Giáo án lớp 6 môn học Giáo dục công dân - Tuần 1 - Tiết 1 - Bài 1: Chí công vô tư

Giáo án lớp 6 môn học Giáo dục công dân - Tuần 1 - Tiết 1 - Bài 1: Chí công vô tư

1. Về kiến thức

- Nêu được thế nào là chí công vô tư.

- Nêu được biểu hiện cảu chí công vô tư.

- Hiểu được ý nghĩa của phẩm chất chí công vô tư.

2. Về kĩ năng

Biết thể hiện chí công vô tư trong cuộc sống hằng ngày.

3. Về thái độ

Đồng tình, ủng hộ những việc làm chí công vô tư, phê phán những biểu hiện thiếu chí công vô tư.

II/ PHƯƠNG PHÁP :

 - Thảo luận. - Nêu vấn đề. - Phân tích. - Đàm thoại.

III/ TÀI LIỆU – PHƯƠNG TIỆN :

 

doc 39 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1043Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 6 môn học Giáo dục công dân - Tuần 1 - Tiết 1 - Bài 1: Chí công vô tư", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC KÌ 1
Ngày soạn: 07/ 8/ 2010
Tuần:	01	Tiết: 01
BÀI 1 :	
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC :
Về kiến thức
Nêu được thế nào là chí công vô tư.
Nêu được biểu hiện cảu chí công vô tư.
Hiểu được ý nghĩa của phẩm chất chí công vô tư.
Về kĩ năng
Biết thể hiện chí công vô tư trong cuộc sống hằng ngày.
Về thái độ
Đồng tình, ủng hộ những việc làm chí công vô tư, phê phán những biểu hiện thiếu chí công vô tư.
II/ PHƯƠNG PHÁP :
	- Thảo luận.	- Nêu vấn đề.	- Phân tích.	- Đàm thoại.	
III/ TÀI LIỆU – PHƯƠNG TIỆN :
	- Sách GV - HS.
	- Sưu tầm tục ngữ, ca dao, danh ngôn.	
IV/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
	1/ Ổn định tổ chức : 
	2/ Kiểm tra bài cũ: 
3/ Bài mới : 
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt - Ghi bảng
HOẠT ĐỘNG 1 : Giới thiệu bài 
- GV thông qua việc nêu lên ý nghĩa và sự cần thiết và tác dụng của phẩm chất chí công vô tư để vào bài. 
- Vậy chí công vô tư là gì ? Biểu hiện của phẩm chất này như thế nào ? Vì sao trong cuộc sống mọi người cần phải chí công vô tư ? Làm thế nào để có được phẩm chất đạo đức này ? Lớp chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu qua bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG 2 : Phân tích truyện đọc, giúp HS hiểu thế nào là chí công vô tư. 
* GV cho HS đọc phần Đặt vấn đề trong SGK/ trang 3, 4.
* GV chia 6 nhóm và hướng dẫn HS thảo luận nhóm theo các câu hỏi gợi ý trong SGK :
+ Nhóm 1 + 2 + 3 : Câu a : Tô Hiến Thành đã có suy nghĩ như thế nào trong việc dùng người và giải quyết công việc ? Qua đó em hiểu gì về Tô Hiến Thành ?
+ Nhóm 4 + 5 + 6 : Câu b : Em có suy nghĩ gì về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh ? Theo em, điều đó đã tác động như thế nào đến tình cảm của nhân dân ta với Bác ?
* Sau khi thảo luận GV yêu cầu nhóm cử đại diện lên trình bày nội dung thảo luận của nhóm trước lớp; các nhóm khác nhận xét, bổ sung. ( mỗi câu hỏi 1 nhóm ).
- GV nhận xét, chốt ý chính sau mỗi câu hỏi .
Câu a : Tô Hiến Thành dùng người hoàn toàn căn cứ vào khả năng, năng lực của người đó chứ không vì vị nễ tình thân mà tiến cử -> Chứng tỏ ông là một người thật sự công bằng, không thiên vị, tôn trọng lẽ phải và hoàn toàn xuất phát vì lợi ích chung. 
Câu b : Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng tuyệt vời của một con người đã dành trọn đời mình cho quyền lợi của dân tộc, của đất nước và cho hạnh phúc của nhân dân.
