. Kiến thức:
- Nêu được thế nào là yêu và sống hoà hợp với thiên nhiên. Nêu được các biểu hiện đặc trưng và cho được ví dụ.
- Hiểu được vì sao phải yêu và sống hoà hợp với thiên nhiên. Phân tích được hai lí do:
+ Vai trò của thiên nhiên đối với chất lượng sống của con người.
+ Hậu quả mà con người phải gánh chịu nếu môi trường bị tàn phá, ô nhiễm, mất cân bằng sinh thái.
- Nêu được một số biện pháp cần làm để bảo vệ thiên nhiên.
Ngày soạn: 10/10/2011. Ngày dạy : 21/10/2011. TIẾT 8: BÀI 7: YÊU THIÊN NHIÊN SỐNG HOÀ HỢP VỚI THIÊN NHIÊN I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Nêu được thế nào là yêu và sống hoà hợp với thiên nhiên. Nêu được các biểu hiện đặc trưng và cho được ví dụ. - Hiểu được vì sao phải yêu và sống hoà hợp với thiên nhiên. Phân tích được hai lí do: + Vai trò của thiên nhiên đối với chất lượng sống của con người. + Hậu quả mà con người phải gánh chịu nếu môi trường bị tàn phá, ô nhiễm, mất cân bằng sinh thái. - Nêu được một số biện pháp cần làm để bảo vệ thiên nhiên. 2. Kĩ năng: - Biết nhận xét đánh giá hành vi của bản thân và của người khác đối với thiên nhiên. - BIết cách sống hoà hợp với thiên nhiên, thể hiện tình yêu đối với thiên nhiên. - Biết bảo vệ thiên nhiên và tham gia các hoạt động tuyên truyền, vận động mọi người bảo vệ thiên nhiên. 3. Thái độ: - Yêu thiên nhiên, tích cực bảo vệ thiên nhiên. - Biết phản đối những hành vi phá hoại thiên nhiên. II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài. - Kĩ năng giải quyết vấn đề. - Kĩ năng tư duy phê phán, đánh giá - Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm. III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng: - Động não. - Thảo luận nhóm. - Phương pháp dự án. IV Phương tiện dạy học. 1. Giáo viên: - SGK, SGV, chuẩn kiến thức, máy chiếu, các phương tiện khác liên quan. 2. Học sinh: - Đọc tìm hiểu truớc bài học ở nhà ( SGK ). Các tư liệu khác liên quan đến bài học. V. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định: ( 2 phút). 2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút). 1. Thế nào là biết ơn? Chúng ta cần biết ơn những ai?. 2. Vì sao phải biết ơn? Theo em cần phải làm gì để tỏ lòng biết cha mẹ và thầy cô giáo?. 3. Bài mới. a. Khám phá. (2 phút). - GV giới thiệu bài mới. GV cho hs quan sát tranh về cảnh đẹp thiên nhiên sau đó GV dẫn dắt vào bài b Kết nối: Hoạt động của thầy và trò. Nội dung kiến thức cơ bản, *HĐ1: ( 10 phút) Tìm hiểu nội dung truyện đọc. GV: Gọi HS đọc truyện sgk. GV: Những chi tiết nào nói lên cảnh đẹp của thiên nhiên? Gv: Em có suy nghĩ và cảm xúc gì trước cảnh đẹp của thiên nhiên? HS: HS: các nhóm nhận xét bổ sung. GV:nhận xét chốt lại ý chính . * HĐ2:( 10 phút) Tìm hiểu, phân tích nội dung bài học. Gv: Thiên nhiên là gì?. Gv: Hãy kể một số danh lam thắng cảnh của đất nước mà em biết? Gv: Thế nào là yêu thiên nhiên sống hoà hợp với thiên nhiên? HS: Thảo luận nhóm. ( gv chia lớp thành các nhóm nhỏ- theo bàn). * Nội dung: Hãy kể những việc nên và không nên làm để bảo vệ thiên nhiên. Các nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung, sau đó gv chốt lại Gv: Thiên nhiên có vai trò ntn đối với cuộc sống của con người? Ví dụ: Gv: HD học sinh làm bài tập a sgk/17. Gv: Hãy kể những việc làm của em thể hiện yêu thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên? Gv: Học sinh cần có trách nhiệm gì?GV: HS: HS: các nhóm nhận xét bổ sung. GV:nhận xét chốt lại ý chính . * HĐ3: ( 10 phút) Tổ chức trò chơi. "Thi vẽ tranh về cảnh đẹp thiên nhiên". Hs: vẽ theo nhóm. Trình bày, nhận xét; gv đánh giá, cho điểm. GV:nhận xét chốt lại ý chính . 1. Thiên nhiên : Thiên nhiên là: những gì tồn tại xung quanh con người mà không phải do con người tạo ra. Bao gồm: Không khí, bầu trời, sông suối, rừng cây, đồi núi, động thực vật, khoáng sản... * Yêu thiên nhiên sống hoà hợp với thiên nhiên là sự gắn bó, rung động trước cảnh đẹp của thiên nhiên; Yêu quý, giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên. 2. Vai trò của thiên nhiên: - Thiên nhiên rất cần thiết cho cuộc sống của con người: + Nó là yếu tố quan trọng để phát triển kinh tế. + Đáp ứng nhu cầu thẩm mĩ của nhân dân. -> Là tài sản chung vô giá của dân tộc và nhân loại. 3. Trách nhiệm của học sinh: - Phải bảo vệ thiên nhiên. - Sống gần gũi, hoà hợp với thiên nhiên. - Kịp thời phản ánh, phê phán những việc làm sai trái phá hoại thiên nhiên. c. Thực hành / luyện tập ( 6 phút) - Bài tập SGK. d.Vận dụng: ( 2 phút) Yêu cầu HS khái quát nội dung toàn bài. 4. Hướng dẫn HS học ở nhà: ( 2 phút) - Học bài, làm bài tập b SGK/17. - Xem lại nội dung các bài đã học, tiết sau kiểm tra 1 tiết. VI. Rút kinh nghiệm tiết dạy:.. . . . . Chuyêm môn kiểm tra. Tổ chuyên môn kiểm tra. Ngày tháng năm 2011. Ngày tháng năm 2011.
Tài liệu đính kèm: