn và đồ dùng. - Nấm độc có thể gây ngộ độc. * Kết luận chung : Cho HS đọc phần kết luận chung SGK IV. Kiểm tra đánh giá : (8’) H. Nấm có cách dinh dưỡng như thế nào ? Tại sao ? H. Nấm hoại sinh có vai trò gì trong thiên nhiên ? H. Kể một số nấm có ích và có hại cho con người. V. Dặn dò - chuẩn bị : - Học bài. - Xem trước bài 52. - Làm bài tập 4 SGK trang 170. ◄◄◄ §§§ ►►► Tiết 65 : G.Á: Sinh 6 Bài 52: ĐỊA Y Ngày: 28/4/09 I. Mục tiêu: - Nhận biết được địa y trong tự nhiên qua đặc điểm về hình dạng, màu sắc và nơi mọc. - Hiểu được thành phần cấu tạo địa y. - Hiểu được thế nào là hình thức sống cộng sinh. - Rèn kĩ năng quan sát, giáo dục ý thức bảo vệ thực vật. II. Phương tiện dạy học: - Địa y; Tranh hình dạng và cấu tạo địa y III. Tiến trình bài giảng: 1. Kiểm tra: (5') H. Nấm có tầm quan trọng như thế nào? H. Trình bày đặc điểm sinh học của nấm. 2. Bài mới: Hoạt động 1: Quan sát hình dạng cấu tạo địa y: GV HS - Yêu cầu HS quan sát mẫu+ H. 52.1,52.2: H. Mẫu địa y em lấy ở đâu? H. Nhận xét hình dạng bên ngoài của địa y? H. Nhận xét thành phần cấu tạo của địa y? - GV nhận xét, bổ sung. - Yêu cầu HS đọc thông tin SGK trả lời câu hỏi: H. Vai trò của tảo và nấm trong đời sống của địa y? H. Thế nào là hình thức sống cộng sinh? - GV nhận xét đến kết luận. - HS hoạt động nhóm quan sát mẫu và đối chiếu với tranh vẽ thảo luận: Yêu cầu nêu được: - Nơi sống - Hình dạng - Cấu tạo - HS rút ra kết luận - Đại diện lớp trình bày. - HS khác nhận xét bổ sung. *Tiểu kết: - Địa y có hình vảy hoặc hình cành - Cấu tạo của địa y gồm những sợi nấm và tảo sống xen lẫn các tế bào tảo. Chúng sống cộng sinh với nhau: + Nấm cung cấp muối khoáng cho tảo. + Tảo quang hợp tạo chất hữu cơ nuôi sống 2 bên Hoạt động 2:Vai trò của địa y:(10') GV HS - Yêu cầu HS đọc thông tin mục 2, trả lời câu hỏi: H. Địa y có vai trò gì trong tự nhiên? -HS nghiên cứu thông tin trả lời câu hỏi: - Đại diện lớp trình bày - HS khác nhận xét bổ sung * Tiểu kết: - Tạo thành đất - Là thức ăn cho hươu Bắc cực. - Là nguyên liệu chế tạo nước hoa, phẩm nhuộm. * Kết luận chung: GV cho HS đọc phần kết luận chung SGK IV. Kiểm tra dánh giá: H. Địa y chúng có những hình dạng gì? Chúng mọc ở đâu? H. Thành phần cấu tạo của địa y gồm những gì? H. Vai trò của địa y như thế nào? V. Dặn dò: (1') - Học bài -Trả lời các câu hỏi SGK - Chuẩn bị tham quan thiên nhiên như trong SGK. ◄◄◄ §§§ ►►► Tiết 66: BÀI TẬP G.Á:Sinh 6 Ngày2/5/09 I. Mục tiêu: - Giúp HS củng cố lại kiến thức qua chương: Vi khuẩn, nấm, địa y. - Rèn kĩ năng làm bài tập của HS. II. Tiến hành: (44') - GV cho HS làm một số bài tập trong vở bầi tập sinh học 6 của nhà xuất bản giáo dục. - GV hướg dẫn HS giải: Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Bài 1: Vi khuẩn là những sinh vật rất nhỏ bé, có cấu tạo đơn giản (tế bào .................. hoàn chỉnh). Hầu hết vi khuẩn không có .........., hoại sinh hoặc kí sinh ( trừ một số ít vi khuẩn tự dưỡng) Vi khuẩn................rất rộng rãi trong tự nhiên và thường với số lượng lớn. Bài 2: Quan sát hình 51.3 SGK ghi chú thích các phần của nấm. Đồng thời các em hãy vẽ hình. Bài 3: Nấm giống và khác tảo ở điểm nào? +Giống: + Khác: Bài 4: Nấm là những sinh vật .................(kí sinh hoặc hoại sinh). Ngoài thức ăn là các .....................có sẵn, nấm cần...............và ..............thích hợp để phát triển. Nấm có tầm quan trọng lớn trong thiên nhiên và đời sống con người. Bên cạnh những ...................cũng có nhiều ............... III. Dặn dò - chuẩn bị: (1') - Xem bài đẻ ôn tập thi học kì
Tài liệu đính kèm: