Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Hiểu các quyền cơ bản của trẻ em theo công ước của Liên Hợp Quốc.
2. Kĩ năng:
- Phân biệt được những việc làm vi phạm quyền trẻ em và việc làm tôn trọng quyền trẻ em.
- Học sinh thực hiện tốt quyền và bổn phận của mình; tham gia ngăn ngừa, phát hiện những hành vi vi phạm quyền trẻ em.
3. Thái độ:
- Học sinh tự hào là tương lai của dân tộc, của đất nước.
- Biết ơn những người chăm sóc, dạy dỗ, đem lại cuộc sống hạnh phúc cho mình.
II. Kĩ năng sống cơ bản được giáo dục:
- Trình bày suy nghĩ,
Ngày soạn: 3/1/2011 Ngày giảng: 6/1/2011 Tiết 19 Bài 12 : công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em I.Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Hiểu các quyền cơ bản của trẻ em theo công ước của Liên Hợp Quốc. 2. Kĩ năng: Phân biệt được những việc làm vi phạm quyền trẻ em và việc làm tôn trọng quyền trẻ em. Học sinh thực hiện tốt quyền và bổn phận của mình; tham gia ngăn ngừa, phát hiện những hành vi vi phạm quyền trẻ em. 3. Thái độ: Học sinh tự hào là tương lai của dân tộc, của đất nước. Biết ơn những người chăm sóc, dạy dỗ, đem lại cuộc sống hạnh phúc cho mình. II. Kĩ năng sống cơ bản được giáo dục: - Trình bày suy nghĩ, - Nêu và giải quyết vấn đề III. Phương pháp - KTDH Thảo luận nhóm, giải quyết tình huống, đàm thoại. IV. Phương tiện dạy học: Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em, tranh trong bộ tranh GDCD 6, phiếu học tập... V. Tiến trình dạy học: 1. Khám phá: theo em trẻ em có nhưng quyền gì? 2. Kết nối Hoạt động 1: Giới thiệu bài. (1 /) Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Hoạt động 2: phân tích truyện đọc. HS: Đọc truyện “Tết ở làng trẻ em SOS Hà Nội” GV: - Tết ở làng trẻ em SOS Hà Nội diễn ra như thế nào? - Em có nhận xét gì về cuộc sống của trẻ em ở làng SOS Hà Nội? HS: Trả lời.... Hoạt động 3: Giới thiệu khái quát về công ước. GV: Giới thiệu điều 20 Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em. Bằng cách chiếu lên màn hình. HS: Ghi chép.... GV: Giải thích: - Công ước Liên hợp quốc... là luật quốc tế về quền trẻ em. - Việt Nam là nước đầu tiên ở châu á và thứ hai thế giới tham gia Công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em, đồng thời ban hành luật về đảm bảo việc thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam. Hoạt động 4: Xây dựng nội dung bài học: GV: Đặt câu hỏi để dẫn dắt học sinh trả lời nội dung bài học: Hoạt động 5: Củng cố - Yêu cầu học sinh nêu khái quát Công ước .... - Mục đích của việc ban hành Công ước .... Hoạt động 6: Dặn dò - Học sinh về nhà làm bài tập. 1. Tìm hiểu truyện đọc - Gợi ý: Trẻ em mồ côi trong làng trẻ SOS Hà Nội sống hạnh phúc. - Năm 1989 Công ước Liên Hợp quốc về quyền trẻ em ra đời. - Năm 1991 Việt Nam ban hành Luật bảo vệ , chăm sóc và giáo dục trẻ em. 2. Nội dung bài học a. Nhóm quyền sống còn: Là những quyền được sống và được đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại, như dược nuôi dưỡng, được chăm sóc sức khoẻ... b. Nhóm quyền bảo vệ: Là những quyền nhằm bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức phân bịêt đối xử, bị bỏ rơi, bị bóc lột và xâm hại. c. Nhóm quyền phát triển: Là những quyền được đáp ứng các nhu cầu cho sự phát triển một cách toàn diện như: được học tập, vui chơi giải trí, được tham gia hoạt động văn hoá, nghệ thuật... d. Nhóm quyền tham gia: Là những quyền được tham gia vào những công việc có ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ em, như được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình. Ngày soạn: 10/1/2011 Ngày giảng: 13/1/2011 Tiết 20 Bài 12 : công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em(tiếp) I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Hiểu các quyền cơ bản của trẻ em theo công ước của Liên Hợp Quốc. 2. Kĩ năng: Phân biệt được những việc làm vi phạm quyền trẻ em và việc làm tôn trọng quyền trẻ em. Học sinh thực hiện tốt quyền và bổn phận của mình; tham gia ngăn ngừa, phát hiện những hành vi vi phạm quyền trẻ em. 3. Thái độ: Học sinh tự hào là tương lai của dân tộc, của đất nước. Biết ơn những người chăm sóc, dạy dỗ, đem lại cuộc sống hạnh phúc cho mình. II. Kĩ năng sống cơ bản được giáo dục: - Trình bày suy nghĩ. - Nêu và giải quyết vấn đề - Xác định giá trị của công ước đối với trẻ em. III. Phương pháp - KTDH Thảo luận nhóm, động não, Giải quyết tình huống, đàm thoại. IV. Phương tiện dạy học: Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em, tranh trong bộ tranh GDCD 6, phiếu học tập... V. Tiến trình dạy học: 1. Khám phá: Nêu nhóm quyền sống còn và quyền bảo vệ đối với trẻ em quy định ở Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em? 2. Kết nối Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Hoạt động 1: Thảo luận tìm ra những việc làm vi phạm Công ước) GV: Cho học sinh thảo luận nhóm tình huống mà GV đã chuẩn bị sẳn. Tình huống: Trên một bài báo có đoạn tin vắn sau: “Bà A ở Nam Định vì ghen tuông với người vợ trước của chồng đã liên tục hành hạ, đánh đập, làm nhục con riêng của chồng và không cho đi học. Thấy vậy Hội Phụ nữ địa phương đã đến can thiệp nhiều lần nhưng bà A vẫn không thay đổi nên đã lập hồ sơ đưa bà A ra kiểm điểm và kí cam kết chấm dứt hiện tượng này”. Câu hỏi: 1). Hãy nhận xét hành vi ứng xử của bà A trong tình huống? Em sẽ làm gì nếu chứng kiến tình huống đó? 2). Việc làm của Hội Phụ nữ địa phương có gì đáng quý? Qua đó em thấy trách nhiệm của Nhà nước đối với Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em như thế nào? Hoạt động 2: Thảo luận về trách nhiệm của mỗi công dân. GV: Vận dung bài tập d, đ để giúp học sinh rút ra nội dung bài học. - Điều gì sẽ xảy ra nếu như Quyuền trẻ em không được thực hiện? - Là trẻ em, chúng ta cần phải làm gì để thực hiện và đảm bảo quyền của mình? HS: Trả lời.... Hoạt động 3: Luyện tập GV: Có thể tổ chức lớp thảo luận giải quyết bài tập a. HS: Làm bài tập theo nhóm trên giấy Rôki, sau đó gián trên bẩng các nhóm khác chú ý bổ sung những thiếu sót nếu có. Hoạt động 5: Củng cố - Yêu cầu học sinh trả lời nội dung: Công dân vi phạm quyền trẻ em? Trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em... Hoạt động 6: Dặn dò - Xem trước bài 13. - Bà A vi phạm quyền trẻ em: Giới thiệu điều 24, 28, 37 Công ước.. - Cần lên án, can thiệp kịp thời những hành vi vi phạm Quyền trẻ em. - Nhà nước rất quan tâm, đảm bảo Quyền trẻ em. - Nhà nước trừng phạt nghiêm khắc những hành vi xâm phạm quyền trẻ em. -Mỗi chúng ta cần biết bảo vệ quyền của mình và tôn trọng quyền của người khác ; phải thực hiện tốt bổn phận và nghĩa vụ của mình. 3. luyện tập Bài a. - Việc làm thực hiện quyền trẻ em: + Tổ chức việc làmcho trẻ em có khó khăn. + Dạy học ở lớp học tình thương cho trẻ em. + Dạy nghề miễn phí cho trẻ em có khó khăn. + Tổ chức tiêm phòng dịch cho trẻ em. + Tổ chức trại hè cho trẻ em. - Việc làm vi phạm quyền trẻ em: (Các ý còn lại) Ngày soạn: 17/1/2011 Ngày giảng: 21/1/2011 Tiết 21 Bài 13: Công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam I.Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Hiểu được công dân là người dân của một nước, mang quốc tịch của nước đó. Công dân Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam. 2. Kĩ năng: Biết phân biệt được công dân nước cộng hoà xã hội chue nghĩa Việt Nam với công dân nước khác. Biết cố gắng học tập, nâng cao kiến thức, rèn luyện phẩm chất đạo đức để trở thành người công dân có ích cho đất nước. Thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. 3. Thái độ: Tự hào là công dân nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam. Mong muốn đựoc góp phần xây dựng nhà nước và xã hội. II. Kĩ năng sống cơ bản được giáo dục: - Trình bày suy nghĩ, - Nêu và giải quyết vấn đề - Tư duy sáng tạo. III. Phương pháp - KTDH Thảo luận nhóm, giải quyết tình huống, đàm thoại. IV. Phương tiện dạy học: Hiến pháp năm 1992 (Chương V- Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân). Luật bảo vệc chăm sóc giáo dục trẻ em, câu chuyện về danh nhân văn hoá. V. Tiến trình dạy học: 1. Khám phá: - Hãy nêu các nhóm quyền cơ bản của trẻ em mà em biết? - Theo em nhưng ai có thể được coi là công dân nước CHXHCN Việt Nam 2. Kết nối Giới thiệu bài. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Hoạt động 1: Thảo luận nhận biết công dân Việt Nam là những ai. GV: Cho học sinh đọc tình huống trong SGK. Theo em bạn A-li-a nói như vậy có đúng không? Vì sao? HS: Trả lời:... Hoạt động 2: Tìm hiểu căn cứ để xác định công dân. GV: Phát phiếu học tập cho học sinh: 1. Mọi ngưòi dân sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam có quyền có quốc tịch Việt Nam. 2. Đối với công dân là người nước ngoài và người không có quốc tịch: + Phải từ 18 tuổi trở lên, biết tiếng Việt và có ít nhất 5 năm cư trú tại Việt Nam, tự nguyện tuân theo pháp luật Việt Nam. + Là người có công lao góp phần xây dựng bảo vệ tổ quốc Việt Nam. + Là vợ, chồng, con, bố, mẹ, (kể cả con nuôi, bố mẹ nuôi) của công dân Việt Nam. 3. Đối với trẻ em: + Trẻ em có cha mẹ là người Việt Nam. + Trẻ em sinh ra ở Việt Nam và xin thường trú tại Việt Nam. + Trẻ em có cha (mẹ) là người Việt Nam. + Trẻ em tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam nhưng không rõ cha mẹ là ai. GV: Hướng dẫn học sinh thảo luận. HS: Thảo luận ; phát biểu ý kiến Các nhóm khác bổ sung GV: Kết luận: Hoạt động 5: Củng cố - Yêu cầu học sinh trả lời nội dung của bài học Hoạt động 6: Dặn dò: - HS về nhà xem phần con lại của nội dung bài học 1. Tình huống. a. A-li-a là công dân Việt Nam vì có bố là người Việt Nam (nếu bố chọn quốc tịch Việt Nam cho A-li-a) b. Các trường hợp sau đều là công dân Việt Nam. - Trẻ em khi sinh ra có cả bố và mẹ là công dân Việt Nam. - Trẻ em khi sinh ra có bố là người Việt Nam, mẹ là người nước ngoài. - Trẻ em khi sinh ra có mẹ là người Việt Nam, bố là người nước ngoài. - Trẻ em bị bỏ rơi ở Việt Nam không rõ bố mẹ là ai. Kết luận: - Công dân là người dân của một nước. - Quốc tịch là căn cứ xác định công dân của một nước. - Công dân nước cộng hoà xã hội chủ Nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam. Mọi người dân ở nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều có quyền có quốc tịch. - Mọi công dân thuộc các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam đều có quốc tịch Việt Nam. Ngày soạn: 13/2/2011 Ngày giảng: 17/2/2011 Tiết 22 Bài 13: Công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam (tiếp) I.Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Hiểu được công dân là người dân của một nước, mang quốc tịch của nước đó. Công dân Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam. 2. Kĩ năng: Biết phân biệt được công dân nước cộng hoà xã hội chue nghĩa Việt Nam với công dân nước khác. Biết cố gắng học tập, nâng cao kiến thức, rèn luyện phẩm chất đạo đức để trở thành người công dân có ích cho đất nước. Thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. 3. Thái độ: Tự hào là công dân nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam. Mong muốn đựoc góp phần xây dựng nhà nước và xã hội. II. Kĩ năng sống cơ bản được giáo dục: - Nêu và giải quyết vấn đề - Tư duy sáng tạo. - Giải quyết mâu thẫn - Tìm kiếm và sử lý thông tin III. Phương pháp - KTDH Thảo luận nhóm, giải quyết tình huống, đàm thoại. IV. Phương tiện dạy học: Hiến pháp năm 1992 (Chương V- Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân). Luật bảo vệc chăm sóc giáo dục trẻ em, câu chuyện về danh nh ... t có ý nghĩa gì. ? Hệ thống đèn tín hiệu có ý nghĩa gì. ? Hệ thống biển báo gồm mấy nhóm? Là những nhóm nào. Hoạt động 3: Củng cố: Giáo viên giới thiệu cho học sinh nắm được hình dáng, màu sắc, ý nghĩa của các nhóm biển báo trên. Giáo viên nhận xét giờ học. Hệ thống nội dung bài học. Hoạt động 4: Dặn dò Tìm hiểu thêm về luật an toàn giao thông đường bộ. 1. Hệ thống giao thông Việt Nam: - Đường bộ. - Đường sắt. - Đường thuỷ. - Đường không. - Đường ống (hầm ngầm) 2. Những quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ: a. Quy tắc chung: - Đi bên phải mình. - Đi đúng phần đường quy định. - Chấp hành đúng hệ thống báo hiệu đường bộ. - Nghiêm chỉnh chấp hành sự điều khiển của cảnh sát giao thông. b. Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm: Hiệu lệnh người điều khiển, tín hiệu đèn giao thông, biển báo, vạch kẻ đường, cọc tiêu , rào chắn - Hiệu lệnh của cảnh sát có ý nghĩa điều khiển, chỉ huy người tham gia giao thông sao cho giao thông được đảm bảo thông suốt. VD: Khi người cảnh sát giơ tay thẳng đứng ( tất cả mọi người phải dừng lại ) - Đèn tín hiệu: + Đèn xanh: Được đi. + Đèn đỏ: Dừng lại trước vạch. + Đèn vàng: Báo hiệu sự thay đổi tín hiệu mọi người phải dừng trước vạch. + Đèn vàng nhấp nháy: Được đi nhưng cần chú ý. - Hệ thống biển báo: Gồm 5 nhóm. + Biển báo cấm. + Biển báo nguy hiểm. + Biển hiệu lệnh. + Biển chỉ dẫn. + Biển phụ. TUẦN 33 - tiết 33 THỰC HÀNH, ngoại khoá tìm hiểu luật an toàn giao thông (TIẾP) I. Mục tiờu bài học: 1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được một số quy định của luật an toàn giao thông đường bộ. 2. Kỹ năng: Học sinh có ý thức bảo vệ các công trình giao thông và thực hiện tốt ATGTĐB. 3. Thỏi độ: Giáo dục học sinh có ý thức sống, học tập, lao động theo pháp luật. II. Phương phỏp: Nêu vấn đề, thảo luận, đàm thoại, vấn đáp, giải thích. III. Tài liệu và phương tiện: Giáo án, tài liệu về an toàn giao thông. IV. Cỏc hoạt động dạy học: 1. ổn định tổ chức. 2.Kiểm tra bài cũ: Không. 3. Bài mới: Thực hiện trật tự an toàn giao thông ( bài 2 ) Hoạt động của giỏo viờn và học sinh Nội dung bài học - Học sinh đọc tình huống 1.1 ? Hùng vi phạm những quy định nào về an toàn giao thông. ? Em của Hùng có vi phạm gì không? vì sao. - Học sinh đọc tình huống 1.2. ? Tuấn nói có đúng không? Vì sao. ? Việc lấy đá ở đường tàu sẽ gây nguy hiểm như thế nào. ? Nêu nội dung các bức ảnh 1, 2, 3, 4. ? Hãy nhận xét những hành vi đó. ? Quy tắc chung về đi đường. ? Những quy định dành cho người đi xe mô tô, gắn máy. Hoạt động của giỏo viờn và học sinh I. Tình huống, tư liệu: 1. Tình huống: - Sử dụng ô khi đi xe gắn máy. - Có: Người ngồi trên xe mô tô không được sử dụng ô vì sẽ gây cản trở tầm nhìn của người điều khiển phương tiện giao thông- có thể gây tai nạn giao thông. - Không đúng: Vì đó là hành vi phá hoại công trình giao thông đường sắt. - Đá ở đường tàu là để bảo vệ cho đường ray được chắc chắn- Đảm bảo cho tàu chạy an toàn. hành vi lấy đá ở đường tàu có thể làm cho tàu gặp nguy hiểm khi đường ray không chắc chắn. 2. Quan sát ảnh: - Đi xe bằng một bánh. - Dùng chân đẩy xe đằng trước. - Vừa điều khiển xe vừa nghe điện thoại. - Vác sắt qua đường tàu. + Đó là những hành vi gây mất trật tự an toàn giao thông có thể gây tai nạn GT. II. Nội dung bài học: 1. Quy tắc chung về giao thôngĐB: - Đi bên phải mình. - Đi đúng phần đường quy định. - Chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ. 2. Một số quy định cụ thể: - Người ngồi trên xe mô tô, gắn máy không mang vác vật cồng kềnh, không sử dụng ô, không bám, kéo, đẩy phương tiện khác không đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái. - Bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, gắn máy. Nội dung bài học ? Những quy định đối với người đi xe đạp. ? Những quy định đối với người điêù khiển xe thô sơ. ? Pháp luật quy định như thế nào về an toàn đường sắt. - Hướng dẫn học sinh giải bài tập 2, 3. - người đi xe mô tô, gắn máy chỉ được trở tối đa một người lớn và một trẻ em dưới 7 tuổi không sử dụng ô, ĐTDĐ, không đi trên hè phố vườn hoa, công viên. - Người ngồi trên xe đạp không mang vác vật cồng kềnh, không sử dụng ô, không bám, kéo đẩy các phương tiện khác, không đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái. - Người điều khiển xe thô sơ phải cho xe đi hàng một và đúng phần đường quy định. Hàng hoá xếp trên xe phải đảm bảo an toàn không gây cản trở giao thông. 3. Một số quy định cụ thể về ATĐS : - Khi đi trên đoạn đường bộ có giao cắt đường sắt ta phải chú ý quan sát ở hai phía. Nếu có phương tiện đường sắt đi tới phải kịp thời dừng lại cách rào chắn hoặc đường ray một khoảng cách an toàn. - Không đặt vật chướng ngại trên đường sắt, trồng cây, đặt các vật cản trở tầm nhìn của người đi đường ở khu vực gần đường sắt, không khai thác đá cát, sỏi trên ĐS . III. Bài tập: - Bài tập 2: Chấp hành theo sự điều khiển của người điều khiển GT. Vì người điều khiển trực tiếp sẽ phù hợp với tình hình thực tế lúc đó. - Bài tập 3: + Đồng ý: b, đ, h. + Không đồng ý: a, c, d, e, g, I, k, l. 4. Củng cố: Giáo viên hệ thống nội dung bài học. V. Hướng dẫn hoạt động nối tiếp: Tìm hiểu tiếp luật GTĐB. TUẦN 34 - Tiết 34 ôn tập HỌC KỲ II I. Mục tiờu bài học: 1. Kiến thức: Giúp học sinh hệ thống hoá kiến thức đã học ở học kỳ II để chuẩn bị cho kiểm tra học kỳ II. 2. Kỹ năng: Rèn cho học sinh kỹ năng học bài logic, nhớ lâu, áp dụng kiến thức vào cuộc sống thực tế. 3. Thỏi độ: Giáo dục tư tưởng yêu thích môn học. II. Phương phỏp: Vấn đáp, thảo luận, liệt kê, hệ thống. III. Tài liệu và phương tiện: Giáo án, câu hỏi ôn tập. IV. Cỏc hoạt động dạy học: 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong giờ. 3. Bài mới: Hoạt động của giỏo viờn và học sinh Nội dung bài học ? Nêu nội dung các nhóm quyền trẻ em. ? Công dân là gì. ? Dựa vào đâu để xác định công dân của mỗi nước. ? Những ai là công dân Việt Nam. ? Họ có quyền và nghĩa vụ gì. ? Những quy định của pháp luật dành cho người đi bộ. ? Những quy định của pháp luật dành cho người đi xe đạp. ? Trẻ em có được sử dụng xe gắn máy không. ? Pháp luật quy định như thế nào về quyền BKXP về thân thể, tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân. 1. Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em. - Nội dung: gồm 4 nhóm quyền. + Nhóm quyền sống còn. + Nhóm quyền bảo vệ. + Nhóm quyền phát triển. + Nhóm quyền tham gia. 2. Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Công dân là dân của một nước. Dựa vào quốc tịch để xác định công dân của mỗi nước. - Công dân nước CHXHCNVN là người có quốc tịch Việt Nam. - Công dân Việt Nam có quyền và nghĩa vụ đối với nhà nước CHXHCNVN, được nhà nước bảo vệ và bảo đảm việc thực hiênh quyền và nghĩa vụ theo quy dịnh của pháp luật. 3. Những quy định khi đi đường: - Người đi bộ: Đi trên hè phố, lề đường ( đI sát mép đường ) Tuân thủ đúng đèn tín hiệu, vạch kẻ đường. - Người đi xe đạp: + Không dàn hàng ngang, lạng lách, đánh võng, không đi vào phần đường dành cho người đi bộ hoặc phương tiện khác, không kéo, đẩy, không mang vác, chở cồng kềnh, không buông cả hai tay, không đi bằng một bánh. + Trẻ dưới 16 tuổi không lái xe gắn máy, đủ 16 đến dưới 18 tuổi được lái xe có dung tích xi lanh dưới 50 cm3. 4. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể , tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân là gì? - Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể , không ai được xâm phạm tới thân thể người khác. Việc bắt giữ người phảI theo đúng pháp luật. - Công dân được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm. Có nghĩa là mọi người phải tôn trọng tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của người khác. Mọi việc làm xâm hại đến tính mạng, sức khoẻ, thân thể, danh dự, nhân phẩm của người khác đều bị pháp luật trừng trị nghiêm khắc. 4. Củng cố: Giáo viên hệ thống nội dung cần ôn tập. Nhận xét giờ học. V. Hướng dẫn hoạt động nối tiếp: Ôn tập chuẩn bị kiểm tra học kỳ II. Ngày soạn: Tuần: Tiết 35 Kiểm tra học kỳ II I. Mục tiêu bài giảng: - kiểm tra , đánh giá sự nhận thức của học sinh qua những bài học ở học kỳ II. - Rèn kỹ năng hệ thống hoá kiến thức khoa học, logic, trình bày bài kiểm tra ngắn gọn, đễ hiểu. - Giáo dục học sinh tính trung thực khi làm bài. II. Phương tiện thực hiện: - Thầy: Giáo án, câu hỏi, đáp án. - Trò: Ôn bài, giấy kiểm tra. III. Cách thức tiến hành: Kiểm tra viêt. IV. Tiến trình kiểm tra: 1. ổn định tổ chức: 6A: 6B: 6C: 2. KIểm tra bài cũ: Không. 3. Kiểm tra viết: A. Đề bài: I. Phần trắc nghiệm: Câu1: Hãy đánh dấu + vào trước hành vi em cho là đúng, khi tham gia giao thông. Đi xe đạp chở ba. Đi đúng phần đường quy định. Lạng lách, đánh võng, đi xe bằng một bánh. Đi bộ dưới lòng đường. Câu 2: Theo em những biểu hiện trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập sau đây hành vi nào là sai ( Điền S vào trước biểu hiện mà em chọn ). Chỉ chăm chú học tập, ngoài ra không làm việc gì. Ngoài giờ học ở trường còn tự học và giúp đỡ gia đình. Ngoài giờ học còn tham gia hoạt động tập thể, vui chơi giải trí, Hoạt động thể dục, thể thao. Lên kế hoạch học từng tuần cụ thể để thực hiện. Câu 3: Theo em trong những trường hợp sau, trường hợp nào là công dân Việt Nam ( Đánh dấu + vào trước đáp án mà em chọn ). Người Việt Nam định cư và nhập quốc tịch nước ngoài. Người nước ngoài công tác có thời hạn tại Việt Nam. Người Việt Nam phạm tội bị phạt tù giam. Người Việt Nam dưới 18 tuổi. II. Phần tự luận: Câu 1: Nêu nội dung các nhóm quyền trẻ em? Công ước này thể hiện điều gì? Câu 2: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân là gì? Trách nhiệm của công dân trong vấn đề này? B. Đáp án và hướng dẫn chấm: I.Phần trắc nghiệm: Câu 1: 1 điểm. - Mỗi lựa chọn đúng được 1 điểm. - Đáp án đúng: 2 Câu 2: 1 điểm. - Mỗi lựa chọn đúng được 1 điểm. - Đáp án đúng: 1 Câu 3: 1 điểm. - Mỗi lựa chọn đúng được 1 điểm. - Đáp án đúng: 4 II. Phần tự luận: Câu 1: 3.5 điểm. - Nội dung các nhóm quyền gồm 4 nhóm. + Nhóm quyền sống còn. + Nhóm quyền bảo vệ + Nhóm quyền phát triển... + Nhóm quyền tham gia Câu 2: 3.5 điểm. - Đây là quyền quan trọng nhất, đáng quý nhất. - Công dân có quyền BKXP về thân thể - Công dân được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm. Mọi việc xâm hại đến người khác đều bị trừng phạt nghiêm khắc. 4. Củng cố: - Giáo viên thu bài kiểm tra. - Nhận xét giờ kiểm tra. 5. Hướng dẫn về nhà: - Tìm hiểu luật an toàn giao thông.
Tài liệu đính kèm: