Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:Giúp Hs nắm được một số quy định khi tham gia giao thông. Nắm được tính chất nguy hiểm và nguyên nhân của các vụ tai nạn giao thông, tầm quan trọng của giao thông đối với đời sống của con người.
2. Kĩ năng: HS biết được tác dụng của các loại tín hiệu giao thông.
Biết đi đường đúng quy định của luật lệ giao thông đường bộ.
3. Thái độ: HS có ý thức tôn trọng và thực hiện trật tự an toàn giao thông.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin.
- Kĩ năng tư duy phê phán
- Kĩ năng tư duy sáng tạo.
Ngày soạn: 06/02/2011. Ngày dạy : 19/02/2011. TIẾT 23: BÀI 14: THỰC HIỆN TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG (T1) I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức:Giúp Hs nắm được một số quy định khi tham gia giao thông. Nắm được tính chất nguy hiểm và nguyên nhân của các vụ tai nạn giao thông, tầm quan trọng của giao thông đối với đời sống của con người. 2. Kĩ năng: HS biết được tác dụng của các loại tín hiệu giao thông. Biết đi đường đúng quy định của luật lệ giao thông đường bộ. 3. Thái độ: HS có ý thức tôn trọng và thực hiện trật tự an toàn giao thông. II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài. - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin. - Kĩ năng tư duy phê phán - Kĩ năng tư duy sáng tạo. - Kĩ năng phân tích so sánh. - Kĩ năng trình bày suy nghĩ. III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng: - Kích thích tư duy. Nghiên cứu trường hợp điển hình. - Giải quyết vấn đề. - Thảo luận nhóm/ lớp. - Chúng em biết 3 . IV Phương tiện dạy học. 1. Giáo viên: - SGK, SGV, chuẩn kiến thức, máy chiếu, các phương tiện khác liên quan. 2. Học sinh: - Đọc tìm hiểu truớc bài học ở nhà ( SGK ). Các tư liệu khác liên quan đến bài học. V. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định: ( 2 phút). 2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút). - Nêu mối quan hệ giữa nhà nước và công dân?. - Nêu một số quyền và nghĩa vụ của CD đối với nhà nước mà em biết?. 3. Bài mới. a. Khám phá. (2 phút). - GV giới thiệu bài mới.Một số nhà nghiên cứu nhận định rằng: Sau chiến tranh và thiên tai thì ti nạn giao thông là thảm hoạ thứ 3 gây ra cái chết và thương vong cho loài người. Vì sao họ lại khẳng định như vậy? Chúng ta phải làm gì để khắc phục tình trạng đó... b Kết nối: Hoạt động của thầy và trò. Nội dung kiến thức cơ bản, *HĐ1: ( 10 phút) Tìm hiểu tình hình tai nạn giao thông hiện nay. - Mục tiêu: HS thấy được tính chất nguy hiểm của tai nạn giao thông. - Cách tiến hành: ( PPthực hiện ). Động não. Gv: Cho HS quan sát bảng thống kê về tình hình tai nạn giao thông sgk. - Đọc phần thông tin sự kiện ở sgk. Gv: Em có nhận xét gì về tai nạn giao thông ở trong nước và ở địa phương?. Gv: Hãy nêu những nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông?. HS: trình bày các ý kiến. HS: khác nhận xét bổ sung. GV:nhận xét chốt lại ý chính và ghi kết luận vàophần ghi bảng. * HĐ2:( 10 phút) Tìm hiểu nội dung bài học. - Mục tiêu: HS dược nội dung bài học. - Cách tiến hành: ( PPthực hiện ). Thảo luận nhóm. HS:Thảo luận giúp Hs hiểu một số quy định về đi đường. Gv: Theo em chúng ta cần làm gì để đảm bảo an toàn khi đi đường?.(Để đảm bảo an toàn khi đi đường chúng ta phải tuyệt đối chấp hành hệ thống báo hiệu giao thông) Gv: Hãy nêu những hiệu lệnh và ý nghĩa của từng loại hiệu lệnh khi người cảnh sát giao thông đưa ra?.( Gv có thể giới thiệu cho hs). Gv: Hãy kể tên các loại đèn tín hiệu và ý nghĩa của các loại đèn đó?. Gv: Hãy kể tên một số loại biển báo mà em biết và nêu ý nghĩa của nó?. Gv: Giới thiệu hệ thống vạch kẻ đường và tường bảo vệ.HS: các nhóm nhận xét bổ sung. GV:nhận xét chốt lại ý chính và ghi kết luận vàophần ghi bảng. ( nội dung kiến thức cơ bản ) * HĐ3: ( 6 phút) Luyện tập. - Mục tiêu: Rèn kĩ năng đi dường cho học sinh. - Cách tiến hành: ( PPthực hiện ). Luyện tập. Gv: HD học sinh làm bài tập a sgk/40. Và một số bài tập ở sách bài tập tình huống. HS: luyện tập thực hành, làm bài tập. HS: khác nhận xét bổ sung. GV:nhận xét chốt lại ý chính. 1. Tình hình tai nạn giao thông hiện nay: - Ở trong nước và tại địa phương số vụ tai nạn giao thông có người chết và bị thương ngày càng tăng. * Nguyên nhân: - Do ý thức của một số người tham gia giao thông chưa tốt. - Phương tiện tham gia giao thông ngày càng nhiều. - Dân số tăng nhanh. - Sự quản lí của nhà nước về giao thông còn hạn chế. 2. Một số quy định về đi đường: a. Các loại tín hiệu giao thông: - Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông. - Tín hiệu đèn. - Hệ thống biển báo. + Biển báo cấm: Hình tròn, viền đỏ- thể hiện điều cấm. + Biển báo nguy hiểm: Hình tam giác, viền đỏ- Thể hiện điều nguy hiểm, cần đề phòng. + Biển hiệu lệnh: Hình tròn, nền xanh lam- Báo điều phải thi hành. + Biển chỉ dẫn: Hình chữ nhật ( vuông) nền xanh lam- Báo những định hướng cần thiết hoặc những điều có ích khác. + Biển báo phụ: Hình chữ nhật ( vuông)- thuyết minh, bổ sung để hiểu rõ hơ các biển báo khác. - Vạch kẻ đường. - Hàng rào chắn, tường bảo vệ... c. Thực hành / luyện tập ( 5 phút) - Bài tập SGK. d.Vận dụng: ( 2 phút) Gv yêu cầu Hs khái quát nội dung toàn bài. 4. Hướng dẫn HS học ở nhà: ( 2 phút) - Học bài, xem trước nội dung còn lại. - Vẽ các loại biển báo giao thông vào vở ( Mỗi loại ít nhất một kiểu). VI. Rút kinh nghiệm tiết dạy:.. . . . . Chuyêm môn kiểm tra. Tổ chuyên môn kiểm tra. Ngày tháng năm 2011. Ngày tháng năm 2011.
Tài liệu đính kèm: