Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tiết 27: Ôn tập kiểm tra một tiết

Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tiết 27: Ôn tập kiểm tra một tiết

. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp hs:

1. Kiến thức: Giúp HS củng cố, nắm vững và hệ thống lại những kiến thức đã học qua trong HKII từ bài 12 đến hết bài 15, đó là các chuẩn mực pháp luật gồm 4 nội dung. Chốt lại những đơn vị tri thức cơ bản nhất mà HS đã học và những yêu cầu giáo dục cần thực hiện

2. Kĩ năng: Biết đánh giá hành vi của bản thân và mọi người xung quanh, biết lựa chọn và thực hiện cách ứng xử phù hợp với các chuẩn mực PL trong giao tiếp và hoạt động

3. Thái độ: Có thái độ đúng đắn, rõ ràng trước các hiện tượng, sự kiện PL trong cuộc sống hàng ngày, có tình cảm trong sáng, lành mạnh đối với mọi người

II. CHUẨN BỊ:

 

doc 4 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1988Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tiết 27: Ôn tập kiểm tra một tiết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:. Ngày soạn:
PPCT:. Ngày dạy:
ÔN TẬP KIỂM TRA MỘT TIẾT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp hs:
1. Kiến thức: Giúp HS củng cố, nắm vững và hệ thống lại những kiến thức đã học qua trong HKII từ bài 12 đến hết bài 15, đó là các chuẩn mực pháp luật gồm 4 nội dung. Chốt lại những đơn vị tri thức cơ bản nhất mà HS đã học và những yêu cầu giáo dục cần thực hiện
2. Kĩ năng: Biết đánh giá hành vi của bản thân và mọi người xung quanh, biết lựa chọn và thực hiện cách ứng xử phù hợp với các chuẩn mực PL trong giao tiếp và hoạt động
3. Thái độ: Có thái độ đúng đắn, rõ ràng trước các hiện tượng, sự kiện PL trong cuộc sống hàng ngày, có tình cảm trong sáng, lành mạnh đối với mọi người
II. CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên: : - SGK và SGV GDCD 6
 - Giấy khổ to, bảng phụ
 - BT tình huống. BT thực hành.
 2. Học sinh: : - Sách GDCD , vở ghi chép, vở BT
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
Hỏi
Đáp
Điểm
1. Nêu trách nhiệm của nhà nước trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập của công dân?
2. Liên hệ thực tế về tình hình thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập của HS ở địa phương?
3. Kể tóm tắt về một tấm gương vượt khó trong học tập mà em biết?
1. Trách nhiệm của nhà nước
- Nhà nước tạo điều kiện cho các em học hành: mở mang hệ thống trường lớp, miễn phí cho hs tiểu học, giúp đỡ trẻ em khó khăn
2. Hs liên hệ và trình bày về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của hs ở địa phương: ( Về tình hình trẻ em được đến trường, sự quan tâm của gia đình, hệ thống trường lớp,  )
3. Hs kể được một tấm gương kiên trì, vượt khó trong học tập (Ngắn gọn, thực tế, tiêu biểu)
3
5
2
3.Bài mới
a. Giới thiệu bài:
Từ đầu HKII đến nay, các em đã học qua các chuẩn mực PL gồm 4 chủ đề, mỗi chủ đề ứng với những chuẩn mực cụ thể. Để giúp các em hiểu kỹ hơn về các vấn đề đã học, hôm nay chúng ta học bài ôn tập để chuẩn bị những nội dung cần thiết cho bài kiểm tra một tiết
b. Các hoạt động chủ yếu:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1: Ôn tập kiến thức trọng tâm bằng bảng hệ thống
* Yêu cầu hs nhắc lại các chủ đề PL đã học từ đầu HKII -> nay
- GV kẻ bảng hệ thống lên bảng
