Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tiết 9: Kiểm tra 1 tiết

Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tiết 9: Kiểm tra 1 tiết

1. Kiến thức: Giúp HS hệ thống lại các kiến thức đã học.

 2. Kĩ năng: HS biết vận dụng kiến thức đã học làm bài.

 3. Thái độ: HS tự giác, nghiêm túc trong quá trình làm bài.

B. Chuẩn bị:

 1. Học sinh: Xem lại nội dung các bài đã học.

2. Giáo viên: Ma trận đề.

C. Tiến trình lên lớp:

 

doc 8 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1242Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tiết 9: Kiểm tra 1 tiết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 24/10/2011
Ngày dạy: 25/10/2011
Tiết 9 	 
KIỂM TRA 1 TIẾT
A. Mục tiêu cần đạt:
	1. Kiến thức: Giúp HS hệ thống lại các kiến thức đã học.
	2. Kĩ năng: HS biết vận dụng kiến thức đã học làm bài.
	3. Thái độ: HS tự giác, nghiêm túc trong quá trình làm bài.
B. Chuẩn bị:
	1. Học sinh: Xem lại nội dung các bài đã học.
2. Giáo viên: Ma trận đề.
C. Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định tổ chức:
II. kiểm tra bài cũ:
III. Bài mới:
ĐỀ BÀI
I. Trắc nghiệm: (3đ)
Câu 1: Điền vào chỗ trống để có khái niệm đúng:
- Siêng năng là.........................................................biểu hiện ở............................................. ....................,.......................... ....................................làm việc.................................,............ ...............................................................................................................................................
- Kiên trì là.........................làm đến cùng............................................................................... ...............................................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 2: Đâu là biểu hiện của siêng năng, kiên trì?( Đánh dấu X vào biểu hiện đúng)
Làm việc hăng say, đều đặn , thường xuyên.
Lúc nào cũng chỉ làm nhanh cho xong việc.
Học bài đều đặn , thường xuyên.
Yêu lao động , miệt mài trong công việc.
Việc nào có lợi cho bản thân thì làm.
Câu 3: Cư xử có lễ độ thể hiện điều gì?
Tôn trọng quan tâm đến mọi người.
Tự trọng có văn hoá.
Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữp người với người.
Cả 3 ý trên.
Câu 4: Có người quan niệm là : Lễ độ chỉ là hình thức , không cần thiết. Quan trọng là hành vi, thái độ của con người. Theo em, quan niệm đó đúng hay sai?
a. Đúng 	b. Sai
Câu 5: Những hành vi nào dưới đây thể hiện sự tôn trọng kỷ luật.
Giữ kỷ luật chung.
Đi học muộn vì ngủ quên.
Thực hiện nếp sống văn minh.
Đi xe đạp hàng ba, hàng tư.
Viết đơn xin phép nghỉ một buổi.
Câu 6: Những biểu hịên nào dưới đây trái với biết ơn.
Hiếu thảo với ông bà , cha mẹ.
Gặp cô giáo cũ không chào.
Quý trọng người giúp đỡ mình. 
Tự kiêu trước thành quả mà mình đạt đựơc.
Quên ơn người có công với dân tộc. 
B. Tự luận : (7đ)
Câu 1 (3đ): Bạn Thanh có mẹ là giám đốc doanh nghiệp . Một hôm đi học về, Thanh rẽ vào cơ quan của mẹ để lấy chìa khóa. Khi qua cổng , chú bảo vệ gọi Thanh lại và hỏi: “ Cháu muốn gặp ai” . Bạn Thanh dừng lại và trả lời : “ Cháu vào chỗ mẹ cháu! Thế chú không biết cháu à ?” 
Theo em, tại sao chú bảo vệ gọi bạn Thanh lại và hỏi như vậy? 
Em có nhận xét gì về cử chỉ và cách trả lời của bạn Thanh.
Nếu em là Thanh thì em sẽ nói như thế nào với chú bảo vệ.
 Câu 2 (2đ): Em hiểu như thế nào về câu tục ngữ : “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” .
 Câu 3 (2đ): Vì sao con người phải bảo vệ thiên nhiên, sống gần gũi với thiên nhiên?
ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM
I. Trắc nghiệm: (3đ) mỗi câu trả lời đúng được 0.5 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
IV. Cũng cố: 
- GV Thu bài, nhận xét giờ làm bài.
V. Dặn dò: 
Ngày soạn: 24/10/2011
Ngày dạy: 26/10/2011
Tiết: 10 – Bài 8 
SỐNG CHAN HOÀ VỚI MỌI NGƯỜI
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: 
Giúp HS nắm được những biểu hiện của người biết sống chan hoà với mọi người, vai trò và sự cần thiết của cách sống đó.
2. Kĩ năng: 
HS biết giao tiếp, ứng xử phù hợp với mọi đối tượng trong xã hội.
3. Thái độ: 
HS có nhu cầu sống chan hoà với mọi người, có mong muốn và sẵn sàng giúp đỡ bạn bè để xây dựng tập thể đoàn kết, vững mạnh.
B. Phương pháp:
	- Giải quyết vấn đề.
	- Thảo luận nhóm....
C. Chuẩn bị:
	1. Giáo viên: SGK, SGV, Tranh ảnh.
	2. Học sinh: Xem trước nội dung bài học.
D. Tiến trình lên lớp:
	I. Ổn định tổ chức:
	II. Kiểm tra bài cũ: Không
	III. Bài mới: 
	Đặt vấn đề:
	GV kể chuyện "Hai anh em sinh đôi", sau đó hỏi HS: Vì sao mọi người không ai giúp đỡ người anh?. Gv dẫn dắt vào bài. 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
GV: Gọi HS đọc truyện sgk.
GV: Bác đã quan tâm đến những ai?
- Bác quan tâm đến tất cả mọi người từ cụ già đến em nhỏ.
- Bác cùng ăn, cùng vui chơi và tập TDTT với các đồng chí trong cơ quan
Gv: Bác có thái độ ntn đối với cụ già?
-Bác đối xử rất ân cần, niềm nở
-Mời cụ già ở lại ăn cơm trưa
- Chuẩn bị xe đưa cụ về.
Gv: Vì sao Bác lại cư xử như vậy đối với mọi người?
? việc làm đó thể hiện đức tính gì của Bác?
I. Truyện đọc:
Gv: Thế nào là sống chan hoà với mọi người?
GV: Hãy nêu một vài ví dụ thể hiện việc sống chan hoà với mọi người?.
Gv: Trong giờ KT nếu người bạn thân của em không làm được bài và đề nghị em giúp đỡ thì em sẽ xử sự ntn để thể hiện là mình biết sống chan hoà?.
Gv: Trái với sống chan hoà là gì?
Hs: Lợi dụng, ghen ghét, đố kị, ích kỉ, dấu dốt..
Gv: Sống chan hoà với mọi người sẽ mang lại những lợi ích gì?.
Gv: Học sinh cần sống chan hoà với những ai? Vì sao?.
HS: Thảo luận nhóm. ( gv chia lớp thành các nhóm nhỏ- theo bàn). 
* Nội dung: Hãy kể những việc thể hiện sống chan hoà và không biết sống chan hoà với mọi người của bản thân em?.
Các nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung, sau đó gv chốt lại 
 Gv: để sống chan hoà với mọi người em thấy cần học tập, rèn luyện ntn?
II. Nội dung bài học:
1. Thế nào là sống chan hoà với mọi người?
 Sống chan hoà là sống vui vẽ, hoà hợp với mọi người và sẵn sàng tham gia vào những hoạt động chung có ích
2. Ý nghĩa:
 - Sống chan hoà sẽ được mọi người quý mến, giúp đỡ.
 - Góp phần vào việc xây dựng mối quan hệ xã hội tốt đẹp.
3. Cách rèn luyện:
- Thành thật, thương yêu, tôn trọng, bình đẳng, giúp đỡ nhau.
- Chỉ ra những thiếu sót, khuyết điểm giúp nhau khắc phục.
- Tránh vụ lợi, ích kỉ, bao che khuyết điểm cho nhau.
Gv: Khi thấy các bạn của mình la cà quán sá, hút thuốc, nói tục..., Em có thái độ ntn?
- Mong muốn được tham gia.
- Ghê sợ và tránh xa.
- Không quan tâm vì không liên quan đến mình.
- Lên án và mong muốn xã hội ngăn chặn.
Gv: HD học sinh làm bài tập a, d sgk/25.
HS: trình bày miệng.
III. Luyện tập.
BT a) Hành vi đúng: 1,2,3,4,7
IV. Củng cố: 
	Yêu cầu HS khái quát nội dung toàn bài.
V. HDVN: 
	- Học bài, làm bài tập b SGK/25.
	- Xem trước nội dung bài 9.
***********************************
Ngày soạn: 24/10/2011
Ngày dạy: 26/10/2011
Tiết 11 – Bài 9
LỊCH SỰ - TẾ NHỊ
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: 
Giúp HS nắm được những biểu hiện của lịch sự tế nhị và lợi ích của nó trong cuộc sống.
2. Kĩ năng: 
HS biết nhận xét, góp ý và kiểm tra hành vi của mình trong cư xử hằng ngày.
3. Thái độ:
 HS có ý thức rèn luyện cử chỉ, hành vi, cách sử dụng ngôn ngữ sao cho lịch sự, tế nhị. Xây dựng tập thể lớp thân ái, lành mạnh.
B. Phương pháp:
	- Kích thích tư duy
	- Giải quyết vấn đề.
	- Thảo luận nhóm....
C. Chuẩn bị:
	1. Giáo viên: SGK, SGV, Tranh ảnh.
	2. Học sinh: Xem trước nội dung bài học, trang phục sắm vai.
D. Tiến trình lên lớp:
	I. Ổn định tổ chức:
	II. Kiểm tra bài cũ:
	1. Thế nào là sống chan hoà với mọi người?.
	2. Vì sao phải sống chan hoà? Nêu ví dụ?.
	III. Bài mới:
	Đặt vấn đề :	Chúng ta đã học bài “ Sống chan hoà với mọi người” ở tiể trước, hôm nay cô trò ta sẽ tìm hiểu thêm một đức tính tốt nuă đó là Lịch sự tế nhị. 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
GV: Cho hs đóng vai theo nội dung tình huống.
GV: Em có nhận xét gì về cách chào của các bạn trong tình huống? 
Gv: Nếu em là thầy Hùng em sẽ chọn cách xử sự nào trong những cách sau:
- Phê bình gay gắt trước lớp trong giờ sinh hoạt.
-....... ngay lúc đó.
- Nhắc nhở nhẹ nhàng khi tan học.
- Coi như không có chuyện gì xảy ra.
- Phản ánh sự việc với nhà trường.
- Kể cho hs nghe 1 câu chuyện về lịch sự, tế nhị để hs tự liên hệ.....
Gv: Hãy phân tích ưu nhược điểm của từng biểu hiện?
I. Truyện đọc
Gv: Thế nào là lịch sự? cho ví dụ?.
GV: Tế nhị là gì? Cho ví dụ?.
Gv: Hãy nêu mqh giữa lịch sự và tế nhị?.
Gv: Tế nhị với giả dối giống và khác nhau ở những điểm nào?. Nêu ví dụ?.
Gv: Hãy kể những việc làm thể hiện lịch sự, tế nhị của em?. Nêu lợi ích của việc làm đó?.
Gv: Vì sao phải lịch sự, tế nhị?.
II. Nội dung bài học
1. Thế nào là lịch sự, tế nhị?
a) Lịch sự : là những cử chỉ, hành vi dùng trong giao tiếp, ứng xử phù hợp với quy định của xã hội, thể hiện truyền thống đạo đức của dân tộc.
b) Tế nhị : là sự khéo léo sử dụng những cử chỉ ngôn ngữ trong giao tiếp, ứng xử, thể hiện là con người có hiểu biết, có văn hoá
2. Ý nghĩa của lịch sự, tế nhị:
 - Thể hiện sự hiểu biết những phép tắc, quy định chung của xã hội.
 - Thể hiện sự tôn trọng người 
giao tiếp và những người xung quanh.
 - Thể hiện trình độ văn hoá, đạo đức của mỗi người.
3. Cách rèn luyện:
- Biết tự kiểm soát bản thân trong giao tiếp, ứng xử.
- Điều chỉnh việc làm, suy nghĩ của mình phù hợp với chuẩn mực xã hội.
GV: Cho HS làm BT a 
BT d)
HS: Đọc BTd) 
GV: Tổ chức thảo luận nhóm
HS: Thảo luận, cử đại diện trình bày
GV: Nhận xét, cho điểm nhóm làm việc tốt nhất trong tiết học
III. Luyện tập:
BT a, - Biểu hiện lịch sự:
. Biết lắng nghe
. Biết nhường nhịn
. Biết cảm ơn, xin lỗi
Biểu hiện tế nhị:
. Nói nhẹ nhàng
. Nói dí dỏm
. Biết cảm ơn, xin lỗi
BT d,
- Quang: Lịch sự, tế nhị, ý thức cao ở nơi công cộng.
- Tuấn: Ý thức kém, thiếu lịch sự, tế nhị
IV. Củng cố: 
	Thế nào là lịch sự, tế nhị?.
V. Dặn dò: 
	- Học bài, làm bài tập b,c SGK/27.
	- Xem trước nội dung bài 10.
***********************************
Ngày soạn: 30/10/2011
Ngày dạy: 02/11/2011
Tiết 12 – Bài 10
TÍCH CỰC, TỰ GIÁC TRONG HOẠT ĐỘNG
TẬP THỂ VÀ TRONG HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI (tiết 1)
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: 
Giúp HS hiểu những hoạt động tập thể và hoạt động xã hội là gì. Biểu hiện tích cực trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.
2. Kĩ năng: 
HS biết chủ động, tích cực trong hoạt động lao động và học tập.
3. Thái độ: 
HS biết lập kế hoạc học tập, lao động, nghĩ ngơi, tham gia hoạt động xã hội.
B. Phương pháp:
	- Kích thích tư duy
	- Giải quyết vấn đề.
	- Thảo luận nhóm....
C. Chuẩn bị:
	1. Giáo viên: SGK, SGV, Tranh ảnh.
	2. Học sinh: Xem trước nội dung bài học.
D. Tiến trình lên lớp:
	I. Ổn định tổ chức:
	II. Kiểm tra bài cũ:
	1. Thế nào là lịch sự, tế nhị?.
	2. Em sẽ làm gì để rèn luyện phẩm chất đạo đức này?
 Nêu 1số biểu hiện cụ thể
	III. Bài mới:
	Đặt vấn đề 
	Gv cho hs quan sát tranh về một số hoạt động của nhà trường dẫn dắt vào bài mới. 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
Gv: Gọi hs đọc truyện.
Thảo luận nhóm
 - Nhóm 1:Trương Quế Chi có suy nghĩ và ước mơ gì? 
 - Nhóm 2:Để thực hiện mơ ước của mình Chi đã làm gì?
- Nhóm 3: Những chi tiết nào chứng tỏ Trương Quế Chi tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể?
- Nhóm 4: Em học tập được những gì ở bạn Trương Quế Chi?.
I. Truyện đọc:
Gv: Hãy kể tên một số hoạt động tập thể và hoạt động xã hội mà em biết?.
Gv: Thế nào là tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội?
Gv: Hãy nêu mqh giữa tích cực và tự giác?.
Tình huống: Bạn Đức rất hiếu học, là học sinh giỏi, lại chăm ngoan, nhưng bạn rất ngại khi tham gia các họat động do nhà trường, Đoàn, Đội tổ chức, không mấy khi chịu vận động vui chơi, vì sợ mất thời gian học tập, bạn không thích quan tâm đến ai. Chỉ cần lo cho bản thân mình học tốt là đủ. Đức suốt ngày như con mọt sách, vóc dáng như ông cụ non, nhìn Đức ai cũng ái ngại. 
 ? Theo em cách sống của Đức có chỗ nào cần điều chỉnh?
 ? Tìm những biểu hiện thể hiện tính tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.
Gv: Hoạt động tập thể là gì? Hãy nêu một số nd của hoạt động tập thể?.
Gv: Hoạt động xã hội là gì? Nêu một số nd về hoạt động xã hội?.
Luyện tập.
Cho HS chơi trò chơi nhìn ảnh đoán tên hoạt động.
Gv: Hướng dẫn HS làm bài tập a, sgk/31
II. Nội dung bài học:
 1. Khái niệm:
- Tích cực là luôn luôn cố gắng, vượt khó, kiên trì học tập, làm việc và rèn luyện.
- Tự giác là chủ động làm việc, học tập, không cần ai nhắc nhở, giám sát, không do áp lực bên ngoài.
* Hoạt động tập thể: là những hoạt động do tập thể công đoàn, chi đội, lớp, trường,....tổ chức.
- Nội dung: Các hoạt động học tập, văn hoá, văn nghệ, vui chơi giải trí, thể dục thể thao...
* Hoạt động xã hội: là những hoạt động có ý nghĩa chính trị xã hội, do các tổ chức chính trị đứng ra tổ chức.
- Nội dung: liên quan đến các vấn đề toàn xã hội quan tâm có ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội như: Các phong trào xây dựng và bảo vệ tổ quốc, phát triển kinh tế, giữ gìn trật tự trị an, cứu trợ đồng bào lũ lụt, phòng chống Ma tuý, bảo vệ môi trường và các phong trào thi đua yêu nước khác....
IV. Cũng cố: 
	Thế nào là tích cực tự giác trong hoạt động tập thể, hoạt động xã hội? Cho ví dụ
V. Dặn dò: 
	- Học bài
	- Xem trước nội dung còn lại của bài. 

Tài liệu đính kèm:

  • docGDCD6(4).doc