Giáo án lớp 6 môn học Sinh học - Tiết 18: Bài 18: Biến dạng của thân

Giáo án lớp 6 môn học Sinh học - Tiết 18: Bài 18: Biến dạng của thân

. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh có thể

 1. Kiến thức

 - Kể tên và nhận biết được một số loại thân biến dạng

 - Nêu được đặc điểm , chức năng một số loại thân biến dạng

 2. Kỹ năng

 - Rèn luyện cho HS kĩ năng quan sát, nhận biết, phân tích, so sánh, hoạt động nhóm.

 3. Thái độ

 - Giáo dục cho học sinh có ý thức bảo vệ thực vật.

II Phương tiện dạy học:

1.Chuẩn bị của GV:

 - Tranh hình 18.1-2 SGK

 - Mẫu vật một số loại thân biến dạng

 

doc 2 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1741Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn học Sinh học - Tiết 18: Bài 18: Biến dạng của thân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:......................
Ngày dạy:.........................
Tiết 18: Bài 18: biến dạng của thân
I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh có thể
 1. Kiến thức 
 - Kể tên và nhận biết được một số loại thân biến dạng
 - Nêu được đặc điểm , chức năng một số loại thân biến dạng
 2. Kỹ năng
 - Rèn luyện cho HS kĩ năng quan sát, nhận biết, phân tích, so sánh, hoạt động nhóm.
 3. Thái độ 
 - Giáo dục cho học sinh có ý thức bảo vệ thực vật.
II Phương tiện dạy học:
1.Chuẩn bị của GV: 
 - Tranh hình 18.1-2 SGK
 - Mẫu vật một số loại thân biến dạng
2. Chuẩn bị của HS: 
 - Chuẩn bị mẫu vật như SGK
 - Xem trước bài mới
III. Hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức: 
Kiểm tra sĩ số: 6A...........; 6B.............:6C...................
2. Kiểm tra bài cũ: 
? Trình bày thí nghiệm chứng minh mạch gỗ vật chuyễn nước và muối khoáng.
3. Bài mới:
 * Đặt vấn đề:Ngoài thân đứng, thân leo, thân bò, thực vận còn có thân biến dạng. Vậy thân biến dạng là thân như thế nào? Có đặc điểm và chức năng gì ? Để biết được hôm nay chúng ta tìm hiểu vấn đề này.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
HĐ 1: 
- GV yêu cầu các nhóm để vật mẫu lên bàn, nhóm trưởng kiểm tra, báo cáo.
- Yêu cầu các nhóm quan sát vật mẫu, hình 18.1, đồng thời tìm hiểu thông tin SGK.
- Các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi phần lệnh mục a SGK.
? Củ dong ta, củ su hào, củ khoai tây có đặc điểm gì giống và khác nhau.
? Câu hỏi phần lệnh.
- Đại diện nhóm trả lời, bổ sung
- GV nhận xét, kết luận.
- GV yêu cầu HS quan sát cây xương rồng, tìm hiểu thông tin SGK, cho biết:
? Thân xương rồng thuộc loại thân gì.
? Câu hỏi phần lệnh SGK.
- HS trả lời, bổ sung, gv chốt lại kiến thức 
HĐ 2: 
- GV yêu cầu các nhóm dựa vào phần một để hoàn thiện lệnh mục 2 SGK
1. Quan sát và ghi lại những thông tin về một số loại thân biến dạng.
a. Quan sát các loại củ: 
 Dong ta, su hào, gừng và khoai tây.
* Giống nhau:
- Có chồi ngọn, chồi nách " là thân
- Phình to, chứa chất dự trữ
* Khác nhau:
- Dong ta, gừng có hình dạng giống rễ, vị trí nằm dưới mặt đất " thân rễ
- Củ su hào: hình dạng to tròn, nằm trên mặt đất " thân củ.
- Khoai tây: to tròn, nằm trên mặt đất " thân củ 
b. Quan sát cây xương rồng ba cạnh.
Cây xương rồng sống nơi khô hạn, thân mọng nước để dự trữ nước
2. Đặc điểm và chức năng của một số thân biến dạng.
TT
Tên vật mẫu
Đặc điểm của thân biến dạng
Chức năng
Thân biến dạng
1
Su hào
Thân củ nằm trên mặt đất
Dự trữ chất hữu cơ
Thân củ
2
Khoai tây
Thân củ dưới mặt đất
Dự trữ chất hữu cơ
Thân củ
3
Củ gừng
Thân rễ nằm dưới mặt đất
Dự trữ chất hữu cơ
Thân rễ
4
Dong ta
Thân rễ nằm dưới mặt đất
Dự trữ chất hữu cơ
Thân rễ
5
Xương rồng
Thân mọng nước mọc trên mặt đất
Dự trữ nước và quang hợp
Thân mọng nước
- Đại diện các nhóm lên bảng điền vào bảng phụ, nhóm khác bổ sung.
- GV treo bảng kiến thức chuẩn cho HS đối chiếu với kết quả của mình.
4.Củng cố
GV cho HS đọc ghi nhớ SGK
5.Dặn dò
 Học bài cũ, trả lời câu hỏi sau bài và làm bài tập sau bài.
 Đọc mục em có biết, xem lại những bài đã học.

Tài liệu đính kèm:

  • doc17.6sinh.doc