Giáo án lớp 6 môn học Giáo dục công dân - Tiết 1 : Bài 1 : Tự chăm sóc và rèn luyện thân thể

Giáo án lớp 6 môn học Giáo dục công dân - Tiết 1 : Bài 1 : Tự chăm sóc và rèn luyện thân thể

Mục tiêu:

- Học sinh tìm hiểu về tầm quan trọng của sức khỏe. Thấy được việc tự chăm sóc và rèn luyện thân thể là yêu cầu của cuộc sống.

- Học sinh biết tự chăm sóc và rèn luyện thân thể, vận động mọi người cùng tham gia, hưởng ứng và đi đầu trong hoạt động thể dục thể thao.

- Rèn luyện ở học sinh ý thức tự giác và thường xuyên vận động cơ thể, chăm sóc bản thân để có thân hình khỏe mạnh, trí tuệ sáng suốt.

II/ Phương tiện dạy học:

 1/ Phương pháp : Thảo luận, sắm vai, đặt vấn đề.

 

doc 54 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1199Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 6 môn học Giáo dục công dân - Tiết 1 : Bài 1 : Tự chăm sóc và rèn luyện thân thể", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tiết 1 :
 Bài 1 : TỰ CHĂM SÓC VÀ RÈN LUYỆN THÂN THỂ 
 Ngày soạn: 16/ 8/ 09
I/ Mục tiêu:
Học sinh tìm hiểu về tầm quan trọng của sức khỏe. Thấy được việc tự chăm sóc và rèn luyện thân thể là yêu cầu của cuộc sống.
Học sinh biết tự chăm sóc và rèn luyện thân thể, vận động mọi người cùng tham gia, hưởng ứng và đi đầu trong hoạt động thể dục thể thao.
Rèn luyện ở học sinh ý thức tự giác và thường xuyên vận động cơ thể, chăm sóc bản thân để có thân hình khỏe mạnh, trí tuệ sáng suốt.
II/ Phương tiện dạy học:
 1/ Phương pháp : Thảo luận, sắm vai, đặt vấn đề.
 2/ Phương tiện : Bảng phụ, tranh ảnh.
III/ Tiến trình dạy và học:
 1/ Ổn định, tổ chức:
 2/ Bài mới:
Tg
 Hoạt động của thầy và trò 
 Nội dung 
3ph
10ph
20ph
HĐ 1: Giới thiệu bài:
1/ Phỏng vấn học sinh về việc nghỉ hè, về sức khỏe. 
2/ Kết luận: “ Sức khỏe quý hơn vàng bạc ”, “ Có sức khỏe là có tất cả ”.
HĐ 2: Tìm hiểu truyện đọc:
- HS đọc truyện đọc ở SGK.
- GVcùng HS giải quyết truyện đọc: Câu hỏi gợi ý SGK.
Kết luận: Sức khỏe là vốn quý của con người, là yếu tố quan trọng giúp cho chúng ta hoàn thành công việc của mình, làm việc có hiệu quả.
HĐ 3: Tìm hiểu bài :
Sắm vai: 
N 1 và 2: Biết tự chăm sóc và rèn luyện thân thể.
N 3 và 4: Không biết tự chăm sóc và rèn luyện thân thể.
* Thảo luận chủ đề:
N 1 : Sức khỏe đối với học tập.
N 2 : Sức khỏe đối với lao động.
N 3 : Sức khỏe đối với vui chơi giải trí.
N 4 : Sức khỏe đối với sự phát triển.
Kết luận: Sức khỏe rất cần thiết đối với mọi mặt của cuộc sống, nó giúp chúng ta phát triển về trí tuệ, thể chấ , thể lực, về tinh thần, vật chất... Như vậy có thể khẳng định rằng: “ sức khỏe là yếu tố hình thành mọi mặt của cuộc sống, phẩm chất của con người ”.
Sắm vai:
N 1 và 2: Hậu quả của việc không biết chăm sóc và rèn luyện thân thể.
N 3 và 4: Hiệu quả của việc biết chăm sóc , rèn luyện thân thể.
Kết luận: Khi không có sức khỏe con người trở nên mệt mỏi, nhác nhớm không có hứng thú vui chơi, học tập, lao động thì tất yếu sẽ không phát triển về mọi mặt, năng lực kém cỏi và ảnh hưởng đến tập thể. Ngược lại bản thân sẽ sống có ích, phát huy nội lực tinh thần.
?Làm thế nào để có sức khỏe tốt? 
GV: Đọc truyện “ Quả tạ của ba tôi ” ( sách THGDCD 6 )
HS: Tự do nhận xét và rút ra ý nghĩa và cách rèn luyện.
I/ Truyện đọc:
“ Một mùa hè kỳ diệu ”
II/ Bài học:
1/ Tự chăm sóc và rèn luyện thân thể:
- Tự bản thân biết lo lắng, giữ gìn vệ sinh, tập luyện thể thao.
2/ Ý nghĩa:
- Tinh thần sảng khoái, thoải mái, tự tin. .
- Đạt hiệu quả trong công việc, học tập.
3/ Cách rèn luyện:
- Ăn uống, nghỉ ngơi đầy đủ.
- Thường xuyên vận động cơ thể: tập TDTT.
III/ Bài tập:
 4/ Luyện tập - củng cố :
Làm bài tập trắc nghiệm : ( âm thanh ) 
Ăn uống điều độ , đủ dinh dưỡng . 6. Phòng bệnh hơn chữa bệnh .
Ăn ít , kiêng khem , giảm cân . 7. Vệ sinh cá nhân không liên quan sức khỏe 
Ăn đủ chất . 8. Hút thuốc có hại sức khỏe .
Ăn cơm ít , ăn vặt nhiều . 9. Khi bệnh tích cực chữa bệnh .
Hàng ngày luyện tập TDTT. 
Thảo luận nhóm:
BT 1: ( N 1 và 2 ):Một bạn gái L 6, cân nặng 38,5 kg, cao 1,38 m có thấp không? Làm sao để tăng chiều cao ? Muốn thon thả thì ngoài tập thể thao cần có chế độ ăn uống như thế nào?
BT 2: ( N 3 và 4 ): Nêu tác hại của việc nghiện thuốc lá, uống rượu? Nếu bị dụ dỗ hít, chích hêrôin em phải làm thế nào? 
TỔNG KẾT: Rèn luyện thể thao và chăm sóc bản thân là nhu cầu cần thiết để phát triển về mọi mặt của cơ thể. Vì vậy chúng ta phải rèn luyện thường xuyên, chăm sóc mình chu đáo để bảo vệ sức khỏe, gia đình không lo lắng, an toàn cho xã hội.
 5/ Dặn dò:
 - Làm BT b, d.
 - Sưu tầm ca dao, tục ngữ.
 - Đọc truyện “ Bác Hồ tự học ngoại ngữ ” trong bài tiếp theo: Siêng năng, kiên trì. 
 Tiết 2:
 Bài 2: SIÊNG NĂNG, KIÊN TRÌ ( tiết 1)
 Ngày soạn: 21/ 8/ 09
I/ Mục tiêu:
Học sinh tìm biểu hiện của siêng năng, kiên trì, thấy được ý nghĩa của siêng năng, kiên trì trong mọi mặt cuộc sống.
Xử lý tình huống trong mọi hoạt động, công việc hàng ngày.
Học hỏi tính siêng năng, kiên trì qua những tấm gương vượt khó.
II/ Phương tiện dạy học:
 1/ Phương pháp: Thảo luận, sắm vai, tổ chức trò chơi.
 2/ Phương tiện: Tranh ảnh, chuyện kể.
III/ Tiến trình dạy và học:
 1/ Ổn định, tổ chức:
 2/ Bài cũ: Phỏng vấn học sinh.
 3/ Bài mới:
Ttg
 Hoạt động của thầy và trò 
 Nội dung 
3ph
10ph
22ph
9ph
HĐ1 : Giới thiệu bài:
Từ bài cũ dẫn dắt vào bài.
HĐ2 : Tìm hiểu truyện đọc:
- HS đọc truyện đọc ở SGK.
- GV cùng HS giải quyết truyện đọc: Câu hỏi gợi ý SGK.
Kết luận: Bác Hồ chúng ta là người rất có quyết tâm, có ý chí, biết tận dụng thời gian, công việc vào trong hoạt động của mình. Và Bác đã thành công.
HĐ3: Tìm hiểu bài:
Sắm vai:
N 1 và 2: Biểu hiện của siêng năng, kiên trì .
N 3 và 4: Biểu hiện của không siêng năng, kiên trì.
- HS quan sát ảnh: Việc gì nên làm, việc gì không nên làm.
* Thảo luận: Tổ chức trò chơi tiếp sức:
1/ Siêng năng kiên trì trong học tập.
2/ Siêng năng kiên trì trong lao động.
3/ Siêng năng kiên trì trong các lĩnh vực khác.
 Học tập 
 Lao động 
Hoạt động khác 
...
...
...
Kết luận : Đức tính siêng năng, kiên trì được thể hiện qua cử chỉ, hành động, suy nghĩ, trong công việc hàng ngày. Họ không nề hà, sợ khó, sợ khổ, làm hết mình, nhiệt tình, vui vẻ.
Trao đổi cả lớp: Tìm những câu 
ca dao, tục ngữ.
GV: Đọc truyện “ Cô bé làng Chăm ”.
?Qua câu chuyện các em học hỏi điều gì ở cô bé?
HS: Dựa vào câu chuyện trả lời .
GV: Chốt ý nghĩa của câu chuyện.
Làm bài tập trắc nghiệm: ( âm thanh )
Hành vi: Cần cù, chịu khó - Lười biếng, ỷ lại - Tự giác làm việc - Việc hôm nay chớ để ngày mai – Đùn đẩy, trốn tránh – Nói ít làm nhiều.
I/ Truyện đọc:
“Bác Hồ tự học ngoại ngữ ”
II/ Bài học:
 4/ Dặn dò:
 - Chuẩn bị sắm vai: N 1 và 2 : Siêng năng ,kiên trì 
. N 3 và 4 : Không siêng năng, kiên trì.
Bác Hồ: Không có việc gì khó 
 Chỉ sợ lòng không bền 
 Đào núi và lấp biển 
 Quyết chí ắt làm nên .
Ca dao - tục ngữ:
- Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trể.
- Có làm thì mới có ăn 
 Không dưng ai dễ đem phần đến cho.
- Có công mài sắt có ngày nên kim.
Tiết 3 : 
 Bài 2 : SIÊNG NĂNG, KIÊN TRÌ ( tiếp theo)
 Ngày soạn: 28/ 8/ 09
I/ Mục tiêu:
Học sinh tìm hiểu nội dung bài học.
Học sinh biết nhận định hành vi của siêng năng, kiên trì để có thói quen rèn luyện cách sống và làm việc siêng năng, kiên trì.
Biết đánh giá bản thân và có ý thức rèn luyện.
II/ Phương tiện dạy học:
 1/ Phương pháp: Thảo luận, sắm vai.
 2/ Phương tiện: Bảng phụ, tranh ảnh, gương học tập.
III/ Tiến trình dạy và học:
 1/ Ổn định, tổ chức:
 2/ Bài cũ : Các nhóm thực hiện sắm vai .( 12 ph )
 3/ Bài mới :
Tg
 Hoạt động của thầy và trò 
 Nội dung 
20ph
HĐ 1 : Tìm hiểu nội dung bài học: Từ tiểu phẩm của các nhóm:
?Người siêng năng, kiên trì là người như tế nào?
HS: ( tự do ) là yêu lao động, miệt mài trong công việc, luôn hoàn thành nhiệm vụ, làm việc đều đặn, thường xuyên, có ý thức tự giác, vui vẻ làm, không ngại khó...
GV: Hãy kể một vài tấm gương vượt khó nhờ siêng năng , kiên trì.
VD: - Bác Nông Đình Của ( tranh GDCD 6 )
 - Anh Tâm, anh Tú.
 - 2 anh em Phú , Thọ ( người xây tổ ấm )
 - Anh Nguyễn Ngọc Ký ( tranh GDCD )
Kết luận: Siêng năng, kiên trì là đức tính cần có của con người, nhất là trong cuộc sống hiện nay - Mọi người đều hăng say, hăng hái học tập, làm việc như nhịp sống vốn có. Thời đại công nghệ phát triển nhanh nhạy đòi hỏi chúng ta cũng phải nhanh nhạy không được bỏ dở và phải luôn cố gắng.
GV: Hãy nói về những bạn có hành vi , biểu hiện không siêng năng , kiên trì .
HS: ( tự do ) Lười, cẩu thả, nửa vời, chán nản, ngại khó.
=> Dể sa sẩy, rụt rè, không thành công.
Tìm hiểu ý nghĩa bài học:
Sắm vai : 
N1và 2: Hậu quả của không siêng năng, kiên trì.
N3 và 4: Hiệu quả của siêng năng, kiên trì.
Thảo luận: 
Làm thế nào để rèn luyện thành người có tính siêng năng , kiên trì?
Kết luận: HS chúng ta cần biết đánh giá, phê phán những người không siêng năng, kiên trì và giúp họ thấy được điều này.
GV: Bằng hình tượng ( HS lấy đó làm lo sợ để cố gắng ) - ( Liên hệ bài trước “ Tự chăm sóc và rèn luyện thân thể ”)
=> Sống thừa, vô dụng, vô ích.
1/ Siêng năng, kiên trì:
- Siêng năng: là sự tự giác, cần c , làm việc đều đặn, thường xuyên.
- Kiên trì: là ý chí quyết tâm hoàn thành công việc.
2/ Ý nghĩa:
- Bản thân phát huy trí tuệ, đảm bảo sức khỏe.
- Thành công trong công việc.
3/ Cách rèn luyện :
- Tự giác làm những công việc của mình 
- Tìm việc để làm: giúp đỡ bố mẹ, giúp đỡ người khác.
 4/ Luyện tập - củng cố :
 - Làm bài tập a, b, c.
 - Phiếu học tập ( trắc nghiệm bản thân ):
Biểu hiện 
Có SN,KT
Chưa SN,KT
1,Học bài cũ 
2,Làm bài mới .
3,Chuyên cần .
4,Giúp mẹ .
5,Chăm sóc em .
6,Tập TDTT.
TỔNG KẾT:Đức tính siêng năng, kiên trì là truyền thống dân tộc, con người Việt Nam vốn cần cù, chịu khó, biết phấn đấu vượt qua khó khăn, gian khổ.Để có được thành công, đem lại hiệu quả, chất lượng cuộc sống chúng ta phải biết siêng năng, kiên trì; đó là niềm hạnh phúc, tự hào dân tộc .
 5/ Dặn dò :
- Sưu tầm ca dao, tục ngữ, truyện cười.
- Đọc truyện “ Thảo và Hà ” bài 3: Tiết kiệm.
Tiết 4:
 Bài 3: TIẾT KIỆM 
 Ngày soạn: 30/ 8/ 09
I/ Mục tiêu:
HS tìm hiểu về tính tiết kiệm và thấy được ý nghĩa của tiết kiệm trong cuộc sống.
HS có thái độ biết quý trọng người tiết kiệm, giản dị, ghét lối sông đua đòi, xa hoa, lãng phí.
HS biết đánh giá bản thân và thực hành tiết kiệm.
II/ Phương tiện:
 1/ Phương pháp: Sắm vai, thảo luận, phỏng vấn.
 2/ Phương tiện: Truyện đọc, gương học tập, tình huống.
III/ Tiến trình dạy và học :
 1/ Ổn định, tổ chức:
 2/ Bài cũ : Phỏng vấn một số HS.( 7ph )
 3/ Bài mới :
Tg
 Hoạt động của thầy và trò 
 Nội dung
2ph
10ph
18ph
HĐ1:Giới thiệu bài:
- Từ bài cũ: Khi siêng năng kiên trì con người mới quý sức lao động của mình, trân trọng những của cải vật chất làm ra và chúng ta chi tiêu cũng từ tốn, tiết kiệm. 
HĐ2: Tìm hiểu truyện đọc:
- HS đọc truyện đọc ở SGK.
- GV cùng HS giải quyết truyện đọc: Câu hỏi gợi ý SGK.
Kết luận: ( ? ) Qua câu chuyện em thấy đôi lúc mình giống ai?
- Khi chúng ta biết nhìn lại mình, nhìn lại những người sống xung quanh mình xem họ làm gì, nghĩ gì thì lúc đó chúng ta sẽ thấy tiết kiệm là nhu cầu của cuộc sống.
HĐ3: Tìm hiểu bài:
Sắm vai: Em đã tiết kiệm những gì?
Kết luận: Khi chúng ta biết chấp nhận, quý trọng sức lao động của mình và người khác, biết cách tổ chức cuộc sống thì chúng ta biết tiết kiệm.
VD: - Mặc áo quần của anh chị ( cũ người mới mình ).
 - Sách vở cũ.
 - Điện, nước.
 - Học tập có kế hoạch ...
?Tiết kiệm có ý ngh ...  bị xâm phạm.
 - Tự bản thân làm tổn hại sức khỏe thì pháp luật không can thiệp.
GV: Dẫn dắt cụ thể các hành vi bắt, giữ, giam người.
I/ Truyện đọc :
“ Một bài học ”.
II/ Bài học :
1/ Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của CD: 
a/ Quy định của hiến pháp 92:
- Mọi CD có nghĩa vụ tôn trọng quyền bất khả xâm phạm về thân thể của người khác.
b/ Các trường hợp bắt, giữ, giam người: Phải theo quy định của pháp luật.
+ Bắt bị can, bị cáo: theo đúng trình tự thủ tục bắt người.
+ Bắt người trong trường hợp khẩn cấp: không cần phải chờ lệnh hoặc thông báo mà cần thiết phải ngăn chặn ngay.
+ Bắt người phạm tội quả tang hoặc đang truy nã: bất kỳ người nào cũng có thể bắt và không cần chờ lệnh.
Mục đích: - Ngăn chặn
 tội phạm và ngăn ngừa phạm tội.
- Tạo điều kiện thuận lợi trong điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án.
* Bắt, giữ, giam người trái pháp luật:
- Bị coi là tội phạm.
- Cưỡng chế thi hành án đối với hành vi lợi dụng chức quyền làm trái pháp luật.
 4/ Luyện tập - củng cố :
BT 2/ 73 STHGDCD 6: Em hãy kể lại một câu chuyện về việc xâm phạm tính mạng, thân thể, sức khỏe danh dự, nhân phẩm gây ra hậu quả nghiêm trọng mà em đã chứng kiến.
 5/ Dặn dò:
Xem phần tham khảo SGK.
Sắm vai: N1: Xâm phạm tính mạng.
N2: Xâm phạm sức khỏe.
N3: Xâm phạm danh dự.
N4: Xâm phạm nhân phẩm.
Tiết 29:
 Bài 16: QUYỀN ĐƯỢC NHÀ NƯỚC BẢO HỘ TÍNH MẠNG, THÂN THỂ, SỨC KHỎE, DANH DỰ VÀ NHÂN PHẨM ( tt )
 Ngày soạn: 29/ 3/ 2010
I/ Mục tiêu:
Xây dựng ý thức pháp luật về việc bảo vệ thân thể, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm CD.
 Nhận thức về hành vi vi phạm đều có sự cưỡng chế của nhà nước.
Học sinh biết tôn trọng quyền tự do thân thể của công dân và làm đúng nghĩa vụ để phát huy quyền của mình.
II/ Phương tiện dạy học:
 1/ Phương pháp: Thảo luận, sắm vai.
 2/ Phương tiện: Sách THGDCD 6, ảnh, tư liệu
III / Tiến trình dạy và học: 
 1/ Ổn định, tổ chức:
 2/ Bài cũ: Các nhóm sắm vai. ( 10ph )
 3/ Bài mới:
Tg
 Hoạt động của thầy và trò 
 Nội dung 
20ph
HĐ1: Quy định của pháp luật:
GV: Được quy định tại điều 32, 33 của BLDS.
Quy định tại điều 119 của BLHS.
VD: - Bị nghi ngờ.
- Bị ghép ảnh bôi nhọ.
- Bức cung.
- Giết người ( vô ý, cố ý ).
Kết luận: - Mọi hành vi xâm phạm về tội hình sự, được pháp luật bảo hộ hợp lý.
 - Hành vi vô ý hay cố ý xâm phạm sức khỏe, tính mạng đều là hành vi phạm tội.
? Em hãy nêu một số VD về việc vi phạm pháp luật bảo hộ về thân thể, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của CD mà em biết.
? Thái độ của em như thế nào trước sự việc đó?
Sắm vai:
N1 và 2: Khi bị người khác xâm phạm.
N3 và 4: Khi thấy người khác bị xâm phạm.
2/ Quy định của pháp luật: ( SGK)
a/ Hành vi xâm phạm đến tính mạng sức khỏe:
- Bị coi là tội phạm.
- Thi hành án hình sự và phải bồi thường thiệt hại.
b/ Hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm:
- Xử lý hình sự và phải công khai xin lỗi.
- Cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình trong điều tra, truy tố, xét xử.
- Bảo hộ hợp lý đối với tất cả trường hợp bị tạm giam.
3/ CD thực hiện quyền của mình:
- Thực hiện quyền của mình và tôn trọng quyền của người khác.
- Tham gia các hoạt động phòng chống tội phạm ở địa phương.
- Phát huy vai trò và làm tốt nhiệm vụ HS: xây dựng xã hội văn hóa, đạo đức.
 4/ Luyện tập - củng cố: ( 15ph )
Thảo luận 4 tình huống ở STHGDCD 6:
 N1: Từ xa, nghe thấy tiếng xe gầm rú dữ dội, người đi đường vội vàng dạt vào 2 bên lề đường. Một tốp chừng hai chục chiếc xe máy lao qua như tên bắn cùng với tiếng gào thét điên cuồng của những tay lái khoảng 16 – 17 tuổi. Cơn lốc nguy hiểm đã đi qua , có người bất bình, chê trách nhưng có người lại tấm tắc khen: “ Sao bọn trẻ can đảm thế!”.
? Em có ý kiến gì về việc đau xe và các lời bình trên?
 N2: Bà Hai do thiếu nợ nhiều người nên đã bỏ trốn, các chủ nợ đến đòi nợ nhiều lần nhưng không được. Tức giận, họ chặn đường hành hung anh Hải, con trai bà Hai và còn vào cơ quan anh Hải sinh sự chửi bới thậm tệ nhằm làm nhục anh.
? Hãy cho biết hành động của bà Hai và các chủ nợ trên là đúng hay sai và họ có vi phạm pháp luật không? Vi phạm gì?
 N3: Tâm và Hùng cùng đi xem phim. Tâm ăn kẹo cao su rồi trét kẹo vào ghế. Hùng trông thấy liền cản bạn: “ Cậu làm vậy là vi phạm đến tính mạng, thân thể và sức khỏe của người khác đấy”.
? Theo em, Hùng nói như vậy có đúng không? Tại sao?
 N4: Nghe tiếng thét trong phòng tắm nam tại hồ bơi X, anh bảo vệ liền chạy vào thì thấy một em HS bị đánh trọng thương nằm dưới sàn của phòng thay đồ. Anh cũng kịp nhìn thấy thủ phạm là một thiếu niên khoảng 15 tuổi. Thủ phạm đã bị bắt ngay nhưng đó lại là một thiếu niên bị bệnh tâm thần.
? Theo em, thiếu niên phạm tội trên có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Sự việc trên phải được xử lý như thế nào?
 Kết luận: Mọi việc xâm phạm đến thân thể, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác đều do người có khả năng kiểm soát hành vi của bản thân gây ra. Vì vậy, những hành vi đó đều là hành vi vi phạm pháp luật. Trừ những trường hợp tương tự ở TH 4, hành vi được gây ra là do không kiểm soát được bản thân, không có ý thức làm chủ bản thân. Vì vậy, hành vi đó không bị truy cứu trách nhiệm ( chuyển hệ truy cứu ).
 5/ Dặn dò:
Tìm hiểu các điều luật liên quan đến quyền nhân thân.
Sắm vai theo phân công: thực hiện 3 yêu cầu.
Xem TH bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về chổ ở của CD.
Tiết 30:
Bài 17:	QUYỀN BẤT KHẢ XÂM PHẠM VỀ CHỔ Ở CỦA CÔNG DÂN
 Ngày soạn: 10/ 4/ 2010
I/ Mục tiêu:
Học sinh tìm hiểu quyền bất khả xâm phạm về cổ ở CD và các điều luật liên quan.
Học sinh có ý thức tôn trọng chổ ở của người khác và tránh mọi hành vi xâm phạm ( có liên quan đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể CD ).
II/ Phương tiện dạy học:
 1/ Phương pháp: Thảo luận, sắm vai.
 2/ Phương tiện: Sách THGDCD 6, tư liệu.
III / Tiến trình dạy và học:
 1/ Ổn định, tổ chức: 
 2/ Bài cũ: Các nhóm sắm vai. ( 10ph )
 3/ Bài mới:
Tg
 Hoạt động của thầy và trò 
 Nội dung 
HĐ1: Giới thiệu bài:
Con người sống gắn liền với nhiều nhu cầu thực tế và chổ ở là yếu tố cần thiết để thực hiện những nhu cầu sinh hoạt khác. Vì vậy hiến pháp 92 quy định: CD có quyền bất khả xâm phạm về chổ ở.
HĐ2: Tìm hiểu tình huống:
- HS đọc tình huống ở SGK.
- GV cùng HS giải quyết tình huống: Câu hỏi gợi ý SGK.
Kết luận: Qua tình huống: bà Hòa không chỉ xâm phạm chổ ở người khác mà còn xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của họ.
GV: Yêu cầu HS đọc nội dung hiến pháp 92 - điều 73 và điều 124 bộ luật hình sự.
HĐ3: Tìm hiểu bài:
Sắm vai:
N1 và 2: Hành vi xâm phạm chổ ở CD.
N3 và 4: Không xâm phạm chổ ở CD.
GV: Yêu cầu HS đọc điểm b/ nội dung bài học.
?CD làm gì để không xâm phạm quyền này?
Sắm vai:
N1: Bố mẹ đi vắng có người lạ xin vào nhà đợi bố mẹ.
N2: Bạn mình leo tường vào nhà hàng xóm hái ổi.
N3: Phát hiện nhà hàng xóm bị cháy.
N4: Lở đá bóng vào nhà hàng xóm.
GV: Yêu cầu HS đọc điểm c/ nội dung bài học.
I/ Tình huống:
II/ Bài học:
1/ Quyền bất khả xâm phạm của CD: là quyền CD được mọi người tôn trọng chổ ở của mình.
Trường hợp khám chổ ở: Phải có
 lệnh của viện kiểm sát nhân dân hoặc tòa án nhân dân.
** Lưu ý: Trường hợp quả tang hay khẩn cấp có thể khám trước khi có lệnh
2/ Trách nhiệm của CD:
- Tôn trọng chổ ở của người khác.
- Phát hiện và ngăn chặn các hành vi trái pháp luậ xâm phạm chổ ở CD.
III/ Bài tập :
 4/ Luyện tập - củng cố :
1/ Đặt câu hỏi kiểm tra nhận thức HS.
2/ Sắm vai: Thực hiện quyền bất khả xâm phạm chổ ở CD.
 TỔNG KẾT: Mỗi CD sống gắn bó với nơi ở của mình nên luôn mong muốn được mọi người tôn trọng chổ ở của mình. Bản thân của mỗi người biết bảo vệ chổ ở của mình và tôn trọng chổ ở người khác, không xâm phạm bất hợp pháp.
 5/ Dặn dò:
Đọc tham khảo và nội dung bài học ở SGK.
Sắm vai TH bài tập đ: theo thứ tự các nhóm.
Xem TH bài 18: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện tín, điện thoại. 
Tiết 31:
Bài 18: QUYỀN ĐƯỢC PHÁP LUẬT BẢO ĐẢM AN TOÀN, BÍ MẬT THƯ TÍN ĐIỆN TÍN, ĐIỆN THOẠI
 Ngày soạn: 10/ 4/ 2010
I/ Mục tiêu:
Học sinh tìm hiểu về quyền bí mật đời tư và những điều luật liên quan.
Học sinh có ý thức khi thực hiện quyền của mình.
Nhận thức đúng đắn về bí mật đời tư của người khác. Đồng thời tham gia hoạt động ngăn ngừa hành vi vi phạm.
II/ Phương tiện dạy học:
 1/ Phương pháp: Thảo luận, sắm vai.
 2/ Phương tiện: Sách THGDCD 6, điều luật liên quan.
III / Tiến trình dạy và học: 
 1/ Ổn định, tổ chức:
 2/ Bài cũ: Các nhóm sắm vai. ( 10ph )
 3/ Bài mới:
Tg
 Hoạt động của thầy và trò 
 Nội dung 
1ph
10ph
18ph
5ph
HĐ1: Giới thiệu bài:
Trong mỗi chúng ta ai cũng có những riêng tư, bí mật để cất giữ hoặc không muốn ai biết. Đó là quyền của mỗi người. Vì vậy pháp luật bảo hộ quyền này.
HĐ2: Tìm hiểu tình huống:
- HS đọc tình huống ở SGK.
- GV cùng HS giải quyết tình huống: Câu hỏi gợi ý SGK.
Kết luận: - Đọc thư của người khác khi chưa có sự đồng ý của họ là vi phạm pháp luật.
- Thư tín, điện tín, điện thoại là một nhu cầu cần được pháp luật bảo đảm an toàn bí mật.
HĐ3: Tìm hiểu bài:
GV: Yêu cầu HS đọc điều 73 HP 92 và điều 125 của BLHS.
Sắm vai: 
N1 và 2: Thực hiện quyền được bảo đảm an toàn bí mật. ( Hiệu quả ).
N3 và 4: Vi phạm bí mật đời tư người khác. ( Hậu quả ).
? CD cần làm gì để không vi phạm?
Sắm vai: 
N1 và 2: Khi thấy người khác bị xâm phạm.
N3 và 4: Khi bị người khác xâm phạm.
I/ Tình huống :
II/ Bài học :
1/ Quy định của HP: ( SGK )
- Mọi hành vi vi phạm bí mật đời tư của người khác bị coi là tội phạm.
2/ Trách nhiệm của CD:
- Thực hiện quyền của mình, tôn trọng quyền của người khác.
- Phát hiện và ngăn chặn các hành vi xâm phạm.
III/ Bài tập :
 4/ Luyện tập - củng cố:
 1/ Đặt câu hỏi kiểm tra nhận thức HS.
 2/ Làm bài tập d/ 50/ SGK.
 TỔNG KẾT: Mỗi CD đều có quyền có bí mật đời tư vì vậy bản thân của mỗi CD cũng cần tuân thủ pháp luật, tôn trọng mình, tôn trọng người khác: Biết thực hiện quyền của mình và không xâm phạm quyền của người khác.
 5/ Dặn dò:
Đọc tư liệu tham khảo ở SGK.
Đọc tất cả các điều luật, quy định của HP.
Xem lại các kiến thức đã học.
Chuẩn bị các tình huống sắm vai ( bốc thăm thực hành ).
Tiết 26:
 Bài 15:	
 Ngày: .............................
I/ Mục tiêu:
II/ Phương tiện dạy học:
 1/ Phương pháp: Thảo luận, sắm vai.
 2/ Phương tiện: Sách THGDCD 6, ảnh, tư liệu
III / Tiến trình dạy và học: 
 1/ Bài cũ: Các nhóm sắm vai. ( 10ph )
 2/ Bài mới:
Tg
 Hoạt động của thầy và trò 
 Nội dung 
HĐ1: Giới thiệu bài:
HĐ2: Tìm hiểu truyện đọc:
HĐ3: Tìm hiểu bài:
HĐ4 : Luyện tập - củng cố :
HĐ5 : Dặn dò :
I/ Truyện đọc :
II/ Bài học :
III/ Bài tập :
TỔNG KẾT: 
Dặn dò:

Tài liệu đính kèm:

  • docGA 6.doc