Kiến thức:
- HS nắm được những quy định chung của pháp luật về bảo đảm TTATGT đường bộ.
- Giải thích được một số quy định cơ bản về TTATGT đường bộ.
2. Tư tưởng:
- Tôn trọng các quy định về TTATGT.
- Ủng hộ những việc làm tôn trọng TTATGT và phản đối những việc làm thiếu tôn trọng luật lệ ATGT.
3. Kỹ năng:
- Nhận biết được một số dấu hiệu giao thông và biết xử lý đúng đắn các tình huống đi đường liên quan đến nội dung bài học.
- Thực hiện nghiêm chỉnh và nhắc nhở các mọi người cùng thực hiện theo những quy định trên.
II. Chuẩn bị giáo vien và học sinh:
+ GV: Một số hình ảnh về vi phạm giao thông
Tuần: 1 Ngày soạn: .././2012 Tiết: 1 Ngày soạn: .././2012+ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG I. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: - HS nắm được những quy định chung của pháp luật về bảo đảm TTATGT đường bộ. - Giải thích được một số quy định cơ bản về TTATGT đường bộ. 2. Tư tưởng: - Tôn trọng các quy định về TTATGT. - Ủng hộ những việc làm tôn trọng TTATGT và phản đối những việc làm thiếu tôn trọng luật lệ ATGT. 3. Kỹ năng: - Nhận biết được một số dấu hiệu giao thông và biết xử lý đúng đắn các tình huống đi đường liên quan đến nội dung bài học. - Thực hiện nghiêm chỉnh và nhắc nhở các mọi người cùng thực hiện theo những quy định trên. II. Chuẩn bị giáo vien và học sinh: + GV: Một số hình ảnh về vi phạm giao thông + HS: xem bài trước III. Tổ chức các hoạt động dạy – học: 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Dạy bài mới: * Giới thiệu bài mới: Gv treo tranh về tai nạn gt chuyển ý vào bài Hoạt động của gv và hs Nội dung * Hoạt động 1: Tình huống. GV: Đưa ra tình huống trong sách TTATGT : H 16 tuổi đi xe máy Future chở N 18 tuổi và T 14 tuổi GV: Nguyên nhânào dẫn đến tai nạn gt trong tình huống trên ? HS: - Do phóng nhanh, vượt ẩu - Chưa đủ tuổi lái xe phân khối lớn Gv hỏi thêm trong cuộc sống hằng ngày các vụ tai nạn gt thường xảy ra do nguyên nhân gì ? HS: Trả lời, hs khác bổ sung GV: Khẳng định thêm: Những nguyên nhân trên, ngoài ra còn do chất lượng các công trình gt bị xâm phạm Vậy khi phát hiện các công trình giao thông bị xâm phạm hoặc có nguy cơ không an toàn thì chúng ta cần phải làm gì ? HS: trả lời. GV: Chốt lại: GV: Các hành vi vi phạm TTATGT sẽ bị xử lí như thế nào ? HS: Trả lời, hs khác nhận xét. GV: Kết luận: GV: Khi xãy ra tai nạn gt , người có liên quan trực tiếp đến tai nạn cần phải làm gì ? HS: Trả lời, cả lớp nhận xét, bổ sung. GV: Chốt lại: * Hoạt động 2: Tìm hiểu một số quy định cơ bản về TTATGT đường bộ GV: Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn, các xe thô sơ phải đi trên làn đường nào ? HS: Trả lời GV: Nhận xét và chốt lại: GV: Nhắc lại tình huống và hỏi hs. H vượt xe không chú ý quan sát dẫn đến tai nạn. - Theo em, khi vượt, tránh xe ngược chiều cần chú ý điều gì ? HS: Suy nghĩ thực tế, trả lời. Hs khác nhận xét, ý kiến. GV: Kết luận nội dung * GV cho học sinh thảo luận nhóm. GV: Nêu ra tình huống SGK: An, Hương, Vân tranh luận với nhau xem người hay xe cơ giới được xuống phà trước Hỏi : Theo em, bạn nào nói đúng ? Vì sao ? HS: Cử đại diện nhóm trình bày. Nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV: Nhận xét, Kết luận nội dung * Hoạt động 3: Tìm hiểu về những quy tắc chung về giao thông đường bộ GV: Theo em, người tham gia giao thông phải tuân thủ điều gì ? HS: 1HS kể. HS khác nhận xét, bổ sung. GV: Nhận xét và chốt lại: * Hoạt động 3: Hướng dẫn hs làm bài tập ( Bài tập trong sách GD TTATGT ) I. Những quy định chung về bảo đảm TTATGT. 1. Khi phát hiện các công trình giao thông bị xâm phạm hoặc có nguy cơ không an toàn ta phải báo cho chính quyền địa phương hoặc người có trách nhiệm. 2. Mọi hành vi vi phạm TTATGT sẽ bị xử lí nghiêm minh, đúng pháp luật, không phân biệt đối tượng vi phạm. 3. Khi xãy ra tai nạn gt phải giữ nguyên hiện trường, người có mặt tại nơi xảy ra tai nạn phải giúp đỡ người bị thương và báo cho cơ quan nhà nước. II. Một số quy định cơ bản về TTATGT đường bộ 1. Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn, các xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới đi trên làn đường bên trái. 2. Khi vượt xe phải có báo hiệu và chú ý quan sát, chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật ở phía trước. 3. Khi tránh xe ngược chiều phải giảm tốc độ và đi về phía bên phải theo chiều đi của mình. 4. Khi xuống phà, đang ở trên phà và khi lên bến, mọi người phải xuống xe. - Khi xuống phà, xe cơ giới xuống trước, xe thô sơ và người xuống sau. - Khi lên bến, người lên trước, các phương tiện giao thông lên sau theo hướng dẫn của người điều khiển giao thông. III. Những quy tắc chung về giao thông đường bộ Người tham gia giao thông phải: - Đi bên phải theo chiều đi của mình. - Đi đúng phần đường quy định. - Chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ. IV. Củng cố hướng dẫn hs tự học ở nhà: Củng cố: từng phần 2. HS tự học ở nhà .- Học bài - Sưu tầm tranh ảnh về tai nạn giao thông hoặc thực hiện tốt TTATGT. **Rút kinh nghiệm tiết dạy: Tuần 2 Ngày soạn: .././2012 Tiết 2 Ngày dạy: .././2012 BÀI 1: TỰ CHĂM SÓC, RÈN LUYỆN THÂN THỂ I. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: - Hiểu đựoc thân thể, sức khoẻ là tài sản quý nhất của mỗi con người, cần phải tự chăm sóc, rèn luyện để phát triển tốt. - Hiểu đựơc ý nghĩa của việc tự chăm sóc. Rèn luyện thân thể của bản thân. - Nêu được cách tự chăm sóc, Rèn luyện thân thể của bản thân 2. Kỹ năng: - Biết nhận xét, đánh giá hành vi tự chăm sóc rèn luyện thân thể của bản thân, của người khác. - Biết đưa ra cách ứng xử phù hợp trong các tình huống để tự chăm sóc, rèn luyện thân thể. - Biết đặt kệ hoạch tự chăm sóc, rèn luyện thân thể của bản thân và thực hiện theo kế hoạch đó. *** Kĩ năng sống: - Kĩ năng đặt mục tiêu rèn luyện sức khỏe(động não) -Biết lập kế hoạch, phê phán, đánh giá về việc chăm sóc, rèn luyện thân thể của bản thân, của bạn bè (Thảo luận nhóm ***GDMT: mục a ***GDPL: Mục a 3. Thái độ: - Có ý thức thường xuyên rèn luyện thân thể, giữ gìn và chăm sóc sức khoẻ bản thân II. Chuẩn bị của GV và HS: * GV: - Chuyện, thơ, tục ngữ, ca dao, danh ngôn nói về sức khoẻ và chăm sóc sức khoẻ. - Báo sức khoẻ và đời sống - Luật BV sức khoẻ nhân dân (năm 1989) * HS: - Xem bài trước và soạn bài III. Tổ chức hoạt động dạy-học: 1. Kiểm tra bài cũ: - Có mấy loại biển báo giao thông đường bộ ? Kể tên ? - Nêu cách nhận dạng và ý nghĩa của biển báo cấm. 2. Dạy bài mới: * Giới thiệu bài mới: cha ông ta thường nói: “Có sức khoẻ là có tất cả, sức khoẻ quý hơn vàng”. Để hiểu được ý nghĩa của sức khoẻ nói chung va tự chăm sóc sức khoẻ của mỗi cá nhân nói riêng, các em sẽ tìm hiểu nội dung bài học hôm nay. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG * Hoạt động 1: Khai thác nội dung truyện. Cho hs đọc truyện “Mùa hè kỳ diệu” HS: Trả lời các câu hỏi ở phần gợi ý SGK. HS: HS trình bày GV: Nhận xét và tổ chức cho hs tự liên hệ bản thân HS: Cá nhân tự giới thiệu hình thức tự chăm sóc sức khoẻ, giữ gìn sức khoẻ và rèn luyện thân thể. *Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học (Thảo luận nhóm) + GV: Nêu chủ đề: “ Sức khoẻ đối với học tập, lao động, vui chơi giải trí” GV: Chia lớp thành 3 nhóm và hướng dẫn hs thảo luận theo nhóm. * GV phát phiếu thảo luận; - Các nhóm tiến hành thảo luận. HS: Các nhóm trình bày kết quả. Cả lớp cùng góp ý kiến và thảo luận. GV: Nhận xét, bổ sung GV: Hướng dẫn cả lớp bổ sung ý kiến và tổng kết. Hỏi: Thế nào là tự chăm sóc sức khoẻ, rèn luyện thân thể ? Vì sao chúng ta phải tự chăm sóc sức khoẻ ? HS: Trả lời. GV: Nhận xét ý kiến của hs. Chốt lại: *** GV giới thiệu điều 1, Luật BV sức khoẻ nhân dân (năm 1989) ***GDMT GV: Em hãy kể những chất làm ảnh hưởng đến sức khoẻ? Tác hại gì ? HS: Những chất làm ảnh hưởng đến sức khoẻ như: rượu bia, thuốc lá những chất đó làm cho con người bị bệnh gan, phổi GV: Nếu bị dụ dỗ hút chích Herô in em phải làm thế nào ? HS: Trả lời theo sự suy nghĩ cá nhân. GV: Nhận xét. Cung cấp cho hs thông tin: Hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt nam các bệnh do rượu bia, thuốc lá gây nên.. * Hoạt động 3: Kĩ năng đặt mục tiêu rèn luyện sức khỏe ? Nếu mỗi chúng ta không tự chăm sóc, rèn luyện thân thể thì hâu quả như thế nào? Và ngược lại? HS: Trả lời. GV: Nhận xét, bổ sung hoàn thiện câu trả lời của học sinh. GV: Hướng dẫn hs làm bài tập a, b trong sách giáo khoa. * Hoạt động 4: Biết lập kế hoạch, phê phán, đánh giá về việc chăm sóc, rèn luyện thân thể của bản thân, của bạn bè? Hãy nêu cách tự chăm sóc, rèn luyện thân thể của bản thân: - HS tự nêu em khác nhân xét bổ sung - GV chốt HS: Đọc bài tập trong sgk và làm bài tập a,b SGK. GV: Nhận xét. I. Tìm hiểu bài: - Đọc truyện: II. Nội dung 1. Thân thể, Sức khoẻ là vốn quý của con người, không gì có thể thay thế được, vì vậy phải biết giữ gìn, tự chăm sóc, rèn luyện để có thân thể, sức khỏe tốt.. Cho ví dụ 2. Ý nghĩa của việc tự chăm sóc, rèn luyện thân thể: - Mặt thể chất: Giúp ta có một cơ thể khỏe mạnh, cân đối, có sức chịu đựng dẽo dai, thích được với sự biến đổi của môi trường do đó làm việc học tập có hiệu quả. - Mặt tinh thần: Thấy sảng khoái sống lạc quan yêu đời. Ví dụ: 3. Cách tự chăm sóc, rèn luyện thân thể của bản thân - Giữ gìn vệ sinh cá nhân - Ăn uống sinh hoạt điều độ, đảm bảo vệ sinh, đúng giờ giấc - Luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên IV. Củng cố hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: 1. Củng cố: - HS làm bài tập c SGK - Nêu lại nội dung bài 2. HS Tự học ở nhà - Học bài, làm bài tâp d trong sgk. - Chuẩn bị trước bài 2. Siêng năng, kiên trì. Đọc truyện trả lời cậu hỏi gợi ý soạn ra giấy * Rút kinh nghiệm: Tuần 3 Ngày soạn: .././2012 Tiết 3 Ngày dạy: .././2012 Bài 2: SIÊNG NĂNG, KIÊN TRÌ I Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: Thế nào là siêng năng kiên trì và ý nghĩa của việc rèn luyện tính siêng năng kiên trì 2.Kỹ năng: Biết tự đánh giá hành vi của bản thân, của người khác về siêng năng kiên trì trong học tập lao động Biết siêng năng kiên trì trong học tập lao động và trong các hoạt động sống hằng ngày ***Kĩ năng sống: - Xác định siêng năng, kiên trì là một giá trị của con người. - Kĩ năng tư duy, phê phán đánh giá những hành vi, việc làm thể hiện đức tính siêng năng kiên trì. 3. Thái độ: Quý trọng những người siêng năng kiên trì, không đồng tình vơi những biểu hiện của sự lười biếng, hay nản lòng II. Chuẩn bị của GV và HS: + GV: - Những câu chuyện về gương các danh nhân - Ca dao tục ngữ + Kiến tha lâu cũng đầy tổ + Có chí thì nên + Có công mài sắt có ngày nên kim + Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang Bao nhiêu tất đất tất vàng bấy nhiêu + Tay làm hàm nhai + Siêng làm thì có siêng học thì hay + Luyện mới thành tài, miệt mài tất giỏi +HS: - Xem bài và soạn bài trước theo yêu cầu của GV III. Tổ chức các hoạt động Dạy - Học: 1. Kiểm tra bài cũ: 2.1 Sức khỏe có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người ? 2.2 Muốn chăm sóc rèn luyện thân thể chúng ta phải làm gì? 2.3 Bản thân em đã làm gì để tự chăm sóc rèn luyện thân thể ( Học sinh trả lời – Nhận xét – Giáo viên ghi điểm ) 2. Bài mới Giới thiệu bài:Tục ngữ có câu: Luyện mới thành tài miệt mài tất giỏi Câu này nói lên đức tính siêng năng kiên trì. Vậy siêng năng kiên trì được biểu hiện như thế nào? Có ý nghĩa gì? Học sinh rèn ... + Nhóm quyền sống còn + Nhóm quyền phát triển + Nhóm quyền tham gia + Nhóm quyền bảo vệ - Những hành vi xâm phạm quyền trẻ em: + Bắt trẻ em lao động nặng nhọc + Đánh đập hành hạ trẻ em + Lợi dụng trẻ em buôn ma túy + Bỏ rơi trẻ em - Quốc tịch là căn cứ để xác định công dân của một nước - Người có quốc tịch Việt Nam là công dân của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Để đảm bảo an toàn khi đi đường phải tuyệt đối chấp hành hệ thống báo hiệu giao thông + Hiệu lệnh người điều khiển + Tín hiệu đèn + Biển báo hiệu + Vạch kẻ đường + Cọc tiêu (tường bảo vệ hàng rào chắn) - Pháp luật quy định đối với người đi bộ: + Đi trên hè phố lề đường hoặc đi sát mép đường + Nơi có tín hiệu đèn hoặc có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ đi qua phải tuân thủ đúng - Việc học tập đối với mỗi người có ý nghĩa vô cùng quan trọng có học tập chúng ta mới có kiến thức, có hiểu biết, được phát triển toàn diện trở thành người có ích - Pháp luật quy định học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân + Quyền + Nghĩa vụ - Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục tạo điều kiện cho các em học tập: + Mở mang hệ thống trường lớp + Miễn phí cho học sinh tiểu học + Giúp đỡ cho trẻ em khó khăn - Các hình thức học tập của công dân: + Học theo trường lớp + Tự học + Vừa học vừa làm + Học ở lớp học tình thương - Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng thân thể sức khỏe danh dự nhân phẩm là quyền cơ bản của công dân, gắn liền mỗi người, là quyền quan trọng nhất đáng quý nhất của mỗi công dân - Pháp luật quy định công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể + Không ai được xâm phạm thân thể người khác + Bắt giữ người phải đúng pháp luật - Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự nhân phẩm, mọi người phải tôn trọng tính mạng thân thể sức khỏe danh dự nhân phẩm của người khác: + Mọi hành vi xâm phạm đến thân thể sức khỏe danh dự đều bị pháp luật trừng phạt nghiêm khắc - Những hành vi xâm phạm đến thân thể sức khỏe danh dự và nhân phẩm của công dân + Đánh người gây thương tích + Vu oan đổ tội + Nói xấu người khác + Bắt giam người trái pháp luật - Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân + Các cơ quan nhà nước và mọi người tôn trọng chỗ ở + Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý + Trừ trường hợp pháp luật cho phép - Công dân phải có trách nhiệm tôn trọng chỗ ở người khác + Tự bảo vệ chỗ ở của mình + Phê phán tố cáo những hành vi xâm phạm - Em sẽ làm gì khi gặp trường hợp + Nhặt được thư của người khác + Nhìn thấy bạn lấy trộm thư người khác + Nhà hàng xóm không có ai ở nhà, nhưng thấy có khói bốc lên trong nhà có thể là một cái gì đó bị cháy IV. Hoạt động tiếp nối :( 2 phút ) - Đây là phần cơ bản nội dung đề cương còn lại HS tự ôn tập - Học nội dung đề cương và nội dung SGK - Các tình huống SGK. Điều luật theo yêu cầu bài - Chuẩn bị tốt để kiểm tra học kỳ II đạt kết quả cao IV: Nhận xét - Rút kinh nghiệm tiết dạy TUẦN 34 Ngày soạn : .././2012 TIẾT 34 Ngày dạy :../../2012 I Mục tiêu: - Giúp học sinh biết những quy định cần thiết về luật giao thông đường bộ - Biết xử lý đúng những tình huống thường gặp - Biết đánh giá hành vi đúng sai của người khác - Rèn học sinh có ý thức chấp hành tốt những qui định về trật tự an toàn giao thông II. Chuẩn bị: +GV: - Luật giao thông đường bộ - Điều luật +HS: - Tranh ảnh III. Hoạt động Dạy - Học: 1. Kiểm tra sĩ số: (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ 3. Giới thiệu bài: (2 phút) Nhằm giúp học sinh nắm vững quy định của pháp luật về luật giao thông đường bộ. Nhất là quy định đối với người đi bộ và đi xe đạp 4. Bài mới HĐ CỦA GIÁO VIÊN HĐ CỦA HỌC SINH NỘI DUNG * Hoạt động 1: Tìm hiểu một số quy định về đi đường đối với người đi bo Mục tiêu: Biết được qui định đi đường đối với người đi bộ Cách tiến hành: - Trực quan - Tranh ảnh GV giới thiệu ảnh Ảnh 1: Người đi bộ hè phố lề đường Ảnh 2: Đi bộ giữa các làn xe Ảnh 3: Đi bộ sát mép đường Người đi bộ ở đâu là đúng quy định Nếu không có vạch kẻ đường tín hiệu đèn ta phải làm sau? Tìm hiểu quy định pháp luật HS quan sát HS nhận xét Quan sát trước và sau thật an toàn mới qua đường 1. Đối với người đi bộ - Người đi bộ đi sát mép đường hoặc đi trên hè phố lề đường - Nơi có vạch kẻ đường, tín hiệu đèn dành cho người đi bộ qua đường phải quan sát trước sau an toàn - Nhường đường cho các phương tiện khác - Không được trèo qua dãi phân cách Hoạt động 2: Tìm hiểu một số quy định và xử phạt Mục tiêu: Biết các mức qui định – xử phạt người đi bộ, đi xe đạp Cách tiến hành: - Thông tin - Trực quan - Tranh ảnh GV giới thiệu quy định và các mức phạt cho hành vi vi phạm Những hành vi nào bị phạt Pháp luật quy định như thế nào đối với người điều khiển xe đạp Cho HS xem ảnh 1. Đi xe đạp giữa lòng đường 2. Đi xe đạp dàng hàng ba 3. Đi xe đạp chở ba Nêu quy định Những hành vi nào phạt từ 20000 40000 đồng Hành vi nào phạt 40.000 80000 đồng Hành vi nào là nghiêm trọng phạt từ 100000 đồng – 200000 đồng Là học sinh em sẽ làm gì góp phần bảo đảm trật tự an toàn giao thông - Đi đúng phần đường quy định phải đi hàng một - Đi đêm phải có báo hiệu trước và sau xe HS nhận xét HS theo dõi luật giao thông đường bộ - Đua xe trái phép trên đường 2. Các mức xử phạt * Xử phạt người đi bộ - Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 10000 20000 đồng + Không đi đúng phần đường qui định + Không chấp hành hiệu lệnh - Phạt tiền từ 20000 – 40000 đồng + Mang vác vật cồng kềnh + Trèo qua dãi phân cách + Đu bám vào xe khác * Xử phạt người điều khiển và người ngồi trên xe đạp - Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 10000 đồng – 20000 đồng + Không đi bên phải, không đi đúng phần đường qui định + Dừng xe đột ngột, chuyển hướng không báo trước + Để xe ở lòng đường, hè phố trái quy định + Đi xe dàng hàng 3, sử dụng ô (dù), ĐTDĐ - Từ 20000 40000 đồng + Đi vào đường cấm, đường ngược chiều + Bám kéo đẩy xe khác - Từ 80000 đồng + Điều khiển xe buông hai tay, dùng chân điều khiển xe đạp + Gây tai nạn không dừng lại - Từ 100000 đồng – 200000 đồng + Lạng lách đánh võng đuổi nhau trên đường + Đi xe bằng một bánh Giáo viên: Trật tự an toàn giao thông là vấn đề đáng quan tâm của mọi người, mọi nhà và của toàn xã hội. Để đảm bảo an toàn giao thông học sinh cần có trách nhiệm là tìm hiểu thực hiện tốt luật giao thông đồng thời tuyên truyền cho mọi người cùng thực hiện tốt 5. Hoạt động tiếp nối :( 2 phút ) - Xem lại nội dung bài ghi - Tìm hiểu luật giao thông đường bộ - Chấp hành tốt luật giao thông - Tuyên truyền nhắc nhở bạn bè người thân cùng thực hiện - Tiết sau tìm hiểu môi trường + Điều kiện tự nhiên + Nguyên nhân ô nhiễm + Hậu quả + Biện pháp IV: Nhận xét - Rút kinh nghiệm tiết dạy . . . . . . TUẦN 35 Ngày soạn : .././2012 TIẾT 35 Ngày dạy :../../2012 I Mục tiêu: - Giúp học sinh có những hiểu biết về khái niệm cơ bản môi trường, tình trạng môi trường hiện nay, những tình cảm, mối quan tâm trong việc cải thiện và biện pháp bảo vệ môi trường - Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường - Rèn luyện thói quen giữ gìn và bảo vệ môi trường II. Tài liệu : Luật bảo vệ môi trường III. Hoạt động Dạy - Học: 1. Kiểm tra sĩ số: (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ 3. Giới thiệu bài: (2 phút) Liên hệ sân trường . . . . . . . . . . . ý thức bảo vệ môi trườngô nhiễmvì thế việc bảo vệ môi trường đang là vấn đề cấp bách việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của ai? Bảo vệ như thế nào? 4. Bài mới mới HĐ CỦA GIÁO VIÊN HĐ CỦA HỌC SINH NỘI DUNG GV hướng dẫn học sinh Môi trường là gì? Có mấy loại Vì sao phải bảo vệ môi trường Đây là vấn đề cấp bách Nguyên nhân làm cho môi trường bị ô nhiễm GV gợi ý: + Đốt phá rừng + Đổ rác – chất thải,. . . + Săn bắt trái phép + Hoạt động công nghiệp Nguyên nhân làm cho môi trường bị cạn kiệt Có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là 3 nguyên nhân chính Kết luận Môi trường ô nhiễm hậu quả như thế nào? Kết luận Thế nào là bảo vệ môi trường? Kết luận - Là những gì bao quanh con người, ảnh hưởng đến sự sống và tồn tại con người Điều kiện tự nhiên: Đất, rừng, nước, sông ao hồ, biển, khoáng sản - Vật chất nhân tạo Đường sá nhà cửa, nhà máy, xí nghiệp khói bụi - Môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng - HS tìm hiểu nguyên nhântự kể - Tự nêu các nguyên nhân HS liên hệ thực tế trả lời - Giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cân bằng sinh thái cải thiện môi trường Ngăn chặn khắc phục hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra 1. Môi trường Môi trường bao gồm: Điều kiện tự nhiên, vật chất nhân tạo bao quanh con ngườitác động đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại phát triển của con người 2. Tình trạng môi trường hiện nay - Môi trường hiện nay đang bị ô nhiễm nghiêm trọng - Tài nguyên thiên nhiên bị tàn phá cạn kiệt 3. Nguyên nhân - Đốt phá rừng - Vứt rác bừa bãi - Xác động vật chết, các chất thải công nghiệp,. . . . đổ xuống sông - Sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu, xử lý phân gia súc trong chăn nuôi không đúng qui định - Săn bắt động vật quý hiếm - Khai thác bừa bãi tài nguyên thiên nhiên - Thải khói bụi vào không khí * Nguyên nhân chính: - Dân số tăng - Khoa học kinh tế phát triển - Con người chưa có ý thức bảo vệ môi trường 4. Hậu quả - Gây ô nhiễm nguồn nước, đất, không khí - Tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt - Thiên tai: Lũ lụt, giông bão, hạn hán, sóng thần, động đấtthường xuyên xảy ra - Anh hưởng đến sức khỏe, sản xuất, đời sống nhưng nghiêm trọng là tính mạng con người 5. Biện pháp bảo vệ môi trường - Bỏ rác đúng nơi qui định - Không vứt rác, xác động vật chết, các chất thải xuống sông - Giữ vệ sinh nhà cửa, trường lớp và nơi công cộng - Không săn bắt động vật quý hiếm - Giữ sạch nguồn nước - Trồng cây gây rừng - Chăn nuôi phải đảm bảo vệ sinh và đúng qui định của luật bảo vệ môi trường Giáo viên: Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của toàn dânmọi ngừơi cần nâng cao ý thức giữ gìn và bảo vệ vì bảo vệ tốt môi trường con người mới có cuộc sống tốt đẹp bền vững lâu dài 5. Hoạt động tiếp nối :( 2 phút ) - Học kỹ nội dung bài - Ap dụng đều đã học vào cuộc sống - Cần rèn luyện ý thức thói quen giữ gìn và bảo vệ môi trường - Vận động bạn bè mọi người xung quanh cùng thực hiện IV: Nhận xét - Rút kinh nghiệm tiết dạy . . . . ------ . .
Tài liệu đính kèm: