Giáo án lớp 6 môn học Giáo dục công dân - Tuần 1, 2 - Tiết 1, 2 - Bài 1: Công dân với sự phát triển kinh tế

Giáo án lớp 6 môn học Giáo dục công dân - Tuần 1, 2 - Tiết 1, 2 - Bài 1: Công dân với sự phát triển kinh tế

.- Về kiến thức :

Vai trò quyết định của sản xuất CCVC đối với đời sống xã hội.

Các khái niệm, các bộ phận hợp thành và vai trò của từng yếu tố cơ bản của quá trình LĐSX : Sức lao động, tư liệu lao động đối tượng lao động.

Nội dung và ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội.

2.- Về kỷ năng :

Phân tích các khái niệm và mối liên hệ giữa những nội dung chủ yếu của bài học.

Vận dụng kiến thức vào thực tiễn, giải thích một số vấn đề thực tiễn có liên quan đến nội dung bài học.

 

doc 39 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1035Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 6 môn học Giáo dục công dân - Tuần 1, 2 - Tiết 1, 2 - Bài 1: Công dân với sự phát triển kinh tế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 1 –2	
Tiết : 1 – 2 	
A.- Mục tiêu bài học : 
Học xong bài này HS cần đạt : 
1.- Về kiến thức :
Vai trò quyết định của sản xuất CCVC đối với đời sống xã hội.
Các khái niệm, các bộ phận hợp thành và vai trò của từng yếu tố cơ bản của quá trình LĐSX : Sức lao động, tư liệu lao động đối tượng lao động.
Nội dung và ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội.
2.- Về kỷ năng :
Phân tích các khái niệm và mối liên hệ giữa những nội dung chủ yếu của bài học.
Vận dụng kiến thức vào thực tiễn, giải thích một số vấn đề thực tiễn có liên quan đến nội dung bài học.
3.- Về thái độ hành vi :
Thấy được tầm quan trọng của hoạt động sản xuất CCVC, quý trọng người LĐ, xác định được quyền và nghĩa vụ lao động của CD. Biết tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng. 
Thấy đượctrách nhiệm của mình đối với sự phát triển kinh tế của gia đình và đất nước. Từ đó quyết tâm học tập thật tốt để góp phần cùng cả nước khắc phục nguy cơ tụt hậu so với các nước trên thế giơi.
Xác định nhiệm vụ chính trị của cả dân tộc lúc này là tập trung phát triển kinh tế theo định hướng CHCN.
B.- Dự kiến hoạt động 
Dùng sơ đồ – đèn chiếu 
Dùng phương pháp giảng giải kết hợp với gợi mở, nêu vấn đề
C.- Nội dung hoạt động :
	Vào bài : 	Mở trang sử Hùng Vương dựng nước
	Dân tộc ta từng bước nắng mưa
	Anh hùng tiếp nối ngàn xưa
	Gốc dân nguồn nước bền như đất trời.
	Thật như vậy đất nước chúng ta cvó một đặc điễm mà không có nước nào có đó là chiến tranh. Chính vì vậy mà đất nước ta nghèo nàn lạc hậu so với thế giới. Cho nên nhiệm vụ của chúng ta hiện nay là phải làm sao xây dựng lại những gì đã mất khi hoà bình của đất nước đã được lập lại. Một trong những nhiệm vụ đó là chúng ta phải cùng nhau xây dựng kinh tế. Vậy chúng ta phải làm gì? Bài học hôm nay sẽ cho chúng ta hiểu được điều đó.
Hoạt động của GV – HS 
Nội dung bài học
Hoạt động 1 : Phương pháp gợi mở:
 - Em cho biết con người muốn tồn tại và phát triển thì cần những thứ gì? ( ăn – mặc – ở )
 - Những thứ đó lấy từ đâu ra? ( trong tự nhiên – và do con người tác động vào). Cái ăn , mặc, ở đó gọi chung là gì? (CCVC)
 - Vậy SX CCVC là gì? (trong SGK)
 - Ngoài nhu cầu về cái ăn, mặc, ở thì con người cần có những nhu cầu nào nữa? (Vui chơi – giải trí – tín ngưỡng)
 - Như vậy trong những nhu cầu trên thì nhu cầu nào quan trọng nhất? Tại sao ? ( đó là tiền đề cho những nhu cầu khác phát triển)
 - Vậy vai trò của SX CCVC là gì?
Hoạt động 2 : Phương pháp : Thảo luận nhóm
 - Theo em quá trình SX CCVC thì cần những yếu tố cơ bản nào? ( Sức lao động – đối tượng lao động và tư liệu lao động )
 - Chia lớp ra làm 3 nhóm, mỗi nhóm thảo luận một yếu tố. Sau đó cho đại diện tổ lên phát biểu ý kiến 
 - Mỗi nhóm sau khi phát biểu xong GV sẽ rút ra kết luận từng yếu tố 
1.- Sức lao động và lao động là gì ?
 GV nói rõ khái niệm sức lao động và lao động. Cần chú ý : 
 Sức lao động : thể lực – trí lực – khả năng kết hợp thể lực và trí lực.
 Lao động : so sánh với những lao động của loài động vật.
2.- Đối tượng lao động : 
 Loại có sẳn trong tự nhiên và loại đã trải qua tác động của lao động nhưng cũng từ tự nhiên mà ra.
3.- Tư liệu lao động :
 Bao gồm công cụ lao động và phương tiện vật chất khác như nhà kho, điện nước, đường xá
 Sau đó GV treo bảng sơ đồ 1 lên cho các em xem. Sau đó đặt câu hỏi :
 Theo em trong 3 yếu tố đó yếu tố nào là quan trọng nhất.? Tại sao? ( sức lao động)
 Như vậy là học sinh chúng ta phải có trách nhiệm gì? ( cho 3 em đứng lên tự nói trách nhiệm của mình).
Hoạt động 3 : Phương pháp : gợi mở – thuyết trình.
1.- Phát triển kinh tế là gì?
 GV kể cho các em nghe một câu chuyện về sự vươn lên của một người thương binh bằng kinh tế và sau đó đặt câu hỏi : 
 Qua câu chuyện trên em cho biết anh thương binh đó có cuộc sống như thế nào? ( kinh tế phát triển cuộc sống giàu có hơn lên.)
 Điều nào cho chúng ta thấy nền kinh tế anh thương binh đó giàu có hơn?
 Vậy sự phát triển kinh tế là gì?
2.- Ý nghĩa kinh tế đối với 
 Cho mỗi tổ lên nói về ý nghĩa của kinh tế đối với cá nhân – gia đình – và xã hội.
 Sau mỗi tổ nói xong GV cho các em đặt câu hỏi thắc mắc
 Sau đó GV đặt câu hỏi : em hiểu thế nào khi người ta nói Lao động là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân.
I.- Vai trò của SX CCVC 
 1.- SX CCVC : 
 Là sự tác động của con người vào tự nhiên, biến đổi các vật thể tự nhiên đó thành các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình.
 2.- Vai trò : 
 Là tiền đề , là cơ sở thúc đẩy mở rộng các hoạt động khác của XH.
 Làm con người ngày càng hoàn thiện và phát triển toàn diện.
II.- Các yếu tố cơ bản của quá trình SX 
 1.- Sức lao động – lao động 
a.- Sức lao động : là năng lực lao động của con người bao gồm thể lực – trí lực.
b.- Lao động : là hoạt động có mục đích có ý thúc của con người làm biến đổi những yếu tố tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của con người.
 2.- Đối tượng lao động :
 Là những yếu tố của giới tự nhiên mà lao động của con người tác động vào làm thay đổi hình thái của nó cho phù hợp với mục đích của con người.
 3.- Tư liệu lao động :
 Là một vật hay hệ thống những vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của con người lên đối tượng lao động, nhằm biến đổi đối tượng thành sản phẩm thoả mãn nhu cầu của con người.
III.- Phát triển kinh tế và ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân gia đình và xã hội .
 1.- Phát triển kinh tế là gì ?
 Là sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với cơ cấu kinh tế hợp lý, tiến bộ và công bằng xã hội.
 2.- Ý nghĩa 
 a.- Đối với cá nhân
 b.- Đối với gia đình
 c.- Đối với xã hội 
 Tích cực tham gia phát triển kinh tế vừa là quyền lợi vừa là nghĩa vụ của công dân, góp phần thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh.
D.- Kiểm tra đánh giá : 
 1.- Tại sao con người phải lao động 
 2.- Em hãy kể một gương lao động mà em khâm phục.
 ( GV đọc cho các em nghe 2 mẫu chuyện lao động đăng trên báo.) ( tiết 1)
 3.- Em hãy cho biết sự phát triển kinh tế và sự gia tăng dân số,bảo vệ môi trường có mối quan hệ như thế nào?
 4.- Em hãy cho biết trách nhiệm của em đối với sự phát triển kinh tế gia đình.
E.- Dặn dò : 
	Chuẩn bị trước bài 2. trả lời các câu hỏi trong SGK trang 18.
	Tuần : 3 – 4 – 5 
	Tiết : 3 – 4 – 5 
I.- Mục Tiêu Bài Học :
1.- Kiến thức : 
 Hiểu được khái niệm hàng hoá và thuộc tính hàng hoá
 Nắm được nguồn gốc, bản chất, chức năng của tiền tệ và quy luật lưu thông tiền tệ.
 Nắm vững khái niệm thị trường và chức năng của thị trường.
 Thấy được vai trò của sản xuất hàng hoá và thị trường đối với sự phát triển kinh tế xã hội hiện nay..
2.- Kỷ năng :
 Phân tích các khái niệm và mối quan hệ giữa các nội dung chủ yếu của bài. 
 Vận dụng kiến thức chủ yếu của bài học vào thực tiển.
3.- Thái độ :
 Thấy tầm quan trọng của phát triển kinh tế hàng hoá , thị trường đối với cá nhân, gia đình và xã hội 
 Coi trọng sản xuất hàng hoá nhưng không sùng bái hàng hoá và không lệ thuộc vào đồng tiền.
II.- Phương Pháp :
Thuyết giảng – gợi mở – đàm thoại – so sánh – sơ đồ – thảo luận nhóm.
III.- Các Bước Hoạt Động :
1.- Oån định lớp : 
2.- Kiểm tra bài cũ :
 Sản xuất của cải vật chất có vai trò gì trong cuộc sống? Cho ví dụ.
 Vì sao nói phát triển kinh tế phải đặt trong mối quanhệ với sự gia tăng dân số và bảo vệ môi trường.
3.- Bài mới : 
 Vào bài : Trong bài trước ta đã tìm hiểu về vai trò của sự phát triển kinh tế. Yù nghĩa của sự phát triển kinh tế. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu xem những khái niệm về kinh tế : Hàng hoá – Tiền tệ – Thị trường là gì? Để từ đó giúp ta hiểu thêm vai trò, ý nghĩa của kinh tế với đời sống của người dân, và trách nhiệm của chúng ta trong sự phát triển kinh tế nước nhà.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
TIẾT 1
Hoạt động 1 : Vấn đáp – sơ đồ
 Để sống và tồn tại con người phải làm gì? ( SX CCVC)
 Những thứ SX ra có tên chu gọi là gì? ( Sản phẩm)
 Sản phẩm đó dùng để làm gì? (Phục vụ cho con người )
 Con người ở đây là ai? ( Người sản xuất – người tiêu dùng)
 Con đường đưa sản phẩm đến người sản xuất là con đường nào? ( Tự tung tự cấp )
 Con đường đưa sản phẩm đến người tiêu dùng là con đường nào? ( trao đổi – mua bán )
 Con đường sản phẩm đến người sản xuất gọi là nền kinh tế tự nhiên – con đường sản phẩm đến người tiêu dùng gọi là nền kinh tế hàng hoá. Vậy KTTN, KTHH là gì? ( Cho các em xem sơ đồ 1.)
 GV kẽ bản so sánh KTTN và KTHH để các em lên bảng ghi.
 Qua sơ đồ 1 em hãy cho biết nền KTTN và KTHH có những đặc điểm gì khác nhau về mục đích SX, công cụ SX, tính chất SX, phạm vi SX.
 Qua đó em cho biết hàng hoá là gì ? ( Cho các em xem sơ đồ 3)
 Có mấy lại hàng hóa? (2 loại) Đó là hàng hoá gì? ( Vật thể – phi vật thể ).
Hoạt động 2 : Đàm thoại - sơ đồ – thảo luận nhóm 
 Thuộc tính là những đặ điểm mà hàng hoá không thể thiếu được. Vậy theo em hàng hoá có những thuộc tính nào?
 Em cho biết người ta làm ra cái bàn, xe, máy cày,để làm gì ? (sử dụng cho công việc )
Có hàng hoá nào làm ra mà không có tác dụng không? ( không) 
 Vậy thuộc tính đầu tiên của hàng hoá là gì? ( giá trị sử dụng.) 
 Giá trị sử dụng là gì? 
 Để có một sản phẩm người ta phải làm gì? ( lao dộng)
 Thời gian lao động là  ... nh nhân loại. Là “quốc sách hàng đầu”
 c.- Nhiệm vụ: Nâng cao dân trí – đào tạo nhân lực – bồi dưỡng nhân tài.
 2.- Phương hướng và biện pháp cơ bản để phát triển giáo dục và đào tạo (Sơ đồ 1).
II.- Chính sách khoa học và công nghệ:
 1.- Chính sách khoa học công nghệ, vị trí và nhiệm vụ của nó.
 a.- Chính sách: là chủ trương biện pháp của Đảng và Nhà nước nhằm phát triển KH – CN phục vụ cho sự phát triển KT – XH của đất nước.
 b.- Vị trí: là “ quốc sách hàng đầu”, là nền tảng và động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
 c.- Nhiệm vụ: Giải đáp kịp thời những vấn đề lí luận và thực tiễn do cuộc sống đặt ra. Đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ trong toàn bộ kinh tế quốc dân. Nâng cao trình độn quản lý, hiệu qảu của hoạt động KH – CN.
 2.- Phương hướng và biện pháp cơ bản để phát triển KH – CN ( sơ đồ 2).
III.- Chính sách văn hoá.
 1.- Chính sách văn hoá – vị trí – nhiệm vụ:
 a.- Chính sách: là chủ trương biện pháp của Đảng và Nhà nước nhằm xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển con người toàn diện, phục vụ đắc lực yêu cầu phát triển của đất nước.
 b.- Vị trí: Vừa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội.
 c.- Nhiệm vụ: Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người Việt Nam về tư tưởng, đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống, xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh cho sự phát triển xã hội.
 2.- Phương hướng và biện pháp cơ bản để phát triển văn hoá. (Sơ đồ 3).
IV.- Trách nhiệm công dân:
 1.- Tin tưởng và chấp hành đúng đắn chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về GD và ĐT và CN – Văn hoá.
 2.- Thường xuyên nâng cao trình độ học vấn, coi trọng việc tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.
 3.- Ra sức trau dồi đạo đức.
 4.- Có quan hệ tốt đẹp với mọi người, biết phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội.
Củng cố : Gọi các em trả lời các câu hỏi trong SGK
Dặn dò : Xem trước bài 15. Nghiên cứu các câu hỏi trong SGK của bài 15
Tuần : 
Tiết : 
MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 Học xong bài này giúp học sinh hiểu:
 1.- Vai trò, nhiệm vụ của quốc phòng an ninh.
 2.- Phương hướng và những biện pháp cơ bản nhằm tăng cường quốc phòng và an ninh trong giai đoạn mới.
 3.- Có hành động hợp lý thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc và trật tự an toàn XH
PHƯƠNG PHÁP
 Đàm thoại - đóng tiểu phẩm - thảo luận nhóm - sơ đồ
CÁC BƯỚC LÊN LỚP
 1.- Ổn định lớp
 2.- Kiểm tra bài cũ:
a.- Thế nào là khoa học công nghệ? Em cho biết phương hướng xây dựng nền khoa học công nghệ ở nước ta?
b.- Thế nào la nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc? Các phong trào hiphop hiện nay có phải là văn hoá không?
 3.- Bài mới:
 Vào bài: Lịch sử đất nước chúng ta đã chứng minh rằng không một dân tộc nào có một cuộc chiến tranh lâu dài và tàn khốc như đất nước chúng ta. Hết đánh giặc Mông-Nguyên đến giặc Pháp-Nhật-Mỹ rồi đến bọn Ponpốt bọn bành trướng Bắc Kinh. Ngày nay cả nước chúng ta đang xây dựng đất nước trong khung cảnh hoà bình, nhưng bọn thù địch vẫn luôn dùng âm mưu thủ đoạn tinh vi để phá hoại công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc chúng ta. Vậy chúng ta phải làm gì để bảo vệ vững chắc thành quả mà cha ông ta đã để lại? Vai trò an ninh quốc phòng trong giai đoạn này phải làm gì? Bài học hôm nay sẽ chúng ra. biết điều đó.
Phương pháp
Nội dung
Hoạt động 1: Đàm thoại
 * Tổ quốc là gì? Quê hương là gì?
 * Thế nào là yêu TQ - yêu QH?
 * Muốn yêu TQ – yêu QH ta phải làm gì? (bảo vệ TQ không cho kẻ thù xâm lược)
 * Em cho biết từ khi dựng nước đến giờ chúng ta đã trải qua bao cuộc chiến tranh lớn
 * Muốn cho kẻ thù không xâm lược chúng ta phải xây dựng cái gì?( xây dựng ANQP)
 * Vậy em cho biết ANQP là gì?
 * Chính sách ANQP là gì?
 * Nếu một đất nước không có nền quốc phòng vững mạnh thì đất nước đó sẽ ra sao?
 * Nếu chỉ xây dựng QP mà không cũng cố an ninh có được không? Tại sao?
 * Vậy vai trò vị trí của ANQP là gì?
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
 GV chia lớp ra làm 4 nhóm sẽ thảo luận một vấn đề sau:
 * Nhóm 1: Thảo luận nhiệm vụ của ANQP
 * Nhóm 2: Thảo luận câu nói của Bác: “ Các vua Hùng...”.
 * Nhóm 3: Thảo luận tại sao bảo vệ TQ phải đi đôi với bảo vệ chế độ XHCN.
 * Nhóm 4: Thảo luận Tại sao BVTQ phải đi đôi với giữ gìn AN.
 Sau đó mỗi nhóm lên trình bày ý kiến của mình.
GV đưa sơ đồ 1 lên cho các em xem, và chép vào vở.
Hoạt động 3: Sơ đồ
 GV treo sơ đồ phương hướng lên và đặt câu hỏi tại sao phải làm như vậy.
 Chú ý các khái niệm: Sức mạnh toàn dân – sức mạnh dân tộc – sức mạnh thời đại – kinh tế với quốc phòng – sự lãnh đạo của Đảng.
Hoạt động 4: Thảo luận
 GV cho mỗi tổ một tờ giấy các em truyền cho nhau ghi ngay nhiệm vụ của mình trong xây dựng ANQP.
 Sau đó GV lại lấy và cho đại diện tổ lên đọc các nhiệm vụ đó.
 Tổ nào ghi nhiều và đúng nhất được khen
 Sau đó các em tự tổng hợp các ý ghi vào phần trách nhiệm của công dân
I.- Chính sách quốc phòng và an ninh, vai trò của nó:
 1- Chính sách QPAN: là các chủ trương, biện pháp của Đảng và nhà nước nhằm tặng cường quốc phòng. Giữ gìn an ninh quốc gia và toạn vẹn lãnh thổ.
 2- Vị trí ANQP: Có vai trò hết sức quan trong đó là trực tiếp giữ gìn và bảo vệ vững chắc TQVN xã hội chủ nghĩa.
 3.- Nhiệm vu:
 Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ. Bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và nền văn hoá, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ sự nghiệp đổi mới và lợi ích quốc gia dân tộc.
II.- Phương hướng:
 1-Phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân, của hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng.
 2-Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
 3-Kết hợp quốc phòng với an ninh
 4-Kết hợp kinh tế với quốc phòng và an ninh.
 5-Xây dựng quân đội nhân dân và công an nhân dân.
 6-Thường xuyên tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối trực tiếp của Đảng đối với QPAN.
III.- Trách nhiệm của công dân:
 1-Đây là trách nhiệm của mỗi chúng ta
 2-Tin vào chính sách ANQP của Đảng và NN.
 3-Nêu cao tinh thần cảnh giác trước mọi âm mưu phá hoại của kẻ thù.
 4-Chấp hành tốt pháp luật, giữ gìn an ninh, bí mật quốc gia.
 5-Sẵn sàng tham gia NVQS.
 6-Tham gia tốt các hoạt động trên lĩnh vực ANQP nơi mình cư trú.
4-Củng cố:
Cho các em làm bài tập tình huống và trả lời đúng sai( theo sơ đồ 2)
5-Dặn dò:
Chuẩn bị trước bài chính sách đối ngoại (Thuyết trình: mỗi tổ thuyết trình một la mã theo sách giáo khoa)
Tuần : 
Tiết :
MỤC TIÊU BÀI HỌC
 Học bài này giúp học sinh hiểu được:
 1.- Vai trò, nhiệm vụ, nguyên tắc và những phương hướng biện pháp cơ bản của chính sách đối ngoại.
 2.- Biết vận dụng chính sách đối ngoại trong hoạt động của mình.
 3.- Từ đó xác định trách nhiệm công dân đối với chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta.
PHƯƠNG PHÁP 
 Tiết học tích cực 
CÁC BƯỚC LÊN LỚP 
 1.- Ổn định lớp
 2.- Kiểm tra bài cũ:
Tổ quốc là gì? Quê hương là gì? Tại sao phải yêu TQ – QH?
 3.- Bài mới:
 Vào bài: Hơn ai hết dân tộc ta đã trải qua một cuộc chiến tranh dài nhất mà không đất nước nào có được, nên hơn ai hết chúng ta rất khao khát hoà bình độc lập tự do để xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp, hơn ai hết chúng ta muốn có hoà bình hợp tác hữu nghị với tất cả các nước trên thế giới. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, để thực hiện tốt cuộc đổi mới Đảng và Nhà nước ta cần phải có mỗi quan hệ bang giao với các nước trên thế giới. Như vậy chúng ta giao lưu hợp tác với các nước trên thế giới như thế nào để vừa đảm bảo đoàn kết hữu nghị với các nước bè bạn và vừa giữ gìn được độc lập cho đất nước. Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu qua sự hướng dẫn của ban cán sự lớp. Chúng ta bắt đầu vào bài 16: Chính sách đối ngoại.
Sau đó giao lại cho cán bộ lớp.
Phương pháp
Nội dung
 1.- GV giao cho các em tự điều khiển tiết học.
 2.- GV ngồi quan sát và cùng tham gia học tập các em.
 3.- Sau đó GV đút kết lại nội dung bằng các sơ đồ.
 4.- GV chú ý về việc quan hệ ngoại giao với các nước nhưng trừ hai nước: theo chế độ phân biệt chủng tộc và diệt chủng là không chơi
 5.- Về nguyên tắc trong quan hệ ngoại giao GV cần chú ý đây cũng có thể áp dụng cho mối quan hệ bạn be.
 6.- Trong phần này GV giáo dục các em học tập tốt nhất là môn ngoại ngữ để sẵn sàng giao tiếp với người nước ngoài ...
I.- Chính sách – vị trí – đối ngoại:
 1.-Chính sách đối ngoại:
 Là các chủ trương, biện pháp của Đảng và Nhà nước trong quan hệ với các nước khác hay tổ chức quốc tế nhằm phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, góp phần thúc đẩy sự nghiệp phát triển của nhân loại.
 2.- Vị trí:
Góp phần tạo ra các điều kiện thuận lợi để đưa nước nâng cao vị trí nước ta trên trường quốc tế.
II.-Nhiệm vụ chính sách đối ngoại.
III.-Nguyên tắc cơ bản của chính sách đối ngoại.
(Hai phần này GV dùng sơ đồ cho các em xem)
II.- Phương hướng biện pháp cơ bản để thực hiện chính sách đối ngoại (Cho các em xem sơ đồ).
III.-Trách nhiệm của công dân
 Các em tự ghi sau khi nghe giảng.
Củng cố
 Cho các em làm một bài tập trắc nghiệm
Dặn dò:
 Học kĩ bài 14.15.16. chuẩn bị ôn tập
 Xem lại các bài trong 3 bài trên trong SGK

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an GDCD 11 day du.doc