Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tuần 1 - Tiết: 1 - Bài 1: Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể (Tiết 10)

Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tuần 1 - Tiết: 1 - Bài 1: Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể (Tiết 10)

. Mục tiêu bài học. Sau khi học xong bài HS nắm:

 1. Về kiến thức:

 - Hiểu được thân thể, sức khoẻ là tài sản quý giá nhất của mỗi người, cần phải tự chăm sóc, rèn luyện để phát triển tốt.

 - Hiểu được ý nghĩa của tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.

 - Nêu được cách tự chăm sóc, rèn luyện thân thể của bản thân.

 2. Về kỹ năng:

 - Biết nhận xét đánh giá hành vi tự chăm sóc, rèn luyện thân thể của bản thân và của người khác.

 - Biết đưa ra cách xủ lý phù hợp trong tình huống để tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.

 - Biết tự đặt kế hoạch tự chăm sóc, rèn luyện thân thể và thực hiện theo kế hoạch đó.

 3. Về thái độ:

 Có ý thức tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.

 

doc 86 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1177Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tuần 1 - Tiết: 1 - Bài 1: Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể (Tiết 10)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD VÀ ĐT LONG MỸ.
TRƯỜNG THCS TT LONG MỸ.
GV; LƯ THANH HIỂN.
ĐT; 01666177044.
Ngày soạn: 01.8.2011.
Tuần: 1.
Tiết: 1.
	BÀI 1: TỰ CHĂM SÓC, RÈN LUYỆN THÂN THỂ.
A. Mục tiêu bài học. Sau khi học xong bài HS nắm:
 1. Về kiến thức: 
 - Hiểu được thân thể, sức khoẻ là tài sản quý giá nhất của mỗi người, cần phải tự chăm sóc, rèn luyện để phát triển tốt. 
 - Hiểu được ý nghĩa của tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.
 - Nêu được cách tự chăm sóc, rèn luyện thân thể của bản thân.
 2. Về kỹ năng:
 - Biết nhận xét đánh giá hành vi tự chăm sóc, rèn luyện thân thể của bản thân và của người khác.
 - Biết đưa ra cách xủ lý phù hợp trong tình huống để tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.
 - Biết tự đặt kế hoạch tự chăm sóc, rèn luyện thân thể và thực hiện theo kế hoạch đó. 
 3. Về thái độ:
 Có ý thức tự chăm sóc, rèn luyện thân thể..
 B. Phương pháp:
 Tích cực, nêu vấn đề, đàm thoại, liên hệ thực tế .
C. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
 1. Giáo viên chuẩn bị: bài giảng, các tranh ảnh có liên quan
 2. Học sinh: dụng cụ học tập, học bài cũ, xem trước nội dung bài mới,
D. Tiến trình lên lớp:
 I.. Ổn định lớp: ( 2' )
 - Chào lớp, nắm sĩ số ( vắng, lí do), kiểm tra vệ sinh..
 II. Kiểm tra bài cũ ( 5'): kiểm tra sự chuẩn bị của HS
 III. Bài mới.
 1. Giới thiệu bài:(2') Cha ông ta thường nói: " Có sức khoẻ là có tất cả, sức khoẻ quý hơn vàng...." Vậy sức khoẻ là gì? Vì sao phải tự chăm sóc, rèn luyện thân thể và thực hiện việc đó bằng cách nào? GV dẫn dắt vào bài mới.
 2. Triển khai bài:
TG
Hoạt động dạy và học chủ yếu
Nội dung kiến thức cơ bản
5’
7’
8’
7’
5’
* HĐ1: Giới thiệu bài GV cho HS tự kiểm tra vệ sinh cá nhân lẫn nhau.
GV. Gọi HS nhận xét về vệ sinh của bạn.
* HĐ2: Tìm hiểu nội dung truyện đọc.
. Mục tiêu: Hs đọc được truyện và trả lời được các câu hỏi gợi ý trong truyện đọc:
GV. Gọi Hs đọc truyện SGK.
GV. Điều kì diệu nào đã đến với Minh trong mùa hè vừa qua?.
GV. Vì sao Minh có được điều kì diệu ấy?
GV. Theo em sức khoẻ có cần cho mỗi người không? Vì sao?.
*HĐ3: THế nào là tự chăm sóc sức khỏe:
Thảo luận nhóm.
. Mục tiêu: Hs trả lời được các câu hỏi thảo luận:
GV chia HS thành 4 nhóm thảo luận theo ND: - Muốn có SK tốt chúng ta cần phải làm gì?.
HS thảo luận, đại diện nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung sau đó GV chốt lại.
GV. Thế nào là tự chăm sóc, rèn luyện thân thể?.
* HĐ4: Tìm hiểu vai trò của sức khoẻ.
. Mục tiêu: Hiểu được ý nghĩa của tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.
GV. Theo em sức khỏe cần như thế nào đối với học tập? Lao động? Vui chơi giải trí?.
. HS trả lời sức khỏe cần trong học tập, lao động, vui chơi giải trí.
GV. Giả sử được ước một trong 3 điều sau, em sẽ chọn điều uớc nào? Vì sao?.
- Giàu có nhưng sức khỏe yếu, ăn không ngon ngũ không yên. 
- Quyền sang chức trọng nhưng bệnh tật ốm yếu luôn.
- Cơ thể cường tráng, không bệnh tật, lao động hăng say, ăn ngon ngũ được..
* HĐ5: Rèn luyện sức khỏe:
. Mục tiêu:Nêu được cách tự chăm sóc, rèn luyện thân thể của bản thân.
GV: Cho Hs làm bài tập trắc nghiệm.
Qua bài tập để có sức khỏe tốt em phải làm gì?.
. Hs vận dụng trả lời;
* HĐ6: luyện tập.
. Mục tiêu: qua bài Hs làm được BT. 
- GV. Yêu càu HS làm BT a, SGK trang 5.
- Nêu tác hại của việc nghiện thuốc lá, uống rượu bia?. 
1. Thế nào là tự chăm sóc sức khỏe?.
Tự chăm sóc sức khỏe có nghĩa là biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, ăn uống điều độ, đủ chất dinh dưỡng thường xuyên tập thể dục, thể thao, tích cực phòng và chữa bệnh...
2. Ý nghĩa:
- Sức khoẻ là vốn quý của con người.
- Sức khoẻ tốt giúp chúng ta học tập tốt, lao động có năng suất, hiệu quả, có cuộc sống lạc quan, vui vẻ, yêu đời..
3. Cách rèn luyện sức khỏe:
(HS tự ghi).
	IV. Củng cố: (2'). HS trả lời các câu hỏi
	1. Thế nào là tự chăm sóc sức khỏe và rèn luyện thân thể.
2. Muốn có sức khoẻ tốt chúng ta cần làm, cần tránh những điều gì?
	V. Dặn dò: ( 2').
	- Sưu tầm câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về sức khỏe.
	- Làm các bài tập còn lại ở SGK/5- Xem trước bài 2 ‘ Siêng năng, kiên trì”.
Ngày soạn: 04.8.2011.
Tuần: 2.
Tiết: 2.
	BÀI 2: SIÊNG NĂNG - KIÊN TRÌ. ( Tiết 1 )
A. Mục tiêu bài học. Sau khi học xong bài HS nắm:
 1. Về kiến thức: 
 - Nêu được thế nào là siêng năng, kiên trì.
 - Hiểu được ý nghĩa của siêng năng, kiên trì.
 2. Về kỹ năng: 
 - Tự đánh giá được hành vi bản thân và của người khác về siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động..
 - Biết siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động và các hoạt động sống hàng ngày.
3. Về thái độ: 
 Quý trọng những người siêng năng, kiên trì không đồng tình với những biểu hiện của sự lười biếng hay nản lòng.
B. Phương pháp:
 Tích cực, nêu vấn đề, đàm thoại, tổ chức trò chơi sắm vai..
C. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
 1. Giáo viên chuẩn bị: bài giảng, các tranh ảnh có liên quan
 2. Học sinh: dụng cụ học tập, học bài cũ, xem trước nội dung bài mới,
D. Tiến trình lên lớp:
 I. Ổn định: ( 2' )
 - Chào lớp, nắm sĩ số ( vắng, lí do), kiểm tra vệ sinh.
 II. Kiểm tra bài cũ ( 5'): 
 1. Muốn có sức khoẻ tốt chúng ta cần phải làm gì?.
 2. Hãy kể một vài việc làm chứng tỏ em biết chăm sóc sức khoẻ cho bản thân?.
 III. Bài mới.
 1. Giới thiệu bài:(2') GV kể một câu chuyện và yêu cầu HS nói nội dung câu chuyện rồi dẫn dắt từ bài cũ sang bài mới.
 2. Triển khai bài:
TG
Hoạt động dạy và học chủ yếu
Nội dung kiến thức cơ bản
7’
20’
5’
* HĐ1:Tìm hiểu truyện đọc SGK và hình thành khái niệm..
. Mục tiêu: Hs trả lời được các câu hỏi gợi ý trong truyện đọc:
GV. Gọi Hs đọc truyện SGK và trả lời các câu hỏi
- Bác Hồ của chúng ta biết được bao nhiêu thứ tiếng nước ngoài?.
- Bác đã tự học như thế nào?.
- Bác đã gặp những khó khăn gì trong quá trình tự học?.
- Bác đã khắc phục những khó khăn đó như thế nào?.
HS lần lượt trả lời các câu hỏi GV bổ sung thêm Bác còn biết biết tiếng Đức, Ý , Nhật.khi đi đến nước nào thì Bác học tiếng nước đó.
* HĐ2: Tìm hiểu khái niệm siêng năng, kiên trì?.
. Mục tiêu: Hs trả lời được khái niệm.
GV: Em hãy kể tên những danh nhân mà nhờ có tính siêng năng, kiên trì đã thành công xuất sắc trong sự nghiệp.
HS: Nhà bác học Lê Quý Đôn, BS Tôn Thất Tùng, GS Lương Định Của, GS Ngô Bảo Châu..
GV: Trong lớp ta bạn nào có đức tính siêng năng trong học tập.
HS: liên hệ thực tế trả lời.
GV cho HS làm BT trắc nghiệm:
Người siêng năng:
- Là người yêu lao động.
- Miệt mài trong công việc.
- Là người chỉ mong hoàn thành nhiệm vụ.
- Làm việc thường xuyên đều đặn.
- Làm công việc tốt không cần khen thưởng.
- Làm theo ý thích, gian khổ không làm.
- Học bài quá nửa đêm.
HS trả lời sau đó GV chốt lại và gọi Hs khái niệm siêng năng, kiên trì.
 HĐ3: Luyện tập.
. Mục tiêu: qua bài Hs làm được BT.
GV. Hướng dẫn học sinh làm bài tập a trong SGK.và BT tình huống:
Chuẩn bị cho giờ Kt văn ngày mai, Tuấn đang ngồi ôn bài thì Nam và Hải đến rủ đi chơi điện tử. Nếu em là Tuấn em sẽ làm gì? 
1. Thế nào là siêng năng, kiên trì? 
- Siêng năng là đức tính của con người, biểu hiện ở sự cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc thường xuyên đều đặn.
- Kiên trì là sự quyết tâm làm đến cùng dù có gặp khó khăn gian khổ.
 IV. Củng cố: (2'). HS trả lời câu hỏi
 - Thế nào siêng năng? Cho ví dụ.
 - Thế nào là kiên trì?. Cho ví dụ.
 - Những việc làm trái với siêng năng, kiên trì.
 V. Dặn dò: ( 2').
 - Học bài, xem nôi dung còn lại của bài.	
 - Làm các bài tập b,c,d SGK/7.
Ngày soạn: 18. 9. 2011.
Tuần: 3.
Tiết: 3.
	 BÀI 2: SIÊNG NĂNG - KIÊN TRÌ ( Tiết 2 )
A. Mục tiêu bài học. Sau khi học xong bài HS nắm:
 1. Về kiến thức: 
 - Nêu được thế nào là siêng năng, kiên trì.
 - Hiểu được ý nghĩa của siêng năng, kiên trì.
 2. Về kỹ năng: 
 - Tự đánh giá được hành vi bản thân và của người khác về siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động..
 - Biết siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động và các hoạt động sống hàng ngày.
3. Về thái độ: 
 Quý trọng những người siêng năng, kiên trì không đồng tình với những biểu hiện của sự lười biếng hay nản lòng.
B. Phương pháp:
 Tích cực, nêu vấn đề, đàm thoại, tổ chức trò chơi sắm vai..
C. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
 1. Giáo viên chuẩn bị: bài giảng, các tranh ảnh có liên quan
 2. Học sinh: dụng cụ học tập, học bài cũ, xem trước nội dung bài mới,
D. Tiến trình lên lớp:
 I. Ổn định: ( 2' )
 - Chào lớp, nắm sĩ số ( vắng, lí do), kiểm tra vệ sinh.
 II. Kiểm tra bài cũ ( 5'): 
 1. Thế nào siêng năng? Cho ví dụ.
 2. Thế nào là kiên trì?. Cho ví dụ.
 III. Bài mới.
 1. Giới thiệu bài:(2') kể biểu hiện siêng năng, kiên trì của một bạn trong lớp.Gv dẫn dắt từ bài cũ sang bài mới.
 2. Triển khai bài:
TG
* Hoạt động dạy và học chủ yếu
* Nội dung kiến thức cơ bản
25’
7’
* HĐ1: Tìm biểu hiện của siêng năng, kiên trì.
. Mục tiêu: sau khi thảo luận Hs trả lời được ý nghĩa.
GV. Chia nhóm để Hs thảo luận theo 3 nội dung sau:
- Biểu hiện siêng năng, kiên trì trong học tập.
- Biểu hiện siêng năng, kiên trì trong lao động.
- Biểu hiện siêng năng, kiên trì trong các hoạt động xã hội khác.
HS: Thảo luận, nhóm trình bày các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
.GV chốt lại: con người muốn tồn tại phải siêng năng, kiên trì lao đông để làm ra của cải, xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc. Ngược lại nếu không chịu khó kiên trì trong lao động thì sẽ đói nghèo, không có mục đích gì, trở thành người ăn bám cho gia đình và xã hội, cược sống sẽ trở nên vô nghĩa. Vậy có thể nói siêng năng kiên trì giúp con người thành công trong công việc và trong cuộc sống.
Gv: Tìm những câu tục ngữ, cao dao nói về siêng năng, kiên trì.
GV: rút ra kết luận về ý nghĩa của siêng năng, kiên trì?
Gv: Nêu việc làm trái với siêng năng, kiên trì?.
HS: lười biếng,ỷ lại, hời hợt, cẩu tả, ngại khó, ngại khổ, mau chán nản.
GV hướng dẫn nêu phương hướng rèn luyện, phê phán những biểu hiện trái với siêng năng, kiên trì.
* HĐ2:Luyện tập
. Mục tiêu: qua bài Hs làm được BT:
Gv: HD học sinh làm bt a, b, c trong SGK.
2. Ý nghĩa: 
- Siêng năng, kiên trì giúp con người thành công trong công việc và trong cuộc sống.
 IV. Củng cố: (4'). HS trả lời các câu hỏi
 - Ý nghĩa siêng năng kiên trì? 
 - Qua bài học em cho biết cách rèn luyện siêng năng, kiên trì như thế nào?.
 V. Dặn dò: ( 2').
 - Về nhà học bài.
 - Làm các bài tập còn lại trong SGK.
 - Lập bảng tự đánh giá quá trình rèn luyện siêng năng, kiên trì ( nếu thấy siêng năng, kiên trì thí đánh dấu + và ngược lại.
 Đánh giá cả tuần với 3 nội dung: Về học tập, Công việc ở nhà, công việc ở trường.
 - Xem trước nội dung bài 3 " Tiết kiệm".	
Ngày soạn: 20. 9. 2011.
Tuần: 4.
Tiết: 4.
	BÀI 3: TIẾT KIỆM
A. Mục tiêu bài học. ... n: 25.4.2012.
Tuần: 37.
Tiết: 37.
KIỂM TRA HỌC KỲ II.
A. Mục tiêu bài học:
1. Về kiến thức
Giúp HS hệ thống lại các kiến thức đã học.
2. Về kỹ năng:
HS biết vận dụng kiến thức đã học làm bài.
3. Về thái độ:
HS tự giác, nghiêm túc trong quá trình làm bài.
B. Phương pháp:
 Tự luận.	
C. Chuẩn bị của GV và HS.
1. Giáo viên: Đề kiểm tra
2. Học sinh: Xem lại nội dung các bài đã học, dụng cụ học tập.
D. Tiến trình lên lớp:
 I.Ổn định: (2’) 
 Chào lớp, nắm sĩ số ( vắng, lí do), kiểm tra vệ sinh..
 II Phát đề cho HS:
Đề:
1. Vì sao học tập với mọi người là vô cùng quan trọng ?. Nêu các quyền và nghĩa vụ của công dân trong học tập. ( 2 đ ).
2. Nguyên nhân xảy ra tai nạn giao thông hiện nay ?. Những biển báo giao thông có hình tam giác, những biển báo giao thông có hình chữ nhật là loại biển báo gì. ( 2 đ ).
3. Trình bày nhóm quyền sống còn, nhóm quyền phát triển, ( 2đ ).
4. Nêu những quy định về đi đường đối với ngưới đi bộ?. Nhận xét việc thực hiện an toàn giao thông của học sinh trường ta.( 2 đ ).
5. Thế nào là quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở?. Em sẽ làm gì khi cha mẹ đi vắng có người đến gõ cửa và muốn vào nhà để ghi chỉ số điện. ( 2 đ ).
Sơ đồ ma trận:
Câu hỏi
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Câu 1 và 1/2 câu 5
. Vì sao học tập với mọi người là vô cùng quan trọng.
. Nêu các quyền và nghĩa vụ của công dân trong học tập. .Thế nào là quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
1/2 Câu 2 và câu 3, 1/2 câu 4
. Nguyên nhân xảy ra tai nạn giao thông hiện nay
Trình bày nhóm quyền sống còn, nhóm quyền phát triển, 
. Nêu những quy định về đi đường đối với ngưới đi bộ
1/2 câu 2, 1/2 câu 4, 1/2 câu 5.
. Những biển báo giao thông có hình tam giác, những biển báo giao thông có hình chữ nhật là loại biển báo gì. .
. Nhận xét việc thực hiện an toàn giao thông của học sinh trường ta.
. Em sẽ làm gì khi cha mẹ đi vắng có người đến gõ cửa và muốn vào nhà để ghi chỉ số điện..
	ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu 1: 
 - Chúng ta cần học tập: ( 1 đ )
 + Để có kiến thức, có hiểu biết, phát triển toàn diện, để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. 
 + Gia đình, nhà trường và xã hội tạo mọi điều kiện cho trẻ được học tập.
- Quyền và nghĩa vụ công dân trong học tập; ( 1 đ )
 * Quyền:	
 .+ Học không hạn chế.
 + Học bằng nhiều hình thức.
 * Nghĩa vụ:
 + Hoàn thành bậc giáo dục tiểu học..
 + Gia đình tạo điều kiện cho con em hoàn thành nghĩa vụ học tập.
Câu 2:
 - Nguyên nhân xảy ra tai nạn giao thông: ( 1 đ )
 + Do ý thức của người tham gia giao thông kém.
 + Dân cư tăng nhanh, phương tiện giao thông ngày càng nhiều.
 + Quản lý của Nhà nước về giao thông còn hạn chế.
 + Do đường xấu và hẹp
 - Những biển báo giao thông có hình tam giác: biển báo nguy hiểm những biển báo giao thông có hình chữ nhật biển chỉ dẫnì. ( 1 đ ).
Câu 3:
- Nhóm quyền sống còn: ( 1 đ ) Là những quyền được sống và đáp ứng nhu cầu để tồn tại như được chăm sóc, nuôi dưỡng, mức sống đầy đủ..
- Nhóm quyền phát triển: ( 1 đ ) Là những quyền được đáp ứng cho nhu cầu phát triển một cách toàn diện như được học tập, vui chơi giải trí,..
Câu 4:
Nêu những quy định về đi đường đối với ngưới đi bộ ( 1đ )
 - Đi trên hè phố, lề đường. Trường hợp không có hè phố, lề đường phài đi sát mép đường.
 - Nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ qua đường người đi bộ phải tuân thủ đúng.. Trường hợp không có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ qua đường nhìn bên trái, bên phải..
- Nhận xét việc thực hiện an toàn giao thông của học sinh trường : ( 1 đ ) HS tự nhận xét.
Câu 5
- Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở ( 1 đ ): là một trong những quyền cơ bàn của công dân được quy đinh trong hiến pháp của nhà nướ ta.
- Em sẽ làm gì khi cha mẹ đi vắng có người đến gõ cửa và muốn vào nhà để ghi chỉ số điện. ( 1 đ ). HS có nhiều cách trả lời nhưng cơ bản những ý sau:
 + Không cho người đó vào nhà.
 + Hẹn lần sau đến.
 + Em trong nhà đọc chỉ số điện cho người đó.
IV. Nhận xét tiết kiểm tra:
 Thu bài và nhận xét thái độ làm bài của HS trong lớp.
	HẾT CHƯƠNG TRÌNH.
Ngày soạn: 25.02.2011.
Tuần: 29.
Tiết: 29.
BÀI 16: QUYỀN ĐƯỢC PHÁP LUẬT BẢO HỘ VỀ TÍNH MẠNG, THÂN THỂ, SỨC KHỎE, DANH DỰ VÀ NHÂN PHẨM ( tiết 1 ).
	A. Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài HS:
	. Hiểu những quy định của pháp luật về quyền được pháp hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe danh dự, nhân phảm. Là tài sản quý nhất của con người cần phải gìn giữ, bảo vệ.
	. Biết tự bảo vệ mình khi có nguy cơ bị xâm hại thân thể, danh dự, nhân phẩm.
. Có thái độ quý trọng thân thể sức khỏe, danh dự của bản thân; đồng thời tôn trong sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của người khác..
	B. Chuẩn bị của GV và HS.
	1. Giáo viên: SGK, SGV, SBT GDCD 6. Tình huống, hiến pháp 1992, tranh ảnh có liên quan
	2. Học sinh: Xem trước nội dung bài học.
	C. Tiến trình lên lớp:
	I. Ổn định: (1'). Kiểm diện sỉ số, KT vệ sinh.
	II. Kiểm tra bài cũ: (5').
1. Một HS có ý kiến như sau: là HS chì có việc học còn các việc khác khỏi bận tâm, vướng lòng.Em có ý kiến gì trước ý kiến đó.
2. Vì sao việc học đối với chúng ta vô cùng quan trọng?. Kể các hình thức học tập em biết.
	III. Bài mới.
	1. Giới thiệu bài( 2 phút).GV cho HS xem tranh có liên quan bài học rồi dẫn dắt vào bài.
	2 Triển khai bài:
TG
Hoạt động dạy và học chủ yếu
Nội dung kiến thức cơ bản
8’
13’
10’
*HĐ1:Khai thác nội dung truyện đọc SGK.
GV: Gọi HS đọc truyện.
GV: Vì sao ông Hùng gây nên cái chết của ông Nở?.
- Hành vi ông Hùng có cố ý Không?
Việc ông Hùng bị khởi tố chứng tỏ điều gì.
- Theo em con người cái gì quý giá nhất?. tại sao.
HS lần lượt trả lời câu hỏi.
Tự rút ra kết luận.
GV: giới thiệu Điều 93 của bộ luật hình sự.
* HĐ2:Tìm hiểu về quyền được pháp luật bảo hộ về thân thể, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm.
Gv: đưa ra tình huống : Nam và sơn ngồi cạnh nhau, một hôm Sơn bị mất cây viết mới mua, Sơn đổ tội cho Nam ăn cắp, hai bên cài nhau, tức quá Nam đánh Sơn chảy máu mũi, các bạn kịp thời ngăn lại.
 GV: hỏi
- Nhận xét cách ứng xử của 2 bạn.
- Nếu là 1 trong 2 bạn em xử sự như thế nào.
Là bạn cùng lớp em sẽ nghĩ gì?.
HS: thảo luận nhóm và cử đại diện trình bày.
GV cho các nhóm khác nhận xét và bổ sung. Sau cùng GV kết luận chung.( mở rộng nếu việc trầm trọng sử lý theo pháp luật). 
* HĐ3: HS tự nghiên cứu nội dung bài học để nắm được trong tâm của bài.
HS đọc phần a SGK.
GV: em hiểu bảo hộ là gì?
HS: là che chỡ, bảo vệ.
GV: Hãy nêu 1 ví dụ về việc vi phạm về bảo hộ tính mạng, thân thể, danh dự, nhân phẩm của con người mà em biết.
HS tự tim ví dụ và kể.
GV thái độ của em ra sao trước sự việc đó.
HS nào kể học sinh đó trả lời và gọi HS khác nhận xét.
1. Truyện đọc:
 Ông Hùng đã phạm tội xâm hại đến tính mạng của người khác.
2. Nội dung bài học:
 a. Đối với con người thì thân thể tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm là quý giá nhất.
 Mọi việc làm xâm phạm đến thân thể tính mạng của người khác đều là phạm tội và điều bị xử lý nghiêm khắc.
- Sơn sai: chưa có chứng cứ khẳng định Nam ăn cắp, như vậy xâm hại đến danh dự nhân phẩm của bạn.
- Nam sai : Không khéo léo giải quyết công việc như vậy xâm hại đến thân thể, sức khỏe của Sơn.
	IV. Củng cố, Dặn dò: ( 6')
	Yêu cầu HS khái quát nội dung toàn bài.
	- Học bài, làm bài tập SGK.
	- Xem trước phần còn lại và học bài.
Ngày soạn: 25.02.2011.
Tuần: 30.
Tiết: 30.
BÀI 16: QUYỀN ĐƯỢC PHÁP LUẬT BẢO HỘ VỀ TÍNH MẠNG, THÂN THỂ, SỨC KHỎE, DANH DỰ VÀ NHÂN PHẨM ( tiết 2 ).
	A. Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài HS:
	. Hiểu những quy định của pháp luật về quyền được pháp hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe danh dự, nhân phảm. Là tài sản quý nhất của con người cần phải gìn giữ, bảo vệ.
	. Biết tự bảo vệ mình khi có nguy cơ bị xâm hại thân thể, danh dự, nhân phẩm.
. Có thái độ quý trọng thân thể sức khỏe, danh dự của bản thân; đồng thời tôn trong sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của người khác..
	B. Chuẩn bị của GV và HS.
	1. Giáo viên: SGK, SGV, SBT GDCD 6. Tình huống, hiến pháp 1992, tranh ảnh có liên quan
	2. Học sinh: Xem trước nội dung bài học.
	C. Tiến trình lên lớp:
	I. Ổn định: (1'). Kiểm diện sỉ số, KT vệ sinh.
	II. Kiểm tra bài cũ: (5').
1. Một HS có ý kiến như sau: là HS chì có việc học còn các việc khác khỏi bận tâm, vướng lòng.Em có ý kiến gì trước ý kiến đó.
2. Vì sao việc học đối với chúng ta vô cùng quan trọng?. Kể các hình thức học tập em biết.
	III. Bài mới.
	1. Giới thiệu bài( 2 phút).GV cho HS xem tranh có liên quan bài học rồi dẫn dắt vào bài.
	2 Triển khai bài:
TG
Hoạt động dạy và học chủ yếu
Nội dung kiến thức cơ bản
10’
8’
13’
*HĐ1:Hình thành trách nhiệm ý thức của bản thân và kỹ năng nhận xét ứng xử.
GV: vận dụng tình huống bài tập b trong SGK.
HS đọc.
GV nêu các câu hỏi:
- Trong tình huống trên ai vi phạm pháp luật?. Vi phạm điều gì?.
- Theo em Hải có cách ứng xử nào?.
HS thảo luận nhóm và đưa ra giải quyết theo nhiều cách.
GV liết kê các ứng xử mà HS lựa chon lên bảng..
HS đọc các cách ứng xử trên bảng một lần.
GV theo em trong những cách giải quyết đó cách nào đúng nhất. Vì sao.
HS trả lời.
GV từ đó chúng ta có trách nhiệm gì đối với quyến được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể sức khỏe, danh dự và nhân phẩm?.
* HĐ2:Làm bài tập vận dụng kiến thức vào cuộc sống, rèn kỹ năng lập luận.
HS đọc bài tập c trong SGK và trả lời.
GV Vì sao em chọn cách ứng xử đó. 
GV cho Hs đọc và làm bài tập d trong SGK.
HS thi phản ứng trả lời câu hỏi nhanh.
* HĐ3: Tổ chứ trò chơi.
GV Cho các nhóm thi, tìm ra nhóm nắm bài tốt nhất và lập luận tốt nhất.
HS các nhóm phân công sắm vai trong tình huống mà các em đã chuẩn bị sẵn ở nhà.
 Tình hư61ng của các nhóm bí mật thi tài nhau.
Một nhóm lên diễn các nhóm khác đóng làm tổ luật sư trong cơ quan tư vấn pháp luật, khi kết thúc nhóm có tình huống đóng những công dân đến cơ quan tư vấn đặt ra cáng nhiều cáng tốt.
GV tổ chức trò chơi sao cho nhóm nào cũng được làm công dân đến nhờ tư vấn. 
b. Trách nhiệm:
 - Chúng ta phải biết tôn trọng tính mạng, thân thể sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác.
- Phải biết bảo vệ quyến của mình.
- Phê phán tố cáo những việc làm sai trái với quy định của pháp luật.
c. bài tập:
 c. Cách ứng xử đúng: Hà tỏ thái độ phản đối nhóm con trai và báo với cha mẹ, thầy cô giáo biết.
 d. Đúng: 3 ý đầu.
 Sai: 3 ý sau.
	IV. Củng cố, Dặn dò: ( 6')
	Yêu cầu HS khái quát nội dung toàn bài.
	- Học bài, làm bài tập SGK.
	- Xem trước bài quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở và học bài

Tài liệu đính kèm:

  • docgdcd 6(7).doc