Giáo án lớp 6 môn học Giáo dục công dân - Tiết 28: Bài 16: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm (Tiếp)

Giáo án lớp 6 môn học Giáo dục công dân - Tiết 28: Bài 16: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm (Tiếp)

Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức: Nêu được nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của công dân.

Nêu được ý nghĩa của quyền đó đối với mỗi công dân.

2. Kĩ năng:

- Biết xử lí các tình huống phù hợp với quy định của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.

- Biết bảo vệ thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của mình.

3. Thái độ: Tôn trọng tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của người khác.

- Phản đối những hành vi xâm phạm thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của công dân

 

doc 3 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1300Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn học Giáo dục công dân - Tiết 28: Bài 16: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm (Tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/3/2011.
Ngày dạy : 21/3/2011.
TIẾT 28:	BÀI 16: QUYỀN ĐƯỢC PHÁP LUẬT BẢO HỘ VỀ TÍNH MẠNG, 	 THÂN THỂ, SỨC KHOẺ, DANH DỰ VÀ NHÂN PHẨM.(T1)
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Nêu được nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của công dân.
Nêu được ý nghĩa của quyền đó đối với mỗi công dân.
2. Kĩ năng: 
- Biết xử lí các tình huống phù hợp với quy định của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.
- Biết bảo vệ thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của mình. 
3. Thái độ: Tôn trọng tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của người khác.
- Phản đối những hành vi xâm phạm thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của công dân.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài.
- Kĩ năng raquyết định.
- Kĩ năng tư duy phê phán
- Kĩ năng giải quyết vấn đề.
- Kĩ năng đánh giá.
- Kĩ năng ứng phó tình hình.. 
III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:
- Động não.Kích thích tư duy. 
- Xử lí tình huống. Giải quyết vấn đề.
- Thảo luận nhóm/ lớp.
- Tư vấn chuyên gia. .
IV Phương tiện dạy học.
1. Giáo viên: 
- SGK, SGV, chuẩn kiến thức, máy chiếu, các phương tiện khác liên quan.
2. Học sinh: 
- Đọc tìm hiểu truớc bài học ở nhà ( SGK ). Các tư liệu khác liên quan đến bài học.
V. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định: ( 2 phút).
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút).
Trả bài, nhận xét, rút kinh nghiệm bài kiểm tra.
3. Bài mới.
a. Khám phá. (2 phút).
- GV giới thiệu bài mới.
-
b Kết nối: Giới thiệu thông tin, kiến thức và kĩ năng mới thông qua việc tạo cầu nối liên kết giữa cái đã biết và cái chưa biết.
Hoạt động của thầy và trò.
Nội dung kiến thức cơ bản,
*HĐ1: ( 10 phút) Tìm hiểu phần ĐVĐ ở sgk.
- Mục tiêu: HS biết được tính mạng con người là quan trọng nhất.
- Cách tiến hành: ( PP thực hiện ). Động não.
HD học sinh tìm hiểu truyện đọc sgk.
Gv: Gọi hs đọc truyện.
Gv: Vì sao ông Hùng gây nên cái chết cho ông Nỡ?.
Gv: Hành vi của ông Hùng có phải cố ý không?. Vì sao?.
Gv: Việc ông Hùng bị khởi tố chứng tỏ điều gì?.
HS: Trình bày các ý kiến.
HS: HS nhận xét bổ sung.
GV:Nhận xét chốt lại ý chính. 
* HĐ2:( 10 phút) Tìm hiểu nội dung bài học.
- Mục tiêu: HS nắm được nội dung bài học.
- Cách tiến hành: ( PP thực hiện ). Thảo luận nhóm.
GV: Chia nhóm HS ( hđ nhóm 5 phút.)
Gv: PL Việt Nam có những qui định gì về việc bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, thân thể?.
Gv: Theo em con người khác với con vật ở những điểm nào?.
Gv: Những ai thì có quyền bắt giữ giam người?. Và chỉ được bắt giữ trong những trường hợp nào?.(TAND, VKSND, Trưởng công an Huyện trở lên, Chủ tịch UBND xã...)
Gv: Hãy nêu ví dụ về việc xâm phạm đến tính mạng, thân thể, sức khoẻ?. (Giết người-> TM; đánh người-> Thân thể; Gây thương tích-> Sức khoẻ.)
Gv: Để bảo vệ danh dự và nhân phẩm cho CD nhà nước ta đã có những qui định gì?.
Gv: Giới thiệu các điều: 93,104, 121, 122,123 của bộ luật hình sự 1999.
HS: Làm việc theo nhóm. Trình bày kết quả thảo luận.
HS: Các nhóm nhận xét, bổ sung.
GV:Nhận xét chốt lại ý chính và ghi kết luận vào phần ghi bảng. 
* HĐ3: ( 6 phút) Ghi tiêu đề nội dung bài học
- Mục tiêu: Rèn kĩ năng .
- Cách tiến hành: ( PPthực hiện ). Luyện tập.
Gv: HD học sinh làm các bài tập 1,2 KTPL/159.
Gv: HD học sinh làm các bài tập ở sách bài tập tình huống 6/49,50.
GV: Theo dõi HS làm bài, nhắc nhỡ.
HS: Trình kết quả bài làm.
HS: Khác nhận xét, bổ sung.
GV:nhận xét chốt lại ý chính. 
1.Quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm. 
 CD có quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Không ai được xâm phạm tới thân thể của người khác. Việc bắt giữ giam người phải theo đúng qui định của PL.
 Mọi người phải tôn trọng tính mạng, sức khoẻ, danh dự nhân phẩm của người khác. Mọi việc xâm hại đều bị PL trừng phạt nghiêm khắc.
 Cụ thể là:
- Không ai được đánh người.
- Không được uy hiếp, đe doạ người khác.
- Không ai được làm nhục, vu khống làm thiệt hại đến danh dự và uy tín của người khác.
- Nghiêm cấm mọi hành vi truy bức, nhục hình, tra tấn người.
- Khi phát hiện người bị tai nạn, bệnh tật phải kịp thời cứu giúp.
c. Thực hành / luyện tập ( 5 phút)
- Bài tập SGK.
d.Vận dụng: ( 2 phút)
Gv yêu cầu HS khái quát nội dung toàn bài.
4. Hướng dẫn HS học ở nhà: ( 2 phút)
- Học bài cũ. 
- Làm các bài tập ở sgk/45.
- Xem trước nội dung còn lại của bài học.
VI. Rút kinh nghiệm tiết dạy:..
.
.
.
.
 Chuyêm môn kiểm tra. Tổ chuyên môn kiểm tra.
Ngày tháng năm 2011. Ngày tháng năm 2011.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 28.doc