Giáo án lớp 6 môn học Đại số - Tuần 8 - Tiết 22 - Dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9 (tiếp)

Giáo án lớp 6 môn học Đại số - Tuần 8 - Tiết 22 - Dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9 (tiếp)

Hiểu được dấu hiệu chia hết cho 3 và cho 9

- Vận dụng được các dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9 để nhận ra một số có hay không chia hết cho 3, cho 9

- Rèn cho học sinh tính cẩn thận, chính xác khi phát biểu và vận dụng linh hoạt, sáng tạo vào giải bài tập.

- Nghiêm túc, tích cực

II. Chuẩn Bị:

 - Bài tập luyện tập.

 - Ôn lại kiến thức cũ. Chuẩn bị bài trước ở nhà

 

doc 6 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1203Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn học Đại số - Tuần 8 - Tiết 22 - Dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9 (tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 8	 Tiết: 22 	Ngày soạn: 20/09/2009
DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 3, CHO 9
I. Mục Tiêu:
- Hiểu được dấu hiệu chia hết cho 3 và cho 9
- Vận dụng được các dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9 để nhận ra một số có hay không chia hết cho 3, cho 9
- Rèn cho học sinh tính cẩn thận, chính xác khi phát biểu và vận dụng linh hoạt, sáng tạo vào giải bài tập.
- Nghiêm túc, tích cực
II. Chuẩn Bị:
	- Bài tập luyện tập.
	- Ôn lại kiến thức cũ. Chuẩn bị bài trước ở nhà
III. Tiến Trình Dạy Học
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: 
	- Nêu dấu hiệu chia hết cho 2 và 5. Bài tập 95 sgk.
3. Nội dung bài dạy:
Hoạt Động Giáo Viên
Hoạt Động Học Sinh
Nội Dung
- Gọi HS đọc nhận xét 
? Viết số 378 trong hệ thập phân 
GV hướng dẫn HS tách số 100 = 99 + 1
10 = 9 + 1
- Yêu câu HS áp dụng tính chất phân phối của phép nhân và phép cộng
- GV yêu cầu HS làm tường tự đối với số 253
- GV gọi 1 HS lên bảng làm
? Số 378 có chia hết cho 9 không tại sao
? Vậy số như thế nào thì chia hết cho 9
- Yêu cầu HS đọc KL 1
? Số 253 có chia hết cho 9 không 
? Vậy số như thế nào thì không chia hết cho 9
- Yêu cầu HS đọc KL 2
- Yêu cầu HS làm ?1
? Muốn tìm số chia hết cho 9 ta làm thế nào 
- Yêu cầu HS phát biểu dấu hiệu chia hết cho 9
? Theo nhận xét đầu bài số 2031 có chia hết cho 3 không
? Số như thế nào thì chia hết cho 3
- Yêu cầu HS đọc KL1
? Theo nhận xét đầu bài số 3415 có chia hết cho 3 không
? Số như thế nào thì không chia hết cho 3
- Yêu cầu HS đọc KL 2
- Yêu cầu HS phát biểu dấu hiệu chia hết cho 3
- Yêu cầu HS làm ?2
- GV hướng dẫn HS giải mẫu
- HS đọc nhận xét 
378 = 3.100 + 7.10 +8
= 3(99 + 1) + 7(9 + 1) + 8
= 3.99 + 3 + 7.9 + 7 + 8
= (3 + 7 + 8) (3.11.9 + 7.9)
- 1 HS lên bảng làm 
Số 378 có chia hết cho 9 vì cả hai số hạng của tổng đều chia hết cho 9
Số chia hết cho 9 là số có tổng các chữ số chia hết cho 9
- HS đọc kết luận 1
Số 253 không chia hết cho 9 vì 10 9
Số có tổng các chữ số không chia hết cho 9 thì không chia hết cho 9
- HS đọc kết luận 2
- HS HĐ cá nhân làm ?1
Tìm số có tổng các chữ số chia hết cho 9
- Phát biểu dấu hiệu chia hết cho 9
- Số 2031 có chia hết cho 3 vì các số hạng của tổng chia hết cho 3
Số chia hết cho 3 là số có tổng các chữ số chia hết cho 3
- HS đọc kết luận 1
Số 3415 không chia hết cho 3 vì 13 không chia hết cho 3
- Số không chia hết cho 3 là số có tổng các chữ số không chia hết cho 3
- HS đọc kết luận 2
- HS phát biểu dấu hiệu chia hết cho 3
- HS làm ?2
1. Nhận xét mở đầu
Nhận xét( SGK-39)
Ví dụ 1
378 = 3.100 + 7.10 +8
= 3(99 + 1) + 7(9 + 1) + 8
= 3.99 + 3 + 7.9 + 7 + 8
= (3 + 7 + 8) (3.11.9 + 7.9)
= (Tổng các chữ số) + (Số chia hết cho 9)
Ví dụ 2:
253 = 2.100 + 6.10 + 3
= 2(99+1) + 6(9+1) + 3
= (2 + 6 + 1)+(2.11.9 + 6.9)
= (Tổng các chữ số) + (Số chia hết cho 9)
2. Dấu hiệu chia hết cho 9
a) Ví dụ 1:
378 = 18 + Số chia hết cho 9
Vậy 378 chia hết cho 9
Kết luận1 (SGK- 40)
b) Ví dụ 2
253 = 10 + số chia hết cho 9
Vậy 253 không chia hết cho 9
Kết luận 2 (SGK- 40)
?1
Số chia hết cho 9 là: 621; 6354
Số không chia hết cho 9 là: 1205; 1327
Dấu hiệu chia hết cho 9 (SGK- 40)
3. Dấu hiệu chia hết cho 3
a) Ví dụ 1
2031 = (2+0+3+1) + số chia hết cho 9
= 6 + số chia hết cho 9
Vậy 2031 chia hết cho 3
- Kết luận 1(SGK- 41)
b) Ví dụ 2
3415 = (3+4+1+5) + số chia hết cho 9
= 13 + số chia hết cho 9
Vậy 3415 không chia hết cho 3
Kết luận 2(SGK- 41)
Dấu hiệu chia hết cho 3 (SGK- 41)
?2
Vậy * 
4. Củng cố:
	- Bài tập: 101, 102 sgk.
5. Hướng dẫn về nhà:
	- Học thuộc các dấu hiệu, làm các bài tập còn lại và chuẩn bị tiết sau luyện tập.
IV. Rút Kinh Nghiệm Và Bổ Sung:
Tuần: 8	 Tiết: 23 	Ngày soạn: 20/09/2009
LUYỆN TẬP
I. Mục Tiêu:
- Củng cố và khắc sâu kiến thức về dấu hiệu chia hết cho 3 và cho 9
- Vận dụng thành thạo dấu hiệu chia hết.
- Cẩn thận khi tính toán đặc biệt kiểm tra kết quả của phép nhân.
- Nghiêm túc, cẩn thận, chính xác.
II. Chuẩn Bị:
	- Bài tập luyện tập.
	- Ôn lại kiến thức cũ. Làm bài tập về nhà.
III. Tiến Trình Dạy Học
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: 
	- Nêu dấu hiệu chia hết cho 3 và 9. Bài tập 103
3. Nội dung bài dạy:
Hoạt Động Giáo Viên
Hoạt Động Học Sinh
Nội Dung
- Yêu cầu HS làm bài 106
? Số tự nhiên nhỏ nhất có 5 chữ số là số nào 
- Yêu cầu HS dựa vào dấu hiệu tìm số tự nhên có 5 chữ số nhỏ nhất 
- GV treo bảng phụ bài 107
- Yêu cầu HS quan sát và điền vào bảng phụ, lấy ví dụ minh hoạ với câu đúng
? Nêu cách tìm số dư khi chia mỗi số cho 3, cho 9
? Khi nào thì : 
? a+b có thể bằng những số nào 
? Theo điều kiện đầu bài a - b = 4 thì a + b phải bằng bao nhiêu
? Vậy a, b bằng bao nhiêu?
- Số tự nhiên có 5 chữ số nhỏ nhất là 10 000
- HS dựa vào dấu hiệu tìm số tự nhiên nhỏ nhất 
- HS quan sát bảng phụ 100089 => 100093
4515 => 453
9045 => 909 
- Số dư khi chia tổng các chữ số cho 3, cho 9 là số dư của số đó
- Khi tổng các chữ số: (8 + 7 + a + b) 9
- Tổng của a + b có thể bẳng 3 hoặc 12
a + b = 12
a = 8; b = 4
Bài 106/42
a) 10 002
b) 10 008
Bài 107/42
a) Đúng
b) Sai 
c) Đúng 
d) Đúng
Bài 139 (SBT)
 (8 + 7 + a + b) 9
 (15 +a +b) 9
 a + b 
Ta có: a - b = 4 nên a + b = 3 loại
Vậy: a + b = 12 và a - b = 4
=> a = 8; b = 4
Vậy số phải tìm là: 8784
4. Củng cố:
5. Hướng dẫn về nhà:
	- Xem lại các bài tập đã làm.
	- Làm các bài còn lại.
	- Chuẩn bị bài tiếp theo.
IV. Rút Kinh Nghiệm Và Bổ Sung:
Tuần: 8	 Tiết: 24 	Ngày soạn: 20/09/2009
ƯỚC VÀ BỘI
I. Mục Tiêu:
- Biết được định nghĩa ước và bội, kí hiệu tập hợp các ước, các bội của một số.
- Biết tìm ước và bội của một số cho trước trong các trường hợp đơn giản.
- Biết kiểm tra một số cho trước có hay không có ước và bội.
- Biết xác định ước và bội trong các bài toán thực tế.
- Tìm được ước và bội của một số cho trước.
- Phân biệt được một số có hay không có ước hoặc là bội.
- Cẩn thận, chính xác, khoa học.
II. Chuẩn Bị:
	- Chuẩn bị bài tập luyện tập.
	- Ôn lại kiến thúc cũ, xem trước bài ở nhà.
III. Tiến Trình Dạy Học
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Nội dung bài dạy:
	- Khi số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b, thì a và b có quan hệ như thế nào? a được gọi là gì của b, và ngược lại thì b được gọi là gì của a? Qua bài hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu.
Hoạt Động Giáo Viên
Hoạt Động Học Sinh
Nội Dung
? Khi nào số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b khác 0, lấy ví dụ
- GV giới thiệu ước và bội
- Yêu cầu HS đọc định nghĩa
- Yêu cầu HS làm ?1
- GV giới thiệu kí hiệu TH các ước của a, TH các bội của b
- GV đưa ra ví dụ: Tìm bội nhỏ hơn 30 của 7
? Muốn tìm bội của 7 em làm như thế nào 
? Các bội của 7 nhỏ hơn 30 là những số nào 
? Muốn tìm bội của một số ta làm như thế nào 
- Yêu cầu HS làm ?2
- Gọi 1 HS lên bảng thực hện
- GV đưa ra ví dụ: Tìm tập hợp các ước của 8
? Muốn tìm ước của 8 ta làm thế nào 
? Muốn tìm ước của một số nào đó ta làm thế nào 
- Yêu cầu HS làm ?3
- Gọi 1 HS lên bảng thực hiện
- Yêu cầu HS làm ?4
- Số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b khác 0. Nếu có số tự nhiên x sao cho a = b.k
Ví dụ: 124 vì 3.4=12
- HS lắng nghe
- HS đọc định nghĩa
- HS HĐ cá nhân làm ?1
- HS lắng nghe và ghi vào vở
- HS quan sát ví dụ
- Muốn tìm bội của 7 ta nhân 7 với 0;1;2;3;4;.
Các bội của 7 nhỏ hơn 30 là
B(7) = 
- Ta lấy số đó nhân với các số 0;1;2;3;4;
- HS làm ?2
- HS quan sát ví dụ
- Muốn tìm ước của 8 ta lấy 8 chia cho các số 1;2;3;4;5;
=> 8 chia hết cho số nào thì số đó là ước của 8
- Muốn tìm ước của một số ta lấy số đó chia lần lượt cho 1;2;3;4;. Số đó chia hết cho số nào thì số đó là ước
- HS làm ?3
Ư(12) = 
- HS làm ?4
Ư(1) = 1
B(1) = 
1. Ước và bội
a) Định nghĩa: 
ab a là bội của b
 b là ước của a
b) Ví dụ:
164 16 là bội của 4
 4 là ước của16
?1
18 là bội của 3 không là bội của 4
4 là ước của 12 không là ước của 15
2. Các cách tìm bội và ước 
a) Kí hiệu:
- Tập hợp các ước a là Ư(a)
- Tập hợp các bội a là B(a)
b) Ví dụ
- Ví dụ1:Tìm bội nhỏ hơn 30 của 7
B(7) = 
- Kết luận1 (SGK - 44)
?2
- Ví dụ2: Tìm tập hợp các ước của 8
Ư(8) = 
- Kết luận 2 (SGK- 44)
?3 
Ư(12) = 
?4
Ư(1) = 1
B(1) = 
x 
4. Củng cố:
	- Bài tập 111, 112.
5. Hướng dẫn về nhà:
	- Học thuộc các kết luận.
	- Làm các bài tập còn lại
	- Chuẩn bị cho bài tiếp theo.
IV. Rút Kinh Nghiệm Và Bổ Sung:
Duyệt của tổ chuyên môn
22/09/2009

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 8.doc