1. HS nắm được thế nào là siêng năng, kiên trì. Các biểu hiện và ý nghĩa của siêng năng, kiên trì.
2. Quyết tâm rèn luyện siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động và các hoạt động khác.
3. Có khả năng tự rèn luyện tính siêng năng và phác thảo được kế hoạch vượt khó, kiên trì, bền bỉ trong học tập, lao động,.để trở thành người tốt.
II.CHUẨN BỊ:
Tranh thiết bị. Sắm vai.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. On định:
2. Kiểm tra bài cũ:
a. Thế nào là tự chăm sóc và rèn luyện sức khỏe bản thân?
Tuần: 4, 5 Bài 2 Ngày soạn: 00-00-00 Tiết: 4, 5 Ngày dạy: 00-00-00 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. HS nắm được thế nào là siêng năng, kiên trì. Các biểu hiện và ý nghĩa của siêng năng, kiên trì. 2. Quyết tâm rèn luyện siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động và các hoạt động khác. 3. Có khả năng tự rèn luyện tính siêng năng và phác thảo được kế hoạch vượt khó, kiên trì, bền bỉ trong học tập, lao động,...để trở thành người tốt. II.CHUẨN BỊ: Tranh thiết bị. Sắm vai. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Oån định: 2. Kiểm tra bài cũ: a. Thế nào là tự chăm sóc và rèn luyện sức khỏe bản thân? b. Trả lời bài tập: b, d SGK T5. 3. Bài mới: TIẾT 1 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT HOẠT ĐỘNG 1: Giới thiệu bài. GV cho HS quan sát tranh thiết bị, yêu cầu nói rõ nội dung bức tranh đó thể hiện điều gì? HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu truyện đọc. HS: Đọc truyện. GV: Cho HS thảo luận cả lớp. Câu hỏi: 1. Bác Hồ biết mấy thứ tiếng? 2. Bác đã gặp khó khăn gì trong học tập? 3. Bác đã tự học như thế nào? 4. Cách học của Bác thể hiện đức tính gì? 1. Pháp, Anh, Nga, Trung quốc. GV: Bổ sung: Còn biết tiếng Đức, Ý, Nhật. Bác đến nước nào học tiếng nước đó. 2. Vừa làm phụ bếp trên tàu vừa học. Làm việc từ 4 giờ sáng đến 9 giờ tối. Tuổi cao vẫn phải học. 3. Gạch dưới SGK T6. 4. Siêng năng, kiên trì. HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu khái niệm. GV: Thế nào là siêng năng? GV: Thế nào là kiên trì? Liên hệ: - Trong lớp bạn nào đạt kết quả học tập cao nhờ siêng năng? - Hãy kể những danh nhân, nhờ có tính siêng năng, kiên trì mà thành công xuất sắc trong sự nghiệp của mình? Ghi: Siêng năng là đức tính của con người biểu hiện ở sự cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc thường xuyên, đều đặn. Ghi: Kiên trì là sự quyết tâm làm đến cùng dù gặp khó khăn, gian khổ. - HS nêu gương các bạn. - Nhà bác học Lê quý Đôn, Giáo sư Bác sỹ Tôn Thấy Tùng, Nhà nông học Giáo sư Lương đình Của, Nhà Bác học Niutơn, Eâđixơn...Ngày nay cónhiều doanh nghiệp trẻ, nhà khoa học trẻ, những hộ nông dân làm kinh tế giỏi. 4. Củng cố: HOẠT ĐỘNG 4: Luyện tập, củng cố. HS: Giải bài tập: a SGK T7. GV: Tổ chức trò chơi nhanh tay lẹ mắt. STK T16. Đáp án: 1, 2. Đáp án: 1, 2, 4, 5, 7. 5. Dặn dò: - Làm bài tập: b, c, d SGK T7. - Biểu hiện siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động và hoạt động xã hội khác. - Sắm vai: + T2: Một HS siêng năng, kiên trì. + T3: Một HS không siêng năng, kiên trì. 6. Rút kinh nghiệm: TIẾT 2 I. CHUẨN BỊ: Tranh thiết bị. Sắm vai. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Oån định: 2. Kiểm tra bài cũ: a. Thế nào là siêng năng, kiên trì? b. Kể một việc làm của em thể hiện tính siêng năng? 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT HOẠT ĐỘNG 5: Tìm hiểu biểu hiện của siêng năng, kiên trì. GV: Chia 4 tổ thảo luận. T1: Biểu hiện của siêng năng, kiên trì trong học tập? T2: Biểu hiện của siêng năng, kiên trì trong lao động? T3: Biểu hiện của siêng năng, kiên trì trong các hoạt động xã hội khác? T4: Tìm 5 câu tục ngữ nói về siêng năng, kiên trì? GV: Nhận xét, cho điểm và kết luận về ý nghĩa của siêng năng, kiên trì. GV: Siêng năng, kiên trì có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống? GV liên hệ sự thành đạt của: - HS giỏi trường ta. - Nhà khoa học trẻ. - Làm kinh tế giỏi. GV: Những biểu hiện trái với siêng năng, kiên trì? 1. Đi học chuyên cần. Chăm chỉ làm bài. Có kế hoạch học tập. Bài khó không nản chí. Tự giác học tập. Không chơi la cà. Đạt kết quả cao. 2. Chăm làm việc nhà. Không bỏ vở công việc. Không ngại khó. Miệt mài với công việc. Tiết kiệm. Tìm tòi sáng tạo. 3. Kiên trì luyện tập thể dục thể thao. Kiên trì đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội. Bảo vệ môi trường. Đến với đồng bào vùng sâu, vùng xa xóa đói giảm nghèo, dạy chữ. 4. Siêng làm thì có. Miệng nói tay làm. Kiến tha lâu cũng đầy tổ. Tay làm hàm nhai. Cần cù bù khả năng. Ghi: Sẽ giúp cho con người thành công trong công việc, trong cuộc sống. - Lười biếng, ỷ lại, hời hợt, cẩu thả, ngại khó, ngại khổ, mau chán nản,... 4. Củng cố: HOẠT ĐỘNG 6: Luyện tập, củng cố. HS: Giải bài tập: c, d SGK T7. HS: Tổ 2, 3 sắm vai. GV: Nhận xét, cho điểm, kết luận toàn bài. 5. Dặn dò: - Đọc bài 3 trả lời gợi ý:b SGK T9. - Làm bài tập: a, c SGK T10. - Kiểm tra 15 phút. 6. Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: