Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tiết 28-29: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe,danh dự và nhân phẩm

Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tiết  28-29: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe,danh dự và nhân phẩm

1.1. Kiến thức:

- Nêu được nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân

- Nêu được ý nghĩa của quyền đó đối với mỗi công dân.

-Hs có sự hiểu biết về tác hại của ma túy đối với cuộc sống con người.

1.2. Về kĩ năng:

- Biết xử lí các tình huống phù hợp với quy định của pháp luật về quyền được đảm bảo an toàn về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm

- Biết bảo vệ thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của mình.

 

docx 4 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1539Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tiết 28-29: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe,danh dự và nhân phẩm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài: Tiết: 28-29
Tuần dạy:
QUYỀN ĐƯỢC PHÁP LUẬT BẢO HỘ VỀ TÍNH MẠNG, THÂN THỂ, 
SỨC KHỎE,DANH DỰ VÀ NHÂN PHẨM
1. MỤC TIÊU 
1.1. Kiến thức: 
- Nêu được nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân
- Nêu được ý nghĩa của quyền đó đối với mỗi công dân.
-Hs có sự hiểu biết về tác hại của ma túy đối với cuộc sống con người.
1.2. Về kĩ năng:
- Biết xử lí các tình huống phù hợp với quy định của pháp luật về quyền được đảm bảo an toàn về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm
- Biết bảo vệ thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của mình.
1.3. Về thái độ:
Tôn trọng sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của người khác; phản đối những hành vi xâm phạm thân thể, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân
2. TRỌNG TÂM
- HS có thái độ, hành vi đúng đắn đối với tình mạng sức khỏe của bản thân và người khác.
3. CHUẨN BỊ
3.1 GV
- Hiến Pháp 1992
- Tranh bài 16, bảng phụ.
3.2 HS
- Sưu tầm những mẩu chuyện, câu chuyện liên quan đến bài học
TIẾT 1:
4. TIẾN TRÌNH
4.1. Ổn định tổ chức và KTSS
4.2. Kiểm tra miệng:
- Cho HS sắm vai, xử lý tình huống (đã chuẩn bị trước ở nhà):
Hai HS ngồi tranh luận, một HS có ý kiến như sau: “Là học sinh chỉ có việc học còn các việc khác khỏi bận tâm, vướng lòng”. Có bạn nghe thấy nhanh nhẩu nói: “Này! Cậu không nhớ ở bài Công ước về quyền trẻ em à? Ngoài giờ học chúng ta cũng được vui chơi thoải mái nữa chứ!”
- Em có ý kiến gì trước cuộc trao đổi này?
4.3. Giảng bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
- GV đọc một số thông tin lấy từ báo chí liên quan đến những vụ việc xâm phạm đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm từ đó dẫn dắt vào bài mới.
Hoạt động 2: Tìm hiểu truyện đọc
“Một bài học/ sgk 52”
- GV gọi HS đọc truyện và phân tích truyện dựa trên các câu hỏi sau: (bảng phụ)
- Vì sao ông Hùng gây nên cái chết cho ông Nở?
- Việc ông Hùng bị khởi tố chứng tỏ điều gì?( Ông Hùng đã phạm tội xâm hại đến tính mạng của người khác.)
- Hậu quả mà ông Hùng phải nhận là gì?( Chịu sự xét xử nghiêm minh pháp luật.)
- Theo em, đối với con người cái gì là quí giá nhất?( Đối với mỗi người thì thân thể, tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm là quí giá nhất.)
- GV kết luận: Đối với mỗi người thì thân thể, tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm là quí giá nhất. Mọi việc làm xâm phạm đến thân thể, tính mạng của người khác đều là phạm tội.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về quyền được pháp luật bảo hộ về thân thể, tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.
- GV cho HS sắm vai, diễn kịch theo 2 tình huống sau:
Tổ 1, 2: Hoa và Lan ngồi cùng bàn với nhau. Một hôm, Hoa bị mất chiếc bút máy rất đẹp vừa mua. Tìm mãi không thấy, Hoa đổ tội cho Lan lấy cắp. Hoa và Lan to tiếng, tức quá Lan đã xông vào đánh Hoa chảy máu mũi, cô giáo đã kịp mời 2 bạn lên phòng Hội đồng kỉ luật.
- Nhận xét cách ứng xử hai bạn?
HS tự nêu lên các cách ứng xử.
TL:
- Hoa sai. Vì chưa có chứng cứ đã khẳng định Lan ăp cắp " Như vậy là xâm hại đến danh dự, nhân phẩm của bạn.
- Lan sai. Vì không khéo léo giải quyết mà đánh bạn chảy máu " Như vậy Lan đã xâm hại bất hợp pháp đến thân thể Hoa, làm ảnh hưởng sức khỏe Hoa.
- Nếu là một trong hai bạn, em sẽ xử sự như thế nào?
Tổ 3, 4: Tuấn và Hải ở cạnh nhà nhau. Do nghi ngờ Hải nói xấu mình, Tuấn đã chửi Hải và còn rủ anh trai đánh Hải.
- Nhận xét hành vi của từng người?Vi phạm điều gì?
TL:
- Tuấn sai. Đã chửi và rủ người khác đánh Hải (lôi kéo người khác phạm tội) " Xâm phạm danh dự, thân thể và sức khỏe của Hải.
- Anh trai Tuấn sai. Vì không những can ngăn em mà lại tiếp tay cho Tuấn đã sai càng sai hơn.
- HS đưa ra các cách ứng xử.
- Nếu là một trong hai bạn, em xử sự như thế nào?
- GV liệt kê cách xử sự mà học sinh lựa chọn lên bảng. Lựa chọn các ứng xử đúng, phù hợp.
* GV tổng kết, giới thiệu một số điều luật đã qui định tại Bộ luật Hình sự (SGV trang 99)
I/ Tìm hiểu truyện đọc:
“Một bài học/ sgk 52”
4.4 Câu hỏi, bài tập củng cố.
Câu 1: Em hãy cho biết một số hành vi vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, nhân phẩm, của công dân ?
Đáp án câu 1: - Đánh đập gây thương tích, vu khống, đe dọa
Câu 2: Vì sao quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể là quyền quý nhất của mỗi người dân ?
Đáp án câu 2: Vì với mỗi người dân thì tính mạng, sức khỏe, thân thể, nhân phẩm, danh dự là quý giá nhất.
4.5 Hướng dẫn học sinh tự học
- Xem trước phần nội dung bài học.
- Tìm kiếm, sưu tầm sách báo hoặc những câu chuyện em biết có liên quan đến việc vi phạm tự do thân thể, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác.
5. RÚT KINH NGHIỆM
* Nội dung:
* Phương pháp:
.
* Sử dụng đồ dùng- TB dạy học:
.
TIẾT 2:
4. TIẾN TRÌNH
4.1 Ổn định tổ chức và KTSS
4.2 Kiểm tra miệng
Câu 1: Em hãy cho biết quy định của nhà nước về quyền và nghĩa vụ học tập ?
Câu 2: Hành động nào sau đây là đúng:
a/ Chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
b/ Không học bài.
c/ Tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài.
4.3 Giảng bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV cho tình huống sau: Bình bị một số phần tử xấu rủ rê hút ma túy. Sau một thời gian ngắn Bình đã trở thành con nghiện.
a/ Trong tình huống trên hành động nào là sai pháp luật ?
b/ Bình có được nhà nước ta bảo hộ về tính mạng, thân thể không ? Bảo hộ như thế nào ?
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học.
- GV khái quát lại một số nội dung bài học ở tiết trước.
- Em hiểu bảo hộ là gì?
- Pháp luật nước ta qui định ntn về quyền được bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm?
- GV gọi 3 HS đọc phần a/ sgk 53
- GV giới thiệu Điều 71, Hiến pháp 1992 (SGK 53)
- Nêu ví dụ về việc vi phạm luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người mà em biết?
- Thái độ của em trước sự việc đó?
GV tổng kết các ý kiến, rút ra kết luận: 
- Vậy theo các em, chúng ta phải có trách nhiệm gì đối với quyền được pháp luật bảo vệ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm?
- GV gọi HS đọc lại ý b/ sgk 53 
- GV gọi 2 HS đọc lại toàn bộ nội dung bài học.
Hoạt động 3: Luyện tập
1. Bài tập c/ sgk 54
- GV cho HS tiến hành sắm vai, diễn kịch theo tình huống bài tập c.
- Hãy chọn phương án đúng. Vì sao em chọn cách ứng xử đó?
* Đáp án: 
Cách ứng xử đúng: Hà tỏ thái độ phản đối nhóm con trai và báo với cha mẹ, thầy cô biết.
2. Bài tập d/ sgk 54
- GV ghi bài tập trên bảng phụ.
- GV gọi HS đọc bài tập d/ sgk 54
- GV nhận xét, ghi điểm.
* Đáp án:
Phương án đúng: 3 ý đầu.
Phương án sai: 2 ý sau.
II/ Nội dung bài học:
1/ Những qui định của pháp luật 
(ý a/ sgk 53)
2/ Trách nhiệm mỗi công dân? 
(ý b/ sgk 53)
III/ Luyện tập:
-Bài tập c/ sgk 54
- Bài tập d/ sgk 54
4.4 Câu hỏi, bài tập củng cố.
Câu 1: Em hãy cho biết một số quy định vềquyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, nhân phẩm, của công dân ?
Đáp án câu 1: 
-Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, nghĩa là không ai được xúc phạm đến thân thể người khác. Việc bắt giữ người phải theo đúng quy định của pháp luật.
-Công dân có quyền được bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, nhân phẩm và danh dự. Mọi người phải tôn trọng tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dư và nhân phẩm của người khác. Nếu vi phạm sẽ b xử lí theo quy định pháp luật.
4.5 Hướng dẫn học sinh tự học
- Xem trước phần nội dung bài học bài 17: QUYỀN BẤT KHẢ XÂM PHẠM VỀ CHỖ Ở.
- Tìm kiếm, sưu tầm sách báo hoặc những câu chuyện em biết có liên quan đến chỗ ở người khác.
5. RÚT KINH NGHIỆM
* Nội dung:
* Phương pháp:
.
* Sử dụng đồ dùng- TB dạy học:
.

Tài liệu đính kèm:

  • docx28-29 QUYEN DUOC PHAP LUAT BAO HO VE TM,TT,SK.docx