Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tuần 1 - Bài 1: Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể (Tiết 2)

Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tuần 1 - Bài 1: Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể (Tiết 2)

1/ Kiến thức

 - Hiểu được thân thể, sức khỏe là tài sản quý nhất của mỗi người, cần phải tự chăm sóc, rèn luyện để phát triển tốt.

 - Ý nghĩa của việc tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.

 - Nêu được cách tự chăm sóc, rèn luyện thân thể của bản thân.

 2/ Kĩ năng

 - Biết nhận xét, đánh giá hành vi tự chăm sóc, rèn luyện thân thể của bản thân và của người khác.

 

doc 125 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1649Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tuần 1 - Bài 1: Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể (Tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Ngày soạn:16/08/2014
BÀI 1.TỰ CHĂM SÓC, RÈN LUYỆN THÂN THỂ
I. Mục tiêu bài học. 
 1/ Kiến thức
 - Hiểu được thân thể, sức khỏe là tài sản quý nhất của mỗi người, cần phải tự chăm sóc, rèn luyện để phát triển tốt.
 - Ý nghĩa của việc tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.
 - Nêu được cách tự chăm sóc, rèn luyện thân thể của bản thân.
 2/ Kĩ năng
 - Biết nhận xét, đánh giá hành vi tự chăm sóc, rèn luyện thân thể của bản thân và của người khác.
 - Biết đưa ra cách xử lí phù hợp trong các tình huống để tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.
 - Biết đề ra kế hoạch tự chăm sóc, rèn luyện thân thể bản thân và thực hiện theo kế hoạch đó.
 3/ Thái độ
 Có ý thức tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.
 II. Phương tiện dạy học
 - SGK, SGV GDCD 6, tình huống, tranh ảnh có liên quan
 III. Hoạt động dạy học
 1/ Ổn định lớp. (1p)
 Gv kiểm tra sỉ số lớp
 2/ Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sách, vở, dụng cụ học tập của HS (2p)
 3/ Dạy bài mới.
 *Giới thiệu bài.(1p)
 Trong lời dạy của Bác có câu “ Mỗi một người dân yếu ớt tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khỏe tức cả nước mạnh khỏe”. Muốn xây dựng nước nhà hay làm việc gì đi chăng nữa thì cần phải có sức khỏe thì mới thành công được. Như vậy sức khỏe có cần thiết đối với mỗi người như thế nào? Mỗi người phải tự chăm sóc, rèn luyện thân thể ra sao?
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
*Hoạt động 1. Tìm hiểu truyện đọc “Mùa hè kỳ diệu”(15p)
 + Kĩ năng: Rèn cho Hs kĩ năng trình bày suy nghĩ; kĩ năng lập kế hoạch rèn luyện sức khỏe.
-Cách tiến hành: 
 Gv gọi Hs đọc truyện đọc và nêu câu hỏi:
(?) Điều kỳ diệu nào đã đến với Minh trong mùa hè vừa qua? 
(?) Vì sao Minh có được điều kì diệu đó?
(?)Tìm một số chi tiết thể hiện sự kiên trì luyện tập của Minh? 
Gv: Minh có kế hoạch rèn luyện thân thể.
*Hoạt động 2. Tìm hiểu biện pháp giữ gìn sức khỏe (10p)
 + Kĩ năng: Rèn cho Hs biết đề ra kế hoạch chăm sóc, rèn luyện thân thể và thực hiện theo kế hoạch đó. 
-Cách tiến hành:
(?) Để có sức khỏe tốt , chúng ta cần phải làm gì?
 Gv giáo dục Hs:
 - Ăn uống điều độ (Ăn sáng giúp trẻ suy nghĩ nhanh, tăng mức độ và thời gian tập trung vào giờ học, để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng; trẻ nên uống thêm sữa giúp mắt sáng, tăng trưởng chiều cao.
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân
- Bảo vệ mắt :Không nên ngồi quá gần xem tivi , không đọc sách ở những nơi thiếu ánh sáng, không chơi games trong thời gian dài.
- Không hút thuốc lá (trong 
thuốc lá có trên 4000 chất độc trong đó có 43 chất gây ung thư)→gây hại phổi, ung thư phổi, tim mạch.
- Không sử dụng các chất kích thích
Gv giáo dục môi trường: Môi trường trong lành giúp ích cho sức khỏe con người. Chúng ta cần làm trong sạch môi trường sống ở gia đình, trường học, khu dân cư. Không vứt rác bừa bãi, thường xuyên quét dọn. 
Gv cho Hs ghi bài.
*Hoạt động 3. Thảo luận nhóm (10p)
- Kĩ năng: Rèn cho HS kĩ năng biết đưa ra cách ứng xử phù hợp trong các tình huống, kĩ năng đánh giá về việc chăm sóc, rèn luyện thân thể. 
-Cách tiến hành:
 Gv nêu tình huống : Tan học về gặp phải trời mưa nhưng Lan không mặc áo mưa về nhà, người Lan ướt sẫm, tối đến Lan đã bị sốt và đã không đến trường được vào ngày hôm sau.
 (?) Em có nhận xét gì về việc làm của Lan? Nếu em là Lan, em sẽ làm thế nào? Vì sao?
Gv chốt lại: Phải biết tự chăm sóc sức khỏe, có sức khỏe mới có thể học tập tốt.
 Gv mở rộng trong lao động: có sức khỏe→lao động→tạo ra của cải vật chất đáp ứng cuộc sống.
 (?) Sức khỏe có cần thiết cho mỗi người không? Vì sao?
Gv kết luận
(?) Nêu một số hoạt động của trường, địa phương em để cổ động phong trào chăm sóc sức khỏe, rèn luyện thân thể?
Gv nhận xét, liên hệ thực tế. Cho HS quan sát tranh Bác Hồ chơi thể thqo cùng các đồng chí
 Hs: Đọc truyện
 Hs: Trả lời
 Hs:Trả lời
- Gia đình tạo điều kiện
- Sự hướng dẫn luyện tập của thầy Quân và huấn luyện viên bể bơi.
- Sự kiên trì luyện tập của Minh.
Hs:Trả lời
 - Từ nhà tới bể bơi xa nhưng Minh không bỏ một buổi tập nào .
 - Buổi tập đầu tiên nước vào cả mũi , tai, toàn thân ê ẩm, mỏi nhừ Minh không sợ cố luyện tập. 
Hs:Trả lời
- Ăn uống điều độ, đủ dinh dưỡng
- Ngủ đúng giờ giấc, không thức khuya 
- Tích cực phòng bệnh ( thường xuyên đi khám sức khỏe định kì).
- Tập thể dục, chơi thể thao.
Hs nghe
HS nghe
Hs ghi bài
Hs nghe
Hs thảo luận nhóm 3p
Hs trình bày, bổ sung ý kiến
 + Lan không biết tự chăm sóc sức khỏe.
 + Nếu là Lan: mặc áo mưa hoặc để trời tạnh mưa mới về.
 + Lan đã bị bệnh không đi học được → ảnh hưởng đến sức khỏe, ảnh hưởng đến kết quả học tập.
Hs nghe
HS: Cần thiết. Vì có sức khỏe con người mới lao động và học tập tốt.
HS ghi
Hs tự liên hệ thực tế
 + Tiêm vacxin cho trẻ
 + Đưa trẻ đi uống vitamin A
 + Các cụ già tập dưỡng sinh
 1. Tìm hiểu truyện đọc
2. Nội dung bài học
 a) Thế nào là tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.
 Sức khỏe là vốn quý con người. Mỗi người phải biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, ăn uống điều độ, hằng ngày luyện tập thể dục, thể thao.
 b) Ý nghĩa của sức khỏe :
 Sức khỏe giúp chúng ta học tập, lao động có hiệu quả và sống lạc quan vui vẻ.
4/ Củng cố. (5p)
 (?) Vì sao nói sức khỏe là vốn quý của con người?
 (?) Để có sức khỏe tốt chúng ta cần phải làm gì?
 GV hướng dẫn HS làm bài tập a (SGK)
 Hs làm bài tập. Gv chốt lại
5/ Dặn dò. (1p)
 -Học bài cũ.
 -Làm bài tập (Sgk).
 -Nghiên cứu trước bài 2 “Siêng năng, kiên trì”
 +Tìm hiểu truyện đọc
 +Trả lời câu hỏi gợi ý
 +Sưu tầm tục ngữ, ca dao nói về siêng năng, kiên trì.
Tuần 2.
Ngày soạn: 22/8/2014
BÀI 2. SIÊNG NĂNG, KIÊN TRÌ (Tiết 1)
I. Mục tiêu bài học.
 1/ Kiến thức.Giúp Hs:
 - Nêu được thế nào là siêng năng kiên trì.
 - Hiểu được ý nghĩa của siêng năng, kiên trì.
 2/ Thái độ.
 Quý trọng những người siêng năng, kiên trì, không đồng tình với những biểu hiện của sự lười biến, hay nản lòng.
 3/ Kỹ năng.
 - Tự đánh giá được hành vi của bản thân và của người khác về siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động
- Biết siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động và các hoạt động sống hàng ngày
II. Phương tiện dạy học.
 - SGK, SGV GDCD 6
 - Tranh Nguyễn Ngọc Ký, tranh bác sĩ nông học Lương Định Của.
III. Các hoạt động dạy học.
 1/ Ổn định lớp. (1p)
 - Kiểm tra sỉ số lớp.
 - Ghi nhận Hs vắng nếu có.
 2/ Kiểm tra bài cũ.(5p)
 (?) Sức khỏe có cần thiết với mỗi người không ? Vì sao?
 (?) Hãy kể một số việc làm chứng tỏ em biết tự chăm sóc sức khỏe bản thân?
 Hs: Lần lượt trả lời.
 Gv: Nhận xét,ghi điểm.
 3/ Dạy bài mới.
 *Giới thiệu bài.(1p)
 Gv nêu tình huống: Trang được sinh ra trong một gia đình nghèo khó, cha đã hy sinh nơi chiến trường. Trang chỉ còn lại mẹ già sớm hôm ròng rã mua bán. Trang là đứa con rất ngoan, mọi công việc trong gia đình đều do một tay Trang quán xuyến. Tuy gia đình gặp nhiều khó khăn nhưng Trang rất chịu khó học tập năm nào cũng đạt hs giỏi.
 (?) Tình hống trên nói lên được đức tính gì của Trang? 
 Hs: Trả lời
 Gv dẫn dắt Hs vào bài
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
Nội dung
*Hoạt động1. Tìm hiểu truyện đọc “Bác Hồ tự học ngoại ngữ” (12p)
 - Kĩ năng: Rèn cho Hs kĩ năng trình bày suy nghĩ.
 - Cách tiến hành:
 Gv: - Gọi 1 hs đọc truyện.
 -Yêu cầu hs trả lời các câu hỏi phần gợi ý a, b SGK
(?) Qua truyện trên em thấy Bác Hồ đã tự học tiếng nước ngoài như thế nào?
(?) Trong quá trình tự học, Bác đã gặp những khó khăn gì? Bác đã vượt qua những khó khăn đó như thế nào?
* Hoạt động 2: Tìm hiểu thế nào là siêng năng, kiên trì (10p)
(?) Thế nào là siêng năng, kiên trì?
Gv kết luận
Gv giới thiệu tranh Nguyễn Ngọc Ký, tranh bác sĩ nông học Lương Định Của.
? Em học tập ở họ điều gì?
→ “Sự thành công ở trên đời là do tay những người năng dậy sớm” (Đờ Lớt).
* Hoạt động 3: Tìm hiểu ý nghĩa của siêng năng, kiên trì. (10p)
 - Kĩ năng: biết làm những việc thể hiện siêng năng, kiên trì
- Cách tiến hành:
(?) Hãy kể một số việc làm thể hiện tính siêng năng, kiên trì của bản thân?
Gv: Bất cứ ở đâu, lúc nào chúng ta cũng cần thể hiện đức tính siêng năng, kiên trì.
(?) Siêng năng, kiên trì có ý nghĩa như thế nào?
GV kết luận
Hs: Đọc truyện.
 Hs:- Lúc làm phụ bếp trên tàu Đô Đốc La tút sơ Tơ rê vin.
 - Thời gian làm việc ở Luân Đôn.
 - Lúc tuổi đã cao.
Hs: Trả lời:
 - Ít được học ở trường lớp.
 -Thời gian học rất ít
 - Vừa làm, vừa học, thức khuya để học
Hs: Trả lời theo SGK
Hs ghi bài
HS xem tranh
HS: có đức tính siêng năng , kiên trì, vượt khó để thành công, giúp ích cho đát nước.
Hs tự liên hệ bản thân:
 - Dậy sớm học bài, tập thể dục
 - Cố gắng làm bài tập và soạn bài đầy đủ
 - Giúp mẹ dọn dẹp nhà cửa, đưa em đi học
 - Tưới cây, làm cỏ
HS trả lời theo SGK
HS ghi bài
I.Truyện đọc:“Bác Hồ tự học ngoại ngữ”
II.Nội dung bài học.
 1/Khái niệm.
 - Siêng năng là đức tính của con người biểu hiện ở sự cần cù, tự giác, miệt mài làm việc thường xuyên, đều đặn.
 - Kiên trì là sự quyết tâm làm đến cùng dù có gặp khó khăn, gian khổ.
2/Ý nghĩa.
 Siêng năng, kiên trì giúp chúng ta thành công trong công việc, trong cuộc sống.
4. Củng cố: (5p)
 (?) Thế bào là siêng năng, kiên trì? Nêu một số việc làm thể hiện tính siêng năng, kiên trì của bản thân em?
 (?) Vì sao mỗi người cần phải có đức tính siêng năng, kiên trì?
5. .Dặn dò.(1p)
 - Học bài cũ.
 - Làm bài tập trong SGK
 - Sưu tầm tấm gương vượt khó trong học tập.
 - Sưu tầm ca dao tục ngữ thế hiện siêng năng, kiên trì.
Tuần 3.
Ngày soạn: 28/8/2014
BÀI 2. SIÊNG NĂNG, KIÊN TRÌ (Tiết 2)
.. % ..
I. Mục tiêu bài học.
 1/ Kiến thức. Giúp Hs:
 - Nêu được thế nào là siêng năng kiên trì.
 - Hiểu được ý nghĩa của siêng năng, kiên trì.
 2/ Thái độ.
 Quý trọng những người siêng năng, kiên trì, không đòng tình với những biểu hiện của sự lười biến, hay nản lòng.
 3/ Kỹ năng.
 - Tự đánh giá được hành vi của bản thân và của người khác về siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động
- Biết siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động và các hoạt động sống hàng ngày
II. Phương tiện dạy học.
 - SGK, SGV GDCD 6
 - Bảng phụ bài tập, ca dao, tục ngữ
III. Các hoạt động dạy học.
 1/ Ổn định lớp. (1p)
 - Kiểm tra sỉ số lớp.
 - Ghi nhận Hs vắng nếu có.
 2/ Kiểm tra bài cũ.(5p)
 (?) Thế nào là siêng năng, kiên trì?
 (?) Nêu một số việc làm thể hiện tính siêng năng, kiên trì?
 Hs: Lần lượt trả lời.
 Gv: Nhận xét,ghi điểm.
 3/ Dạy bài mới.
 *Giới thiệu bài.(1p)
 Dân gian có câu: “Phải cần mẫn như con ong kéo mật, phải cần mẫn như con nhện chăng tơ”. Đó là biểu hiện của đức tính siêng năng, kiên trì.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
* Hoạt động 1: .Liên hệ bản thân (10p)
 - Kĩ năng: Rèn cho Hs kĩ năng tư duy, đánh g ... dân tộc và là niềm tự hào của người dân vùng sông nước.
 Có về Cù Lao Dung mới hiểu được phần nào tấm lòng nhân dân đối với Bác Hồ. Tình cảm của người dân nơi đây vẫn trào dâng nhớ Bác khôn nguôi. Ở đây, chúng tôi được nghe rất nhiều câu chuyện cảm động của các đồng chí lão thành cách mạng về những ngày tháng xây dựng, gìn giữ ngôi Ðền thờ Bác. Bác Lâm Văn Quận, 84 tuổi, ngụ ấp Trương Công Nhựt, xúc động kể lại: Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, nơi đây không chỉ là căn cứ địa cách mạng mà còn là vùng "đất thép" giàu truyền thống cách mạng của quân và dân Sóc Trăng. 
 Giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước bước vào giai đoạn quyết liệt thì nhận được tin Bác mất, lúc ấy ai cũng chết lặng người, ôm nhau khóc ròng. Kể đến đây, đôi mắt bác Quận đỏ hoe, bác kể tiếp: Ngay sau đó, hàng nghìn bà con tổ chức lễ truy điệu trọng thể Bác Hồ. Trong nỗi niềm thương tiếc Bác, đồng bào kiến nghị Huyện ủy cho lập Ðền thờ Bác Hồ. Ðể chuẩn bị xây dựng, Huyện ủy tổ chức họp mở rộng bàn kế hoạch đối phó với địch trong tình hình mới và việc xây dựng Ðền thờ Bác. Ðể chuẩn bị xây dựng, một cuộc vận động lớn, gần như công khai, ở cả các vùng địch chiếm, đã được nhân dân tự nguyện đóng góp thực hiện.
 Ngày 3/2/1970, Ðền thờ Bác Hồ được Huyện ủy Cù Lao Dung, Ðảng bộ và nhân dân xã An Thạnh Ðông khởi công xây dựng, bất chấp sự càn quét, đánh phá của kẻ thù. Công việc phải làm vào ban đêm, hàng trăm du kích cùng nhân dân địa phương ngày đêm san lấp hố bom, vừa bảo đảm vận chuyển nguyên vật liệu vào khu vực xây đền, vừa phải trực chiến chống càn, bảo vệ nhân dân và khu vực xây đền. Nhiều đêm bị máy bay, pháo địch bắn phá dữ dội, quân dân Cù Lao Dung - Sóc Trăng bất chấp hiểm nguy, đồng chí, đồng bào đã hoàn thành việc xây dựng Ðền thờ Bác Hồ chỉ sau hơn ba tháng và khánh thành vào đúng Ngày sinh của Bác ngày 19/5/1970. 
 Tham gia xây dựng Ðền thờ Bác ngày ấy có các bác Nguyễn Thanh Nhã, Trần Minh Mẫn, Nguyễn Huy Hoàng, Phùng Văn Lợi, Trần Văn Hận, Phạm Ngọc Nâu, Huỳnh Hữu Lộc, Lý Văn Trông, Hồng Văn Hiệp... Lúc ấy, do hoàn cảnh chiến tranh ác liệt, ngôi đền chủ yếu được làm bằng vật liệu sẵn có tại địa phương, thiết kế kiểu đền miếu dân gian Nam Bộ. Việc xây dựng Ðền thờ Bác đã khó, nhưng công tác bảo vệ, gìn giữ ngôi đền lúc đó còn khó hơn nhiều. Bởi địch đóng quân cách Ðền thờ Bác không xa, chúng luôn tìm cách ngăn cản, đánh phá, đàn áp những người xây dựng, bảo vệ đền. 
 Bác Huỳnh văn Mậu, 80 tuổi, ở ấp Nguyễn Công Minh, bùi ngùi nhớ lại: Khi thấy Ðền thờ Bác Hồ được xây uy nghi giữa cù lao sông nước, bọn địch rất tức tối và đã mở nhiều đợt càn quét đốt phá. Nhưng nhân dân Cù Lao Dung cùng cán bộ, chiến sĩ đã anh dũng chiến đấu, quyết tử giữ đền, loại khỏi vòng chiến hàng trăm tên địch. Hơn nữa, phần vì nể trọng Bác Hồ, phần do ý chí "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh" và tài khéo léo thuyết phục của bà con, bọn địch đành rút lui không dám phá đền. Vì thế, ngôi đền được bảo toàn nguyên vẹn cho đến ngày miền nam hoàn toàn giải phóng. 
 Ðất nước thống nhất, Sóc Trăng tập trung sức người, sức của để xây dựng vùng đất Cù Lao Dung anh hùng ngày một tươi đẹp hơn. Năm kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, tỉnh Sóc Trăng tiến hành lễ khởi công xây dựng công trình "Tu bổ, tôn tạo Khu di tích lịch sử Ðền thờ Bác Hồ". Ngôi đền được phục chế theo nguyên trạng và cảnh quan chung quanh với nhiều hạng mục chính như cổng chào, khu di tích, khu lễ hội, khu dịch vụ-công viên, Ban quản lý di tích, nhà trưng bày thân thế, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà khách, nhà trưng bày hiện vật... 
 Không chỉ vào dịp kỷ niệm Ngày sinh của Bác, mà cả những ngày lễ hội, Tết cổ truyền dân tộc, nơi đây trở thành địa điểm hội tụ truyền thống văn hóa tốt đẹp, nơi giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ đồng bào, chiến sĩ tỉnh Sóc Trăng.
 Qua những tư liệu nêu trên các em hãy tự hào về truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm của quê hương Cù Lao mình. Từ đó chúng ta hạy cố gắng học tập để đền đáp công ơn ấy.
Tuần 34 
Ngày soạn:9/4/2014
ÔN TẬP HỌC KỲ II
I. Mục tiêu bài học.
 1/ Kiến thức.
 -Biết tính chất nguy hiểm và nguyên nhân phổ biến của các vụ tai nạn giao thông, tầm quan trọng của trật tự an toàn giao thông và những quy định cần thiết về trật tự an toàn giao thông.
 -Ý nghĩa của việc học tập, hiểu nội dung quyền và nghĩa vụ học tập của công dân. Thấy được sự quan tâm của nhà nước và xã hội đối với quyền lợi học tập của công dân và trách nhiệm của bản thân trong học tập.
 -Những quy định của pháp luật về quyền được pháp luật bảo hộ tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm.
 -Những nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân được quy định trong Hiến pháp của Nhà nước ta.
2/ Thái độ.
 - Tôn trọng những quy định về trật tự an toàn giao thông; đồng tình, ủng hộ các hành vi thực hiện đúng và phê phán những hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông.
 - Tự giác và mong muốn thực hiện tốt quyền học tập và yêu thích việc học.
 - Có thái độ quý trọng tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự nhân phẩm của bản thân; đồng thời tôn trọng tính mạng, sức khỏe danh dự nhân phẩm của người khác.
 - Có ý thức tôn trọng chỗ ở của người khác; có ý thức cảnh giác trong việc giữ gìn và bảo vệ chỗ ở của mình cũng như của người khác.
3/ Kĩ năng.
 - Nhận biết được một số dấu hiệu chỉ dẫn giao thông thông dụng và biết xử lí một số tình huống khi đi đường;Biết đánh giá hành vi của người khác về thực hiện trật tự an toàn giao thông; thực hiện nghiêm chỉnh trật tự an toàn giao thông và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.
 - Phân biệt được những biểu hiện đúng hoặc không đúng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập; thực hiện đúng những quy định nhiệm vụ học tập của bản thân; siêng năng cố gắng cải tiến phương pháp học tập để đạt kết quả tốt. Biết bảo vệ mình khi có nguy cơ bị xâm hại thân thể, danh dự nhân phẩm; không xâm hại người khác.
 - Biết phân biệt đâu là hành vi vi phạm pháp luật về chỗ ở của công dân; biết bảo vệ chỗ ở của mình và không xâm phạm tới chỗ ở của người khác; biết phê phán, tố cáo những ai làm trái pháp luật, xâm phạm đến chỗ ở của người khác.
II.Phương tiện dạy học.
 -Gv:Sgk, bảng phụ.
 -Hs: Vở ghi, Sgk.
III. Tiến hành ôn tập.
 1/ Ổn định lớp: 1 phút)
 2. Bài mới: (42 phút)
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
Nội dung
*Thảo luận nhóm.
 - Mục tiêu: Giúp Hs nắm vững tất cả các kiến thức đã học từ bài 12,13, 14,15,16,17.
 + Kĩ năng: Rèn cho Hs kĩ năng hợp tác, trình bày
 - Cách tiến hành:
Gv chia nhóm, giao nhiệm vụ cho từng nhóm.
Nhóm 1.
(1) Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em ra đời vào thời gian nào? VIệt Nam là nước thứ mấy trên thế giới kí và phê chuẩn Công ước của liên hợp quốc về quyền trẻ em ? Trình bày các nhóm quyền cơ bản của trẻ em?
(2) Công dân là gì? Căn cứ nào để xác định công dân của một nước? Nêu các trường hợp là công dân Việt Nam?
Gv: Các trường hợp là công dân Việt Nam (xem bài tập 3a bài 13)
Nhóm 2
(1) Nguyên nhân dần tới các vụ tai nạn giao thông? Nguyên nhân nào là phổ biến nhất?
(2)Nêu đặc điểm, ý nghĩa của các loại biển báo giao thông?
(3) Pháp luật quy định ra 
sao đối với người điều khiển xe đạp và người đi bộ?
Nhóm 3.
(1) Vì sao đối với mỗi người việc học tập là vô cùng quan trọng?
(2)Pháp luật quy định như thế nào về quyền và nghĩa vụ học tập của công dân?
(3)Nhà nước có trách nhiệm ra sao đối với việc học tập của công dân?
Nhóm 4.
(1) Pháp luật quy định như thế nào về quyền bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm? Trường hợp bắt, giam giữ người trái pháp luật sẽ bị xử lý ra sao?
 (2)Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở nghĩa là thế nào? Công dân phải làm gì để thực hiện tốt việc bất khả xâm phạm về chỗ ở? Việc khám xét trái pháp luật chỗ ở bị xử lý ra sao?
Gv: Chốt lại
Hs: Chia nhóm thảo luận (5 phút)
Hs: Công ước ra đời năm 1989, Việt Nam là nước thứ 2 mấy trên thế giới kí và phê chuẩn Công ước của liên hợp quốc về quyền trẻ em
Hs: Trả lời
→ Hệ thống chỉ dẫn giao thông chưa hợp lý; phương tiện giao thông cũ; sự tăng nhanh của các phương tiện giao thông; đường xuống cấp, ý thức của người tham gia giao thông kém.
→ Biển báo cấm, biển chỉ dẫn, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh.
Hs:Trả lời.
→ Có học tập mới có kiến thức, có hiểu biết.
Hs: Trả lời.
→ Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục: mở rộng hệ thống trường lớp, giảm học phí cho Hs tiểu học, giúp trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
→Cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 2 năm, phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm
Cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 1 năm, phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm
* Trách nhiệm của công dân.
 - Tôn trọng chỗ ở của người khác.
 - Biết tự bảo vệ chỗ ở của mình.
 - Phê phán., tố cáo những hành vi vi phạm chỗ ở của người khác
Bài 12 - 13
*Các nhóm quyền:
 - Nhóm quyền sống còn
 - Nhóm quyền bảo vệ
 - Nhóm quyền phát triển
 - Nhóm quyền tham gia
* Công dân là người dân của một nước; Quốc tịch là căn cứ xác định công dân của một nước
Bài 14
*Các loại biển báo giao thông.
 - Biển báo cấm: hình tròn, nền trắng viền đỏ, trên nền có hình vẽ màu đen→ báo điều cấm.
 - Biển báo nguy hiểm: tam giác đều, nền vàng viền đỏ, trên nền có hình vẽ màu đen→ điều nguy hiểm cần đề phòng.
 - Biển hiệu lệnh:hình tròn, nền xanh lam, trên nền có hình vẽ màu trắng→ điều lệnh phải thi hành.
* Quy định của pháp luật.
 - Người đi bộ:đi trên lề đường, sát mép đường,đi đúng nơi có đèn tín hiệu, vạch kẻ đường.
 - Người đi xe đạp: không đi xe dàn ngang,lạng lách,, không buông cả 2 tay, không chở vật cồng kềnh
Bài 15.
* Quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ học tập
 - Quyền: Học không hạn chế, học bất cứ ngành nghề nào, học bằng nhiều hình thức.
 - Nghĩa vụ: Hoàn thành bậc giáo dục tiểu học,gia đình có trách nhiệm tạo điề kiện để con em hoàn thành nghĩa vụ học tập.
Bài 16 - 17
* Quy định của pháp luật về quyền được bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm
 - Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Việc bắt giữ người phải đúng theo quy định của pháp luật.
 - Công dân có quyền được pháp luậtcó nghĩa là mọi người phải tôn trọng tính mạng, sức khỏecủa người khác.
→ Mọi hành vi xâm hại đến tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác đều bị xử lý theo quy định của pháp luật
* Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở nghĩa là công dân có quyền được cơ quan nhà nước và mọi người tôn trọng chỗ ở, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý, trừ trường hợp pháp luật cho phép.
4/Củng cố.
5/Dặn dò. (2 phút)
 Về học bài 12→ 17 kiểm tra học kỳ II.

Tài liệu đính kèm:

  • docGDCD 6.doc