Giáo án lớp 6 môn học Giáo dục công dân - Tiết 19: Bài 12: Công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em

Giáo án lớp 6 môn học Giáo dục công dân - Tiết 19: Bài 12: Công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em

Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức: Giúp HS nắm được các quyền cơ bản của trẻ em theo công ước Liên Hợp Quốc.

2. Kĩ năng: HS biết phân biệt những việc làm vi phạm quyền tre em và việc làm tôn trọng quyền trẻ em, biết tự bảo vệ quyền của mình

3. Thái độ: HS thấy tự hào là tương lai của dân tộc, biết ơn những người đã chăm sóc,. dạy dỗ, đem lại cuộc sống hạnh phúc cho mình.

II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài.

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin.

- Kĩ năng tư duy phê phán

- Kĩ năng tư duy sáng tạo.

 

doc 3 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1069Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn học Giáo dục công dân - Tiết 19: Bài 12: Công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 05/01/2011.
Ngày dạy : 10/01/2011.
TIẾT 19:	BÀI 12: CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ QUYỀN TRẺ EM (T1)
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Giúp HS nắm được các quyền cơ bản của trẻ em theo công ước Liên Hợp Quốc.
2. Kĩ năng: HS biết phân biệt những việc làm vi phạm quyền tre em và việc làm tôn trọng quyền trẻ em, biết tự bảo vệ quyền của mình
3. Thái độ: HS thấy tự hào là tương lai của dân tộc, biết ơn những người đã chăm sóc,. dạy dỗ, đem lại cuộc sống hạnh phúc cho mình.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin.
- Kĩ năng tư duy phê phán
- Kĩ năng tư duy sáng tạo.
- Kĩ năng phân tích so sánh.
- Kĩ năng trình bày suy nghĩ. 
III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:
- Kích thích tư duy. Nghiên cứu trường hợp điển hình.
- Giải quyết vấn đề.
- Thảo luận nhóm/ lớp.
- Chúng em biết 3 .
IV Phương tiện dạy học.
1. Giáo viên: 
- SGK, SGV, chuẩn kiến thức, máy chiếu, các phương tiện khác liên quan.
SGK, SGV, SBT GDCD 6. Tranh ảnh. Luật bảo vệ, chăm sóc trẻ em....
2. Học sinh: 
- Đọc tìm hiểu truớc bài học ở nhà ( SGK ). Các tư liệu khác liên quan đến bài học.
V. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định: ( 2 phút).
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút).
- Nêu các nguyên nhân gây tai nạn giao thông hiện nay? Trình gày các giải pháp kiềm chế đẩy lùi tai nạn giao thông?
3. Bài mới.
a. Khám phá. (2 phút).
- GV giới thiệu bài mới.Trước thực tế của xã hội loài người ( một số người đã lợi dụng trẻ em, đối xử thô bạo, không công bằng với trẻ em...) năm 1989 LHQ đã ban hành công ước về quyền trẻ em. Vậy nội dung công ước đó như thế nào?. Gv dẫn dắt vào bài.
b Kết nối: 
Hoạt động của thầy và trò.
Nội dung kiến thức cơ bản,
*HĐ1: ( 10 phút) Tìm hiểu phần ĐVĐ ở sgk.Tìm hiểu truyện đọc: Tết ở làng trẻ em SOS Hà Nội.
- Mục tiêu: HS thấy được một số quyền của trẻ em.
- Cách tiến hành: ( PPthực hiện ). Động não.
Gv: Gọi Hs đọc truyện "Tết ở làng trẻ em SOS Hà Nội"
Gv: Tết ở làng trẻ em SOS hà Nội diễn ra ntn?. Có gì khác thường?.
Gv: Em có nhận xét gì về cuộc sống của trẻ em ở làng SOS Hà Nội
Gv: Cho hs quan sát tranh và yêu cầu Hs nêu và phân biệt 4 nhóm quyền.
* HĐ2:( 10 phút) Giới thiệu khái quát về công ước LHQ về quyền trẻ em.
- Mục tiêu: Biết sự ra đơì của Công ước LHQ.
- Cách tiến hành: ( PPthực hiện ). Truyền thống.
Gv cho HS quan sát trên màn hình máy chiếu: 
- Công ước về quyền trẻ em được hội đồng LHQ thông qua ngày 20/11/1989. VN kí công ước vào ngày 26/1/1990. là nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn công ước 20/2/1990. Công ước có hiệu lực từ ngày 2/9/1990. Sau đó nhà nước ta đã ban hành luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em VN vào ngày 15/6/2004 thay thế cho luật BVCSGDTE ban hành ngày 12/8/1991. đến năm 1999, công ước về quyền trẻ em có 191 quốc gia là thành viên.
Công ước gồm có lời mở đầu và 3 phần( 54 điều)
Gv: Công ước LHQ ra đời vào năm nào?. Do ai ban hành?. 
HS: các nhóm nhận xét bổ sung.
GV:nhận xét chốt lại ý chính và ghi kết luận vàophần ghi bảng. ( nội dung kiến thức cơ bản )
* HĐ3: ( 10 phút)luyện tập
- Mục tiêu: Hs có kĩ năng nhận thức các quyền của trẻ em
- Cách tiến hành: ( PPthực hiện ). Luyện tập.
Gv: Đọc truyện" vào tù vì ngược đãi trẻ em"
Gv: HD học sinh làm bài tập a sgk/38; các bài tập sbt/ 35,36HS: các nhóm nhận xét bổ sung.
GV:nhận xét chốt lại ý chính và ghi kết luận vàophần ghi bảng. ( nội dung kiến thức cơ bản )
HS: các nhóm nhận xét bổ sung.
GV:nhận xét chốt lại ý chính và ghi kết luận vàophần ghi bảng. ( nội dung kiến thức cơ bản ) 
1. Giới thiệu khái quát về công ước:
- Năm 1989 công ước LHQ về quyền trẻ em ra đời.
- Năm 1990 Việt nam kí và phê chuẩn công ước.
- Công ước gồm có lời mở đầu và 3 phần, có 54 điều và được chia làm 4 nhóm:
* Nhóm quyền sống còn: là những quyền được sống và được đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại như được nuôi dưỡng, được chăm sóc sức khoẻ.
* Nhóm quyền bảo vệ: Là những quyền nhằm bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, bị bỏ rơi, bị bóc lột và xâm hại.
* Nhóm quyền phát triển: Là những quyền được đáp ứng các nhu cầu cho sự phát triển một nhân cách toàn diện như học tập, vui chơi giải trí, tham gia các hoạt động văn hoá, nghệ thuật..
* Nhóm quyền tham gia: Là những quyền được tham gia vào các công việc có ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ em như được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình...
c. Thực hành / luyện tập ( 6 phút).
- Bài tập SGK.
d.Vận dụng: ( 2 phút)
- Năm 1989 công ước LHQ về quyền trẻ em ra đời.
- Năm 1990 Việt nam kí và phê chuẩn công ước.
- Công ước gồm có lời mở đầu và 3 phần, có 54 điều và được chia làm 4 nhóm:
4. Hướng dẫn HS học ở nhà: ( 2 phút)
- Xem trước bài học còn lại:
 VI. Rút kinh nghiệm tiết dạy:..
.
.
.
.
 Chuyêm môn kiểm tra. Tổ chuyên môn kiểm tra.
Ngày tháng năm 2011. Ngày tháng năm 2011.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 19.doc