Giáo án lớp 6 môn học Đại số - Tuần 14 - Tiết 40: Làm quen với số nguyên âm

Giáo án lớp 6 môn học Đại số - Tuần 14 - Tiết 40: Làm quen với số nguyên âm

kiến thức:

Biết được nhu cầu cần thiết phải mở rộng tập hợp N.

Nhận biết và đọc đúng các số nguyên âm qua các ví dụ thực tiễn.

Biết cách biểu diễn các số tự nhiên và các số nguyên âm trên trục số.

2) kĩ năng:

 Biết vận dụng vào thực tế.

3) Thái độ:

 Có thái độ đúng đắn, tính chính xác.

II. Phương tiện dạy học:

Sách Giáo khoa, Hình vẽ nhiệt kế

III Hoạt động trên lớp :

 1) On định: Lớp trưởng báo cáo sĩ số lớp

 

doc 4 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1189Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn học Đại số - Tuần 14 - Tiết 40: Làm quen với số nguyên âm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14
Ngày soạn:	Tiết 40
Ngày dạy:	Chương II: SỐ NGUYÊN
LÀM QUEN VỚI SỐ NGUYÊN ÂM
I. Mục tiêu:
	1) kiến thức:
Biết được nhu cầu cần thiết phải mở rộng tập hợp N.
Nhận biết và đọc đúng các số nguyên âm qua các ví dụ thực tiễn.
Biết cách biểu diễn các số tự nhiên và các số nguyên âm trên trục số.
2) kĩ năng:
	Biết vận dụng vào thực tế.
3) Thái độ:
	Có thái độ đúng đắn, tính chính xác.
II. Phương tiện dạy học:
Sách Giáo khoa, Hình vẽ nhiệt kế 
III Hoạt động trên lớp :
	1) On định: Lớp trưởng báo cáo sĩ số lớp 
	2)Kiểm tra bài cũ: 
	Đã kiểm tra 1 tiết	 
3) Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
GV dùng hình vẽ giới thiệu nhiệt kế 
Giải thích dấu “ – “ trước các số 
GV giải thích trục số
Học sinh đọc nhiệt độ ở ?1 
Học sinh đọc nhiệt độ ở ?2
Học sinh đọc nhiệt độ ở ?3
Học sinh cho thêm vài ví dụ
Học sinh đọc nhiệt độ ở ?4
I . Các ví dụ:
 Ví dụ 1:
 Để đo nhiệt độ người ta dùng nhiệt kế
- Nhiệt độ của nước đá đang tan là 00C
- Nhiệt độ dưới 00C được viết với dấu
 “-“ đằng trước như:
 - 30C đọc là âm 3 độ C 
 Ví dụ 2
 Ông A có 10 000 đ ta nói Ông A có +10 000đ
 Ông A nợ 10 000 đ ta nói Ông A có -10 000đ 
II . Trục số :
 Ta biểu diển các số nguyên âm trên tia đối của tia số và ghi các số -1 ; -2 ; -3 . . gọi là trục số 
 -4 -3 -2 -1 0 1 2
 Như vậy ta được một trục số. 
 - Điểm 0 được gọi là điểm gốc của trục số. 
 - Chiều từ trái sang phải gọi là chiều dương 
 - Chiều từ phải sang trái gọi là chiều âm của 
 trục số . 
4) Củng cố: Bài tập 1 và 2, 3 trang 68 SGK 
5) Dặn dò: Làm các bài tập 4 , 5 SGK trang 68 
Rút kinh nghiệm:
Tuần 14
Ngày soạn:	Tiết 41
Ngày dạy:	
 TẬP HỢP CÁC SỐ NGUYÊN
I. Mục tiêu:
Biết được tập hợp các số nguêyn, điểm biểu diển các số nguêyn a trên trục số, số đối của số nguyên.
Bước đầu hiểu được rằng có thể dùng số nguyên để nói về các đại lượng có hai hướng ngược nhau
Bước đầu có ý thức liên hệ bài học với thực tiễn 
II. Phương tiện dạy học:
Sach Giao khoa, Hình vẽ trục số 
III Hoạt động trên lớp:
	1) Ổn định: Lớp trưởng bo co sĩ số lớp 
	2) Kiểm tra bi cũ: 
	Yêu cầu học sinh vẽ một trục số, đọc một số nguyên, chỉ ra những số nguyn m , số tự nhin .
 	Kiểm tra bi tập về nhà – Học sinh sữa sai 	 
3) Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
GV giới thiệu các số nguyên âm, các số nguyên dương 
Các số nguyên dương đôi khi còn viết +1 ; +2 ; +3 . . .
Tập hợp các số tự nhiên được kí hiệu là gì?
Nhận xét số 0 trên trục số 
(có – 0? )
GV nhận xét => chú ý
Gv cho HS đọc SGK va 2thao3 luận nhóm
Có nhận xét gì về các số đối nhau?
HS chú ý nghe giảng và ghi bài
HS trả lời
Học sinh vẽ một trục số, đọc một số nguyên, chỉ ra những số nguyên âm, số tự nhiên
HS cho VD về một số nguyên âm và nguyên dương
HS trả lời.
 Hoạt động theo nhóm
 Làm các bài tập ?1 ; ?2 ; ?3 
?2 Cả hai trường hợp a và b chú ốc sên đều cách A 1m .
 a) + 1m b) - 1m 
HS đọc sách và thảo luận nhóm với nhau
Các số đối nhau giống nhau về số, khác nhau về dấu .
Học sinh cho thêm ví dụ về các số đối nhau.
 Học sinh làm bài tập ?4
I . Số nguyên:
 -Các số tự nhiên khác 0 còn gọi là các số nguyên dương 
 -Các số –1 ; -2 ; -3 ; -4 . . . gọi là số nguyên âm 
 -Tập hợp gồm các số tự nhiên và các số nguyên âm gọi là tập hợp Z các số nguyên .
 Z = { . . . –4 ; -3 ; -2 ; -1 ; 0 ; 1 ; 2 ; 3 ; 4 . . . }
Chú ý: 
Số 0 không phải là số nguyên âm cũng không phải là số nguyên dương .
Điểm biểu diễn số nguyên a trên trục số gọi là điểm a.
Số nguyên thường được sử dụng để biểu thị các đại lượng có hai hướng ngược nhau.
II. Số đối:
 Trên trục số các điểm 1 và –1 ; 2 và –2 ; 3 và –3 ; . . . cách đều điểm 0 và nằm ở hai phía của điểm 0 . Ta nói các số 1 và –1 ; 2 và –2 ; 3 và –3 ; . . . là các số đối nhau.
 1 là số đối của –1; -1 là số đối của 1 
 2 là số đối của –2; -2 là số đối của 2
 3 là số đối của –3; -3 là số đối của 3
 . . . 
4) Củng cố: 
 Tập hợp các số nguyên được ký hiệu như thế nào ?
	 Viết tập hợp Z các số nguyên 
	 Các số đối nhau như thế nào với nhau 
Làm BT 6 SGK trang 70 
5) Dặn dò: 
Là m các bài tập 8 , 9 , 10 SGK trang 70 
Rút kinh nghiệm:
Tuần 14
Ngày soạn:	Tiết 42
Ngày dạy:	
 THỨ TỰ TRONG TẬP HỢP CÁC SỐ NGUYÊN
I. Mục tiêu:
Học xong bài này học sinh cần phải:
Biết so sánh hai số nguyên.
Tìm được giá trị tuyệt đối của một số nguyên
II. Phương tiện dạy học:
Sách Giáo khoa, Hình vẽ trục số 
III Hoạt động trên lớp:
	1. Ổn định: Lớp trưởng báo cáo sĩ số lớp 
	2 . Kiểm tra bài cũ: 
	- Viết tập hợp Z các số nguyên.
 - Thế nào là hai số đối nhau? Tìm số đối của 12 và - 25 
 	- Kiểm tra bài tập về nhà – Học sinh sữa sai 	 
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
GV cho hs nhắc lại so sánh hai số tự nhiên.
Gv nhận xét và củng cố
Tương tự khi so sánh hai số nguyên.
Học sinh so sánh -5 và –4; -2 và –1 
 -1 và 0 ; -5 và 1
GV hỏi:
Liền sau số –2 là số nào 
Tìm số liền trước các số 1, 0 , -1
So sánh 2 , 5 , 17 , 1001 với 0 và có kết luận gì?
So sánh -1, -3, -2002 với 0 và có kết luận gì?
So sánh các số nguyên âm và các số nguyên dương 
 So sánh khoảng cách từ điểm –3 đến điểm 0 và từ điểm 0 đến điểm 3?
HS nhắc lại
Ví dụ: 5 > 3
Trên trục số điểm 3 nằm bên trái điểm 5.
Học sinh làm bài tập ?1
Học sinh làm bài tập ?2
 2 -7 
 -4 < 2 -6 < 0
 4 > -2 0 < 3 
 Học sinh nhận xét 
 Làm bài tập ?3
Làm bài tập ?4
I . So sánh hai số nguyên:
Khi biểu diển trên trục số (nằm ngang), điểm a nằm bên trái điểm b thì số nguyên a nhỏ hơn số nguyên b.
 Ví dụ :
 -5 -4 -3 -2 -1 0 1 2 3 4
 -5 < -4 -2 < -1 
 -1 < 0 -5 < 1 
Chú ý: (SGK-71)
Nhận xét:
Mọi số nguyên dương đều lớn hơn số 0.
Mọi số nguyên âm đều nhỏ hơn số 0.
Mọi số nguyên âm đều nhỏ hơn bất kỳ số nguyên dương nào.
II. Giá trị tuyệt đối của một số nguyên:
 Khoảng cách từ một điểm a đến điểm 0 trên trục số là giá trị tuyệt đối của số nguyên a. Ký hiệu: | a|
 3 đơn vị 3 đơn vị 
-5 -4 -3 -2 -1 0 1 2 3 4
 | -3 | = 3 ; | 3 | = 3 
 | -3| = | 3|
 * Nhận xét:
Giá trị tuyệt đối của số 0 là số 0
Giá trị tuyệt đối của một số nguyên dương là chính số đó.
Giá trị tuyệt đối của một số nguyên âm là số đối của nó (và là một số nguyên dương)
Trong hai số nguyên âm ,số nào có giá trị tuyệt đối nhỏ hơn thì lớn hơn. 
Hai số đối nhau có giá trị tuyệt đối bằng nhau. 
4. Củng cố: 
 Củng cố từng phần trong từng bài tập?
 Bài tập 11 và 12 SGK 
5. Dặn dò: 
 Bài tập về nhà 13; 14; 15 SGK.
Rút kinh nghiệm:
	Duyệt của tổ trưởng
	Ngày duyệt:

Tài liệu đính kèm:

  • docT14.doc