- Yêu cầu hs kẻ bảng vào vở
* Tổ chức cho hs thảo luận và ôn tập theo hình thức vấn đáp để hoàn thành bảng hệ thống
- GV lần lượt nêu các câu hỏi gợi ý để hs trả lời
-Sau khi hs trình bày, Gv nhận xét, chốt ý và ghi các ý chính vào bảng hệ thống
-Hs nhắc lại tên của 4 chủ đề thuộc 4 bài đã học từ đầu hk II -> nay
- Hs quan sát theo dõi và kẻ bảng vào vở
- Hs ôn tập theo hướng dẫn
- Hs lần lượt trình bày theo các câu hỏi gợi ý của GV. Hs khác theo dõi, nhận xét và bổ sung
- Hs nghe, ghi nhận, sửa vào vở
I. Lý thuyết
*Bảng hệ thống kiến thức ( Nội dung cụ thể )
(v cân đối cho hs ôn tập, ghi những nội dung chính)
TT
Chủ đề
Nội dung chính
Nội dung cụ thể
1
Công ước của LHQ về Quyền trẻ em
1. 4 nhóm quyền của trẻ em
2. Nghĩa vụ của mỗi trẻ em.
1. Nội dung các nhóm quyền
+ Nhóm quyền sống - còn: Quyền được sống, được đáp ứng nhu cầu cơ bản để tồn tại như: nuôi dưỡng, chăm sóc.
+ Nhóm quyền bảo vệ: Bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, bị bỏ rơi, bị bóc lột, bị xâm hại.
+ Nhóm quyền phát triển: Được học tập, vui chơi, giải trí, tham gia các HĐ văn hóa, nghệ thuật
+ Nhóm quyền tham gia: Bày tỏ ý kiến, nguyện vọng,
2. Nghĩa vụ
- Mỗi trẻ em cần biết bảo vệ quyền của mình, tôn trọng quyền của người khác và thực hiện tốt bổn phận, nghĩa vụ của mình
2
Công dân nước CH
XHCN Việt Nam
1. Các trường hợp trẻ em là CDVN
2. Khái niệm CD ; quốc tịch
3. Quyền quốc tịch
4. Mối quan hệ giữa công dân và Nhà nước?
1. Các trường hợp trẻ em là công dân VN:
+ Trẻ em khi sinh ra có cả bố và mẹ là CDVN
+ Trẻ em khi sinh ra có bố là CDVN, mẹ là người nước ngoài
+ Trẻ em có mẹ là CDVN, bố là người nước ngoài.
+ Trẻ em bị bỏ rơi ở VN không rõ bố, mẹ là ai.
2. - CD là người dân của 1 nước.
- Quốc tịch là căn cứ để xác định CD.
3. - CD nước CHXHCNVN là người có quốc tịch VN.
 - Mọi CD thuộc các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ VN đều có quyền có Quốc tịch VN
4. Mối quan hệ giữa công dân và nhà nước
+ CDVN có quyền và nghĩa vụ đối với nhà nước CHXHCNVN.
+ Nhà nước CHXHCNVN bảo vệ và đảm bảo việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo qui định của pháp luật
3
Thực hiện trật tự an toàn giao thông
1. Nguyên nhân gây ra TNGT.
2. Biện pháp tránh TNGT
3. Các loại biển báo
4.Một số quy định đi đường
5. Trách nhiệm của HS trong việc thực hiện trật tự ATGT
1. Nguyên nhân gây ra TNGT
+ Hệ thống đường bộ chưa đáp ứng được yêu cầu đi lại
+ Phương tiện cơ giới và thô sơ tăng nhanh.
+ Dân số tăng nhanh.
+ Người tham gia GT thiếu hiểu biết về luật GTĐB, chưa tự giác chấp hành luật lệ GT=> nguyên nhân chủ yếu
2. Biện pháp để tránh TNGT, đảm bảo an toàn khi đi đường
- Tuyệt đối chấp hành luật lệ GT, đặc biệt là hệ thống báo hiệu GT gồm: : Hiệu lệnh của người điều khiển GT, tín hiệu đèn, biển báo, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, hàng rào chắn
3. Các loại biển báo thông dụng:
+ Biển báo cấm: Hình tròn, nền màu trắng có viền đỏ, hình vẽ màu đen, thể hiện điều cấm 
+ Biển báo nguy hiểm: HÌnh tam giác, nền màu vàng có viền đỏ, hình vẽ màu đen nhằm báo trước các tính chất nguy hiểmtrên đường để người tham gia GT có biện pháp ngăn ngừa, xử trí.
+ Biển báo hiệu lệnh: Hình tròn, nền màu xanh lam, hình vẽ màu trắng nhằm báo hiệu điều lệnh phải thi hành
+ Biển chỉ dẫn: Có dạng hình chữ nhật hoặc hình vuông (trừ biển số 415), nền màu xanh lam, để chỉ dẫn các hướng đi hoặc các điều cần biết
3. Một số quy định về đi đường
a. Đối với người đi bộ:
+ Phải đi trên hè phố, lề đường. Trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì phải đi sát mép đường.
+ Nơi có tín hiệu, có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ thì người đi bộ phải tuân thủ đúng.
b. Đối với người đi xe đạp
*Không: Đi dàn hàng ngang, chở 3, lạng lách đánh võng, thả hai tay, đi xe một bánh, phóng nhanh, vượt ẩu, kéo, hoặc đẩy xe khác
*Phải: Đi đúng phần đường, đi đúng chiều, đi bên phải, tránh bên phải, vượt bên trái
*Trẻ em dưới 12 tuổi không được đi xe đạp người lớn
*Trẻ em dưới 16 tuổi không được điều khiển xe gắn máy, đủ 16 -> dưới 18t được lái xe có dung tích xilanh dưới 50 phân khối
5. Trách nhiệm của HS trong việc thực hiện trật tự ATGT
+ Học và thực hiện đúng theo qui định về TTATGT.
+ Tuyên truyền cho mọi người cùng thực hiện.
+ Nhắc nhở mọi người, nhất là các em nhỏ thực hiện đúng luật GT.
+ Lên án những người cố tình vi phạm luật GTĐB
4
Quyền và nghĩa vụ học tập
1. Ý nghĩa của việc học tập
2. Quy định của PL về học tập
3. Sự quan tâm của nhà nước đối với việc học tập
1.Ý nghiã của việc học tập
- Việc học tập đối với mỗi người là rất quan trọng. Có học tập ta mới có kiến thức, có hiểu biết, phát triển toàn diện, trở thành công dân có ích cho gđ và xh.
2. Quyền và nghĩa vụ học tập
a. Quyền
- Học không hạn chế
- Học bằng nhiều hình thức
- Học bất kì ngành nghề nào phù hợp
- Có thể học suốt đời
b. Nghĩa vụ
- Trẻ em từ 6-14t bắt buộc phải hoàn thành bặc giáo dục tiểu học
- Gia đình có nghĩa vụ tạo điều kiện cho con em hoàn thành nghĩa vụ học tập
3. Nhà nước tạo điều kiện cho các em học hành: mở mang hệ thống trường lớp, miễn phí cho hs tiểu học, giúp đỡ trẻ em khó khăn
HOẠT ĐỘNG 2: Ôn tập phần bài tập thực hành
*Gv nêu các dạng bài tập thực hành:
1. Bài tập xử lí tình huống
2. Bài tập liên hệ thực tế
3. Bài tập liên hệ bản thân
4. Bài tập tư duy
- Gv cho hs đọc và xem lại các bài tập trong SGK và các bài tập tình huống, liên hệ đã làm trong các tiết học trước.
- Gv kiểm tra lại đáp án của một số bài ( Cho hs trả lời cá nhân )
- GV sử dụng bảng phụ, ghi sẵn 4 bài tập tình huống ( Trong sách bài tập tình huống GDCD 6 )
- Chia lớp thành 4 nhóm nhỏ, yêu cầu hs các nhóm thảo luận và xử lí tình huống ( Mỗi nhóm thực hiện một tình huống )
- Cho đại diện hs trình bày. Các nhóm nhận xét, bổ sung
- Gv nhận xét và chốt các đáp án đúng, tuyên dương những cách xử lí hay, phù hợp
- Nghe, ghi nhận
-Hs đọc và xem lại tất cả các bài tạp đã làm
-Hs thực hiện cá nhân
-Hs quan sát, đọc bài tập
-Chia nhóm và tiến hành thảo luận
-Đại diện hs trình bày, nhận xét, bổ sung
-Nghe , nghi nhận
II. Bài tập
* Các dạng bài:
1. Bài tập xử lí tình huống
2. Bài tập liên hệ thực tế
3. Bài tập liên hệ bản thân
4. Bài tập tư duy
4. Củng cố:
 - Nhấn mạnh nội dung đa ôn tập
 - Giới thiệu cấu trúc, mục tiêu của bài kiểm tra
 - Nhận xét tinh thần, thái độ của hs trong tiết học
5. Dặn dò:
 - Ôn tập , học thuộc các nội dung đã ôn
 - Xem và thực hiện các bài tập trong SGK, bài tập thực hành
IV. RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 27- on tap.doc