Giáo án lớp 6 môn học Sinh học - Tiết 29 - 31: Bài tập : Làm mẫu ép

Giáo án lớp 6 môn học Sinh học - Tiết 29 - 31: Bài tập : Làm mẫu ép

MỤC TIÊU:

1.Kiến thức

- HS hệ thống hoá kiến thức đã học về các chương tế bào thực vật, rễ, thân, lá.

- HS biết các bước cơ bản để làm một mẫu ép.

2.Kỹ năng

- Rèn luyện cho HS vận dụng kiến thức vào làm bài tập

3.Thái độ

 - Giáo dục cho HS ý thức bảo vệ cây xanh và nghiêm túc trong học tập

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1.Chuẩn bị của GV:

- Các dụng cụ: Kẹp ép, hoá chất

2. Chuẩn bị của HS:

- Mẫu vật: Các loại rễ, thân , lá cây.

III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 

doc 6 trang Người đăng levilevi Lượt xem 4830Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn học Sinh học - Tiết 29 - 31: Bài tập : Làm mẫu ép", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:.
Ngày dạy:..
Tuần
Tiết 29: Bài tập : làm mẫu ép
I. Mục tiêu: 
1.Kiến thức
- HS hệ thống hoá kiến thức đã học về các chương tế bào thực vật, rễ, thân, lá.
- HS biết các bước cơ bản để làm một mẫu ép.
2.Kỹ năng
- Rèn luyện cho HS vận dụng kiến thức vào làm bài tập
3.Thái độ
 - Giáo dục cho HS ý thức bảo vệ cây xanh và nghiêm túc trong học tập
II. Phương tiện dạy học:
1.Chuẩn bị của GV: 
- Các dụng cụ: Kẹp ép, hoá chất
2. Chuẩn bị của HS: 
- Mẫu vật: Các loại rễ, thân , lá cây.
III.Tiến trình lên lớp:
1. ổn định tổ chức: 
- Kiểm tra sĩ số: 6A...........; 
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
GV: Yêu cầu HS xử lí mẫu vật: 
- Loại bỏ các cành xấu, lá sâu
- Đem phơi nắng nhẹ từ 1h- 2h tuỳ theo loại cây.
- Cố định mẫu vật vào kẹp gỗ.
- Đem phơi nắng đến khi khô.
- Tiến hành phun hoá chất chống ẩm, chống mốc.
HS: Tiến hành thí nghiệm phần có thể làm trên lớp 
- Đem về nhà tiếp tục phơi. 
- Khi khô thì đem nộp
- Ghi nhãn: Tên loại cây, nơi thu hái, ngày thu.
1. Các bước tiến hành
- Loại bỏ các cành xấu, lá sâu
- Đem phơi nắng nhẹ từ 1h- 2h tuỳ theo loại cây.
- Cố định mẫu vật vào kẹp gỗ.
- Đem phơi nắng đến khi khô.
2. Tiến hành làm mẫu ép
3. Thu mẫu ép và chấm điểm
4. Củng cố 
- GV nhận xét thái độ học tập của học sinh các nhóm.
- Yêu cầu các nhóm về nhà hoàn thành bài tập.
5. Dặn dò: 
- Về nhà xem trước bài: Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên.
- Chuẩn bị: Củ khoai lang, lá thuốc bỏng,... có mọc mầm.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tuần: 
Chương V: sinh sản sinh dưỡng
Tiết 30: Bài 26: sinh sản sinh dưỡng tự nhiên
I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm.
1.Kiến thức
 - HS nắm được khái niệm đơn giản về sinh sản sinh dưỡng tựu nhiên
2. Kỹ năng
 - Rèn luyện cho HS kĩ năng quan sát, nhạn biết, so sánh và hoạt động nhóm
3. Thái độ
 - Giáo dục cho HS biết các biện pháp chăm sóc cây trồng, diệt cỏ dại và giải thích được cơ sở khoa học.
II. Phương tiện dạy học
 1. Chuẩn bị của GV: 
-Tranh hình 26.1 SGK, vật mẫu
 2. Chuẩn bị của HS:
- Tìm hiểu trước bài
III. Tiến trình dạy học
1. ổn định tổ chức: 
Kiểm tra sĩ số: 6A.............; 
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới:
* Đặt vấn đề: 
 ở một số cây có hoa: Rễ, thân, lá của nó ngoài chức năng nuôi dưỡng cây, còn có thể tạo được cây mới. Vậy cây mới được hình thành như thế nào ? Để biết được hôm nay chúng ta tìm hiểu bài này.
*Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
HĐ 1: 
- GV yêu cầu HS quan sát hình 26.1 SGK.
- Các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi lệnh mục 1 SGK, để hoàn thiện bảng sau mục 1.
- GV gọi đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận, bổ sung.
- GV nhận xét, tổng hợp kết quả thảo luận
HĐ 2: 
- GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức mục 1 và hiểu biết của mình. - Các nhóm thảo luận hoàn thiện lệnh mục 2 SGK.
- HS đại diện các nhóm trả lời, bổ sung
- Dựa vào kiến thức dẫ học cho biết:
? Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên của cây là gì.
? Có những hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên nào.
? Hãy kể tên 3 cây cỏ dại sinh sản bằng thân rễ.
- HS trả lời, bổ sung
- GV nhận xét, kết luận.
- GV gọi HS đọc phần ghi nhớ cuối bài.
1. Sự tạo thành cây mới từ rễ, thân, lá ở một số cây có hoa.
Tên cây
Sự tạo thành cây mới
Mọc từ phần nào của cây?
Phần đó thuộc cơ quan nào?
Trong điều kiện nào?
Rau má
Mấu thân
CQSD
Đất ẩm
Gừng
Thân rễ
CQSD
Đất ẩm
K.lang
Rễ củ
CQSD
Đất ẩm
T.bỏng
Lá
CQSD
Đất ẩm
2. Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên của cây.
- Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là hiện tượng hình thành cá thể mới từ một bộ phận của cơ quan sinh dưỡng.
- Các hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên:
+ Sinh sản bằng thân bò
+ Sinh sản bằng thân rễ
+ Sinh sản bằng rễ củ
+ Sinh sản bằng lá
4.Củng cố
- GV cho HS đọc ghi nhớ SGK
- Trả lời các câu hỏi sau
 Hãy khoanh tròn những chữ cái đứng trước câu trả lời đúng trong các câu sau:
 1. Có những hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên nào?
A. Sinh sản bằng thân bò, thân rễ
B. Sinh sản bằng thân rễ, bằng thân, bằng lá
C. Sinh sản bằng rễ củ, bằng lá
D. Cả a và c
 2. Trong những nhóm cây sau, nhóm nào có hình thức sinh sản bằng thân bò ?
A. Cây rau má, cây dâu tây, cây cỏ chỉ
B. Cây gừng, cây cỏ tranh, cây khoai tây
C. Lá thuốc bỏng, cây rau muống, cây cỏ gấu
D. Cả a, b và c
5. Dặn dò: 
- Học bài cũ, trả lời các câu hỏi cuối bài
- Xem trước bài mới : Sinh sản sinh dưỡng do người.
Ngày soạn :.....................
Ngày dạy:.......................
Tuần :
Tiết 31: Bài 27: sinh sản sinh dưỡng do người
I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm.
1.Kiến thức
 - HS hiểu được thế nào là giâm cành, chiết cành, ghép cây và nhân giống vô tính trong ống nghiệm.
2. Kỹ năng
 - Rèn luyện cho HS kĩ năng thực hành
 - HS biết vận dụng kiến thức vào thực tế
3. Thái độ
- Yêu mến môn học, yêu thích việc khám phá thiên nhiên
II. Phương tiện dạy học
 1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Mẫu vật: cành sắn, dâu, míatranh hình 27.1-4 SGK
 2. Chuẩn bị của HS: 
- Tìm hiểu trước bài
III. Tiến trình dạy học
1. ổn định tổ chức: 
Kiểm tra sĩ số: 6A...........; 
2. Kiểm tra bài cũ: 
 ? Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là gì ? Kể tên một số cây có khả năng sinh sản sinh dưỡng tự nhiên.
3. Bài mới:
 * Đặt vấn đề
 Giâm cành, ghép cây, chiết cành và nhân giống vô tính trong ống nghiệm là cách sinh sản sinh dưỡng do con người chủ động tạo ra, nhằm mục đích nhân giống cây trồng.
* Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
HĐ 1: 
- GV yêu cầu HS quan sát vật mẫu và hình 27.1 SGK.
- Các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi phần lệnh mục 1 SGK.
- GV gọi đại diện nhóm trả lời, bổ sung
- GV nhận xét, kết luận
HĐ 2: 
- GV yêu cầu HS quan sát hình 27.2 SGK
- Các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi phần lệnh mục 2 SGK.
- GV gọi đại diện nhóm trả lời, bổ sung
- GV nhận xét, kết luận
HĐ 3: 
- GV yêu cầu HS tìm hiểu thông tin mục 3, đồng thời quan sát hình 27.3 SGK
- Các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi phần lệnh mục 3 SGK và câu hỏi:
? Em hiểu thế nào là ghép cây, có mấy loịa ghép cây.
? Ghép cây gồm những bước nào.
- GV yêu cầu HS trả lời, bổ sung
- GV nhận xét, kết luận
HĐ 4: 
- GV yêu cầu HS tìm hiểu thông tin, đồng thời quan sát hình 27.4 SGK cho biết:
? Nhân giốnh vô tính là gì.
? Tạo cây giống bằng cách nhân giống vô tính có ích lợi gì.
- HS trả lời, bổ sung
- GV nhận xét, kết luận
1. Giâm cành.
- Giâm cành là cắt một đoạn cành có đủ mắt, chồi cắm xuống đất ẩm cho cành bén rễ phát triển thành cây mới.
- VD: Mía, sắn, khoai lang
* Lưu ý: Cành đem giâm phải có khả năng bén rễ, đâm chồi (không non, không già)
2. Chiết cành.
- Chiết cành là làm cho cành ra rễ ngay ở trên cây rồi mới cắt đem trồng thành cây mới.
- VD: ổi, cam, bưởi
3. Ghép cây.
- Ghép cây là dùng một bộ phận sinh dưỡng (mắt ghép, chồi ghép, cành ghép) của một cây gắn vào một cây khác (gốc ghép) cho tiếp tục phát triển.
- Ghép cây gồm 4 bước (Hình 27.3 SGK)
4. Nhân giống vô tính trong ống nghiệm.
- Nhân giống vô tính trong ống nghiệm là phương pháp tạo rất nhiều cây mới từ một mô của thực vật.
4. Củng cố
- GV cho HS đọc ghi nhớ SGK
 - Trả lời câu hỏi sau đây
 Hãy khoanh tròn các chữ cái ở đầu các câu đúng nhất trong các câu sau:
 1. Thế nào là hình thức sinh sản sinh dưỡng do người ?
A. Là các hình thức sinh sản sinh dưỡng xảy ra trong tự nhiên mà con người quan sát được
B. Là các hình thức sinh sản sinh dưỡng do con người tạo ra.
C. Là các hình thức sinh sản sinh dưỡng do con người chủ động tạo ra nhằm nhân giống cây trồng.
D. Là các hình thức sinh sản sinh dưỡng: Giâm, chiết, ghép cây, nhân giống vô tính.
 2. Vì sao người ta thường chiết cành khi nhân giống cây hồng xiêm ?
A. Vì hồng xiêm khó ra rễ con nên phải dùng phương pháp chiết cành để làm cho cành ra rễ ngay trên cây rồi mới cắt đem trồng thành cây mới.
B. Vì cành chiết có cùng độ tuổi với cây mẹ nên ra hoa, kết quả sớm hơn trồng bằng hạt
C. Vì tạo được nhiều cây con mới mà vẫn giữ nguyên được phẩm chất của cây mẹ
D. Cả a, b và c
5. Dặn dò: 
- Học bài cũ, trả lời các câu hỏi cuối bài
- Xem trước bài: Cấu tạo và chức năng của hoa.

Tài liệu đính kèm:

  • doc29,30,31.doc