. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh có thể.
1.Kiến thức:
- HS hiểu và phân tích thí nghiệm để tự rút ra kết luận, khi có ánh sáng lá có thể chế tạo tinh bột và nhả khí oxi.
- HS giải thích được một vài hiện tượng thực tế diễn ra hằng ngày.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện cho HS thao tác làm thí nghiệm, hoạt động nhóm.
3.Thái độ:
- Yêu thích môn học
II. Phương tiện dạy học:
1.Chuẩn bị của GV:
-Dụng cụ để làm thí nghiệm, tranh hình 21.1-2 SGK
Ngày soạn: Ngày dạy:.. Tiết 24: Bài 21: quang hợp (tiếp theo) I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh có thể. 1.Kiến thức: - HS hiểu và phân tích thí nghiệm để tự rút ra kết luận, khi có ánh sáng lá có thể chế tạo tinh bột và nhả khí oxi. - HS giải thích được một vài hiện tượng thực tế diễn ra hằng ngày. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện cho HS thao tác làm thí nghiệm, hoạt động nhóm. 3.Thái độ: - Yêu thích môn học II. Phương tiện dạy học: 1.Chuẩn bị của GV: -Dụng cụ để làm thí nghiệm, tranh hình 21.1-2 SGK 2.Chuẩn bị của HS: -Tìm hiểu trước bài, làm thí nghiệm trước ở nhà mang theo III: Hoạt động dạy học: 1.ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số: 6A...........; 6B.............;6C............... 2.Kiểm tra bài cũ: -Trình bày thí nghiệm chứng tỏ lá cây chế tạo được tinh bột khi có ánh sáng . 3. Bài mới *. Đặt vấn đề: Như ta đã biết khác với động vật, cây xanh có khả năng chế tạo chất hữu cơ để nuôi sống mình là nhờ lục lạp. Vậy cây xanh chế tạo chất hữu cơ như thế nào ? Nhờ vào đâu ? Để biết được hôm nay chúng ta tìm hiểu vấn đề này. Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ 3: - GV yêu cầu HS tìm hiểu thông tin SGK - GV trình bày thí nghiệm, HS theo dõi, đồng thời quan sát hình 21.4-5 SGK cho biết: ? Thí nghiệm có kết quả như thế nào - Dựa vào thí nghiệm và kết quả thí nghiệm HS các nhóm thảo luận trả lời các câu hỏi lệnh mục 1 SGK. - HS đại diện các nhóm trả lời, bổ sung Ư GV nhận xét, kết luận HĐ 4: - GV yêu cầu HS tìm hiểu thông tin SGK, sơ đồ quang hợp, đồng thời vận dụng kiến thức đã học cho biết: ? Để chế tạo được tinh bột lá cây cần sử dụng những chất nào. ? Quang hợp là gì. ? Sơ đồ quang hợp. - HS trả lời, bổ sung - GV nhận xét, kết luận 1. Cây cần những chất gì để chế tạo tinh bột. a. Thí nghiệm: * Cách tiến hành: SGK * Kết quả: - Lá cây trong chuông A có màu vàng - Lá cây trong chuông B có màu xanh b. Kết luận: Không có khí cacbonic lá không chế Tạo được tinh bột 2. Khái niệm về quang hợp. * Quang hợp là quá trình lá cây nhờ có diệp lục, sử dụng nước, khí cacbonic và năng lượng ánh sáng mặt trời để chế tạo tinh bột và nhả khí oxi. *Từ tinh bột cùng với muối khoáng hoà tan, lá còn chế tạo được những chất hữu cơ khác cần thiết cho cây. ASáng DLục Sơ đồ quang hợp: Nước + CO2 Tinh bột + O2 4. Củng cố : - HS đọc ghi nhớ cuối bài 5. Dặn dò -Học bài cũ -Trả lời những câu hỏi sau bài -Đọc mục em có biết -Xem trước bài mới: Bài ảnh hưởng của các điều kiện bên ngoài đến QH Ngày soạn :.................... Ngày dạy :...................... Tiết 25: Bài 22: ảnh hưởng của các điều kiện bên ngoài đến quang hợp. ý NGHĩA CủA QUANG HợP. I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh có thể. 1.Kiến thức: - HS nêu được những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến quang hợp. - ý nghĩa của quang hợp - Biết vận dụng kiến thức đã học giải thích nghĩa của một vài biện pháp kĩ thuật trồng trọt. 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng hoạt động cá nhân 3. Thái độ: - Giáo dục cho HS biết quý trọng, bảo vệ thực vật. II.Phương tiện dạy học: 1. Chuẩn bị của GV: -Tranh một số cây ưa bóng, một số cây ưa sáng 2. Chuẩn bị của HS: -Tìm hiểu trước bài. III. Hoạt động dạy học: 1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số: 6A...........; 6B.............;6C................ 2. Kiểm tra bài cũ: ? Viết sơ đồ quang hợp và phát biểu khái niệm quang hợp ? 3. Bài mới: *. Đặt vấn đề: Quang hợp của cây xanh diễn ra trong môi trường có rất nhiều điều kiện khác nhau. Vậy những điều kiện bên ngoài nào đã ảnh hưởng đến quang hợp ? Đó là câu hỏi mà hôm nay chúng ta phải trả lời qua bài học này. Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ 1: - GV yêu cầu HS tìm hiểu thông tin SGK - Các nhóm suy nghĩ thảo luận trả lời câu hỏi lệnh mục 1 SGK và câu hỏi: ? Tại sao trong trồng trọt muốn thu hoạch cao thì không nên trồng cây với mật độ quá dày. ? Tại sao nhiều loại cây cảnh trồng ở chậu trong nhà mà vẫn xanh tốt. Hãy tìm vài ví dụ. ? Tại sao muốn cây sinh trưởng tốt cần phải chống nóng cho cây và chống rét cho cây. ? Các cây khác nhau đòi hỏi điều kiện môi trường ngoài như thế nào. - GV gọi đại diện nhóm trả lời, bổ sung - GV nhận xét, kết luận. HĐ 2: - Dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình, HS suy nghĩ hoàn thiện những câu hỏi phần lệnh mục 2 SGK. ? Hãy kể những sản phẩm mà chất hữu cơ do cây xanh quang hợp đã cung cấp cho đời sống của con người. - GV yêu cầu HS trả lời, nhân xét,bổ sung - GV nhận xét, kết luận. 1. Những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến quang hợp. - Các điều kiện ngoài ảnh hưởng đến quang hợp. + ánh sáng + Nước + Hàm lượng khí cacbonic + Nhiệt độ - Các loại cây khác nhau đòi hỏi các điều kiện bên ngoài không giống nhau. 2. ý nghĩa của quang hợp. - Góp phần giữ cân bằng lượng khí cacbonic và oxi trong không khí - Hầu hết các loài động vật và con người đều sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp chất hữu cơ. - Chất hữu cơ cung cấp nhiều sản phẩm cho như cầu sống của con người. * Nhờ quá trình quang hợp, cây xanh đã tạo ra các chất của các sinh vật. 4.Củng cố: - GV cho HS đọc ghi nhớ SGK 5. Dặn dò: -Học bài cũ, trả lời câu hỏi sau bài -Đọc mục em có biết. -Xem trước bài mới: ý nghĩa của cây xanh. Ngày soạn:..................... Ngày dạy:...................... Tiết 26:Bài 23: cây có hô hấp không ? I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh có thể. 1. Kiến thức: - Phân tích được thí nghiệm và tham gia thiết kế thí nghiệm đơn giản -Phát hiện được các hiện tượng hô hấp của cây. 2.Kỹ năng: - Rèn luyện cho HS kĩ năng quan sát, làm thí nghiệm, phân tích, so sánh, hoạt động nhóm. 3.Thía độ: - Giáo dục cho HS giàu lòng yêu quý thực vật II.Phương tiện dạy học: 1. Chuẩn bị của GV: -Tranh hình 23.1 SGK, làm thí nghiệm trước 4 giờ. 2.Chuẩn bị của HS: -Tìm hiểu trước bài III. Hoạt động dạy học: 1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số: 6A...........; 6B.............;6C................ 2. Kiểm tra bài cũ: ? Những điều kiện bên ngoài nào ảnh hưởng đến quang hợp ? ý nghĩa của quang hợp ? III. Bài mới: *. Đặt vấn đề: Lá cây thực hiện quang hợp dưới ánh sáng mặt trời, đã nhả ra khí oxi. Vậy lá cây có hô hấp không ? Để biết được hôm nay chúng ta tìm hiểu bài hôm nay. Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức HĐ 1: - GV yêu cầu HS tìm hiểu thí nghiệm 1 qua hình 23.1 SGK, yêu cầu các nhóm dựa vào nội dung, quan sát tranh, rồi trìh bày cách tiến hành thí nghiệm và cho biết: ? Thí nghiệm này thu lại kết quả gì. - HS trả lời, GV kết luận - GV yêu cầu HS dựa vào thí nghiệm và kết quả thí nghiệm. - Các nhóm tiến hành thảo luận trả lời câu hỏi cuối mục a SGK - HS đại diện các nhóm trả lời, bổ sung - GV nhận xét, kết luận. - GV yêu cầu HS tìm hiểu thí nghiệm 2 SGK, rồi yêu cầu các nhóm dựa vào dụng cụ hình 23.2, hãy thiết kế và trình bày thí nghiệm trước lớp và cho biết: ? Thí nghiệm này đưa lại kết quả như thế nào. - GV yêu cầu các nhóm dựa vào kết quả thí nghiệm. - Các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi phần lênh sau mục b SGK. - HS đại diện nhóm trả lời, bổ sung - GV nhận xét, kết luận. ? Qua thí nghiệm 1 và 2 em rút ra kết luận gì. - HS trả lời. GV giúp HS hoàn thiện kiến thúc của mình. HĐ 2: - GV yêu cầu HS tìm hiểu thông tin mục 2 SGK và cho biết: ? Hô hấp là gì. ? Sơ đò tóm tắt quá trình hô hấp. - HS trả lời, GV giúp HS hoàn thiện kiến thức. - GV yêu cầu vận dung kiến thức trả lời các câu hỏi lệnh mục 2 SGK. ? Những cơ quan nào thì tham gia hô hấp. ? Vì sao phải làm cho đất tơi xốp. - HS trả lời, gv giải thích, kết luận. 1. Các thí nghiệm chứng minh hiện tượng hô hấp ở cây. a.Thí nghiệm1:(NhómLan và Hải) * Cách tiến hành: SGK * Kết quả: - Cốc chuông A bị đục, trên mặt có một lớp váng dày. - Cốc chuông B vẫn còn trong, có một lớp váng mỏng. * Kết luận: Khi không có ánh sáng cây đã thải ra khí cacbonic. b.Thí nghiệm2:(NhómAn ,Dũng) * Cách tiến hành: SGK * Kết quả: - Que đóm đang cháy bị tắt khi cho vào cốc. * Kết luận: Khi không có ánh sáng cây lấy khí oxi c. Kết luận: Khi không có ánh sáng cây lấy khí oxi và nhã khí cacbonic Ư Hô hấp 2. Hô hấp ở cây: * Hô hấp là quá trình cây lấy khí oxi để phân giải chất hữu cơ, sản sinh năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động sống, đồng thời thải ra khícacbonic và hơi nước. * Cây hô hấp suốt ngày đêm, tất cả các cơ quan của cây đều tham gia hô hấp. * Sơ đồ hô hấp: Chất HC + O2Ư Nlượng + CO2 + H2O 4. Củng cố: - GV cho HS đọc ghi nhớ SGK 5. Dặn dò: -Học bài, -Trả lời các câu hỏi cuối bài . -Xem trước bài mới.
Tài liệu đính kèm: