Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tiết 30 - Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở

Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tiết 30 - Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở

. Kiến thức:

- Nêu được nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

2. Kĩ năng:

- Nhận biết được các hành vi vi phạm pháp luật về chỗ ở của công dân.

- Biết đưa ra cách ứng xử trong các tình huống phù hợp với quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

- Biết bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của mình.

3.Thái độ:

- Tôn trọng chỗ ở của người khác.

- Phê phán, tố cáo những hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của người khác.

 

doc 3 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1037Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tiết 30 - Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 27/ 3/ 2011
Ngày giảng:
6A
6B Tiết 30
Bài 17: QUYỀN BẤT KHẢ XÂM PHẠM VỀ CHỖ Ở
I.Mục tiêu bài học: 
1. Kiến thức: 
- Nêu được nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết được các hành vi vi phạm pháp luật về chỗ ở của công dân.
- Biết đưa ra cách ứng xử trong các tình huống phù hợp với quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. 
- Biết bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của mình.
3.Thái độ:
- Tôn trọng chỗ ở của người khác.
- Phê phán, tố cáo những hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của người khác.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Hiến pháp 1992
2. Học sinh: Chuẩn bị trước bài ở nhà.
III. Tiến trình lên lớp.
1 Ổn định tổ chức: 6A 6B
2. Kiểm tra bài cũ.
H: Công dân phải có trách nhiệm gì đối với quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm? 
3 Bài mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung 
Hoạt động 1: Tìm hiểu tình huống.
GV:Cho một nhóm lên sắm vai theo tình huống
HS: Sắm vai.
GV: Nêu câu hỏi thảo luận.
HS: Thảo luận nhóm đôi, phát biểu ý kiến cá nhân.
GV: Chuyện gì đã xảy ra với gia đình bà Hòa? Trước sự việc xảy ra như vậy, bà Hòa đã có suy nghĩ và hành động như thế nào? 
HS: Gia đình bà Hòa mất con gà, cái quạt máy. Bà Hòa nghi ngờ nhà T. lấy trộm, bà chửi đổng, xông vào khám nhà.
Học sinh khác nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét, bổ sung.
GV: Theo em, bà Hòa làm như vậy là đúng hay sai? Tại sao? 
HS: Bà Hòa làm như vậy là sai, xâm phạm chỗ ở của người khác. 
Học sinh khác nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét, bổ sung, đọc cho HS nghe điều 73 Hiến pháp 1992.
GV: Theo em, bà Hòa nên làm như thế nào để có thể xác minh được nhà T. có lấy cắp tài sản của mình mà không vi phạm đến quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của người khác? 
HS: Quan sát, theo dõi; Cần báo cho chính quyền địa phương để nhờ can thiệp
Học sinh khác nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét, bổ sung, giới thiệu điều 124- Bộ luật hình sự 1999.
GV: Chỗ ở là nơi như thế nào?
HS: Là nơi thờ cúng tổ tiên, nghỉ ngơi,sinh hoạt sau giờ làm việc.
GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý, chuyển ý.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học.
GV: Chia lớp làm 6 nhóm, thảo luận nhóm(3 phút)
HS:Thảo luận, trình bày kết qủa.
Nhóm 1: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân là gì?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét, bổ sung, rút ra nội dung bài học.
Nhóm 2: Những hành vi như thế nào là vi phạm pháp luật về chỗ ở của công dân?
HS: Trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét, bổ sung.
( Những hành vi bị coi là vi phạm pháp luật về chỗ ở của công dân:
+ Khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác.
+ Đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ.
+ Vào nhà của người khác mà không được chủ nhà hoặc pháp luật cho phép.)
Nhóm 3: Người vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân sẽ bị xử lí như thế nào?
HS: Phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 1 năm, phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm.
GV: Nhận xét, bổ sung, rút ra nội dung bài học.
Nhóm 4: Công dân có nghĩa vụ gì trong việc thực hiện quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở?
HS: Trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét, bổ sung, rút ra nội dung bài học.
H: Em sẽ làm gì để thực hiện tốt quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?
HS: Tự liên hệ.
Tình huống.Ngọc ở nhà 1 mình. Trưa nắng gió to, quần áo của nhà Ngọc phơi trên dây, gió làm thổi bay sang nhà hàng xóm.Ngọc muốn sang đó lấy nhưng không có ai ở nhà.
H: Nếu là em, em sẽ làm gì?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét, bổ sung.
(Nếu là em, sẽ chờ cho đến khi nhà hàng xóm về rồi xin phép vào lấy quần áo..)
 Hoạt động 3: Luyện tập.
GV: Tổ chức thảo luận nhóm, sắm vai thể hiện cách ứng xử đúng ở bài tập đ. Ý 1và 2 (SGK/56)
HS các nhóm lên sắm vai. Các nhóm khác nhận xét.
GV: Vì sao em chọn cách ứng xử đó? 
HS: Trả lời.Học sinh khác nhận xét.
GV: Nhận xét, bổ sung, chốt lại ý đúng.
GV: Kết luận bài học
I. Tình huống:
Gia đình bà Hòa mất con gà, cái quạt máy. 
Bà Hòa nghi ngờ nhà T. lấy trộm, bà chửi đổng, xông vào khám nhà.
- Bà Hòa làm như vậy là sai, xâm phạm chỗ ở của người khác. 
II.Nội dung bài học
1. Quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân:
- Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở là quyền cơ bản của công dân.
- Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở:
+ Chỗ ở của công dân được nhà nước, mọi người tôn trọng và bảo vệ.
+ Không ai được xâm phạm, tự ý vào chỗ ở của người khác, trừ trường hợp pháp luật cho phép.
2. Trách nhiệm của công dân:
- Phải biết tôn trọng chỗ ở của người khác.
- Phải biết tự bảo vệ chỗ ở của mình. 
- Phê phán, tố cáo những người xâm phạm đến chỗ ở của người khác trái với quy định của pháp luật.
III. Bài tập:
* Bài tập đ. (SGK/56)
- Ý2 không cho ai vào nhà khi cha mẹ đi vắng, có thể nhờ hàng xóm giúp đỡ
4. Củng cố
GV: Nhận xét, kết luận toàn bài.
5. Hướng dẫn về nhà.
+ Học bài cũ.
+ Làm các bài tập sách giáo khoa trang 45.
+ Chuẩn bị bài 18: “Quyền được bảo đảm an toàn, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín” 

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 30.doc