. Bao giờ Người cũng chỉ theo đuổi một mục đích là “làm cho ích quốc, lợi dân “.
. Chính vì vậy, Bác đã nhận được trọn vẹn tình cảm của nhân dân ta đối với Người : đó là sự tin yêu, lòng kính trọng, sự khâm phục, lòng tự hào và sự gắn bó vô cùng gần gũi, thân thiết. 
* GV tiếp tục cho HS thảo luận cả lớp câu hỏi c : Vậy, em hiểu thế nào về chí công vô tư và tác dụng của nó đối với đời sống cộng đồng ?
- GV yêu cầu HS trả lời ( 2, 3 HS ).
- GV nhận xét, chốt ý chính : 
 Những việc làm của Tô Hiến Thành và Chủ tịch Hồ Chí Minh đều là những biểu hiện tiêu biểu của phẩm chất chí công vô tư. -> Đem lại lợi ích cho tập thể và cộng đồng xã hội, góp phần làm cho đất nước thêm giàu mạnh, cuộc sống nhân dân được hạnh phúc ấm no.
* GV mở rộng: Bản thân Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng ngời về đạo đức.
- Thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 7 tháng 11 năm 2006 của Bộ Chính trị về tổ chức Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", tại lễ kỷ niệm 77 năm ngày thành lập Đảng ngày 3/2/2007, đồng chí Tổng Bí thư Nơng Đức Mạnh, đã chính thức phát động Cuộc vận động. Kế hoạch thực hiện Cuộc vận động từ nay đến năm 2011.
HOẠT ĐỘNG 3 : Giúp học sinh liên hệ thực tế. 
 Hoạt động này giúp HS tìm thêm những biểu hiện trái với phẩm chất chí công vô tư, đồng thời phân biệt được người thật sự chí công vô tư với người gỉa danh chí công vô tư hoặc phân biệt rõ giữa việc kiên trì phấn đấu để đạt được lợi ích cá nhân một cách chính đáng với tự tư tự lợi.
*Cho HS làm bài tập1/ SGK/ Trang 5, theo nhóm nhỏ (2HS): 
( Chí công vô tư : d, e : vì giải quyết công việc xuất phát từ lợi ích chung. 
Không chí công vô tư : a, b, c, đ : Vì xuất phát từ lợi ích cá nhân, do tình cản riêng tư chi phối -> giải quyết công việc thiên lệch, không công bằng ).
- GV gọi một số HS phát biểu, sau đó GV nhận xét và chỉ cho HS thấy rõ rằng :
+ Nếu một người luôn cố gắng phấn đấu vươn lên bằng tài năng, bằng sức lực và trí tuệ của mình một cách chính đáng để đem lại lợi ích cho cá nhân ( mong muốn làm giàu, đạt kết qủa cao trong học tập, thành, mong muốn thành đạt  ) thì đó không phải là biểu hiện của hành vi không chí công vô tư.
+ Có những người khi nói thì có vẻ chí công vô tư, song trong hành động và việc làm lại thể hiện tính ích kỷ, tham lam, đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích tập thể, cộng đồng hay vì tình cảm riêng tư mà thiên lệch trong giải quyết công việc  Đó chỉ là những kẻ đạo đức giả ( giả danh chí công vô tư ).
* GV gợi ý cho HS tự liên hệ bản thân, trong thực tế cuộc sống, giúp HS đưa ra những ví dụ về lối sống ích kỷ, vụ lợi, thiếu công bằng ( trong gia đình, nhà trường, ngoài xã hội ).
* Sau đó GV cho HS chốt lại những biểu hiện chí công vô tư, những biểu hiện trái với phẩm chất chí công vô tư.
 ( Có thể tổ chức cho HS thi đua bằng trò chơi tiếp sức. )
HOẠT ĐỘNG 4: Hướng dẫn HS rút ra khái niệm “Chí công vô tư “ và ý nghĩa của phẩm chất này trong cuộc sống. 
* Cho HS làm bài tập 2/ SGK/ Trang 5, 6 theo nhóm : 
+ Nhóm 1, 2, 3 : Tán thành với những quan điểm nào? Vì sao ?
+ Nhóm 4, 5, 6 : Không tán thành với những quan điểm nào? Vì sao ?
* Sau khi thảo luận GV yêu cầu nhóm cử đại diện lên trình bày nội dung thảo luận của nhóm trước lớp; các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
* GV nhận xét, chốt ý.
* Cuối cùng GV hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi :
1. Thế nào là chí công vô tư ?
2. Vì sao cần phải chí công vô tư ?
3. Chúng ta rèn luyện phẩm chất chí công vô tư như thế nào ?
* GV tổng kết lại toàn bộ những ý chính trong bài :
+ Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức tốt đẹp, trong sáng và cần thiết của tất cả mọi người. 
+ Chí công vô tư là sự công bằng vô tư, hoàn toàn xuất phát từ lợi ích chung trong công việc. Song phẩm chất đó không chỉ biểu hiện qua lời nói, mà phải được thể hiện bằng việc làm và hành động cụ thể trong cuộc sống hàng ngày ở mọi nơi mọi lúc.
+ Người có phẩm chất chí công vô tư sẽ được mọi người tôn trọng và tin cậy, góp phần làm cho đất nước thêm giàu mạnh.
+ Vì vậy, để rèn luyện phẩm chất đạo đức này, mỗi người chúng ta không những phải có nhận thức đúng để có thể phân biệt được các hành vi thể hiện sự chí công vô tư mà còn phải có thái độ ủng hộ, qúy trọng người chí công vô tư và biết phê phán những hành động vụ lợi cá nhân, thiếu công bằng trong công việc. 
+ Rèn luyện phẩm chất chí công vô tư không có nghĩa là yêu cầu mọi người phải quên đi lợi ích cá nhân, song phải biết đặt lợi ích cá nhân trong mối quan hệ hài hòa với lợi ích của xã hội và cộng đồng.
4/ Củng cố
- Thế nào là chí cơng vơ tư? Ý nghĩa cảu chí cơng vơ tư.
- Học sinh cần phải làm gì để rèn luyện chí cơng vơ tư?
(GV gọi 2 HS trả lời – nhận xét – cho điểm)
* GV kết luận toàn bài : 
 Trong sự nghiệp CNH – HĐH đất nước hiện nay, chúng ta rất cần có những con người có phẩm chất đạo đức “ Chí công vô tư “ Vì như vậy tài sản nhà nước, tài sản nhân dân và sức lao động của con người mới được nâng niu, giữ gìn bảo vệ, không bị thất toát, hư hỏng, không bị lợi dụng.
 Thực hiện tốt Cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Là HS chúng ta cần phải quyết tâm rèn luyện phẩm chất đạo đức này để xứng đáng là những chủ nhân tương lai của đất nước.
5/ Dặn dò
a/ Học bài : 
Học nội dung bài học ( SGK/ Trang 4 ).
Làm bài tập 3/ SGK / Trang 6.
Sưu tầm TN-CD về phẩm chất chí công vô tư.
 b/ Chuẩn bị bài 2 : Tự chủ.
+ Đọc phần Đặt vấn đề.
+ Trả lời câu hỏi gợi ý.
I/ ĐẶT VẤN ĐỀ :
- Những việc làm của Tô Hiến Thành và Chủ tịch Hồ Chí Minh đều là những biểu hiện tiêu biểu của phẩm chất chí công vô tư.
II/ BIỂU HIỆN :
* Chí công vô tư :
- Công bằng.
- Không thiên vị.
- Tôn trọng lẽ phải.
- Sống liêm khiết.
- Vì lợi ích chung.
. . .
* Thiếu chí công vô tư :
- Tự tư tự lợi, ích kỷ.
- Giải quyết công việc dựa trên tình cảm.
- Thiên vị.
- Bao che việc làm sai trái.
- Vì lợi ích cá nhân.
. . .
III/ NDBH :
1. Chí công vô tư :
- Là phẩm chất đạo đức của con người.
- Là sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc dựa trên lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung.
2. Ý nghĩa :
- Đem lại lợi ích cho tập thể, cộng đồng xã hội.
- Góp phần làm cho đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
- Được mọi người kính trọng, tin cậy.
3. Rèn luyện :
- Đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân.
- Mạnh dạn phê phán những hành động vụ lợi, thiếu công bằng. 
- Ủng hộ, qúy trọng người chí công vô tư.
( Học SGK / Trg 4, 5 )
IV/ BÀI TẬP :
1/ Bài 1/ SGK/ Trg 5. 
(Chí công vô tư : d, e.
Không chí công vô tư : a, b, c, đ.)
2/ Bài 2/ SGK/ Trg 5, 6. 
Tán thành với quan điểm d, đ.
Không tán thành với các quan điểm : a, b, c.
Ngày tháng năm 2010
 Ký duyệt	
..
Ngày soạn: 14/ 8/ 2010
Tuần:	02	Tiết: 02
BÀI 2 :	
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC :
Về kiến thức
Hiểu được thế nào là tự chủ.
Nêu được biểu hiện của con người có tính tự chủ
Hiểu được vì sao con ngư ... chứng minh tính năng động, sáng tạo biểu hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống, đồng thời chỉ ra những biểu hiện của hành vi thiếu năng động, sáng tạo :
+ Trong học tập : thể hiện ở phương pháp học tập khoa học, say mê, tìm tòi để phát hiện ra cái mới, không thỏa mãn với những điều đã biết. 
+ Trong lao động : dám nghĩ, dám làm, tìm ra cách làm mới, nhanh chóng, mang lại hiệu quả cao. 
+ Trong sinh hoạt hằng ngày : lạc quan, tự tin, kiên trì , nhẫn nại, có ý thức phấn đấu vượt khó vươn lên 
- GV gọi một số HS phát biểu ; nhận xét, chốt lại các ý đúng.
- Sau đó GV cho HS ghi nhận những biểu hiện năng động, sáng tạo và thiếu năng động, sáng tạo.
* GV khẳng định : 
 + Năng động, sáng tạo là phẩm chất rất cần thiết của người lao động trong xã hội hiện đại.
 + Năng động, sáng tạo được biểu hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống.
 + Năng động, sáng tạo không đồng nhất với những việc làm liều lĩnh, bất chấp cả đạo lý, vi phạm pháp luật nhằm đạt được mục đích của mình. (Tham ô, móc ngoặc, dùng thủ đoạn để lừa đảo, trốn thuế, làm hàng gỉa, vi phạm bản quyền trong sáng tác văn học, nghệ thuật, sản xuất kinh doanh )
4/ Củng cố
- Bài tập 1/ SGK/ 29, 30. 
Các hành vi thể hiện năng động, sáng tạo : b, đ, e, h.
Các hành vi không thể hiện năng động, sáng tạo : a, c, d, g.
- Bài tập 3/ SGK/ 30. 
Các hành vi thể hiện năng động, sáng tạo : b, c, d.
* GV chuyển ý giới thiệu trọng tâm tìm hiểu bài 8 ( tiết 2 ) :
Năng động, sáng tạo là phẩm chất rất cần thiết của người lao động trong xã hội hiện đại. HS là những người lao động, những chủ nhân tương lai của đất nước. Vậy, HS chúng ta cần rèn luyện như thế nào để có phẩm chất năng động sáng tạo ? 
5/ Dặn dò
Học bài : Nội dung bài học ( SGK/ Trang 4 ).
Sưu tầm tấm gương năng động, sáng tạo trong cuộc sống.
I/ ĐẶT VẤN ĐỀ :
 Việc làm của Ê – đi – xơn và Lê Thái Hoàng trong những câu chuyện trên đều biểu hiện những khía cạnh khác nhau của tính năng động, sáng tạo.
II/ NDBH :
1/ Khái niệm :
- Năng động là tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm.
- Sáng tạo là say mê nghiên cứu để tìm ra cái mới, hay cách giải quyết mới.
- Người năng động, sáng tạo luôn say mê, tìm tòi, phát hiện và xử lý linh hoạt các tình huống nhằm đạt kết qủa cao.
2/ Năng động, sáng tạo :
- Giúp con người vượt qua những ràng buộc của hoàn cảnh để đạt được mục đích đề ra với hiệu qủa cao.
- Giúp con người làm nên những kỳ tích vẻ vang.
- Là phẩm chất rất cần thiết của người lao động trong xã hội hiện đại.
( Học SGK/ 29 )
* Biểu hiện:
 Năng động, sáng tạo:
- Chủ động.
- Chịu khó suy nghĩ.
- Dám nghĩ, dám làm.
- Say mê, tìm tòi.
- Lạc quan, tự tin, kiên trì.
- Linh hoạt xử lý các tình huống.
- Không bằng lòng, không thỏa mãn với những điều đã biết.
Thiếu năng động, sáng tạo
- Thụ động.
- Lười suy nghĩ.
- Chỉ làm theo sự hướng dẫn.
- Rập khuôn, máy móc.
- Dựa dẫm, ỷ lại.
- Do dự, bảo thủ, thiếu tự tin.
- Bằng lòng với thực tại.
III/ BÀI TẬP :
- Bài tập 1/ SGK/ 29, 30. 
- Bài tập 3/ SGK/ 30. 
Ngày tháng năm 2010
 Ký duyệt	
..
Ngày soạn: 16/ 10/ 2010
Tuần:	11	Tiết: 11
BÀI 8 :	
( TIẾT 2 )
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1. Kiến thức :
	- Biết cần làm gì để trở thành người năng động, sáng tạo
2. Kỹ năng :
Biết tự đánh gía hành vi của bản thân và của người khác về những biểu hiện của tính năng động, sáng tạo.
Có ý thức học tập những tấm gương năng động, sáng tạo của những người xung quanh.
3. Thái độ :
Hình thành ở HS nhu cầu và ý thức rèn luyện tính năng động, sáng tạo ở bất cứ điều kiện, hoàn cảnh nào trong cuộc sống.
Tôn trọng người năng động sáng tạo.
II/ PHƯƠNG PHÁP :
	- Thảo luận.	- Giảng giải.	- Phát vấn .
III/ TÀI LIỆU – PHƯƠNG TIỆN :
	- Sách GV - HS.
IV/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
	1/ Ổn định tổ chức : 
	2/ Kiểm tra bài cũ: (Kết hợp trong quá trình dạy)	 
	3/ Bài mới : 
Hoạt động của GV - HS
Nội dung ghi bảng
HOẠT ĐỘNG 1 : Giới thiệu bài 
* GV: Nội dung cốt lõi của tính năng động, sáng tạo là tích cực chủ động, dám nghĩ, dám làm, say mê nghiên cứu để tìm ra cái mới, cách giải quyết mới. Song năng động, sáng tạo không đồng nhất với những việc làm liều lĩnh, bất chấp cả đạo đức, pháp luật để đạt được mục đích của mình.
- Mục đích của năng động, sáng tạo là nhằm rút ngắn thời gian để đạt được mục đích, kết qủa cao trong học tập, lao động, công tác.
- Năng động, sáng tạo là phẩm chất rất cần thiết của người lao động trong xã hội hiện đại. HS là những người lao động, những chủ nhân tương lai của đất nước. Vậy, HS cần rèn luyện phẩm chất năng động, sáng tạo như thế nào ? Chúng ta sẽ tìm hiểu qua tiết học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG 2 : Hướng dẫn HS thảo luận để hiểu vì sao HS cần rèn luyện tính tính năng động, sáng tạo không ? 
* GV chia nhóm và hướng dẫn HS thảo luận nhóm :
- Nhóm 1 -> 2 : BT 2/ SGK/ 30.
- Nhóm 3 -> 4 : Hiện nay trong HS còn có hiện tượng học vẹt, lười suy nghĩ trong học tập. Theo em, HS nên làm thế nào để khắc phục ? 
- Nhóm 5 -> 6 : BT 5/ SGK/ 30.
* Sau khi thảo luận mỗi câu hỏi GV mời nhóm 1 nhóm cử đại diện HS lên trình bày nội dung thảo luận của nhóm trước lớp ; các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung. 
* GV nhận xét, chốt ý sau mỗi câu hỏi :
- Bài tập 2/ SGK/ 30 : Tán thành với quan điểm d , e.
Giải thích : 
- Sáng tạo có biểu hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau, có khi chỉ để giải quyết những công việc hằng ngày. HS có thể, thể hiện tính năng động, sáng tạo trong học tập, hoạt động CT-XH và trong các công việc cụ thể của bản thân, Nếu HS không có tính năng động, sáng tạo thì không thể học tốt và tham gia tốt các hoạt động Đội do nhà trường tổ chức.
- Không phải chỉ những thiên tài mới có phẩm chất năng động, sáng tạo mà với những người lao động bình thường nếu có nghị lực, chịu khó học hỏi, suy nghĩ, vẫn có thể sáng tạo, có những phát minh có gía trị.
- Trong tất cả mọi lĩnh vực hoạt động, con người cần có tính năng động, sáng tạo vì nó giúp con người vượt qua những ràng buộc của hoàn cảnh để đạt được mục đích đề ra với hiệu qủa cao, và làm nên những kỳ tích vẻ vang, đem lại vinh dự cho bản thân, gia đình, đất nước.
- Hiện tượng học vẹt, lười suy nghĩ trong học tập đó là cách học thụ động, rập khuôn, máy móc. Kết qủa học tập sẽ không cao -> HS cần tích cực, chủ động trong học tập : 
- Có thời gian biểu tự học ở nhà.
- Trong lớp tập trung chú ý, tích cực tham gia phát biểu xây dựng bài.
- Vận dụng những điều đã biết vào thực tế cuộc sống thông qua các hoạt động tập thể, chính trị, xã hội do nhà trường, Đội tổ chức.
- Luôn suy nghĩ và tự đặt câu hỏi : “ Thế nào ? “ ; “ Vì sao ? với bản thân. Nêu thắc mắc với thầy cô, bạn bè.
- Không tự thỏa mãn với kết qủa học tập đã đạt được. 
- BT 5/ SGK/ 30:
+ HS cần phải rèn luyện tính NĐ – ST vì đức tính này giúp các em có thái độ tích cực chủ động, dám nghĩ, dám làm, linh hoạt xử lý các tình huống trong học tập, lao động, công tác  nhằm đạt kết qủa cao trong mọi công việc.
+ Để có thể trở thành người NĐ – ST , HS cần tìm ra cách học tập tốt nhất cho mình, tích cực vận dụng những điều đã học vào cuộc sống.
+ Song điều đó chỉ đem lại hiệu qủa cao trên cơ sở có sự tích lũy kiến thức và vốn hiểu biết ở một mức độ nhất định. Nếu không sẽ dẫn đến việc làm bừa, làm ẩu có thể gây ra những hậu qủa xấu.
( VD 1 : Nếu trong lớp không nghe giảng, khi làm bài tập không thuộc lý thuyết thì sẽ không có cơ sở để tìm ra cách giải của riêng mình.
 VD 2 : Nếu không biết gì về điện mà lại tự sửa chữa có thể bị điện giật chết người )
* GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi : Để có tính năng động, sáng tạo HS cần phải làm gì ?
- GV chốt lại ý chính ở mục 3 NDBH / SGK / Trang 29.
- Cho HS đọc lại NDBH / SGK / Trang 29.
HOẠT ĐỘNG 3 : Liên hệ thực tế – Xây dựng kế hoạch rèn luyện. 
* GV cho HS giới thiệu những tấm gương thể hiện tính năng động, sáng tạo. (Bài đọc thêm / STH/ 38, 39)
* GV giới thiệu danh ngôn :
“Tạo điều kiện thuận lợi cho sự sáng tạo tiềm ẩn là vấn đề sống còn của mỗi xã hội.”
- A.TOYNBEE 
“Trong con người vốn có những nguồn sáng tạo vô tận, nếu khác đi thì sẽ không thành người. Cần phải giải phóng và khơi thông chúng.”
- A.N.TÔLXTÔI -
“Lao động là sáng tạo, sáng tạo lại là niềm vui hiện thực sâu sắc duy nhất mà con người có thể cảm thấy được trên đời này.”
- GRÔBECTI - 
 * BT 6/ SGK/ 30 : Hãy nêu một khó khăn mà em đã gặp phải trong học tập hoặc trong cuộc sống và tự xây dựng kế hoạch để khắc phục khó khăn đó. (Học yếu môn học nào đó, hoàn cảnh gia đình khó khăn  )
- Sau đó GV mời 1, 2 HS lên trình bày.
- GV nhận xét, giúp HS hoàn chỉnh việc xây dựng kế hoạch rèn luyện của bản thân. 
4/ Củng cố
 Để trở thành người năng động, sáng tạo HS cần phải làm gì?
(GV gọi hai Học sinh trả lời)
5/ Dặn dò
Học bài : Nội dung bài học ( SGK/ Trang 29 ).
Chuẩn bị bài 8 : 
“ Làm việc có năng suất – chất lượng – hiệu qủa “
 + Đọc phần Đặt vấn đề.
 + Trả lời các câu hỏi gợi ý.
III/ NDBH : ( tt )
3/ Rèn luyện: 
+ HS cần tìm ra cách học tập tốt nhất cho mình.
+ Tích cực vận dụng những điều đã biết vào cuộc sống.
( Học SGK/ 29 )
 IV/ BÀI TẬP : ( tt )
- Bài tập 2/ SGK/ 30. 
- Bài tập 5/ SGK/ 30. 
- Bài tập 6/ SGK/ 30. 
Ngày tháng năm 2010
 Ký duyệt	
..

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an GDCD 9 tu tiet 1 tiet 11.doc