Giáo án lớp 6 môn học Sinh học - Tiết 1 - Bài 1: Đặc điểm cơ thể sống nhiệm vụ của sinh học

Giáo án lớp 6 môn học Sinh học - Tiết 1 - Bài 1: Đặc điểm cơ thể sống nhiệm vụ của sinh học

Mục tiêu:

- Nắm được đặc điểm cơ thể sống , phân biệt vật sống và không sống

- Tầm quan trọng của bộ môn Sinh học, nhiệm vụ của nó

- Rèn luyện kĩ năng quan sát, so sánh

- Giáo dục tinh thần ham học, yêu thích bộ môn, có thái độ bảo vệ và cải tạo thực vật

II. Phương tiện:

- Tranh vẽ (hoặc vật mẫu) một số vật sống và không sống

- Phiếu học tập hoặc vở bài tập

III. Hoạt động dạy học:

1/ Kiểm tra sĩ số lớp: 6a1:

 

doc 144 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1105Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 6 môn học Sinh học - Tiết 1 - Bài 1: Đặc điểm cơ thể sống nhiệm vụ của sinh học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày Giảng: 6A1:
Tiết 1. Bài 1: ĐẶC ĐIỂM CƠ THỂ SỐNG
 NHIỆM VỤ CỦA SINH HỌC
I. Mục tiêu:
- Nắm được đặc điểm cơ thể sống , phân biệt vật sống và không sống
- Tầm quan trọng của bộ môn Sinh học, nhiệm vụ của nó
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, so sánh
- Giáo dục tinh thần ham học, yêu thích bộ môn, có thái độ bảo vệ và cải tạo thực vật
II. Phương tiện:
- Tranh vẽ (hoặc vật mẫu) một số vật sống và không sống
- Phiếu học tập hoặc vở bài tập
III. Hoạt động dạy học:
1/ Kiểm tra sĩ số lớp: 6a1:
2/ Bài cũ: không kiểm tra thay vào giới thiệu bộ môn, giới thiệu bài
3/ Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ 1(13’): nhận dạng vật sống và vật không sống
Hướng dẫn quan sát vật mẫu (hoặc tranh ảnh), cho phân làm hai nhóm và nêu đặc điểm nỗi bật của từng nhóm.
Cho làm bài tập so sánh:
Vật không sống
Vật sống
Bổ sung hoàn thiện bài tập và kết luận
I. Nhận dạng vật sống và vật không sống
- quan sát vật mẫu, trao đổi thực hiện chia nhóm và nêu được:
Nhóm 1: gồm các vật có sự sống
nhóm 2: gồm các vật không sống
- Làm bài tập:
Vật không sống
Vật sống
- không có sự trao đổi chất với môi trường
- không có sự sinh trưởng , sinh sản
- có sự trao đổi chất với môi trường
- có sự sinh trưởng , sinh sản
Kết luận : vật chất quanh ta bao gồm vật sống và không sống
HĐ 2(10’): Tìm hiểu đặc điểm của cơ thể sống
Hướng dẫn làm bài tập SGK đánh dấu +(có) hoặc – (không có) vào chổ trống theo bảng ở sách giáo khoa
Công bố đáp án bổ sung và sửa sai
Nêu câu hỏi: Một cơ thể sống có đặc điểm gì?
Hoàn thiện kiến thức đi đến kết luận
II. Đặc điểm của cơ thể sống
- Tư duy độc lập và làm bài tập trên phiếu hoặc trong vở bài tập
- Tư duy trả lời câu hỏi:
Một cơ thể sống có đặc điểm:
Có sự trao đổi chất với môi trường
Sinh trưởng, phát triển và sinh sản
Kết luận:
Một cơ thể sống có đặc điểm:
Có sự trao đổi chất với môi trường
Sinh trưởng, phát triển và sinh sản
HĐ 3(10’): Tìm hiểu sinh vật trong tự nhiên
a/ Sự đa dạng của thế giới sinh vật
Hướng dẫn làm bài tập SGK
Công bố đáp án, nêu câu hỏi: em rút ra kết luận gì về thế giới sinh vật?
b/ Các nhóm sinh vật trong tự nhiên:
treo tranh vẽ hoặc vật mẫu giới thiệu bốn nhóm sinh vật thường gặp
Tích hợp GDMT: thế giới sinh vật có quan hệ mật thiết với con người đặc biết là thực vật, cấn phải biết bảo vệ và cải tạo chúng
III. Sinh vật trong tự nhiên
a/ Sự đa dạng của thế giới sinh vật
Trao đổi nhóm thống nhất đáp án
Góp ý bổ sung
Tư duy độc lập trả lời câu hỏi: thế giới sinh vật phong phú và đa dạng
b/ Các nhóm sinh vật trong tự nhiên:
quan sát và nắm bắt các nhóm sinh vật thường gặp
Kết luận: sinh vật trong tự nhiên rất phong phú và đa dạng, bao gồm các nhóm: Vi khuẩn, nấm, thực vật , động vật
HĐ 4(5’): Tìm hiểu nhiệm vụ của sinh học
Cho học sinh đọc thông tin, nêu câu hỏi: từ thông tin trên hãy cho biết nhiệm vụ của sinh học là gì?
IV. Nhiệm vụ của sinh học
- Đọc thông tin SGK, trả lời câu hỏi:
Nghiên cứu đặc điểm cấu tạo, các điều kiện sống của sinh vật từ đó tìm cách sử dụng hợp lí để phục vụ cho con người
Kết luận: Nghiên cứu đặc điểm cấu tạo, các điều kiện sống của sinh vật từ đó tìm cách sử dụng hợp lí để phục vụ cho con người
IV. Kiểm tra - đánh giá(5’):
Cho hs kể tên một số loài sinh vật sống ở 4 loại môi trường khác nhau
Làm bài tập 3/ sgk/9
V. Dặn dò.(2’):
Chuẩn bị bài mới: Đặc điểm chung của thực vật , kẽ sẵn phiếu học tập bảng ờ sgk trang 11
Ngày Soạn:
Ngày giảng: 6A1:
Tiết 2. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA THỰC VẬT
Tuần 1
 I. Mục tiêu:
Kiến thức:
Học sinh nắm được đặc điểm chung của thực vật.
Tìm hiểu sự đa dạng của thực vật.
2. Kĩ năng:
Quan sát so sánh.
Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, bảo vệ thực vật.
 II.Phương tiện:
Tranh ảnh khu rừng, vườn cây, sa mạc, hồ nước.
Bảng phụ sách giáo khoa trang 11.
 III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra sĩ số: 6A1:
1/ Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra
2/ Bài mới
Mở bài(1’): Các em quan sát xung quanh nơi ta ở, dù đây là thành phố nhưng cũng có rất nhiều loại cây, có cây to, cây nhỏ, cây sống lâu năm và có cây chỉ sống một vài năm hoặc ít hơn rồi chết. Tuy nhiên chúng lại có những đặc điểm chung đặc trưng cho giới thực vật.Vậy đó là những đặc điểm gì ?. Ta tìm hiểu trong bài này.
Hoạt động 1(17’): Sự đa dạng và phong phú của thực vật.
Mục tiêu: Học sinh thấy được sự đa dạng và phong phú của thực vật.
Cách thực hiện:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát các hình trong SGK/10 và quan sát các tranh ảnh của giáo viên và học sinh đã chuẩn bị.
Giáo viên nhấn mạnh những điều cần chú ý trong tranh.
+ Nơi sống
+ Tên thực vật
+ Mật độ cây ở từng khu vực
Giáo viên hướng dẫn học sinh hoạt động theo nhóm, thảo luận để trả lời các câu hỏi trong SGK/11. Có thể cho từng nhóm trình bày – các nhóm khác nhận xét bổ sung.
Cho hs rút ra kết luận về thực vật
Tích hợp GDMT: sự đa dạng và phong phú của thực vật có ý nghĩa quan trọng đối với môi trường do vậy cần phải biết bảo vệ thực vật
Học sinh quan sát tranh 3.1,3.2,3.3, 3.4 SGK/10 và các tranh ảnh khác.
Học sinh hoạt động theo nhóm dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Trình bày trước lớp các câu trả lời các nhóm khác nhận xét bổ sung.
Rút ra kết luận về thực vật.
Tiểu kết: Thực vật trong tự nhiên rất đa dạng và phong phú.
Hoạt động 2(20’): Đặc điểm chung của thực vật.
Mục tiêu: Học sinh nắm được những đặc điểm chung của thực vật.
Cách thực hiện:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập SGK/11 vào vở.
Giáo viên gọi một học sinh lên điền vào bảng phụ.
Giáo viên cho học sinh nhận xét về các hiện tượng – rút ra kết luận về các đặc điểm chung của thực vật.
Cho học sinh đọc phần thông tin SGK/11 để biết được các yếu tố cần thiết giúp cây xanh có thể tạo ra chất hữu cơ.
Học sinh kẻ bảng SGK/11 vào vở, hoàn thành các nội dung.
Học sinh lên điền vào bảng phụ.
Học sinh thực hiện lệnh, trả lời câu hỏi, các học sinh khác bổ sung rút ra kết luận.
Học sinh đọc phần thông tin DGK/11
Tiểu kết:
- Tự tổng hợp được chất hữu cơ.
- Không có khả năng di chuyển.
Phát triển ,sinh sản, có khả năng phản ứng chậm với các kích thích từ bên ngoài.
Kiểm tra - đánh giá(5’) :
Thực vật sống ở những nơi nào trên trái đất? Em có nhận xét gì về nơi sống của thực vật?
Đặc điểm chung của thực vật là gì? Cho ví dụ về một số loại thực vật có ích?
Hoạt động nối tiếp(2’):
Làm hoàn tất các bài tập trong sách bài tập.
Chuẩn bị tranh cây hoa hồng, hoa cải, mẫu vật: cây dương xỉ, cây cỏ.
Ngày soạn:
Ngày giảng: 6A1:
Tiết 3 CÓ PHẢI TẤT CẢ CÁC THỰC VẬT ĐỀU CÓ HOA? 
Tuần 2
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức:
Học sinh biết cách quan sát, so sánh để phân biệt được cây có hoa và cây không có hoa dựa vào đặc điểm của cơ quan sinh sản.
Phân biệt được cây một năm và cây lâu năm.
2. Kĩ năng:
Quan sát so sánh.
Trực quan, thảo luận.
3. Thái độ:
Giáo dục bảo vệ và chăm sóc thực vật.
II. Phương tiện:
Tranh vẽ phóng to hình 4.1, 4.2 sách giáo khoa.
Mẫu cây cà chua, cây đậu có cả hoa, quả hạt.
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra sĩ số: 6A1:
2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.
Mở bài: Thực vật trong tự nhiên rất đa dạng và phong phú, vậy có phải tất cả các thực vật đều có hoa? Ta sẽ tìm hiểu vấn đề này trong bài học hôm nay.
Hoạt động 1(20’): Thực vật có hoa và thực vật không có hoa.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giáo viên treo tranh 4.1 sgk/13 hướng dẫn học sinh quan sát.
Cho học sinh hoạt động cá nhân, thực hiện lệnh trong sách giáo khoa trang 13. Tìm hiểu các cơ quan của cây cải.
Giáo viên đặt câu hỏi:
+ Cây cải có những cơ quan nào? Chức năng của từng loại cơ quan đó?
+ Cơ quan sinh sản gồm những bộ phận nào?
+ Cơ quan sinh dưỡng gồm những bộ phận nào?
Giáo viên hướng dẫn cho học sinh quan sát tranh 4.2 sgk/14 cùng mẫu vật.
Treo bảng phụ trang 13, cho học sinh thảo luận theo nhóm – 1-3 nhóm lên trình bày.
Lưu ý: Cho học sinh quan sát kĩ một số cây mà các em chưa rõ. Ví dụ cây dương xỉ không có hoa nhưng có cơ quan sinh sản đặc biệt.
Đặt câu hỏi: thực vật được chia làm mấy nhóm? Căn cứ vào đâu để chia thực vật vào các nhóm đó?
Tích hợp GDMT: cây xanh có hoa đã tô thêm vẽ đẹp thiên nhiên do vậy cần biết bảo vệ và trông cây xanh
Cho học sinh điền từ khuyết để thực hiện lệnh trong sách giáo khoa.
Học sinh quan sát tranh hoạt động cá nhân.
học sinh thực hiện lệnh trong sách giáo khoa.
Học sinh trả lời các câu hỏi của giáo viên.
Học sinh quan tranh, mẫu vật.
Hoàn thành bảng phụ hình 4.2 đại diện nhóm lên trình bày, các nhóm khác bổ sung.
Học sinh đọc phần thông tin sách giáo khoa.
Trả lời các câu hỏi của giáo viên.
Học sinh thực hiện lệnh trong sách giáo khoa.
Tiểu kết:
Cơ thể thực vật có hoa gồm hai loại cơ quan:
+ Cơ quan dưỡng giữ chức năng nuôi dưỡng cây.
+ Cơ quan sinh sản giữ chức năng sinh sản duy trì và phát triển nòi giống.
Thực vật phân làm hai nhóm: cây có hoa và cây không có hoa
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 2(15’): Cây một năm và cây lâu năm.
Giáo viên ghi lên bảng một số cây như: cây lúa, ngô, đậu gọi là cây một năm. Cây hồng xiêm, mít, mận gọi là cây lâu năm.
Đặt câu hỏi: Tại sao lại gọi như vậy?
Giáo viên hướng dẫn học sinh chú ý đến thời gian sống và việc các cây đó ra hoa kết quả bao nhiêu lần trong đời.
Cho học sinh thảo luận.
I. Cây một năm và cây lâu năm.
Học sinh thảo luận nhóm, ghi kết quả.
Học sinh thảo luận theo hướng cây đó ra hoa kết quả bao nhiêu lần trong đời để phân biệt cây một năm và cây lâu năm.
Rút ra kết luận.
Tiểu kết:
Cây một năm là cây sống không quá một năm
Cây lâu năm là cây sống được nhiều năm
4. Kiểm tra - đánh giá (8’):
Thế nào là thực vật có hoa và thực vật không có hoa?
Đọc mục em có biết?
Làm bài tập 2 sách bài tập/ 11.
Hướng dẫn học sinh làm bài tập nâng cao sách bài tập/12
5. Hoạt động nối tiếp(2’):
Làm hoàn tất các bài tập trong sách bài tập.
Chuẩn bị một số cụm rêu tường.
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 4 Thực hành
Tuần 2 KÍNH LÚP, KÍNH HIỂN VI VÀ CÁCH SỬ DỤNG
I.Mục tiêu:
Kiến thức:
HS nhận biết được các bộ phận của kính lúp và KHV.
Biết cách sử dụng kính lúp và KHV.
Kĩ năng:
Rèn kỹ năng thực hành.
Thái độ:
Có ý thức giữ gìn và bảo vệ kính lúp, KHV.
II.Phương tiện:
GV: kính lúp cầm tay, KHV, mẫu: 1 vài bông hoa, rễ nhỏ.
HS: 1 đám rêu, rễ hành.
III.Hoạt động dạy học:
Mở bài:
Trong thế giới chúng ta có những vật mà ta có thể nhìn thấy được bằng mắt thường, nhưng những vật bé xíu như vi khuẩn hay 1 tế bào thì làm thế nào có thể quan sát được? Để trả  ... ệp lục. Là những tế bào không có vách ngăn
- Dinh dưỡng bằng hình thức hoại sinh: phân hủy các chất hữu cơ
- Sinh sản vô tính bằng bào tử
2. Một vài loại mốc khác:
Nắm bắt thông tin thấy được ứng dụng trong sản xuất.
Kết luận:
- Sợi nấm phân nhiều nhánh, là những tế bào không có vách ngăn trong suốt không màu, không có diệp lục. 
- Dinh dưỡng bằng hình thức hoại sinh: phân hủy các chất hữu cơ
- Sinh sản vô tính bằng bào tử
II. HĐ 2(15’): Tìm hiểu về nấm rơm
Giới thiệu: đây là loại nấm thường gặp trên các đống rơm rạ sau khi gặt xong để ủ đống giữa đồng và cũng được nông dân trồng bán
Hướng dẫn quan sát tranh ảnh hay vật mẫu
Xác định các bộ phận của nấm
Nêu câu hỏi:
1. Cơ quan sinh dưỡng của Nấm rơm có cấu tạo như thế nào?
2. Cấu tạo của cơ quan sinh sản? Hình thức sinh sản?
Đánh giá – bổ sung và kết luận
II. Nấm rơm
Quan sát, xác định các bộ phận
Nắm bắt thông tin SGK trả lời câu hỏi:
Cơ quan sinh dưỡng: Là những sợi nấm gồm nhiều tế bào có vách ngăn , không có diệp lục
Cơ quan sinh sản: gồm mũ nấm năm trên cuống nấm. Mặt dưới mũ nấm có các phiến mỏng chứa nhiều bào tử
Sinh sản vô tính bằng bào tử
Kết luận:
- Cơ quan sinh dưỡng: Là những sợi nấm gồm nhiều tế bào có vách ngăn , không có diệp lục
Cơ quan sinh sản: gồm mũ nấm năm trên cuống nấm. Mặt dưới mũ nấm có các phiến mỏng chứa nhiều bào tử
Sinh sản vô tính bằng bào tử
IV. Kiểm tra - đánh giá(8’):
Trả lời câu hỏi:
1/ Nấm có đặc điểm gì giống Vi khuẩn?
Tế bào không có chứa diệp lục nên không có khả năng tự dưỡng
Đều có hình thức sinh sản vô tính
2/ Nấm giống và khác tảo ở điểm nào?
- Giống nhau: Cơ thể có cấu tạo đơn giản chưa phân hóa thành rễ, thân lá
- Khác nhau: tảo có chứa diệp lục sống tự dưỡng còn nấm không có sống dị dưỡng
V. Hoạt động nối tiếp(2’):
Chuẩn bị bài mới: “ B- Đặc điểm sinh học và tầm quan trọng của Nấm”
Tiết 63: NẤM( tiếp theo)
B- ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA NẤM
I.Mục tiêu:
- Nắm được đặc điểm sinh học của nấm
- Giáo dục bảo vệ đa dạng của nấm
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, liên hệ thực tế
II. Phương tiện:
- Tranh vẽ hoặc vật mẫu một số loài nấm có ích và có hại(nếu có)
III. Tiến trình:
1/ Bài cũ(5’):
Trình bày đặc điểm cấu tạo của nấm rơm và nấm mốc trắng.
2/ Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ 1(15’): Tìm hiểu đặc điểm sinh học của nấm
Hướng dẫn thảo luận trả lời câu hỏi SGK
Tại sao khi gây mốc trắng chỉ cần để cơm hoặc bánh mì ở nhiệt độ trong phòng và vẩy thêm một ít nước?
Tại sao quần áo, đồ đạc lâu ngày không phơi nắng hoặc để nơi ẩm thường hay bị mốc?
Tại sao trong chổ tối nấm vẫn phát triển được? 
1/ Điều kiện phát triển của nấm.
Nêu câu hỏi : Để cho nấm phát triển cần những điều kiện nào?
Giáo dục: Việc bảo quản đồ dùng, quần áo
2/ Cách dinh dưỡng:
Cho HS độc thông tin sau đó hoàn thành sơ đồ trắc nghiệm:
 ...................
Các hình thức dinh dưỡng ..................
 ...................
Hoàn thành kiến thức tiểu kết
I. Đặc điểm sinh học
Trao đổi thảo luận thống nhất câu trả lời, nêu được:
Vì đủ độ ẩm và nhiệt độ nấm mốc sẽ phát triển
Quần áo bẩn để nơi ẩm sẽ tạo điều kiện thích hợp cho sự phát triển của nấm
Vì nấm dinh dưỡng theo lối hoại sinh nên không cần ánh sáng.
1/ Điều kiện phát triển của nấm.
Thông qua bài tập rút ra kết luận:
Cần chất hữu cơ, nhiệt độ và độ ẩm thích hợp
2/ Cách dinh dưỡng:
Nắm bắt thông tin trả lời:
Hoại sinh ( phân hủy chất hữu cơ)
Kí sinh (sống bám trên cơ thể sống khác)
Cộng sinh ( hợp tác giữa tảo và nấm)
Kết luận:
1/ Điều kiện phát triển của nấm:
Để nấm phát triển cần chất hữu cơ, nhiệt độ và độ ẩm thích hợp
2/ Cách dinh dưỡng:
- Gồm các hình thức: Hoại sinh, cộng sinh và kí sinh
HĐ 2(18’): Tìm hiểu tầm quan trọng của nấm
1/ Nấm có ích:
 Cho học sinh thao khảo bảng công dụng SGK, nêu câu hỏi:
- Nấm có những ích lợi gì? Lấy ví dụ minh họa
Tích hợp GDMT:
Cần bảo vệ đa dạng của nấm, nhằm bảo vệ đa dạng thực vật
2/ Nấm có hại:
Quan sát tranh vẽ hoặc vật mẫu , nêu câu hỏi:
- Nấm có hại như thế nào?
Nhấn mạnh: một số loài nấm độc nếu ăn phải sẽ bị ngộ độc có thể dẫn đến tử vong do đó khi sử dụng nấm cấn phải thận trọng tuyệt đối không ăn các loài nấm chưa rỏ về nguồn gốc
II. Tầm quan trọng của nấm
1/ Nấm có ích:
Tham khảo thông tin liên hệ thực tế trả lời câu hỏi:
 Phân hủy chất hữu cơ tạo khoáng cho đất
 Ứng dụng trong sản xuất chế biến (nấm men...)
 Làm thức ăn (nấm rơm ...)
 Làm thuốc ( linh chi...)
2/ Nấm có hại:
Nắm bắt thông tin tư duy độc lập trả lời câu hỏi:
Gây bệnh
Làm hỏng thức ăn đồ uống, đồ dùng...
Một số loài nấm độc có thể gây tử vong
Kết luận:
1/ Nấm có ích:
 Phân hủy chất hữu cơ tạo khoáng cho đất
 Ứng dụng trong sản xuất chế biến 
 Làm thức ăn
 Làm thuốc chữa bệnh
2/ Nấm có hại:
Gây bệnh
Làm hỏng thức ăn đồ uống, đồ dùng...
Một số loài nấm độc có thể gây tử vong
IV. Kiểm tra – đánh giá(5’):
- Trả lời các câu hỏi:
1/ Nấm hoại sinh có vai trò gì trong tự nhiên?
2/ Vì sao nấm không thể tự dưỡng được
V. Hoạt động nối tiếp(2’):
Chuẩn bị cho bài mới: Địa Y
Sư tầm vật mẫu bằng cách quan sát trên thân các cây trong vườn nhà, chú ý ở những cây thân gổ to.
Tiết 64: ĐỊA Y
I. Mục tiêu:
- Nắm được đặc điểm cấu tạo, vai trò của địa y trong tự nhiên và đời sống con người.
- Rèn luyện kỹ năng quan sát
- Giáo dục ý thức tự tìm tòi, nghiên cứu
II. Phương tiện:
- Tranh vẽ hay vật mẫu về địa y
III. Tiến trình:
1/ Bài cũ(5’):
- Trình bày tầm quan trọng của nấm trong tự hiên và trong đời sống con người?
2/ Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ 1(18’): Quan sát hình dạng, cấu tạo của địa y
Hướng dẫn quan sát vật mẫu hoặc tranh vẽ, xác định các sợi nấm và tảo 
Nêu điểm khác biệt giữa tảo và nấm để nhận diện.
Cho hs quan sát hình 52.1/sgk và mô tả hình dạng ngoài của địa y
- Trình bày cấu tạo của địa y
- Bổ sung và hoàn thiện kiến thức
I. Quan sát hình dạng và cấu tạo
Quan sát tranh vẽ hoặc vật mẫu mô tả hình dạng của địa y:
Hình vảy gồm các bản mỏng dính chặt vào vỏ cây hoặc phân nhánh như một cành cây nhỏ
Cấu tạo: bao gồm các tế bào tảo màu xanh nằm xen lẫn với những sợi nấm chằng chịt không màu
Kết luận:
- Hình dạng: Hình vảy gồm các bản mỏng dính chặt vào vỏ cây hoặc phân nhánh như một cành cây nhỏ
- Cấu tạo: Bao gồm các tế bào tảo màu xanh nằm xen lẫn với những sợi nấm chằng chịt không màu
HĐ 2(17): Tìm hiểu về vai trò của địa y
Nêu câu hỏi:
- Trong tự nhiên địa y có vai trò gì?
- Đối với con người, Địa y có ích lợi gì?
Hoàn thiện kiến thức
II. Vai trò	
Nắm bắt thông tin trả lời câu hỏi:
Tiên phong mở đường cho việc khai phá những vùng đất mới
Làm thức ăn cho một số loài động vật
Làm nguyên liệu chế biến trong công nghiệp( rượu, nước hoa, phẩm nhuộm...)
Kết luận:
“Tiên phong mở đường” cho việc khai phá những vùng đất mới
Làm thức ăn cho một số loài động vật
- Làm nguyên liệu chế biến trong công nghiệp( rượu, nước hoa, phẩm nhuộm...)
IV. Kiểm tra – đánh giá(4’):
- Địa y có những dạng nào? Chúng thường mọc ở đâu?
V. Hoạt động nối tiếp(1’):
- Làm và xem lại các bài tập chương VIII, IX, X
Tiết 65: BÀI TẬP
I. Mục tiêu:
- Hệ thống hoá kiến thức đã học đồng thời mở rộng và liên hệ thực tế trong đời sống.
- Rèn luyện kỹ năng tổng hợp, phân tích.
- Giáo dục ý thức bảo vệ đa dạng thực vật.
II. Phương tiện:
1/ Vật mẫu: Cây rêu, cây duơng xỉ, nhánh thông, nấm, địa y
2/ Tranh ảnh: sơ đồ phát triển giới thực vật
III. Tiến trình:
1/ Bài cũ: Không kiểm tra
2/ Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ 1(38'): Trả lời các câu hỏi mở rộng
Hướng dẫn quan sát cây rêu, nêu câu hỏi:
1/ Tại sao rêu ở cạn nhưng chỉ sống đuợc ở những nơi ẩm ướt?
Cho HS quan sát cây dương xỉ, hướng dẫn so sánh cơ quan sinh dưỡng so với rêu, nêu câu hỏi:
2/ So sánh cơ quan sinh duỡng của rêu và dương xỉ, cây nào có cấu tạo phức tạp hơn?
Hướng dẫn quan sát vật mẫu nhánh thông
Hướng dẫn quan sát nón thông và bào tử dưới mặt lá của dương xỉ, nêu câu hỏi:
3/ So sánh đặc điểm cấu tạo và sinh sản của cây thông và cây duơng xỉ?
Giới thiệu: chiếm ưu thế hơn cả là cây hạt kín rất phong phú và đa dạng thích nghi với nhiều môi trường sống khác nhau. Nêu câu hỏi:
4/ Vì sao thực vật hạt kín phát triển phong phú và đa dạng như ngày nay?
Cho hs quan sát sơ đồ phát triển gới thực vật, nêu câu hỏi:
5/ Cho biết ý nghĩa của cây phát sinh giới thực vật?
6/ Vì sao phải tích cực trồng cây xanh?
7/ Tại sao thức ăn bị ôi thiu? Muốn giữ thức ăn không bị thiu thì phải làm như thế nào?
8/ Kể tên một số loài nấm có ích và có hại cho con người?
I. Sửa bài tập:
Quan sát vật mẫu cây rêu, nắm lại kiến thức cơ bản trả lời câu hỏi:
Vì các cơ quan phân hoá chưa hoàn thiện, rễ chưa có mạch dẫn khả năng hút nuớc và khoáng còn yếu do đó chỉ thích nghi với môi truờng ẩm ướt
Quan sát và so sánh rút ra câu trả lời:
Cây Dương xỉ có cấu tạo phức tạp hơn vì đã có rễ thực sự, có mạch dẫn khả năng hút nước hoàn thiện hơn
Quan sát vật mẫu trả lời câu hỏi:
Cấu tạo:
Cây thông
Thân gổ lớn
Lá kim
Rễ cọc
Cây dương xỉ
Thân nhỏ
Lá chi làm nhiều thuỳ
Rễ chùm
Sinh sản:
Cây thông
Có nón đực và nón cái, hạt lộ ra ngoài
Cây dương xỉ
Có túi bào tử đựng bào tử
Tư duy trả lời:
Vì thực vật hạt kín có nhiều ưu điểm tiến hoá cụ thể:
cơ quan sinh dưỡng phát triển đa dạng có mạch dẫn hoàn thiện
cơ quan sinh sản đa dạng thích nghi với nhiều lối thụ phấn, hạt được bảo vệ tốt trong quả đảm bảo cho sự phát triển của cây con
Quan sát tư duy trả lời:
Giới thực vật có chung một nguồn gốc tuy nhiên phát triển và tiến hoá theo nhiều hướng khác nhau
Càng lên cao thì càng có cấu tạo hoàn thiện hơn
Vì cây xanh có vai trò quan trọng trong việc điều hoà khí hậu chống ô nhiễm môi trường, chống xói mòn, hạn hán, lũ lụt. Bên cạnh đó cây xanh cung cấp cho con người nhiều nguyên liệu phục vụ cho đời sống, sinh hoạt
Thức ăn bị ôi thiu là do nấm phát triển phân huỷ thức ăn => làm hư hỏng ôi thiu. Muốn cho thức ăn không bị ôi thiu cần có phương pháp bảo quản không cho nấm xâm nhập và phân huỷ( cất đậy cẩn thận, thường xuyên hâm nóng...)
Nấm có ích: nấm mèo, nấm mối, nấm rơm, linh chi...
Nấm có hại: nấm móc, nấm độc...
IV. Kiểm tra – đánh giá(2'):
Giáo dục ý thức bảo vệ đa dạng sinh học: Thực vật phong phú về loài, đa dạng về môi trường sống . Thực vật có vai trò quan trọng đối với thiên nhiên và con người. Bên cạnh đó còn tạo nên vẽ đẹp để con người chiêm ngưỡng mỗi chúng ta cần có ý thức bảo vệ và gìn giữ thiên nhiên.
V. Hoạt động nối tiếp(5'):
Chuẩn bị cho tiết ôn tập để kiểm tra học kỳ II
Thông báo nội dung ôn tập của PGD

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an dinh hoc 6.doc