Giáo án lớp 6 môn học Sinh học - Tiết 1: Đặc điểm của cơ thể sống. Nhiệm vụ của sinh học thời gian: 45 phút

Giáo án lớp 6 môn học Sinh học - Tiết 1: Đặc điểm của cơ thể sống. Nhiệm vụ của sinh học thời gian: 45 phút

I.Mục tiêu:

 1.Kiến thức:

 - Nêu được đặc điểm chủ yếu của cơ thể sống.

 - Phân biệt được vật sống và vật không sống.

 - Nêu được một số ví dụ cho thấy sự đa dạng của sinh vật cùng với các mặc lợi, hại của chúng.

 - Kể tên 4 nhóm sinh vật chính: dộng vật, thực vật, nấm và vi khuẩn.

 - Hiểu được nhiệm vụ của sinh học và thực vật học

 2.Kỹ năng:

 - Rèn kỹ năng tìm hiểu đời sống hoạt động của sinh vật.

 - Phát triển kỹ năng quan sát, so sánh.

 3.Thái độ:

 Giáo dục lòng yêu thiên nhiên và yêu thích môn học.

 II.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

 

doc 86 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1162Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 6 môn học Sinh học - Tiết 1: Đặc điểm của cơ thể sống. Nhiệm vụ của sinh học thời gian: 45 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU SINH HỌC
Tiết 1: ĐẶC ĐIỂM CỦA CƠ THỂ SỐNG. NHIỆM VỤ CỦA SINH HỌC
Thời gian: 45 phút
I.Mục tiêu:
	 1.Kiến thức:
	 - Nêu được đặc điểm chủ yếu của cơ thể sống.
	 - Phân biệt được vật sống và vật không sống.
 - Nêu được một số ví dụ cho thấy sự đa dạng của sinh vật cùng với các mặc lợi, hại của chúng.
	 - Kể tên 4 nhóm sinh vật chính: dộng vật, thực vật, nấm và vi khuẩn.
	 - Hiểu được nhiệm vụ của sinh học và thực vật học
	 2.Kỹ năng:
	 - Rèn kỹ năng tìm hiểu đời sống hoạt động của sinh vật.
 - Phát triển kỹ năng quan sát, so sánh.
 3.Thái độ:
	 Giáo dục lòng yêu thiên nhiên và yêu thích môn học.
	II.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
	 1.Chuẩn bị của giáo viên:
	 -Kẻ bảng phụ trang 6 SGK. 
 -Tranh ảnh về quan cảnh tự nhiên trong đó có một vài loài động vật và thực vật khác nhau.
	 -Tranh phóng to hình 2.1 SGK
 2.Chuẩn bị của học sinh:
	 -Xem trước bài 1-Đặc điểm của cơ thể sống. 
 - Xem trước bài 2.Nhiệm vụ của sinh học.
	 - Chuẩn bị một số tranh ảnh về sinh vật trong tự nhiên
III.Phương pháp:
	 -Phương pháp trực quan.
	 -Phương pháp vấn đáp
	 -Phương pháp thảo luận nhóm.
	IV.Các hoạt động dạy và học:
	 1. Ổn định và tổ chức lớp: 1'
	 2. Giới thiệu chương trình sinh học 6 và những yêu cầu khi học môn sinh học: 5'
	 3. Vào bài mới : 1'
	Hằng ngày chúng ta tiếp xúc với các loại đồ vật, cây cối, con vật khác nhau. Đó là thế giới vật chất quanh ta. Chúng bao gồm các vật sống và vật không sống. Vậy giữa chúng có đặc điểm gì khác nhau và sinh vật có đặc điểm chung gì ? Nhiệm vụ của sinh học là gì ? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta làm rõ điều đó.
	 4. Các hoạt động dạy và học: 38'
TG
NỘI DUNG KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Nhận dạng vật sống và vật không sống:
-Vật sống: Lấy thức ăn, nước uống, lớn lên, sinh sản.
VD:con gà, cây đậu...
-Vật không sống: không lấy thức ăn, nước uống, không lớn lên và không sinh sản.
VD: hòn đá, cái ghế
2. Đặc điểm của cơ thể sống:
-Có sự trao đổi chất với môi trường (lấy các chất cần thiết và loại bỏ các chất thải ra ngoài).
-Lớn lên và sinh sản.
3.Sinh vật trong tự nhiên:
a) Sự đa dạng của thế giới sinh vật:
-Sinh vật trong tự nhiên rất đa dạng và phong phú.
-Chúng sống ở nhiều mội trường khác nhau.
 b)Các nhóm sinh vật trong tự nhiên:
Có các nhóm sinh vật:
 -Vi khuẩn -Động vật
 -Nấm -Thực vật.
4.Nhiệm vụ của sinh học:
Nghiên cứu các đặc điểm về hình thái, cấu tạo, đời sống cũng như sự đa dạng của sinh vật nói chung và của thực vật nói riêng để sử dụng hợp lí, bảo vệ và phát triển chúng nhằm phục vụ đời sống con người.
HĐ1: Hướng dẫn nhận dạng vật sống và vật không sống.
-Yêu cầu HS quan sát môi trường xung quanh rồi kể tên một số cây, con vật, đồ vật. Chọn một cây, con vật và đồ vật đại diện để quan sát.
-GV yêu cầu HS hoạt động theo nhóm, thảo luận để trả lời câu hỏi sb SGK
-Gọi 1 đến 3 nhóm trả lời.
-Yêu cầu HS rút ra kết luận về điểm khác nhau giữa vật sống và vật không sống.
-GV nhận xét 
HĐ2: Hướng dẫn tìm hiểu về đặc điểm của cơ thể sống.
-Yêu cầu HS quan sát bảng tr.6 SGK, GV gợi ý HS tìm hiểu cột 6 và 7: Hãy xác định những chất cần thiết và các chất thải đối với thực vật và động vật.
-Giáo viên nhận xét , bổ sung .
-Treo bảng phụ, yêu cầu HS điền vào bảng tr 6SGK
¦Nhận xét và nêu đáp án đúng
-GV đặt câu hỏi: Qua bảng so sánh, hãy cho biết đặc điểm chung của cơ thể sống là gì ?
-GV nhận xét, chốt lại kiến thức.
HĐ3: Hướng dẫn tìm hiểu về sinh vật trong tự nhiên
*Yêu cầu HS làm bài tập mục s tr.7 SGK
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm để nhận xét về bảng thống kê:
+Qua bảng em có nhận xét gì về thế giới sinh vật?
-GV nhận xét và chốt lại 
*Yêu cầu HS quan sát lại bảng thống kê, xếp loại riêng những ví dụ nào thuộc thực vật, động vật, ví dụ nào không phải thuộc thực vật hay động vật.
-Gọi 1HS đọc thông tin mục £ tr.8SGK.
-Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin và quan sát H2.1SGK để trả lời câu hỏi: Kể tên các nhóm sinh vật trong tự nhiên ?
-GV nhận xét, chốt lại kiến thức.
HĐ4: Hướng dẫn tìm hiểu nhiệm vụ của sinh học
-Yêu cầu HS đọc thông tin mục □ tr8 SGK. GV hỏi: Nhiệm vụ của sinh học là gì?
-GV giới thiệu các phần sinh học mà HS sẽ được học trong chương trình THCS.
-Gọi 1 HS đọc phần nhiệm vụ của TVH
-GV chốt lại kiến thức.
HĐ3: Tổng kết và dặn dò
* Tổng kết:
-Gọi học sinh đọc phần kết luận.
-Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi 2 tr 6 và câu hỏi 3 tr 9 SGK
* Dặn dò:
-Về nhà học bài, trả lời câu hỏi vào vở bài tập.
-Soạn bài 3.
-Sưu tầm một số tranh ảnh, báo, bìa lịch... về các loài thực vật sống ở các môi trường khác nhau
HĐ1: Nhận dạng vật sống và vật không sống.
-HS cho ví dụ và chọn đại diện: con gà, cây đậu và hòn đá.
-HS thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi.
-Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
-HS rút ra kết luận.
HĐ2: Tìm hiểu đặc điểm của cơ thể sống.
-HS quan sát bảng, chú ý cột 6 và 7
-HS trả lời, HS khác bổ sung.
-HS suy nghĩ để điền vào bảng 
-HS lên điền, HS khác nhận xét.
-HS trả lời theo ý kiến cá nhân, HS khác nhận xét, bổ sung.
HĐ3:Tìm hiểu sinh vật trong tự nhiên
-HS hoàn thành s tr.7 SGK
-HS suy nghĩ, thảo luận nhóm để rút ra nhận xét về sự đa dạng của sinh vật.
-HS quan sát lại bảng thống kê và tiến hành xếp loại.
-HS đọc thông tin mục £tr.8SGK.
-HS đọc thông tin kết hợp quan sát, trả lời câu hỏi: Có các nhóm sinh vật: nấm, vi khuẩn, thực vật và động vật.
HĐ4: Tìm hiểu nhiệm vụ của sinh học.
-HS đọc thông tin, trả lời câu hỏi. HS trả lời, các HS khác nhận xét và bổ sung.
-Theo dõi
-HS đọc thông tin để ghi nhớ.
-1 HS đọc kết luận cuối bài
-Trả lời câu hỏi, nhận xét và bổ sung
ĐẠI CƯƠNG VỀ GIỚI THỰC VẬT
Tiết 2: Bài 3- ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA THỰC VẬT
Thời gian: 45 phút
I.Mục tiêu:
	 1.Kiến thức:
	 - Nêu được đặc điểm chung của thực vật.
	 - Tìm hiểu sự đa dạng, phong phú của thực vật.
	 2.Kỹ năng:
	 Rèn kỹ năng quan sát, so sánh. Kỹ năng hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm.
	 3.Thái độ:
	 Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, bảo vệ thực vật.
	II.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
	 1.Chuẩn bị của giáo viên:
	 - Tranh ảnh một khu rừng, vườn cây, sa mạc, hồ nước...
	 - Nghiên cứu SGK, SGV và các tài liệu có liên quan
	 2.Chuẩn bị của học sinh:
	 - Xem trước bài 3. Đặc điểm chung của thực vật.
	 - Ôn lại kiến thức về quang hợp trong sách tự nhiên xã hội ở tiểu học.
	 - Sưu tầm tranh ảnh về các thực vật sống ở nhiều môi trường khác nhau.
	III.Phương pháp:
	 -Phương pháp trực quan.
	 -Phương pháp vấn đáp
	 -Phương pháp thảo luận nhóm.
	IV.Các hoạt động dạy và học:
	 1. Ổn định và tổ chức lớp: 1'
	 2. Kiểm tra bài cũ: 5'
	Câu hỏi: 1. Thể giới sinh vật đa dạng được thể hiện như thế nào ? Có mấy nhóm sinh vật , kể tên ?
	 2. Nhiệm vụ của sinh học và thực vật học là gì ?
	 3. Vào bài mới : 1'
Thực vật rất đa dạng và phong phú. Vậy chúng có đặc điểm chung gì ? Đó là nội dung của bài học hôm nay.	 
 4. Các hoạt động dạy và học: 38'
TG
NỘI DUNG KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Sự đa dạng và phong phú của thực vật :
-Thực vật đa dạng và phong phú
-Chúng sống ở mọi nơi trên trái đất và thích nghi với các môi trường sống khác nhau.
2. Đặc điểm chung của thực vật:
-Tự tổng hợp được các chất hữu cơ
-Phần lớn không có khả năng di chuyển
-Phản ứng chậm với các kích thích từ bên ngoài.
HĐ1:Hướng dẫn tìm hiểu sự đa dạng và phong phú của thực vật
-Yêu cầu HS quan sát H3.1 đến 3.4 SGK và các tranh ảnh mà mình sưu tầm được.. Thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi tr.11 SGK.
-Gọi 1 đến 3 nhóm trình 
-GV nhận xét và tiểu kết:
 +TV sống hầu hết ở mọi nơi trên trái đất: ở vùng nhiệt đới, ôn đới, trung du, đồng bằng, miền núi
 +Môi trường sống: trong nước, trên mặt nước, trên mặt đất.
-Yêu cầu HS rút ra kết luận về thực vật
→GV nhận xét và chốt lại 
-Gọi 1 HS đọc phần thông tin mục £SGK để biết về số lượng loài thực vật trên trái đất và ở Việt Nam.
HĐ2: Hướng dẫn tìm hiểu đặc điểm chung của thực vật.
-Yêu cầu HS làm bài tập mục s tr.11SGK
-GV treo bảng phụ lên bảng. Gọi 1 đến 5 HS lên điền vào bảng.
-Yêu cầu HS nhận xét 2 hiện tượng ở trang 11 SGK.
-Yêu cầu HS rút ra kết luận về đặc điểm chung của thực vật từ việc điền bảng và nhận xét 2 hiện tượng.
-GV nhận xét và chốt lại 
HĐ3: Tổng kết và dặn dò
*Tổng kết:
-Gọi 1 HS đọc phần kết luận 
-Gọi 1 HS đọc phần "Em có biết"
-Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi 1, 2 và 3 trang 12 SGK
*Dặn dò:
-Học bài, xem trước bài 4. Có phải tất cả thực vật đều có hoa ?
-Làm bài tập 1, 2, 3 vào vở BT
-Chuẩn bị mộ số cây: cây dương xỉ, cây hoa cúc, cây cải, rau bợ....
HĐ1:Tìm hiểu sự đa dạng và phong phú của thực vật
-HS quan sát theo cá nhân.
-Thảo luận nhóm để đưa ra ý kiến thống nhất.
-Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nghe, nhận xét và bổ sung.
-Theo dõi
-HS rút ra kết luận về thực vật.
-HS đọc thông tin →thu nhận kiến thức.
HĐ2: Tìm hiểu đặc điểm chung của thực vật
-HS kẻ bảng s tr.11 SGK và lam vào vở bài tập
-HS lên điền các nội dung
-HS suy nghĩ, rút ra nhận xét.
+Động vật có khả năng di chuyển còn thực vật thì không
+Thực vật phản ứng chậm với kích thích từ môi trường.
-HS suy nghĩ, rút ra kết luận
Tiết 3: Bài 4- CÓ PHẢI TẤT CẢ THỰC VẬT ĐỀU CÓ HOA ?
Thời gian: 45 phút
	I.Mục tiêu:
	 1.Kiến thức:
	 -Biết quan sát, so sánh để phân biệt được cây có hoa và cây không có hoa dựa vào đặc điểm của cơ quan sinh sản
	 -Phân biệt được cây một năm và cây lâu năm.
	 2.Kỹ năng:
	 Rèn kỹ năng quan sát, so sánh.
	 3.Thái độ:
	 Giáo dục ý thức bảo vệ chăm sóc thực vật.
	II.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
	 1.Chuẩn bị của giáo viên:
	 - Tranh vẽ phóng to H 4.1, 4.2 SGK
	 - Một số mẫu cây có hoa, quả như cà, ớt, đậu....
	 2.Chuẩn bị của học sinh:
	 - Xem trước bài 4. Có phải tất cả thực vật đều có hoa ?
	 - Chuẩn bị một số cây: cây cải, cây dương xỉ, rau bợ...
	 - Sưu tầm tranh ảnh một số cây có hoa, không có hoa, cây một năm, lâu năm.
	III.Phương pháp:
	 -Phương pháp trực quan.
	 -Phương pháp vấn đáp
	 -Phương pháp thảo luận nhóm.
	IV.Các hoạt động dạy và học:
	 1. Ổn định và tổ chức lớp: 1'
	 2. Kiểm tra bài cũ: 5'
	Câu hỏi: 1. Sự đa dạng và phong phú của thực vật được thể hiện ở đặc điểm nào?
	 2. Đặc điểm chung của thực vật là gì ?
	 3. Vào bài mới : 1'
	Thực vật có một số đặc điểm chung nhưng nếu quan sát kĩ các em sẽ nhận ra sự khác nhau giữa chúng. Bài học hôm nay sẽ giúp ta tìm hiểu sự khác nhau đó.
	 4. Các hoạt động dạy và học: 38'
TG
NỘI DUNG KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Thực vật có hoa và thực vật không có hoa:
 a) Các cơ quan của cây và  ... ch riêng từng bộ phận để quan sát các đặc điểm về màu sắc, số lượng
-Cho HS quan sát mô hình hoa
*Yêu cầu các nhóm thực hiện lệnh sSGK, trả lời câu hỏi:
+Nhị hoa gồm những phần nào ? Hạt phấn nằm ở đâu ?
+Nhuỵ gồm những phần nào ? Noãn nằm ở đâu ?
-Gọi các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
-GV nhận xét, đánh giá, nêu đáp án đúng
HĐ2:Hướng dẫn tìm hiểu chức năng các bộ phận của hoa 
-Gọi 1 HS đọc thông tin £ SGK.
-Treo bảng phụ, phát phiếu học tập. Yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành phiếu
-Gọi đại diện các nhóm lên điền vào bảng phụ
-GV nhận xét, nêu đáp án đúng và chốt lại kiến thức.
HĐ3: Tổng kết, dặn dò
* Gọi 1 HS đọc phần kết luận 
- Gọi 1 HS lên chỉ vào mô hình hoa các bộ phận của hoa và nêu chức năng .
* Dặn dò: 
-Học bài, trả lời câu hỏi vào vở bài tập
-Làm bài tập 1 và 2 trang 95SGK
-Soạn bài 29. Các loại hoa
-Chuẩn bị theo nhóm: hoa bí, mướp, dâm bụt, loa kèn, huệ
HĐ1:Tìm hiểu các bộ phận của hoa
*HS trong nhóm quan sát hoa mang đi xác định từng bộ phận của hoa
-Quan sát tranh hoa đối chiếu với tranh để nhận biết các bộ phận của hoa.
-HS trả lời, HS khác bổ sung
-Thực hiện thao tác theo hướng dẫn của GV→ quan sát số lượng, màu sắc.. của lá đài, cánh hoa
-1 HS lên chỉ vào mô hình các bộ phận của hoa
*HS thực hiện thao tác theo hướng dẫn của GV → quan sát, đối chiếu với H28.2 và 28.3, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi.
-Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét và bổ sung
HĐ2:Tìm hiểu chức năng các bộ phận của hoa 
-1HS đọc thông tin
-Thảo luận nhóm hoàn thành phiếu
-Đại diện nhóm lên điền, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
-Theo dõi, chỉnh sữa
-1HS đọc kết luận cuối bài
-1 HS lên chỉ vào mô hình hoa các bộ phận và nêu chức năng
*Bảng phụ:
STT
Các bộ phận chính của hoa
Cấu tạo
Chức năng
1
Đài hoa
Gồm những lá đài, có màu xanh lục
Che chở, bảo vệ
2
Tràng hoa
Gồm những cánh hoa, thường có màu sắc hoặc hương thơm
Che chở, bảo vệ
3
Nhị
Có nhiều hạt phấn mang tế bào sinh dục đực
Sinh sản
4
Nhụy
Có bầu, chứa noãn mang tế bào sinh dục cái
Sinh sản
Tiết 33: Bài 29- CÁC LOẠI HOA
Thời gian: 45 phút
I.Mục tiêu:
	 1.Kiến thức: 
 - Phân biệt được 2 loại hoa: hoa đơn tính và hoa lưỡng tính.
 	 - Phân biệt được 2 cách xếp hoa trên cây, biết được ý nghĩa sinh học của cách xếp hoa thành cụm.
	2.Kỹ năng:	
	 - Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, hoạt động nhóm.
	3.Thái độ:
	 -Giáo dục ý thức yêu thích thực vật, bảo vệ hoa và thực vật
	II.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
	 1.Chuẩn bị của giáo viên:
	 - Tranh phóng to H29.1 đến H29.2 SGK
	 - Mẫu vật: 1 số hoa đơn tính và lưỡng tính, hoa mọc đơn độc, hoa mọc thành cụm
 - Bảng phụ trang 97SGK, phiếu học tập
	2.Chuẩn bị của học sinh:
	 - Kiến thưc bài cũ, soạn bài mới.
	 - Mẫu vật (theo nhóm): hoa đơn tính, lưỡng tính, hoa mọc đơn độc và hoa mọc thành cụm.
III.Phương pháp:	
	 -Phương pháp trực quan.
	 -Phương pháp thảo luận nhóm.
	 -Phương pháp vấn đáp.
	IV.Các hoạt động dạy và học:
	 1. Ổn định và tổ chức lớp: 1' 
	 2. Kiểm tra bài cũ: 5’
 Câu hỏi: Trình bày đặc điểm và chức năng các bộ phận hính của hoa ?
 3. Vào bài mới : 1'	
Hoa của các loại cây rất khác nhau. Để phân chia hoa thành các nhóm, 1 số bạn căn cứ vào bộ phận sinh sản của hoa, có bạn lại dựa vào đặc điểm hay số lượng của cánh hoaCòn chúng ta hãy chọn cách phân chia hoa căn cứ vào bộ phận sinh sản chủ yếu và dựa vào cách xếp hoa trên cây.
 4. Các hoạt động dạy và học: 38'	
TG
NỘI DUNG KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Phân chia các nhóm hoa căn cứ vào bộ phận sính sản chủ yếu của hoa:
Căn cứ vào bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa, có thể chia hoa làm 2 nhóm:
-Hoa lưỡng tính: có đủ nhị và nhuỵ
Ví dụ: hoa bưởi, cam
-Hoa đơn tính: chỉ có nhị (hoa đực), hoặc chỉ có nhụy (hoa cái)
2.Phân chia các nhóm hoa dựa vào cách xếp hoa trên cây:
Căn cứ vào cách xếp hoa trên cây, có thể chia hoa thành 2 nhóm:
-Hoa mọc đơn độc: hoa hống, dâm bụt..
-Hoa mọc thành cụm: hoa cải, cúc
HĐ1:Hướng dẫn phân chia các nhóm hoa căn cứ vào bộ phận sính sản chủ yếu của hoa
-Treo tranh phóng to H29.1SGK 
-Yêu cầu các nhóm đặt hoa lên bàn để quan sát, đối chiêu với hoa ở H 29.1→ thảo luận nhóm điền vào bảng ở vở bài tâp (bảng trang 97 SGK)
-Treo bảng phụ. Gọi HS lên điền
-GV nhận xét, công bố đáp án 
-GV hỏi:
Căn cứ vào bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa, chia hoa làm mấy nhóm ? Kể tên các hoa trong mỗi nhóm ?
-Yêu cầu các nhóm tiếp tục thảo luận hoàn thành bài tập điền từ dưới tr 97 SGK
-Gọi các nhóm báo cáo kết quả thảo luận
-GV cho học sinh hoàn thiện cột cuôi cung của bảng trên
-GV hỏi:
+Dựa vào bộ phận sinh sản có thể chia hoa thành mấy loại ?
+Thế nào là hoa đơn tính, hoa lưỡng tính ?
-GV nhận xét, hưỡng dẫn HS rút ra kết luận
HĐ2:Hướng dẫn phân chia các nhóm hoa dựa vào cách xếp hoa trên cây.
-Gọi 1 HS đọc to phần thông tin £ SGK
-Treo tranh phóng to H29.2 SGK
-Phát phiếu học tâp:
+Thế nào là hoa mọc đơn độc? Nêu ví dụ?
+Thế nào là hoa mọc thành cụm ? Nêu ví dụ ?
+Các hoa mọc thành cụm có tác dụng gì đối với sâu bọ và sự thụ phấn của hoa ?
+Tìm thêm một số ví dụ khác về hoa mọc đơn độc, thành cụm ?
-Gọi các nhóm báo cao kết quả thảo luận
-GV nhận xét, chốt lại kiến thức
HĐ3: Tổng kết ,đặn dò
* Gọi 1 HS đọc phần kết luận 
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1, 2 và 3 SGK
* Dặn dò: 
-Học bài, trả lời câu hỏi vào VBT
-Ôn lại các kiến thức đã học 
HĐ1:Phân chia các nhóm hoa căn cứ vào bộ phận sính sản chủ yếu của hoa
-Quan sát hoa mang đến lớp, đối chiêu với H 29.1 SGK→ thảo luận theo nhóm điền vào bảng 
-Đại diện nhóm lên điền, nhóm khác nhận xét và bổ sung
-HS trả lời,bổ sung: 
2 nhóm: Nhóm 1: có đủ nhị và nhuỵ. Nhóm 2: có nhị hoặc nhuỵ
-Thảo luận nhóm hoàn thành BT điền từ
-Đại diện nhóm trả lời, bổ sung
-HS tự điền vào cột cuối cùng của bảng.
-1-2 HS trả lời, HS khác nhận xét bổ sung
-Theo dõi, rút ra kết luận
HĐ2:Phân chia các nhóm hoa dựa vào cách xếp hoa trên cây
-1 HS đọc to phần thông tin £ SGK
-Quan sát tranh
-Thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi ở phiếu học tập.
-Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét và bổ sung
-1HS đọc kết luận cuối bài
-HS trả lời, HS khác bổ sung
Tiết 34: ÔN TẬP HỌC KÌ I
Thời gian: 45 phút
I.Mục tiêu:
	 1.Kiến thức: 
 -HS nắm vững những kiến thức về hình thái cấu tạo, về sinh lý, sinh thái của các cơ quan thực vật như rễ, thân lá
	 -Vẽ và ghi chú các hình vẽ chính
	2.Kỹ năng:	
	 - Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, nhận xét rút ra kết luận
	3.Thái độ:
	 -Có ý thức bảo vệ thực vật, yêu thích môn học.
	II.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
	 1.Chuẩn bị của giáo viên:
	 - Hệ thống câu hỏi ôn tập
	 - Tranh vẽ tế bào thực vật, rễ, thân, lá.
	 2.Chuẩn bị của học sinh:
 - Ôn lại những kiến thức đã học ở các chương
	III.Phương pháp:
	 -Phương pháp trực quan. 
	 -Phương pháp thảo luận nhóm.
	 -Phương pháp vấn đáp.
	IV.Các hoạt động dạy và học:
	 1. Ổn định và tổ chức lớp: 1' 
	 2. Kiểm tra bài cũ: 5'
	Câu hỏi: Phân biệt hoa đơn tính, hoa lưỡng tính ? Kể tên 3 loại hoa đơn tính và 3 loại hoa lưỡng tính mà em biết ?
	 3. Vào bài mới : 1'. Giới thiệu nội dung ôn tập
 4. Các hoạt động dạy và học: 38'
TG
NỘI DUNG KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Đại cương về giới thực vật.
2.Tế bào thực vật.
3. Rễ:
4.Thân:
5.Lá:
6.Sinh sản sinh dưỡng:
7.Hoa
HĐ1: Chia nhóm. Yêu cầu mỗi nhóm thảo luận một nội dung.
*Hướng dẫn ôn tập kiến thức đại cương về giới thực vật
+Đặc điểm chung của cơ thể sống 
+Đặc điểm chung của thực vật?
+Phân biệt thực vật có hoa và thực vật không có hoa.
*Hướng dẫn ôn tập kiến thức chương tế bào thực vật
+Vẽ hình và ghi chú các bộ phận của tế bào thực vật ? Nêu rõ chức năng ?
+Sự lớnlên và phân chia tế bào
→Kết luận về tế bào thực vật
*Hướng dẫn ôn tập kiến thức chương rễ 
+Có mấy loại rễ ? Cho ví dụ ?
+Rễ gồm mấy miền? Chức năng của mỗi miền ? Nêu cấu tạo, chức năng miền hút của rễ ?
+Nêu vai trò của nước và muối khoáng đối với cây ?
+Kể tên các loại rễ biến dạng và chức năng của chúng ? Cho ví dụ 
→Kết luận chung về chương rễ
*Hướng dẫn ôn tập kiến thức chương thân 
+Thân cây gồm những bộ phận nào ? Có mấy loại thân? Cho ví dụ 
+Thân dài ra và to ra do đâu ?
+Nêu cấu tạo trong của thân non ?
+Kể tên một số loại thân biến dạng và chức năng của chúng đối với cây ?
→Kết luận chung về chương thân
*Hướng dẫn ôn tập kiến thức chương lá
+Cấu tạo ngoài và cấu tạo trong của lá.
+Quá trình quang hợp, hô hấp và sự thoát hơi nước quan lá.
+Biên dạng của lá
→Kết luận chung về chương lá
*Hướng dẫn ôn tập kiến thức chương sinh sản sinh dưỡng
-Các hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên và sinh sản sinh dưỡng do người.
*Hướng dẫn ôn tập kiến thức chương hoa
-Cấu tạo và chức năng các bộ phận chính của hoa
-Các loại hoa
HĐ2: Tổng kết, dặn dò
*Chốt lại các kiến thức trọng tâm.
*Soạn, trả lời các câu hỏi ôn tập vảo vở.
*Dặn dò: ôn lại bài các bài đã học.
*Ôn tập kiến thức đại cương về giới thực vật
-Học sinh thảo luận theo nhóm theo nội dung câu hỏi.
-Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét ,bổ sung
*Ôn tập kiến thức chương tế bào thực vật
-Học sinh thảo luận theo nhóm theo nội dung câu hỏi.
-Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét ,bổ sung
*Ôn tập kiến thức chương rễ
-Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi
-Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
*Ôn tập kiến thức chương thân
-Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi
-Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
*Ôn tập kiến thức chương lá
-Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi
-Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
*Ôn tập kiến thức chương sinh sản sinh dưỡng
-Thảo luận nhóm trả lời 
-Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung
*Hướng dẫn ôn tập kiến thức chương hoa
-Thảo luận nhóm trả lời -Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung
Tiết 35: KIỂM TRA HỌC KÌ I
Thời gian: 45 phút
I.Mục tiêu:
	 1.Kiến thức: 
 -Kiểm tra kiến thức HS đã học trong các bài thuộc các chương tế bào thực vật, rễ, thân, lá. Qua đó giúp HS thấy được kết quả học tập, rút kinh nghiệm trong học tâp. Đồng thời giúp Giáo viên rút kinh nghiệm trong giảng dạy
	2.Kỹ năng:	
	 -Phân tích kiến thức, so sánh ¦làm bài tốt
	3.Thái độ:
	 -Trung thực, tự giác trong kiểm tra.
	 -Yêu thích môn học
	II.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
	 1.Chuẩn bị của giáo viên:
	 Đề kiểm tra + Đáp án 
	 2.Chuẩn bị của học sinh:
 - Ôn lại các bài đã học 
 III. Tiến trình lên lớp:
1.Ổn định lớp
2.Phổ biến các quy định trong kiểm tra
2.Phát đề kiểm tra cho học sinh
3.Theo dõi học sinh làm bài
4.Thu bài
 *NỘI DUNG ĐỀ KIỂM TRA:

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Sinh 6 Ca nam Moi.doc