Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tuần 10 - Tiết 19: Bài 12: Công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em

Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tuần 10 - Tiết 19: Bài 12: Công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em

. Kiến thức

- Hiểu được các quyền cơ bản của trẻ em theo Công ước củaLiên hợp quốc.

- Hiểu ý nghĩa của Quyền trẻ em đối với sự phát triển của trẻ em.

2. Kĩ năng

- HS biết phân biệt những việc làm vi phạm quyền trẻ em và việc làm tôn trọng quyền trẻ em.

- HS biết tự bảo vệ quyền của mình.

3. Thái độ

- HS thấy tự hào là tương lai của dân tộc và nhân loại.

- Biết ơn những người đã chăm sóc, dạy dỗ, đem lại cuộc sống hạnh phúc cho mình.

II. THIẾT BỊ

 

doc 34 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1336Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tuần 10 - Tiết 19: Bài 12: Công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20 Tiết 19 Ngày soạn: 07/01/2012
 Ngày dạy: 09-14/01/2012
Bài 12
CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ QUYỀN TRẺ EM
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Hiểu được các quyền cơ bản của trẻ em theo Công ước củaLiên hợp quốc.
- Hiểu ý nghĩa của Quyền trẻ em đối với sự phát triển của trẻ em.
2. Kĩ năng
- HS biết phân biệt những việc làm vi phạm quyền trẻ em và việc làm tôn trọng quyền trẻ em.
- HS biết tự bảo vệ quyền của mình.
3. Thái độ
- HS thấy tự hào là tương lai của dân tộc và nhân loại.
- Biết ơn những người đã chăm sóc, dạy dỗ, đem lại cuộc sống hạnh phúc cho mình.
II. THIẾT BỊ
 Tranh ảnh. Luật bảo vệ, chăm sóc trẻ em...
III. TIẾN TRÌNH DẠY-HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
 Kiểm tra dụng cụ, sách vở của HS.
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài mới
 Trước thực tế của xã hội loài người (một số người đã lợi dụng trẻ em, đối xử thô bạo, không công bằng với trẻ em...). Năm 1989, Liên hợp quốc đã ban hành công ước về quyền trẻ em. Vậy nội dung công ước đó như thế nào? Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu bài: CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ QUYỀN TRẺ EM.
b. Nội dung bài mới
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Cá nhân
GV: Gọi HS đọc truyện "Tết ở làng trẻ em SOS Hà Nội".
GV: Đặt các câu hỏi:
Câu 1: Tết ở làng trẻ em SOS Hà Nội diễn ra như thế nào? 
Câu 2: Em có nhận xét gì về cuộc sống của trẻ em ở làng SOS Hà Nội?
GV: Trẻ em ở làng trẻ SOS là những trẻ em mồ côi cha mẹ, không còn ai nuôi dưỡng. Nhưng tưởng các em sẽ bất hạnh nhưng các em lại được sống rất hạnh phúc. Đó chính là quyền của trẻ em không nơi nương tựa được nhà nước bảo vệ, chăm sóc.
GV giới thiệu điều 20: Trẻ em tạm thời hay vĩnh viễn bị tước mất môi trường gia đình của mình ... có quyền được hưởng sự bảo vệ và giúp đỡ đặc biệt của Nhà nước.
Câu 3: Suy nghĩ và cảm xúc của em khi đọc truyện?
HS: Trả lời cá nhân 
GV: Nhận xét 
GV: Giới thiệu khái quát về công ước Liên hợp quốc: Trẻ em là tương lai của mỗi dân tộc và của toàn nhân loại. Công ước của Liên hiệp quốc về Quyền trẻ em ra đời năm 1989 đã ghi nhận các quyền cơ bản của trẻ em. Công ước Liên hợp quốc là luật quốc tế về Quyền trẻ em. Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và thứ hai thế giới tham gia Công ước. Năm 1991, Việt Nam ban hành Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. 
Hoạt động 2: Nhóm/Cá nhân
GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm.
Nhóm 1: Nhóm quyền sống còn ?
Nhóm 2: Nhóm quyền bảo vệ ?
Nhóm 3: Nhóm quyền phát triển ?
Nhóm 4: Nhóm quyền tham gia ?
HS: Các nhóm thảo luận. Các nhóm cử đại diện trình bày. Cả lớp bổ sung,
GV: Nhận xét
1. Truyện đọc
Câu 1: Tết ở làng trẻ em SOS diễn ra:
- Nhà nào cũng đỏ lửa luộc bánh chưng suốt đêm. - Tổ chức tết đầy đủ nghi lễ. 
- Sắm quần áo, giày dép cho các em. 
- Kẹo bánh, hạt dưa, thịt giò
- Quây quần bên ti vi đón năm mới.
- Phá cỗ đêm giao thừa, hát hò vui vẻ,
Câu 2: Trẻ em mồ côi trong làng trẻ SOS Hà Nội sống hạnh phúc. Mùa Xuân thật sự đã về trên những mái ngói đỏ tươi, trong những gia đình ấm áp, đầy ắp tiếng cười của mẹ và các con.
Câu 3: Tết ở làng trẻ em SOS rất vui, các em thật hạnh phúc. Nhưng em vẫn cảm thấy thiếu vắng tình yêu thương của người cha, người mẹ đẻ ra các em và em càng thương các em hơn.
2. Nội dung bài học
a. Nhóm quyền sống còn: quyền được nuôi dưỡng, được chăm sóc sức khoẻ
b. Nhóm quyền bảo vệ: quyền không bị phân biệt đối xử, không bị bóc lột và xâm hại.
c. Nhóm quyền phát triển: quyền được học tập, vui chơi giải trí,
d. Nhóm quyền tham gia: quyền được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình...
4. Củng cố
 HS làm bài tập a (SGK).
5. Dặn dò
- Học bài cũ.
- Xem trước nội dung còn lại của bài 12.
Tuần 21 Tiết 20 Ngày soạn: 14/01/2012
 Ngày dạy: 16-17/01/2012
Bài 12
CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ QUYỀN TRẺ EM (Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức 
 HS thấy được ý nghĩa của công ước Liên hợp quốc đối với sự phát triển của trẻ em.
2. Kĩ năng
 HS thực hiện tốt quyền và bổn phận của mình, tham gia ngăn chặn những việc làm vi phạm quyền trẻ em.	
3. Thái độ
 HS biết ơn những người đã chăm sóc, dạy dỗ, đem lại cuộc sống hạnh phúc cho mình.
II. THIẾT BỊ
 Tranh ảnh. Luật bảo vệ, chăm sóc trẻ em....
III. TIẾN TRÌNH DẠY-HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
 Hãy nêu các nhóm quyền vàmột số quyền trong các nhóm quyền của trẻ em theo công ước Liên hợp quốc.
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài mới
 Tiết trước, các em đã tìm hiểu truyện đọc “Tết ở làng trẻ em SOS Hà Nội” và các nhóm quyền cơ bản của trẻ em, các em đã biết: Tết ở làng trẻ em SOS Hà Nội đã diễn ra như thế nào? Mỗi nhóm quyền cần thiết như thế nào đối với cuộc sống của mỗi trẻ em? Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu ý nghĩa của quyền và bổn phận của trẻ em.
b. Nội dung bài mới	
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Cá nhân/Nhóm
GV: Yù nghĩa của công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em ?
HS: Suy nghĩ trả lời
GV: Cho HS thảo luận nhóm theo tình huống sau:
Bà Lan ở Nam Định vì ghen tuông với người vợ trước của chồng đã liên tục hành hạ, đánh đập những người con riêng của chồng và không cho con đi học. Thấy vậy, Hội phụ nữ địa phương đã đến can thiệp nhiều lần nhưng bà Lan vẫn không thay đổi nên đã lập hồ sơ đưa bà Lan ra kiểm điểm và kí cam kết chấm dứt hiện tượng này.
