Giáo án lớp 6 môn học Giáo dục công dân - Tuần 1 - Tiết 1 - Bài 1: Tự chăm sóc và rèn luyện thân thể

Giáo án lớp 6 môn học Giáo dục công dân - Tuần 1 - Tiết 1 - Bài 1: Tự chăm sóc và rèn luyện thân thể

1. Kiến thức:

 Hiểu được những biểu hiện của việc tự chăm sóc và rèn luyện thân thể, ý nghĩa tác dụng của việc tự chăm sóc và rèn luyện thân thể.

2. Kĩ năng:

Biết nhận xét ,đánh giá hành vi tự chăm sóc, rèn luyện thân thể của bản thân và của người khác. Biết đặt ra các cách xử lí phù hợp trong các tình huống để tự chăm sóc rèn luyện thân thể.

 

doc 60 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1015Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 6 môn học Giáo dục công dân - Tuần 1 - Tiết 1 - Bài 1: Tự chăm sóc và rèn luyện thân thể", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết1 tuần 1
Bài 1: 
Tự chăm sóc và rèn luyện thân thể
I- Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
 Hiểu được những biểu hiện của việc tự chăm sóc và rèn luyện thân thể, ý nghĩa tác dụng của việc tự chăm sóc và rèn luyện thân thể.
2. Kĩ năng:
Biết nhận xét ,đánh giá hành vi tự chăm sóc, rèn luyện thân thể của bản thân và của người khác. Biết đặt ra các cách xử lí phù hợp trong các tình huống để tự chăm sóc rèn luyện thân thể.
3. Thái độ:
Có ý thức thường xuyên rèn luyện thân thể, biết đề ra kế hoạch tập thể dục , hoạt động TDTT.
II- Chuẩn bị:
GV: Tranh, ảnh ( Trình chiếu) . Câu chuyện về Bác Hồ tập leo núi . Tục ngữ , ca dao nói về sức khẻo và chăm sóc sức khỏe.
HS: Đọc, trả lời các câu hỏi SGK.
III-Phương pháp :
- Thảo luận , kể chuyện
- Giải quyết vấn đề
- Phân tích, đàm thoại 
IV- Tổ chức dạy học:
1- ổn định tổ chức: (1’)
2- Kiểm tra bài cũ: (2’)
 GV: kiểm tra sách vở dụng cụ học tập của học sinh
Tiến trình tổ chức các hoạt động:
Giới thiệu bài: (1’)
 GVSử dụng câu nói: Có sức khỏe là có tất cả. Sức khỏe quý hơn vàng.
 ? Em có nhận xét gì câu nói trên?
 (Nhấn mạnh giá trị của sức khỏe đối với đời sống của con người). GVdẫn dắt vào bài. 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
Hoạt động 1: 
HS: Em hãy đọc truyện “Mùa hè kỳ diệu”
H/s đọc - GV uốn nắn.
? Mùa hè kỳ diệu đó của bạn nào?
? Điều kỳ diệu nào đã đến với Minh trong mùa hè vừa qua? Để có được kỳ diệu đó bạn Minh đã phải làm gì?
*Định hướng:
- Mùa hè kỳ diệu của bạn Minh
- Bạn Minh tập bơi và đã có một cơ thể rắn chắc, dáng đi nhanh nhẹn, trông cao hẳn lên.
- Hàng ngày bạn vượt đường xa bằng xe đạp để bơi, lúc đầu bị nước vào cả mũi mồn, tai, khi ngủ thì đâu ê ẩm và mỏi nhừ, Minh không bỏ buổi tập nào?
? Vì sao Minh có điều kỳ diệu ấy?
- Vì Minh có nghị lực, có sự kiên trì, bởi bơi là một việc làm rất khó.
? Vậy mọi sự cố gắng nỗ lực của Minh là vì điều gì?
- Vì sức khoẻ
GV chuyển: Sức khoẻ của bản thân có giá trị như thế nào? Cách rèn luyện như thế nào, chúng ta sang phần 2 để tìm hiểu:
Hoạt động 2:
? Qua phần tìm hiểu truyện đọc em có thể kết luận như thể nào về sức khoẻ?
H/s trả lời - GV nhận xét - chốt
? Giữa sức khoẻ và tiền bạc thì điều gì quan trọng nhất? Vì sao? 
- HS thảo luận theo hai nhóm - cử đại diện trình bày.
* Định hướng:
Có sức khoẻ tốt thì sẽ học tập , lao động và làm ra tiền bạc.
? Em hãy tìm các cách để tự chăm sóc, rèn luyện thân thể nhằm bảo đảm tốt cho sức khoẻ?
H/s trả lời - GV nhận xét:
* Định hướng:
- Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân
- Ăn uống điều độ
- Hàng ngày tập TDTT
- Tích cực phòng chống bệnh.
GV đưa tình huống : 
Có một bạn cho rằng vì bơi lội thường xuyên là một biện pháp rèn luyện sức khoẻ, nên bạn ấy năng tập bơi lắm, lúc nào cũng bơi (Ngay cả lúc trưa nắng) bơi ngụp ở sông bẩn đục. Em có đồng tình không ? Vì sao?
HS thảo luận 1 phút
- Không đồng tình
? Vậy theo em, ăn uống vệ sinh, Tập TDTT như thế nào là phản lại sức khoẻ?
- Ăn uống không điều độ , vệ sinh không hợp lý, tập TDTT không giờ giấc.
? Trong học tập, lao động và cuộc sống thì sức khoẻ có tác dụng như thế nào?
H/s trả lời - GV nhận xét chốt
GV nhấn mạnh: Ông cha ta vẫn thường nói “Có sức khoẻ là có tất cả” và “ sức khoẻ quý hơn vàng”.
GV giới thiệu tranh: Bác Hồ thường xuyên tham gia tập bóng chuyền. Sau đó kể câu chuyện “Bác Hồ tập leo núi”
Hoạt động 3:
- GV gọi HS đọc và nêu yêu cầu bài tập a
- GV phân lớp làm 5 nhóm (Mỗi nhóm 1 VD) HS làm GV nhận xét bổ sung.
HS lý giải - GV nhận xét:
GV gọi Hs đọc và nêu yêu cầu bài tập?
Hs thảo luận - làm bài - GV nhận xét
* Định hướng:
- Sức khoẻ yếu, sinh bệnh
- ảnh hướng tới sức khoẻ của người thân.
Giải quyết tình huống “nếu bị dụ dỗ hít hêrôin” Em sẽ xử lý như thế nào? Vì sao?
- HS thảo luận: Từ chối không hít, nói tác hại của việc hít hêrôin
I- Tìm hiểu truyện đọc “Mùa hè kỳ diệu”
II- Nội dung bài học
1. Sức khoẻ và cách chăm sóc rèn luyện.
- Sức khoẻ là vốn quý của con người.
- Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân
- Ăn uống điều độ
- Hàng ngày tập TDTT
- Tích cực phòng chống bệnh
2. Tác dụng của sức khoẻ.
 Có sức khoẻ thì học tập lao động có hiệu quả, sống lạc quan vui vẻ.
III- Luyện tập
1- Bài tập a: Đánh dấu x vào ô trống tương ứng
+ Đúng: 1,2,3,5
+ Sai: 4
2- Bài tập c: Nêu tác hại của việc nghiện thuốc lá, rượu bia.
3. Bài tập 4: 
4 - Củng cố: (2’)
? Em hãy nêu nội dung bài học hôn nay?
- Sức khoẻ và cách chăm sóc sức khoẻ
- Tác dụng của sức khoẻ
5- Hướng dẫn học và chuẩn bị bài: (3’)
- Học thuộc phần nội dung bài học sgk/4
- Làm bài tập b,d sgk/4
- Đọc, tìm hiểu phần truyện đọc bài 2 “Bác Hồ tự học ngoại ngữ” ===========================================================
Ngày soạn
Ngày dạy
Tiết 2 tuần 2
 Bài 2:
 Siêng năng kiên trì
I- Mục tiêu
Giúp học sinh:
- Hiểu được những biểu hiện của siêng năng kiên trì, ý nghĩa của việc rèn luyện tính siêng năng kiên trì.
- Biết tự đánh giá hành vi của bản thân , của người khác về siêng năng kiên trì trong học tập, lao động và các hoạt động khác
- Phác thảo kế hoạch , vượt khó kiên trì, bền bỉ trong học tập , lao động để trở thành người học sinh tốt.
II- Phương pháp
 - Thảo luận nhóm
 - Giải quyết tình huống
 - Tổ chức trò chơi sắm vai 
 III-Tài liệu phương ttện
- Truyện kể về đức tính siêng năng của các danh nhân
- Bài tập tình huống
- SGK, sách giáo viên GDCD 6
- Tranh: Bác sỹ nông học Lương Đình Của.
 VI- Tiến trình lên lớp
A- ổn định tổ chức
B - Kiểm tra bài cũ
? Trình bày các cách để tự chăm sóc và rèn luyện thân thể ? Ví dụ?
H/s trả lời - GV nhận xét cho điểm
C- Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động1
GV gọi HS đọc truyện
? Tìm các chi tiết kể về việc Bác Hồ Tự học ngoại ngữ?
H/s trả lời - GV nhận xét
* Định hướng:
- Hồi làm phụ bếp ở trên tầu Đô đốc Latuýtơ ngoài làm việc 17h trong ngày Bác còn dành thêm 2 tiếng để tự học.
- Khi học, từ nào không hiểu thì bác nhờ người giảng lại.
- Mỗi ngày bác viết 10 từ tiếng Pháp vào tay để vừa làm vừa học.
- ở Luân Đôn, Bác tranh thủ học tiếng Anh, vào ngày nghỉ Bác cũng học tiếng anh với giáo sư Italia
- ở đâu Bác cũng tự học như thế.
- Lúc tuổi cao, bác vẫn tự học tra từ điển.
? Em có nhận xét gì về việc tự học ngoại ngữ của bác?
- Đó là một việc làm rất khó khăn, đặc biệt là phải tự học, tự lao động để kiếm sống.
GV : Cách tự học của Bác như vậy thể hiện đức tính gì, chúng ta sang phần 2 bài học để tìm hiểu.
? Qua việc tìm hiểu truyện đọc , em thấy cách tự học của bác thể hiện tính siêng năng, vậy siêng năng là gì?
H/s trả lời - GV nhận xét - chốt:
? Có bạn cho rằng, siêng năng chỉ thể hiện ở việc cần cù là đủ. Em thấy đúng hay sai? Vì sao?
- Chưa đúng, bởi cần cù nhưng thiếu tính tự giác, cứ phải nhắc nhở mới làm (Mặc dù làm chăm) thì chưa được, nhất là theo cảm hứng.
GV bổ sung: Trong cuộc sống có rất nhiều công việc khó khăn (Ví dụ việc học ngoại ngữ) vì thế dù có siêng năng, do quá khó nên ta cũng có lúc lại thấy nản chí, nản lòng, lúc đó ngoài siêng năng còn còn hỏi đức tính gì nữa?
? Em hiểu như thế nào về đức tính kiên trì?
H/s trả lời - GV nhận xét - chốt:
? Em hãy tìm ví dụ biểu hiện sự thiếu siêng năng hoặc thiếu kiên trì?
H/s trả lời - GV nhận xét
gv.nhấn: Muốn vượt qua được khó khăn gian khổ thì ta cần phải có tính siêng năng và kiên trì. Vậy siêng năng kiên trì đem đến cho chúng ta điều gì, chúng ta tìm hiểu tiếp.
I- Tìm hiểu truyện đọc “Bác Hồ tự học ngoại ngữ”
II- Nội dung bài học
1. Siêng năng và biểu hiện của siêng năng.
- Làm việc cần cù thường xuyên, đều đặn.
2- Kiên trì và biểu hiện của kiên trì.
- Kiên trì là sự quyết tâm đến cùng dù gặp khó khăn gian khổ.
? Siêng năng, kiên trì giúp ta có được điều gì trong cuộc sống?
H/s trả lời - GV nhận xét:
? Tìm những câu nói hay về tính siêng năng, kiên trì?
H/s trả lời - GV nhận xét
* Định hướng:
- Tay làm hàm nhai
- Siêng làm thì có
- Siêng học thì hay
- Luyện mới thành tài, mệt mài tất giỏi.
- Miệng nói tay làm
-Có công mài sắt, có ngày nên kim
- Kiến tha lâu cũng đầy tổ.
? Tìm những tấm gương siêng năng kiên trì trong học tập, lao động ở lớp, ở trường?
H/s trả lời - GV nhận xét:
? Kể những tấm gương siêng năng kiên trì của các danh nhân trong nước và thế giới?
H/s trao đổi thảo luận - GV nhận xét
? Từ các ví dụ trên , em thấy tính siêng năng kiên trì sẽ đem đến cho em điều gì trong học tập?
- Giúp em chủ động tìm hiểu, lĩnh hội nội dung kiến thức bài.
- Tự giác thường xuyên và đều đặn trong việc học bài và làm bài.
- Không chịu bó tay trước những bài tập khó
- Học giỏi, nắm vững kiến thức.
? Em hãy nêu những biểu hiện trái với siêng năng kiên trì? Tìm những ví dụ, những câu tục ngữ chứng tỏ điều đó?
- Lười biếng, uể oải, nản chí, nản lòng trong học tập, lao động.
VD: - Tay quai miệng trễ.
 - Người lười không ưa.
 - Nói chín thì nên làm mười
Nói mười làm chín kẻ cười người chê
Hoạt động III
? Em hãy đọc và nêu yêu cầu bài tập a?
H/s đọc - GV nêu yêu cầu lên bảng
- H/s tự đánh dấu - GV nhận xét - bổ sung
? Kể lại một việc làm thể hiện tính siêng năng của em?
2 hs kể, giáo viên nhận xét
? Đóng vai một tình huống minh hoạ về tính siêng năng kiên trì hoặc không siêng năng kiên trì?
HS thảo luận tìm tình huống, phân vai
VD: Đến phiên trực nhật lớp, Hà không chịu làm mà nhờ bạn làm hộ
Hà: mặt nhăn nhó, tay ôm bụng
- ất ơi, mình đau bụng quá, cậu trực nhật giúp mình với nhé, ối đau!
ất: Cậu đau bụng à, thôi ngồi nghỉ đi để mình trực nhật cả cho.
ất cầm chổi quét lớp
- Hà chờ ất trực xong mặt mày hớn hở
- Cảm ơn cậu nhé, mình hết đau bụng rồi.
ất: ái chà, cậu giả vờ đau bụng để lừa việc cho người khác phải không. Cậu thật lười biếng.
3- Tác dụng của siêng năng, kiên trì.
- Siêng năng kiên trì giúp ta làm việc gì cũng thành công, ta sẽ tự tin, chủ động trong cuộc sống.
Cao Bá Quát, Nguyễn Ngọc Ký.
III- Luyện tập
1- Bài tập a: Trắc nghiệm
Đánh dấu x vào ô trống để tìm những câu thể hiện tính siêng năng, kiên trì.
2- Bài tập 2: Tự thuật
3- Bài tập tình huống
D- Củng cố
? Trong bài học nay chúng ta cần ghi nhớ những gì?
+ Siêng năng, kiên trì và những biểu hiện của chúng.
+ Tác dụng của siêng năng kiên trì.
E- Hướng dẫn về nhà
- Học bài, làm bài tập c,d sgk/7
- Chuẩn bị bài 3 “Tiết kiệm”
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 3 tuần 3
 Bài 3: 
 Tiết kiệm
I- Mục tiêu
- Giúp học sinh hiểu:
+ Những biểu hiện của tiết kiệm trong cuộc sống và ý nghĩa của tiết kiệm.
+ Học sinh biết sống tiết kiệm, không xa hoa lãng phí.
+ Biết tự đánh giá bản thân có ý thức tiết kiệm như thế nào? Biết thực hiện tiết kiệm chi tiêu, thời gian công sức củ ... 7 tuần 17
Ôn tập học kỳ I
I- Mục tiêu
- Qua bài học để củng cố lại cho các em hệ thống kiến thức về bài học đạo đức trong học kỳ I
- Rèn luyện cho H/s ý thức giáo dục cho bản thân các bài học đạo đức, vận dụng thực hành, đánh giá bản thân để rồi đề ra cách thức thực hiện cho bản thân.
II./ Phương pháp:
 -Vấn đáp - thảo luận
 - Xử lý tình huống
III./ Tài liệu phương tiện
Một số câu hỏi trong sách giáo khoa
Các tình huống có thể bắt gặp trong cuộc sống
IV./ Cac hoạt động dạy và học
1./ Bài củ : GV kết hợp lông vào trong bài mới
2./ Bài mới :
* Hoạt động 1: GV kẻ bảng hệ thống hoá các k/ n , ý nghĩa và biện pháp rèn luyện cho từng bài đã được học
? Em hãy liệt kênhững phẩn chất đạo đức mà em đã được học từ trước đến nay
TT
Tên bài
Khái niệm
ý nghĩa
Biện pháp rèn luyện
1
Tự chăm sóc rèn luyện thân thể
Sức khoẻ là vốn quý của con người
Sức khoẻ giúp chúng ta học tập,lao động có hiệu quả và sống lạc quan
Ăn uống điều độ, luyện tập thể dục hàng ngày, chơi các môn thể thao phù hợp với SK
2
Siêng năng kiên trì
Siêng năng là đức tính của con người biểu hiện ở sự cần cù , tự giác
Siêng năng kiên trì giúp con người thành công trong công việc trong cuộc sống
Phải biết kiên trì nhẩn nại trong công việc ,chăm chỉ, cần cù , không chản nản
3
Tiết kiệm 
Là biết sử dụng một cách hợp lí , đúng mức của cải vật chất........
Tiết kiệm giúp con người biết quytrọng vật chất ,giải quyết được những thiếu thốn lúc khó khăn
Biết chi tiêu phù hợp với điều kiện của gia đình
Khong nên vung tay quá trán để phòng khi gặp khó khăn
4
Lể độ
.........................
..........................
........................................
5
Tôn trọng......
.........................
..........................
........................................
11
Mục đích......
...........................
............................
.........................................
* Hoạt động 2 : GV hướng dẩn HS làm một số bài tập trắc nghiệm và tự luận
Bài 1 : Hãy Trả lời các phẩm chất đạo đức ở cột B sao cho phù hợp các câu ca dao ở cột A
A
B
1./ Có công mài sắt có ngày nên kim
2./ Thể dục thường xuyên bằng ngàn viên thuốc bổ
3./ Tích tiểu thành đại 
4./ Đi thưa về chào
A1 điền siêng năng kiên trì
A2 điền tự chăm sóc rèn luyện sức khoẻ
A3 điền tiết kiệm 
A4 điền lể độ 
-GV chuẩn bị một số tình huống cho HS tập giải quyết và xử lý
Ví dụ : Sắp đến ngày nhà giáo Việt nam, các bạn trong lớp bàn nhau : nên đi thăm các thầy cô đang dạy ,còn các thầy cô giáo trước đây thì không nên đi 
-Theo em ,em có đồng ý với ý kiến trên không ?
-Em sẻ nói thế nào với nhóm bạn đó
-GV định hướng cho HS có thể trả lời như:
+ Sẻ không đồng ý với ý kiến của nhóm bạn đó 
+Nên đi thăm tất cả các thầy cô giáo đã dạy chúng ta vì chúng ta lớn lên đều được các thầy cô dạy dổ ,chăm sóc nên chúng ta cần phải biết ơn các thầy cô giáo trước đây
* Củng cố
GV khái quát lại nội dung ôn tập	
* Hướng dẫn về nhà
Làm lại các bài tập ở sách giáo khoa
Chuẩn bị tiết sau kiểm tra học kỳ 
 .
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết18 tuần 18
Kiểm tra học kỳ I
Mục tiêu
-Giúp học sinh nắm lại một số kiến thức cơ bản đã học trong học kỳ I
-Có kỹ năng trình bày các dạng bài tập một cách thuần thục
-Tập cho HS có thói quen tự giác trong học tập
Đề A
Trắc nhiệm khách quan ( 3 điểm )
Câu 1 (1 điểm) hãy điền các phẩm chất đạo đức ở cột B đúng với các hành vi ở cột A
A
B
Sáng nào Lan cũng dậy sớm quét nhà
Nga cùng các bạn trong chi đội đến quét dọn và thắp hương tại nh nghĩa trang liệt sỹ quê nhà
Tú giữ gìn đồ dùng học tập cẩn thận nên dùng được lâu bền 
Trước khi đi đâu Quân đều xin phép bố mẹ
Khoanh tròn một chữ cái trước câu trả lời đúng
Câu 2. (0,5 điểm ) Biểu hiện nào dưới đây thể hiện lịch sự tế nhị 
A./ Cử chỉ thô lổ sổ sàng
B./ Biết cảm ơn xin lổi
C./ Thường hay nói to , quát mắng người khác
D./ Thái độ cục cằn thô tục 
Câu 3. (0,5 điểm ) Hành vi nào dưới đây thể hiện yêu thiên nhiên , sống hoà hợp với thiên nhiên
A./ Lâm rất thích tắm nước mưa ở ngoài trời
B./ Đầu năm, cả nhà Lê đi hái lộc
C./ Đi tham quan dã ngoại , Tú thường hái cành cây và hoa về để thưởng thức vẻ đẹp 
D./ Hồng rất thích chăm sóc cây và hoa trong vườn
Câu 4. (1 điểm ) Điền những cụm từ còn thiếu vào chổ trống sao cho đúng với nội dung bài đã học 
“Tích cực, tự giác tham gia các hoạt động tập thểvà hoạt động xã hội sẽ..................... .....................,rèn luyện được những kĩ năng cần thiết của bản thân. Đồng thời, thông qua hoạt động tập thể, hoạt động xã hội sẽ .................................,tình cảm thân ái với mọi người xung quanh, sẽ được mọi người yêu quý.”
II./Tự luận ( 7 điểm )
Câu 5. (2 điểm) Em hãy cho biết thế nào là tiết kiệm . theo em trái với tiết kiệm là gì ? cho một ví dụ trái với tiết kiệm
Câu 6. (2 diểm )Có ý kiến cho rằng : Kỉ luật làm cho con người bị gò bó, mất tự do. 
 Em có tán thành với ý kiến trên không? Vì sao ?
Câu 7. (3 điểm ) Liên là một học giỏi của lớp 6A nhưng Liên không tham gia các hoạt động của lớp, của trường vì sợ mất thời gian, ảnh hửơng đến kết quả học tập của bản thân.
a./ Em hãy nhận xét hành vi của Liên.
b./ Nếu là bạn của Liên, em sẻ làm gì ?
Đề B
Trắc nhiệm khách quan ( 3 điểm )
Câu 1 (1 điểm) hãy điền các phẩm chất đạo đức ở cột B đúng với các hành vi ở cột A
A
B
1./ Luôn tranh thủ thời gian để học tập và vận dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống một cách hiệu quả
2./ Tham gia và vận động mọi người hưởng ứng phong trào ủng hộ đồng bào bị thiên tai 
3./ Kính thầy yêu bạn
4./ Biết chia sẻ với mọi người xung quanh
Khoanh tròn một chữ cái trước câu trả lời đúng
Câu 2. (0,5 điểm ) Biểu hiện nào dưới đây là sống chan hoà với mọi người 
A./ Không góp ý cho ai để tránh gây mất đoàn kết
B./ Luôn cởi mở chia sẻ với mọi người
C./ Chiều theo ý mọi người để không mất lòng ai
D./ Sẵn sàng tham gia hoạt động cùng mọi người , dù đó là hoạt động gì 
Câu 3. (0,5 điểm ) Quan điểm nào nào dưới đây thể hiện mục đích học tập đúng đắn của học 
A./ Học tập vì danh dự của bản thân và gia đình
B./ Học tập để dễ kiếm được việc làm nhàn hạ 
C./ Học tập để khỏi hổ thẹn với bạn bè
D./ Học tập để có đủ khả năng góp phần xây dựng quê hương , đất nước
Câu 4. (1 điểm ) Điền những cụm từ còn thiếu vào chổ trống sao cho đúng với nội dung bài đã học 
“biết ơnlà sự bày tỏ thái độ trân trọng, ................................................., đáp nghĩa đối với những người đã giúp đỡ mình, với những người................................................”
II./Tự luận ( 7 điểm )
Câu 5.(2điểm ) Để sống hoà hợp với mọi người , em cần phải học tập , rèn luyện như thế nào ?
Câu 6. (2 điểm ) Nêu những hành vi biểu hiện trái ngược với tiết kiệm ? (2 hànhvi ). Hậu quả của những hành vi đó trong cuộc sống như thế nào ?
Câu 7. (3 điểm ) Tuấn rủ Phương đi xem bóng đá để cổ vũ cho đội của trường. Phương từ chối không đi vì đang ngủ
a./ Em có nhận xét gì về sự từ chối của Phương
b./ Nếu là Tuấn em sẻ nói gì với Phương
đáp án
Đề A
Trắc nhiệm khách quan ( 3 điểm )
Câu 1 (1điểm ) điền các phẩm chất đạo đức ở cột B như sau (điền đúng mỗi ô cho 0,25 điểm)
A1 --- siêng năng
A2 --- biết ơn
A3 --- tiết kiệm 
A4 --- lể độ 
Câu 2. (0,5 điểm )
Khoanh ý B
Câu 3. (0,5 điểm )
Khoanh ý D
Câu 4. (1 điểm , mỗi ý 0,5 điểm )
Yêu cầu điền theo thứ tự sau:
-Chổ trống thứ nhất : Mở rộng sự hiểu biết về mọi mặt
- Chổ trống thứ hai : Góp phần xây dựng quan hệ tập thể 
Câu 5. (2 điểm) 
+ Tiết kiệm là biết sử dụng một cách hợp lý, đúng mức của cải vật chất, thời gian , sức lực của mình và của người khác (1 điểm )
+ Trái với tiết kiệm là hoang phí , là sử dụng của cải , thời gian , sức lực quá mức cần thiết (0,5 điểm )
+Nêu 1 trong những ví dụ như : Tiêu xài tiền bạc vào việc ăn chơi, dùng thời gian vào việc ăn chơi vô ích (0,5 điểm )
Câu 6. (2 diểm )
+ Không tán thành với ý kiến đó (0,5 điểm )
+ Giải thích : Kỷ luật không làm cho con người mất tự do, vì khi con người biết tôn trọng kỷ luật thì sẻ tự nguyện , tự giác chấp hànhnhững quy định chung , không bị ai ép buộc nên sẻ khong cảm thấy gò bó , trái laị sẻ cảm thấy vui vẻ , thanh thản (1,5 điểm )
Câu 7. (3 điểm )
a./ Nhận xét :(1,5 điểm , mổi ý đúng 0,5 điểm )
- Hành vi của Liên là khong đúng , là ích kỷ
- Bổn phận của mổi HS là phải tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội , vì lợi ích chung trong đó có lợi ích của bản thân
-Nếu ai cũng như Liên thì mọi hoạt động của lớp sẻ bị ngừng trệ 
b./ Nếu là bạn của Liên em sẽ :(1,5 điểm , mổi ý đúng 0,5 diểm )
- Khuyên Liên nên tham gia các hoạt động của lớp , của trường 
- Giải thích để Liên hiểu được lợi ích của việc tham gia các hoạt động tập thể như : mở mang hiểu biết , xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè, rèn luyện thái độ tình cảm trong sáng ....v v
- Cùng các bạn trong lớp vận động và tạo cơ hội để Liên tham gia các hoạt động của lớp
Đề B
Trắc nhiệm khách quan ( 3 điểm )
Câu 1 (1điểm ) điền các phẩm chất đạo đức ở cột B như sau (điền đúng mỗi ô cho 0,25 điểm)
A1 --- Mục đích học tập của học sinh
A2 --- Tích cực tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội 
A3 --- Lể độ 
A4--- Sống chan hoà với mọi người 
Câu 2. (0,5 điểm )
Khoanh ý B
Câu 3. (0,5 điểm )
Khoanh ý D
Câu 4. (1 điểm , mỗi ý 0,5 điểm )
Yêu cầu điền theo thứ tự sau:
-Chổ trống thứ nhất : Tình cảm và những việc làm đền ơn
- Chổ trống thứ hai : Có công với dân tộc , đất nước 
Câu 5. (2 điểm , đúng mổi ý cho 0,5 điểm) 
Cần phải: 
-Yêu thiên nhiên , biết bảo vệ thiên nhiên 
- Sống gần gủi hoà hợp với thiên nhiên
-Trồng cây xanh tạo bóng mát, tránh những việc làm gây ảnh hưởng đến thiên nhiên và
 môi trường
-Nhắc nhở mọi người cùng bảo vệ thiên nhiên, biết yêu thiên nhiên như người thân của mình 
Câu 6. (2 điểm) 
-Trái với tiết kiệm là: ( 1 điểm , mổi hành vi 0,5 điểm)
+ Hoang phí 
+ Sử dụng của cải , vật chất, thời gian , sức lực quá mức cần thiết 
- Hậu quả : (1điểm ) 
 + Làm cạn kiệt vật chất của gia đình và của xã hội 
 + Con người trở nên vô vị khi cuộc sống thiếu thốn về mọi mặt 
 + Lười lao động và dễ trở thành phần tử tiêu cực trong xã hội 
Câu 7. (3 điểm )
a./ Nhận xét : (1,5 điểm ,đúng mổi ý cho 0,5 điển )
- Phương là một HS thiếu ý thức trách nhiệm đối với công việc của lớp của trường
- Lười nhác không thích hoạt động
- Ngủ không đúng lúc chứng tỏ là một con người sống cẩu thả
b./ Nói với Phương : (1,5 điểm )
-Không nên ngủ vào lúc này mà cần phải đi cổ vủ động viên các bạn đội bóng, vì đi cổ vũ động viên cũng là một hình thức tham gia hoạt động tập thể

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an GDCD lop 6(1).doc