Giáo án lớp 6 môn học Giáo dục công dân - Tuần 30, 31 - Tiết 30, 31 - Bài 16: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng - sức khỏe danh dự và nhân phẩm

Giáo án lớp 6 môn học Giáo dục công dân - Tuần 30, 31 - Tiết 30, 31 - Bài 16: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng - sức khỏe danh dự và nhân phẩm

1. Hiểu được những quy định của pháp luật về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. Đó là tài sản quý nhất của con người.

 2. Có thái độ quý trọng, tôn trọng tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm.

 3. Không xâm hại đến người khác , biết tự bảo vệ mình khi có nguy cơ bị xâm hại thân thể.

II. CHUẨN BỊ:

 Tranh thiết bị.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

 1. On định:

 2. Kiểm tra bài cũ:

 Nhà nước có trách nhiệm gì về quyền và nghĩa vụ học tập của học sinh?

 

doc 3 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1064Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn học Giáo dục công dân - Tuần 30, 31 - Tiết 30, 31 - Bài 16: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng - sức khỏe danh dự và nhân phẩm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 30, 31 Bài 16 QUYỀN ĐƯỢC PHÁP LUẬT BẢO HỘ VỀ Ngày soạn: 00-00-00
Tiết: 30, 31 TÍNH MẠNG-SỨC KHỎE- DANH DỰ VÀ NHÂN PHẨM Ngày dạy: 00-00-00
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
	1. Hiểu được những quy định của pháp luật về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. Đó là tài sản quý nhất của con người.
	2. Có thái độ quý trọng, tôn trọng tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm.
	3. Không xâm hại đến người khác , biết tự bảo vệ mình khi có nguy cơ bị xâm hại thân thể.
II. CHUẨN BỊ:
	Tranh thiết bị.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
	1. Oån định:
	2. Kiểm tra bài cũ:
	 Nhà nước có trách nhiệm gì về quyền và nghĩa vụ học tập của học sinh?
	3. Bài mới: 
 TIẾT 1
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
 HOẠT ĐỘNG 1: Giới thiệu bài. 
GV:Bạn A là học sinh lớp 7 đánh bạn B gây thương tích. Bạn A vi phạm những gì?
 HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu truyện đọc. 
HS: Đọc truyện: Một bài học SGK T52.
GV: Cho HS thảo luận cả lớp. Dựa vào truyện đọc trả lời các câu hỏi sau:
1. Vì sao ông Hùng gây nên cái chết cho ông Nở? Hành vi của ông Hùng có phải do cố ý không?
2. Việc ông Hùng bị khởi tố chứng tỏ điều gì?
3. Theo em, đối với mỗi con người thì những gì là quý giá nhất? Vì sao?
4. Nếu mình xâm phạm đến thân thể, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm người khác thì sao?
Liên hệ: Điều 93 HP 92 STK T124.
1. Oâng Hùng chăng dây điện làm bẩy diệt chuột hành vi đó không cố ý.
2. Chứng tỏ hành vi ông Hùng làm là vi phạm pháp luật.
3. Đối với con người thì thân thể, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm là quý giá nhất.
4. Hành vi đó là phạm tội và bị xử lý nghiêm minh.
 HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu về quyền được pháp luật quy định. 
GV: Đọc tình huống STK T120.
GV: Chia 4 tổ thảo luận:
T1, 2: Nhận xét cách ứng xử của Sơn?
T3, 4: Nhận xét cách ứng xử của Nam?
GV: Mở rộng, nếu sự việc trầm trọng hơn sẽ bị xử lý theo pháp luật.
Liên hệ: Điều 104, 121, 122 STK T124.
1. Sơn sai. Vì chưa có chứng cớ đã khẳng định Nam ăn cắp. Như vậy là xâm hại đến danh dự, nhân phẩm của bạn.
3. Nam sai. Vì không khéo léo giải quyết mà còn đánh Sơn chảy máu. Như vậy Nam đã xâm hại bất hợp pháp đến thân thể Sơn, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của Sơn.
 HOẠT ĐỘNG 4: Rút ra nội dung bài học.
HS: Đọc phần a nội dung bài học SGK T53.
GV: Em hiểu bảo hộ là gì?
Liên hệ: Điều 71 HP 92 SGK T53.
HS: Giải bài tập: a SGK T53.
GV: Thái độ của em trước vi phạm đó?
GV: Em hãy nêu những quy định của pháp luật về bảo hộ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân?
- Là bảo vệ, che chở.
HS: Nêu những vi phạm.
Ghi: Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Không ai được xâm phạm tới thân thể của người khác.
 Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm. Điều đó có nghĩa là mọi người phải tôn trọng tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhạn phẩm của người khác. Mọi việc xâm phạm đều bị pháp luật trừng phạt nghiêm khắc.
 4. Củng cố: 
HS: Giải bài tập: b SGK T54. 
GV: Nêu những nội dung chính ở tiết 1.
 5. Dặn dò: 
- Trả lời gợi ý: c, d SGK T53.
 6. Rút kinh nghiệm:
 TIẾT 2
I. CHUẨN BỊ:
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
	1. Oån định:
	2. Kiểm tra bài cũ:
	 Pháp luật bảo hộ như thế nào về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm?
	3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
 HOẠT ĐỘNG 5: Hình thành ý thức trách nhiệm và kỹ năng nhận biết, ứng xử. 
GV: Chia 4 tổ thảo luận.
HS: Dựa vào bài tập b SGK T54.
T1: Tình huống trên ai vi phạm pháp luật?
T2: Vi phạm những gì?
T3: Hải có thể có những cách ứng xử nào?
T4: Theo em cách ứng xử nào là tốt nhất?
GV: Nhận xét, cho điểm.
GV: Như vậy chúng ta có trách nhiệm gì đối với quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm?
1. Tuấn, Hải.
2. Chửi, đánh Hải.
3. Hỏi Tuấn:
- Nghi ngờ nói xấu những gì?
- Ai nói.
- Xác minh: đúng, sai.
4. Chọn theo cách của tổ 3.
Ghi: Chúng ta phải biết tôn trọng tính mạng, sức khỏe, danh dựvà nhân phẩm của người khác. Biết tự bảo vệ quyền của mình, phê phán, tố cáo những ai làm trái với quy định của pháp luật.
 4. Củng cố: 
 HOẠT ĐỘNG 6: Rèn luyện kỹ năng.
HS: Giải bài tập: c SGK T54. 
 d SGK T54. 
Đáp án: C: Chọn ý cuối cùng. 
 Đ: Đúng 3 ý đầu. 
 Sai 2 ý sau.
 5. Dặn dò:
- Làm các bài tập SGK.
- Đọc bài 17 trả lời gợi ý: b, c SGK T55. Bài tập: đ SGK T56. đ: 
- Sắm vai: Tổ 2: Bài tập: đ gạch đầu dòng thứ 2.
 Tổ 3: Bài tập: đ gạch đầu dòng thứ 5.
 6. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 16 Phap luat bao ho ve tinh mang-SK-DD-NP..doc