 Hãy nhận xét hành vi của Bà Lan? Em sẽ làm gì nếu được chứng kiến sự việc đó? Việc làm của Hội phụ nữ địa phương có gì đáng quý? Qua đó em thấy trách nhiệm của Nhà nước đối với công ước về quyền trẻ em như thế nào?
HS: Bà Lan vi phạm quyền trẻ em. Cần lên án, can thiệp kịp thời với những hành vi vi phạm quyền trẻ em. Hội phụ nữ đã làm đúng, từ chỗ khuyên bảo, không được đã kiểm điểm. Nhà nước rất quan tâm đảm bảo quyền trẻ em. Nhà nước trừng phạt nghiêm khắc những hành vi vi phạm quyền trẻ em.
GV: Giới thiệu một số điều trong công ước Liên hợp quốc.
Hoạt động 2: Cá nhân
GV: Bổn phận của trẻ em ?
HS: Trả lời
GV: Cho HS một kịch bản để tự đóng vai và giải quyết tình huống.
HS: Phân vai để thực hiện
Tình huống: Trên đường An đi học về, thấy một bà bán hàng nước cầm gậy vừa đánh vừa chửi một em nhỏ đánh giầy rất thậm tệ: “Đồ con hoang, mày mà làm đổ cốc nước hàng của bà thì khối tiền mà đền, ra chỗ khác cho bà bán hàng”
GV: Nếu em là người chứng kiến em sẽ ứng xử ra sao?
HS: Can ngăn người lớn không đánh đập bạn nhỏ và nhờ cơ quan pháp luật can thiệp.
đ. Ý nghĩa của công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em
- Đối với trẻ em: được sống hạnh phúc, được yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ, do đó được phát triển đầy đủ.
- Đối với thế giới: Trẻ em là chủ nhân của thế giới tương lai, trẻ em được phát triển đầy đủ sẽ xây dựng nên một thế giới tương lai tốt đẹp, văn minh, tiến bộ.
e. Bổn phận của trẻ em
- Biết bảo vệ quyền của mình trong mọi trường hợp, tình huống.
- Biết thực hiện tốt bổn phận của mình: làm theo sự chỉ dẫn của cha mẹ, thầy cô giáo, chăm học, chăm làm giúp đỡ cha mẹ việc nhà, tham gia các hoạt động của nhà trường,
4. Củng cố
- GV yêu cầu HS khái quát nội dung toàn bài. 
- HS làm bài tập d, đ trong SGK.
5. Dặn dò
- Học bài cũ, làm các bài tập còn lại.
- Xem trước bài 13, trả lời các câu hỏi trong SGK.
Tuần 22 Tiết 21 Ngày soạn: 28/01/2012
 Ngày dạy: 30/01-04/02/2012
Bài 13
CÔNG DÂN NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
- Công dân là người dân của nước đó, mang quốc tịch nước đó.
- Công dân Việt Nam là người mang quốc tịch Việt Nam.
2. Kĩ năng
- Phân biệt được công dân nước Việt Nam và công dân nước khác.
- Học tập, rèn luyện để trở thành người công dân có ích cho đất nước.
- Thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ công dân.
3. Thái độ
- Tự hào là công dân nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Mong muốn được góp phần xây dựng Nhà nước và xã hội.
II. THIẾT BỊ
- Hiến pháp 1992.
- Luật quốc tịch 1988 (điều 4).
- Luật bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
III.. TIẾN TRÌNH DẠY-HỌC
1. Oån định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Yù nghĩa của công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em ?
- Bổn phận của trẻ em ?
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài mới
 Chúng ta luôn tự hào: chúng ta là công dân nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vậy công dân là gì? Những người như thế nào được công nhận là công dân nước cộng hoà XHCN Việt Nam. Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cùng học bài hôm nay.
b. Nội dung bài mới	
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Cá nhân
GV: Theo em, bạn Alia nói đúng hay sai? Vì sao?
HS: Trả lời
Hoạt động 2: Nhóm/Cá nhân
GV đặt câu hỏi cho HS thảo luận nhóm: Những trường hợp nào trẻ em là công dân Việt Nam?
HS: Thảo luận
GV: Điều kiện để có quốc tịch Việt Nam:
- Mọi người dân sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam có quyền có quốc tịch Việt Nam.
- Đối với công dân người nước ngoài và người không có quốc tịch:
+ Từ 18 tuổi trở lên, biết tiếng việt, có ít nhất 5 năm cư trú tại Việt Nam, tự nguyện tuân theo pháp luật Việt Nam
+ Là người có công lao đóng góp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam
+ Là vợ, chồng, con, bố, mẹ (kể cả con nuôi, bố mẹ nuôi) của công dân Việt Nam
- Đối với trẻ em:
+ Trẻ em khi sinh ra có cả bố và mẹ là công dân Việt Nam.
+ Trẻ em khi sinh ra có bố là công dân Việt Nam, mẹ là người  ... øo?
HS: Trả lời cá nhân
GV: Em hãy kể một số gia đình có nếp sống văn hoá mà em biết ?
HS: Suy nghĩ trả lời
GV: Đa số các gia đình có lối sống lành mạnh, êm ấm, hạnh phúc. Nhưng còn một số gia đình cha mẹ có lối sống lành mạnh, hạnh phúc, nhưng con còn mắc phải các tệ nạn xã hội.
Hoạt động 2: Cả lớp 
GV: Nêu các tệ nạn xã hội mà em biết ?
HS: Trả lời 
GV: Do đâu mà có những tệ nạn này ? Tập trung ở độ tuổi nào nhiều nhất ?
HS: Do lười lao động, ham chơi, đua đòi, không nghe lời ông bà, cha mẹ, thầy cô. Thanh thiếu niên.
GV: Trước những sự việc trên, chính quyền địa phương đã có biện pháp gì để ngăn chặn ?
HS: Trả lời 
GV: Chính quyền địa phương đã có những biện pháp giáo dục, tạo công ăn việc làm và xử lý nghiêm minh.
Hoạt động 3: Cá nhân 
GV: Là HS em sẽ làm gì để góp phần vào việc xây dựng gia đình văn hoá?
HS: Trả lời
GV: Là HS cần nỗ lực học tập tu dưỡng đạo đức để có đủ phẩm chất và năng lực trở thành người công dân có ích cho gia đình và xã hội.
GV: Khi thấy các hành vi vi phạm pháp luật em sẽ làm gì ?
HS: Trả lời
GV: Mỗi chúng ta cần nêu cao tinh thần trách nhiệm phê phán, tố cáo các hành vi làm trái pháp luật xâm hại đến tài sản nhà nước và công dân.
1. Nếp sống văn hoá ở điạ phương 
- Đoàn kết, quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau trong mọi lĩnh vực.
- Cha mẹ mẫu mực.
- Con cháu chăm ngoan, học giỏi, lễ phép.
- Con cái đều được đi học, chăm sóc chu đáo.
- Gia đình chăm lo phát triển kinh tế.
- Sinh đẻ có kế hoạch.
- Vệ sinh đường làng ngõ xóm sạch đẹp.
- Giữ gìn trật tự an ninh.
2. Gia đình có nếp sống văn hoá
- Sinh ít con (một hoặc hai con)
- Mọi người trong gia đình sống lành mạnh, hạnh phúc, thương yêu nhau.
- Đoàn kết làng xóm.
- Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân.
3. Biểu hiện của các tệ nạn xã hội
 Cờ bạc, nghiện ngập, mại dâm, trộm cắp.
4. Việc làm của địa phương
- Giáo dục, nhắc nhở, phê bình.
- Phạt hành chính.
- Tạo công ăn, việc làm.
- Phạt đi cải tạo.
- Quan tâm, động viên, giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh trên.
5. Liên hệ thực tế
- Chăm chỉ học tập.
- Tích cực tham gia các hoạt động ở trường lớp và ngoài xã hội.
- Tu dưỡng đạo đức, nghe lời ông bà, cha mẹ, thầy cô dạy bảo.
- Đoàn kết với bạn bè và mọi người xung quanh.
- Yêu thương, giúp đỡ mọi người.
- Phát hiện thấy các hành vi vi phạm pháp luật phải phê phán, tố cáo lên những người có thẩm quyền để kịp thời ngăn chặn, giải quyết.
4. Củng cố
 GV hệ thống lại các kiến thức đã thực hành.
5. Dặn dò
- Nắm vững nội dung bài thực hành.
- Xem lại các bài đã học để tiết sau ôn tập.
Tuần 34 Tiết 34 Ngày soạn: 28/4/2012
 Ngày dạy: 02-05/5/2012
ÔN TẬP HỌC KÌ II
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
 Hệ thống hoá nội dung đã học và nắm chắc lại toàn bộ kiến thức đã học.
2. Kĩ năng
 Tích cực rèn luyện theo các chuẩn mực của các bài học đã được học, rèn phương pháp học GDCD.
3. Thái độ
 Tự đánh giá được quá trình học tập và rèn luyện, rút ra được ưu nhược điểm của bản thân so với yêu cầu giáo dục để khắc phục, phấn đấu và tự rèn luyện.
II. THIẾT BỊ
 Giáo án, SGK.
III. TIẾN TRÌNH DẠY-HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
 Các gia đình nơi em cư trú có nếp sống như thế nào?
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài mới
 Các em đã hoc các bài: Quyền và nghĩa vụ học tập; quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Hôm nay, các em sẽ ôn tập.
b. Nội dung bài học
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Cá nhân
GV: Hãy nêu ý nghĩa của việc học tập ?
HS: Trả lời
GV: Nội dung cơ bản của quyền và nghĩa vụ học tập ?
HS: Trả lời
GV: Vai trò của Nhà nước trong việc thực hiện công bằng xã hội về giáo dục ?
HS: Trả lời
Hoạt động 2: Cả lớp
GV: Pháp luật nước ta đã quy định như thế nào về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm ?
HS: Trả lời
GV: Em sẽ làm gì để thực hiện tốt quyền đó ? 
HS: Chúng ta phải biết tôn trọng tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của người khác. Phải biết tự bảo vệ quyền của mình; phê phán, tố cáo những việc làm sai trái với quy định của pháp luật.
Hoạt động 3: Cá nhân
GV: Hãy nêu nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở ?
HS: Trả lời
GV: Em sẽ làm gì để thực hiện tốt quyền bất khả xâm phạm về chổ ở của công dân ?
HS: Tôn trọng chỗ ở cuả người khác. Tự bảo vệ chỗ ở của mình. Phê phán, tố cáo người làm trái pháp luật xâm phạm đến chỗ ở của người khác.
1. Quyền và nghĩa vụ học tập
a. Ý nghĩa:
- Đối với bản thân: Giúp con người có kiến thức, có hiểu biết, được phát triển toàn diện, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.
- Đối với gia đình: Góp phần quan trọng trong việc xây dựng gia đình no ấm, hạnh phúc.
- Đối với xã hội: Giáo dục để đào tạo nên những con người lao động mới có đủ những phẩm chất và năng lực cần thiết, xây dựng đất nước giàu mạnh.
b. Nội dung: 
- Quyền:
+ Học không hạn chế.
+ Học bằng nhiều hình thức.
- Nghĩa vụ:
+ Bắt buộc phải hoàn thành giáo dục tiểu học.
c. Vai trò của nhà nước:
- Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục.
- Tạo điều kiện để ai cũng được học hành: Giúp đỡ người nghèo, con em dân tộc thiểu số, đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi, người tàn tật, khuyết tật,
2. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm
- Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Không ai được xâm phạm tới thân thể người khác. Việc bắt giữ người phải theo đúng quy định của pháp luật.
- Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm. Mọi người phải tôn trọng tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của người khác. Nếu vi phạm sẽ bị xử lí theo quy định của pháp luật.
3. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
 Công dân có quyền được các cơ quan nhà nước và mọi người tôn trọng chỗ ở, không ai được tự ý xâm phạm chỗ ở của người khác nếu không được người ấy đồng ý, trừ trường hợp pháp luật cho phép.
4. Củng cố
 GV hệ thống lại các kiến thức đã ôn tập.
5. Dặn dò
- Học và nắm chắc các kiến thức đã ôn tập
- Chuẩn bị kiểm tra học kì II.
Tuần 35 Tiết 35 Ngày soạn: 03/3/2012
 Ngày dạy: 05-17/3/2012
 KIỂM TRA HỌC KÌ II
 I. MỤC TIÊU BÀI KIỂM TRA
1. Kiến thức  
- Kiểm tra đánh giá kiến thức của học sinh.
- Nắm bắt được các kĩ năng trình bày của học sinh: giải thích, phân tích và khả năng vận dụng kiến thức qua kết quả bài làm.	
2. Kĩ năng 
 Rèn luyện cho HS kĩ năng trình bày, viết bài.
3. Thái độ
- Thái độ học tập của học sinh đối với bộ môn, thông qua các mức độ mà học sinh đạt được.
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA
- Hình thức: tự luận. 
III. THIẾT KẾ MA TRẬN
Tên chủ đề
 Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Quyền và nghĩa vụ học tập
Nêu được ý nghĩa của việc học tập
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
3 
 30
1 
 3 
 30
Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm
Biết được những quy định của pháp luật nước ta về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.
Rút ra được những việc làm để thực hiện tốt quyền đó 
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
3/5
3
 30
2/5
2
 20
1
5
 5
Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
Nêu được nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
2
 20
1
2
 20
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
2+1/2
 8
 80
1/2
2
20
3
10 100
 IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA
Câu 1 : Hãy nêu ý nghĩa của việc học tập ? (3 điểm)
Câu 2 : Pháp luật nước ta đã quy định như thế nào về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm ? Em sẽ làm gì để thực hiện tốt quyền đó ? (5 điểm)
Câu 3 : Hãy nêu nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở ? (2 điểm) 
V. HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1: (3 điểm)
- Đối với bản thân: Giúp con người có kiến thức, có hiểu biết, được phát triển toàn diện, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. (1 đ)
- Đối với gia đình: Góp phần quan trọng trong việc xây dựng gia đình no ấm, hạnh phúc. (1 đ)
- Đối với xã hội: Giáo dục để đào tạo nên những con người lao động mới có đủ những phẩm chất và năng lực cần thiết, xây dựng đất nước giàu mạnh. (1 đ)
Câu 2: (5 điểm) 
- Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Không ai được xâm phạm tới thân thể người khác. Việc bắt giữ người phải theo đúng quy định của pháp luật. (1,5 đ)
- Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm. Mọi người phải tôn trọng tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của người khác. Nếu vi phạm sẽ bị xử lí theo quy định của pháp luật. (1,5 đ)
- Em sẽ làm:
+ Chúng ta phải biết tôn trọng tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của người khác. (1 đ)
+ Phải biết tự bảo vệ quyền của mình; phê phán, tố cáo những việc làm sai trái với quy định của pháp luật. (1 đ)
Câu 3: (2 điểm)
 Công dân có quyền được các cơ quan nhà nước và mọi người tôn trọng chỗ ở, không ai được tự ý xâm phạm chỗ ở của người khác nếu không được người ấy đồng ý, trừ trường hợp pháp luật cho phép. (2 điểm)

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an GDCD 6 HKIIHay.doc