1. Kiến thức: Giúp HS hiểu tính chất nguy hiểm và nguyên nhân chính của các vụ tai nạn giao thông. Tầm quan trọng của TTATGT. Hiểu những qui định cần thiết về luật GTĐB. Hiểu ý nghĩa của việc chấp hành luật lệ ATGT và các biện pháp đảm bảo ATGT khi đi đường.
2. Kĩ năng: Nhận biết một số dấu hiệu chỉ dẫn GT thông dụng và biết xử lý những tình huống đi đường thường gặp. Biết đánh giá hành vi đúng hay sai của người khác vế thực hiện TTATGT. Thực hiện nghiêm chỉnh TTATGT.
3. Thái độ: : HS có ý thức tôn trọng các qui định về TTATGT, ủng hộ những việc làm về TTATGT và phản đối những việc làm không tôn trọng TTATGT
II. CHUẨN BỊ:
Tuần:. Ngày soạn: PPCT:. Ngày dạy: Thực hiện trật tự an toàn giao thông I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp hs: 1. Kiến thức: Giúp HS hiểu tính chất nguy hiểm và nguyên nhân chính của các vụ tai nạn giao thông. Tầm quan trọng của TTATGT. Hiểu những qui định cần thiết về luật GTĐB. Hiểu ý nghĩa của việc chấp hành luật lệ ATGT và các biện pháp đảm bảo ATGT khi đi đường. 2. Kĩ năng: Nhận biết một số dấu hiệu chỉ dẫn GT thông dụng và biết xử lý những tình huống đi đường thường gặp. Biết đánh giá hành vi đúng hay sai của người khác vế thực hiện TTATGT. Thực hiện nghiêm chỉnh TTATGT. 3. Thái độ: : HS có ý thức tôn trọng các qui định về TTATGT, ủng hộ những việc làm về TTATGT và phản đối những việc làm không tôn trọng TTATGT II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên - SGK và SGV GDCD 6. - Luật GTĐB 2001, Biển báo giao thông. - Bảng thống kê số liệu về tình hình TNGT. - Tranh ảnh Học sinh: - Sách GDCD 6, vở ghi chép, Vở bài tập III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức: - Hát tập thể 2. Kiểm tra bài cũ: Hỏi Đáp Điểm 1. Em hãy trình bày mối quan hệ giữa công dân và Nhà nước ? 2. Nêu trách nhiệm của người HS, người CD đối với đất nước? 3. Em hãy kể 1 chuyện về tấm gương sáng trong học tập, thể thao hoặc bảo vệ Tổ quốc mà em biết. 1. Mối quan hệ giữa công dân và nhà nước + CDVN có quyền và nghĩa vụ đối với nhà nước CHXHCNVN. + Nhà nước CHXHCNVN bảo vệ và đảm bảo việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo qui định của pháp luật. 2. Trách nhiệm của người HS - Phải cố gắng học tập để nâng cao kiến thức, rèn luyện phẩm chất đạo đức để trở thành người CD có ích cho đất nước. 3. Hs kể được một câu chuyện có nội dung phù hợp, hay, thực tế 2 2 3 3 3.Bài mới a. Giới thiệu bài: - GV: Như các em đã biết, GT-VT là huyết mạch của nền kinh tế quốc dân, là điều kiện quan trọng để nâng cao cuộc sống của mọi người . GT có quan hệ chặt chẽ đến mọi mặt của đời sống xã hội. Vậy có những loại đường GT nào? - HS: Trả lời ( Giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không) - GV: Có rất nhiều loại đường GT. Trong bài hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về một loại hình đường giao thông phổ biến nhất, đó là giao thông đường bộ b. Các hoạt động chủ yếu: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG 1: HDHS tìm hiểu tình hình TNGT hiện nay - Treo lên bảng Bảng thống kê tình hình TNGT qua 1 số năm từ năm 1990 đến năm 2001 ? Qua số liệu trên, em có nhận xét gì về tình hình TNGT, mức độ thiệt hại về người do tai nạn gây ra? * Chốt lại: Như vậy TNGT ngày càng gia tăng, nhiều vụ nghiêm trọng đã xảy ra, trở thành mối quan tâm lo lắng của từng gia đình, của toàn xã hội. - Tiếp tục cho HS quan sát tranh ảnh về các vụ TNGT: Hỏi: 1. Em có suy nghĩ gì khi xem các hình ảnh đó? 2. TNGT đã để lại hậu quả gì? * Chốt lại: Hậu quả của TNGT rất là lớn. UBATGT của tổ chức y tế thế giới đã cảnh báo: Hiện nay, TNGT là nguyên nhân thứ 9 gây tử vong cho nhân loại trên toàn thế giới. Trong 20 năm tới sẽ trở thành nguyên nhân thứ 3 (Báo An ninh thủ đô số 856 ngày 31-5-2002). Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tai nạn giao thông, các em tiếp tục tìm hiểu. -Quan sát bảng thống kê - Nhận xét: Tai nạn GT ngày càng gia tăng, mức độ thiệt hại vê người rất nghiêm trọng - Hs quan sát - Trả lời: 1. Lo lắng về các vụ TNGT ngày càng gia tăng. Sợ TNGT, có người mất đi cuộc sống, có người mất sức lao động, để lại di chứng suốt cả cuộc đời. 2. Hậu quả: Thiệt hại về tài sản và tính mạng con người (chết, tàn tật, mất sức lao động) - Nghe, cảm nhận I. Thông tin, sự kiện 1. Tình hình tai nạn giao thông Tai nạn GT ngày càng gia tăng, mức độ thiệt hại vê người rất nghiêm trọng => Thiệt hại về tài sản và tính mạng con người (chết, tàn tật, mất sức lao động) HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến TNGT _Gọi hs đọc tiếp phần thông tin trong SGk/37 - Cho HS quan sát hình ảnh Hỏi: Theo em nguyên nhân nào dẫn đến TNGT? Hỏi: Trong số những nguyên trên, nguyên nhân nào là phổ biến? Hỏi: Chúng ta cần có những biện pháp nào để tránh TNGT, đảm bảo an toàn khi đi đường? *Thảo luận: Hệ thống báo hiệu giao thông gồm những gì? *Liên hệ thực tế- GD: Ở địa phương chúng ta, do đặc thù miền núi, nên đường xá còn hẹp, hệ thống báo hiệu giao thông còn hạn chếvì thế tai nạn GTĐB còn xảy ra nhiều, chủ yếu là do người dân thiếu hiểu biết => Là hs cần phải có ý thức tìm hiểu rõ và nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông. -Hs đọc và cảm nhận -Hs quan sát Nguyên nhân: + Hệ thống đường bộ chưa đáp ứng được yêu cầu đi lại của nhân dân. + Phương tiện cơ giới và thô sơ tăng nhanh. + Dân số tăng nhanh. + Người tham gia GT thiếu hiểu biết về luật GTĐB, chưa tự giác chấp hành luật lệ GT. * Nguyên nhân phổ biến là: Người tham gia GT thiếu hiểu biết về luật GTĐB, chưa tự giác chấp hành luật lệ GT. *Biện pháp: Nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ GT, đặc biệt là hệ thống báo hiệu GT. - Hs thảo luận và phát biểu, lớp nhận xét, bổ sung: => Gồm: Hiệu lệnh của người điều khiển GT, tín hiệu đèn, biển báo, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, hàng rào chắn 2. Nguyên nhân + Hệ thống đường bộ chưa đáp ứng được yêu cầu đi lại của nhân dân. + Phương tiện cơ giới và thô sơ tăng nhanh. + Dân số tăng nhanh. + Người tham gia GT thiếu hiểu biết về luật GTĐB, chưa tự giác chấp hành luật lệ GT=> nguyên nhân chủ yếu II. Nội dung bài học 1. Biện pháp nào để tránh TNGT, đảm bảo an toàn khi đi đường - Tuyệt đối chấp hành luật lệ GT, đặc biệt là hệ thống báo hiệu GT gồm: : Hiệu lệnh của người điều khiển GT, tín hiệu đèn, biển báo, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, hàng rào chắn HOẠT ĐỘNG 3: HDHS tìm hiểu hệ thống biển báo hiệu GT. - Cho HS quan sát tranh + Giải thích hiệu lệnh của người điều khiển giao thông: chiến sĩ CSGT có dùng tay, gậy chỉ đường, còi để điều khiển - Tiếp tục cho HS quan sát tranh cột đèn tín hiệu ? Hỏi: Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của từng loại đèn tín hiệu? - Giới thiệu tín hiệu đèn GT: + Đèn đỏ: Các phương tiện tham gia GT phải dừng lại trước vạch cấm. + Đèn vàng: Các phương tiện tham gia GT đã vượt qua vạch cấm, chuẩn bị được đi tiếp + Đèn xanh: Được đi *GV tổ chức cho hs trò chơi thi đua: -Treo bảng hệ thống, có ghi sẵn phần phân loại 4 loại biển báo thông dụng và ý nghĩa cụ thể của từng biển báo -Chia lớp thành 4 nhóm -Phát cho mỗi nhóm 4 biển báo bất kì, cho hs thảo luận (3 phút). Nêu yêu cầu: Gắn các biển báo vào đúng loại và ý nghĩa cụ thể từng biển báo - Cho hs các nhóm thi đua thực hiện -Cho hs các nhóm nhận xét, sửa chữa - Gv nhận xét, sửa chữa, giải thích rõ hơn về ý nghĩa của các biển báo - Nhận xét, tuyên dương nhóm thực hiện tốt 1. Khi nhìn vào hệ thống biển báo này, điều gì giúp em nhận biết từng loại biển báo? 2. Em hãy mô tả và nêu ý nghĩa từng loại biển báo? - Giới thiệu thêm: + Biển báo cấm - Gồm có 35 kiểu: từ 101-135 + Biển báo nguy hiểm - Gồm có 39 kiểu: từ 201-239 + Biển báo hiệu lệnh - Gồm có 7 kiểu: từ 301-307 + Biển chỉ dẫn - Gồm có 44 kiểu: từ 401-444 + Biển phụ: Có dạng hình chữ nhật hoặc hình vuông để thuyết minh bổ sung các loại biển báo cấm, nguy hiểm, hiệu lệnh và chỉ dẫn. Gồm có 9 kiểu: từ 501-509. * Ở trước cổng trường em có những biển báo nào? Ý nghĩa của các biển báo đó là gì? => Liên hệ-GD: Ở trước cổng trường có rất nhiều biển báo, tuy nhiên tình hình hs vi phạm luật GT xảy ra nhiều Vì thế, hs cần hiểu rõ quy định và chỉ dẫn của biển báo GT đồng thời có ý thức thực hiện tốt, tránh xảy ra tai nạn GT -Hs quan sát tranh -Nghe, ghi nhận -Hs quan sát tranh -Hs trình bày theo hiểu biết: +Đèn đỏ: dừng lại +Đèn vàng: Chuẩn bị +Đèn xanh: được phép đi -Nghe, ghi nhận -Hs theo dõi -Hs quan sát -Chia nhóm, cử nhóm trưởng -Nhận biển báo và tiến hành thảo luận -Các nhóm thi đua thực hiện -Hs nhận xét, bổ sung -HS nghe, ghi nhận -Nghe, cảm nhận - Hs: Hình dạng, màu sắc, hình vẽ -Hs thực hiện cá nhân, lần lượt từng em nhìn vào bảng hệ thống và mô tả: + Biển báo cấm: Hình tròn, nền màu trắng có viền đỏ, hình vẽ màu đen, thể hiện điều cấm + Biển báo nguy hiểm: HÌnh tam giác, nền màu vàng có viền đỏ, hình vẽ màu đen nhằm báo trước các tính chất nguy hiểmtrên đường để người tham gia GT có biện pháp ngăn ngừa, xử trí. + Biển báo hiệu lệnh: Hình tròn, nền màu xanh lam, hình vẽ màu trắng nhằm báo hiệu điều lệnh phải thi hành + Biển chỉ dẫn: Có dạng hình chữ nhật hoặc hình vuông (trừ biển số 415), nền màu xanh lam, để chỉ dẫn các hướng đi hoặc các điều cần biết. -Hs liên hệ, kể ra và nêu ý nghĩa -Hs nghe 2. Các loại biển báo thông dụng: + Biển báo cấm: Hình tròn, nền màu trắng có viền đỏ, hình vẽ màu đen, thể hiện điều cấm + Biển báo nguy hiểm: HÌnh tam giác, nền màu vàng có viền đỏ, hình vẽ màu đen nhằm báo trước các tính chất nguy hiểmtrên đường để người tham gia GT có biện pháp ngăn ngừa, xử trí. + Biển báo hiệu lệnh: Hình tròn, nền màu xanh lam, hình vẽ màu trắng nhằm báo hiệu điều lệnh phải thi hành + Biển chỉ dẫn: Có dạng hình chữ nhật hoặc hình vuông (trừ biển số 415), nền màu xanh lam, để chỉ dẫn các hướng đi hoặc các điều cần biết. 4. Củng cố: - Tình hình tai nạn giao thông hiện nay như thế nào? Hậu quả? - Để đảm bảo an toàn khi đi đường, ta phải làm gì? - Hãy mô tả các loại biển báo thông dụng - Cho hs quan sát, nhận biết một số biển báo thông dụng 5. Dặn dò: - Học kĩ nội dung đã tìm hiểu - Liên hệ tình hình tai nạn giao thông hiện nay trên cả nước nói chung và địa phương em nói riêng - Tìm hiểu một số quy định về đi đường - Sưu tầm tranh ảnh về tai nạn giao thông IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Tài liệu đính kèm: