Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tiết 1 - Bài 1: Tự chăm sóc rèn luyện thân thể (tiết 37)

Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tiết 1 - Bài 1: Tự chăm sóc rèn luyện thân thể (tiết 37)

1. Kiến thức.

- Giúp học sinh hiểu biết những biểu hiện của việc tự chăm sóc rèn luyện thân thể

- Môi trường trong sạch ảnh hưởng tốt đến sức khỏe của con người.

- Ý nghĩa của việc tự chăm sóc rèn luyện thân thể

2. Kĩ năng.

- Biết tự chăm sóc sức khoẻ.

- Biết vận động mọi người cùng hưởng ứng tham gia phong trào thể dục thể thao.

3. Thái độ.

- Có thái độ thường xuyên rèn luyện thân thể, giữ gìn và chăm sóc sức khoẻ bản thân

II. Chuẩn bị

1. GV: SGK, SGV, tranh ảnh

 

doc 45 trang Người đăng levilevi Lượt xem 934Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tiết 1 - Bài 1: Tự chăm sóc rèn luyện thân thể (tiết 37)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 17/8/2010
Ngày giảng: 6A
	6B
Tiết 1 - Bài 1. 
Tự chăm sóc rèn luyện thân thể
I. Mục tiêu
1. Kiến thức.
- Giúp học sinh hiểu biết những biểu hiện của việc tự chăm sóc rèn luyện thân thể
- Môi trường trong sạch ảnh hưởng tốt đến sức khỏe của con người.
- ý nghĩa của việc tự chăm sóc rèn luyện thân thể
2. Kĩ năng.
- Biết tự chăm sóc sức khoẻ.
- Biết vận động mọi người cùng hưởng ứng tham gia phong trào thể dục thể thao.
3. Thái độ.
- Có thái độ thường xuyên rèn luyện thân thể, giữ gìn và chăm sóc sức khoẻ bản thân
II. Chuẩn bị
1. GV: SGK, SGV, tranh ảnh
2. HS: SGK, vở ghi
III. Phương pháp
- Thảo luận nhóm, đàm thoại
IV. Tổ chức dạy học
1. ổn định tổ chức(3’)
2. Kiểm tra đầu giờ.
- Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
HĐ1. Tìm hiểu về vệ sinh rèn luyện thân thể (12’)
Mục tiêu: 
- Giúp học sinh hiểu một số biện pháp vệ sinh rèn luỵen thân thể
Gv:Yêu cầu HS đọc truyện “ Mùa hè kì diệu” 
Hs: Đọc và trả lời câu hỏi:
(?) Điều kì diệu nào đã đến với Minh trong mùa hè vừa qua?
Hs: Trả lời
Gv: Nhận xét
I. Truyện đọc
- Mùa hè Minh được đi tập bơi và biết bơi
- Cao hẳn lên, chân tay rắn chắc
- Minh được sự hướng dẫn của các thầy giáo, nhờ sự kiên trì vượt khó của Minh.
Gv: Chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu Hs thảo luận đưa ra cách rèn luyện thân thể
Hs: Thảo luận, trình bày ra giấy A4
Hs: Cử đại diện lên trình bày trước lớp
Hs: Cả lớp nhận xét bổ xung
Gv: Nhận xét
 -)Sức khoẻ rất quan trọng đối với mỗi con người. Con người có sức khoẻ thì mới có thể tham gia được các hoạt động: học tập, lao động, vui chơi giải trí
HĐ2. Tìm hiểu ý nghĩa và cách rèn luyện thân thể (15’)
Mục tiêu: 
- Vai trò của sức khoẻ đối với đời sống con người
- Môi trường với sức khoẻ con người
Gv: Những biện pháp rèn luyện thân thể có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống?
- Trong cuộc sống nếu không biết cách rèn luyện thân thể thì hậu quả sẽ như thế nào?
- Muốn có sức khoẻ tốt chúng ta phải làm gì?
Hs trả lời.
- Môi trường có ảnh hưởng tới sức khoẻ con người không?
- HS cần phải làm gì để bảo vệ môi trường sống?
II. Bài học
1. ý nghĩa
- Sức khoẻ là vốn quý của mỗi con người. Sức khoẻ tốt giúp cho chúng ta học tập tốt, lao động có hiệu quả cao, cuộc sống lạc quan vui vẻ thoải mái
2. Rèn luyện thân thể như thế nào?
- ăn uống điều độ, đủ chất dinh dưỡng.
- Hàng ngày luyện tập thể dục thể thao.
- Phòng bệnh.
- Khi mắc bệnh phải tích cực chữa trị.
- Môi trường trong sạch có ảnh hưởng tốt tới sức khoẻ con người
=> Mỗi học sinh cần phải biết giữ gìn vệ sinh cá nhân làm trong sạch môi trường sống ở gia đình trường học, khu dân cư.
HĐ3. Luyện tập (10’)
Mục tiêu: 
- Khắc sâu kiến thức và rèn kĩ năng cho học sinh
Gv: Hướng dẫn Hs làm các bài tập trong SGK
Gv: Nếu bị dụ dỗ sử dụng chất ma tuý thì em sẽ làm gì?
III. Bài tập
1. Bài tập a.
ý đúng là: 1, 2, 3, 5
2. Bài tập b.
- Khuyên bạn không nên hút thuốc lá. Vì thuốc lá có hại cho sức khoẻ
4. Củng cố(3’)
- Em hãy cho biết những hoạt động cụ thể ở địa phương em về rèn luyện thân thể?
- Học bài và làm các bài tập.
5. Hướng dẫn học và chuẩn bị bài (2’)
Chuẩn bị bài 2: Siêng năng, kiên trì
Ngày soạn: 23/ 08/2010
Ngày giảng: 6A: 
	6B:
Tiết 2 + 3	Bài 2. siêng năng, kiên trì
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức.
- Hs nắm được thế nào là siêng năng, kiên trì, các biểu hiện của siêng năng, kiên trì
- ý nghĩa của siêng năng, kiên trì
2. Kĩ năng.
- Có khả năng tự rèn luyện đức tính siêng năng, kiên trì
- Kiên trì, bền bỉ trong học tập, lao động
3. Thái độ.
- Quyết tâm rèn luyện tính siêng năng kiên trì trong học tập, lao động và các hoạt động xã hội.
II. Chuẩn bị
1. Gv: SGK, SGV, Tranh ảnh, bảng phụ
2. Hs: SGK, vở ghi
III. Phương pháp
- Thảo luận; nêu gương; 
IV. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- ý nghĩa của sức khoẻ đối với cuộc sống? ( Phần 1 nội dung bài học)
- Các biện pháp rèn luyện thân thể? ( Phần 2 nội dung bài học)
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động
- Em hiểu thế nào về câu tục ngữ “ Có công mài sắt, có ngày nên kim”?
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung cần đạt
HĐ1: Khai thác nội dung truyện đọc
Mục tiêu: 
- Giáo dục học sinh học tập ở Bác đức tính siêng năng kiên trì
Hs: Đọc truyện “Bác Hồ tự học ngoại ngữ”
Gv: Cho Hs trả lời câu hỏi
- Bác Hồ biết mấy thứ tiếng?
- Bác đã gặp khó khăn gì trong học tập?
- Cách học tập của Bác hồ thể hiện đức tính gì?
Gv: Phân tích quá trình tự học của Bác Hồ để Hs có thể hiểu sâu hơn
Gv: Em hãy kể tên những danh nhân mà em biết nhờ có tính siêng năng, kiên trì mà thành công xuất sắc trong sự nghiệp?
Gv: Em hãy kể những tấm gương về các bạn của em có tính siêng năng, kiên trì? Qua đó em có nhận xét gì?
Hs: Liên hệ thực tế 
Gv: Nhận xét.
Gv: Treo tranh bài 2( Thày giáo Nguyễn Ngọc Kí..)
Hs: Quan sát tranh
- Qua tranh em có nhận xét gì?
Hs: Nhận xét
Gv: Nhận xét, KL
I. Truyện đọc
- Bác Hồ của chúng ta đã có lóng quyết tâm và sự kiên trì.
- Đức tính siêng năng, kiên trì đã giúp Bác thành công trong sự nghiệp
- Nhờ có siêng năng, kiên trì mà có thể đạt được kết quả cao trong học tập, lao động và các hoạt động xã hội
HĐ2: Tìm hiểu khái niệm siêng năng, kiên trì
Mục tiêu:
- Giúp học sinh hiểu thế nào là siêng năng kiên trì
Gv: 
- Thế nào là siêng năng, kiên trì? 
- Siêng năng, kiên trì giống và khác nhau như thế nào?
II. Bài học
1. Khái niệm.
- Siêng năng: Là phẩm chất đạo đức của con người, là sự cần cù, tự giác, miệt mài, thường xuyên, đều đặn
- Kiên trì: Là quyết tâm đến cùng dù có gặp khó khăn gian khổ 
Tiết 2
HĐ3: Tìm biểu hiện của siêng năng, kiên trì
Mục tiêu: 
- Hs nắm được các biểu hiện cụ thể của siêng năng kiên trì trong cuộc sống hàng ngày
Gv: Chia lớp thảo luận
1. Tìm hiểu biểu hiện của siêng năng, kiên trì trong học tập?
2. Biểu hiện của siêng năng kiên trì trong lao động?
3. Biểu hiện của siêng năng, kiên trì trong các hoạt động xã hội?
Hs: Thảo luận
Hs: Cử đại diện trình bày
Hs: Nhận xét, bổ sung.
Gv: Nhận xét 
Hs: Ghi bài.
2 Biểu hiện của siêng năng, kiên trì
- Trong học tập:
+ Đi học chuyên cần.
+ Chăm chỉ học bài và làm bài tập
+ Gặp bài khó không nản chí.
+ Tự giác học bài.
- Trong lao động:
+ Chăm làm việc ở nhà.
+ Không bỏ dở công việc.
+ Không ngại khó ngại khổ.
+ Miệt mài với công việc.
+ Tìm tòi sáng tạo.
- Trong hoạt động xã hội
+ Kiên rtì luyện tập TDTT.
+ Tích cực đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội.
+ Tích cực tham gia các hoạt động vì môi trường
HĐ4: Tìm hiểu ý nghĩa và cách rèn luyện.
Mục tiêu: 
- Học sinh nắm được vai trò của siêng năng kiên trì trong cuộc sống hàng ngày
Gv: Siêng năng, kiên trì có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống?
Gv: Để rèn luyện tính siêng năng, kiên trì chúng ta phải làm gì?
3. ý nghĩa
- Siêng năng, kiên trì sẽ giúp cho con người thành công trong mọi lĩnh vực
HĐ5: Luyện tập.
Mục tiêu
- Củng cố khắc sâu kiến thức cho học sinh
Gv: Gọi Hs lên bảng làm bài tập
Hs: Nhận xét, bổ sung
Gv: Nhận xét, cho điểm
III. Bài tập
1. Bài tập a.
- Đáp án đúng là: 1, 2
2. Bài tập b.
- Hs kể truyện
3. Tổng kết và hướng dẫn học tập ở nhà
- Nêu những biểu hiện của siêng năng, kiên trì?
- Làm các bài tập
- Tự rèn luyện tính siêng năng, kiên trì.
- Chuẩn bị bài 3: Tiết kiệm
Ngày soạn: 11.09.2010
Ngày giảng: 6A 16.9.2010
 6B 13.9.2010
Tiết 4 	Bài 3. Tiết kiệm
I. Mục tiêu
1. Kiến thức.
- Hiểu được thế nào là tiết kiệm
- Biết được những biểu hiện của tiết kiệm trong cuộc sống và ý nghĩa của tiết kiệm.
2. Kĩ năng.
- Đánh giá hành vi của bản thân.
- Thực hiện tiết kiệm chi tiêu, thời gian công sức cá nhân gia đình và xã hội.
3 Thái độ. 
- ủng hộ, thực hiện hành vi tiết kiệm.
- Phê phán thói xa hoa, lãng phí.
II. Thiết bị dạy học.
1. Gv: SGK, SGV
2. Hs: SGK, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định tổ chức. (1’)
2. Kiểm tra đầu giờ. (5’)
- Em hãy tìm những biểu hiện của siêng năng,kiên trì trong học tập, lao động và trong các hoạt động xã hội?
3. Bài mới.
HĐ1: Giới thiệu bài: (1’)
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung cần đạt
HĐ2: Tìm hiểu truyện đọc. (10’)
Gv: Cho Hs đọc diễn cảm câu truyện 
Hs: Phân vai đọc truyện
Gv: Đặt câu hỏi.
1. Thảo và Hà có xứng đáng được mẹ thưởng tiền không? Vì sao?
2. Thảo đã có suy nghĩ gì khi được mẹ thưởng tiền?
3. Việc làm của Thảo thể hiện đức tính gì?
4. Diễn biến tâm lí của Hà trước và sau khi đến nhà Thảo?
5. Qua câu truyện trên em có suy nghĩ gì?
Hs: Trả lời.
Gv: Nhận xét, KL
I. Truyện đọc
Thảo và Hà
- Để mua gạo
- Thảo là người có đức tính tiết kiệm
- Diễn biến tâm lí của Hà:
+ Trước: Đòi mẹ thưởng tiền để đi chơi cùng bạn
+ Sau: Ân hận vì việc làm của mình. Hà càng thương mẹ hơn và tự hứa sẽ tiết kiệm
HĐ3: Tìm hiểu nội dung bài học. (13’)
Gv: treo tình huống 
1. Tuấn sắp xếp thời gian học tập rất khoa học, không lãng phí thới gian vô ích để đạt được kết quả tốt trong học tập.
2. Anh em bạn Quang rất ngoan, tuy đã lớn nhưng vẫn mặc quần áo của bố của anh để lại.
3. Chị Mai học lớp 12, trường xa nhà. Mặc dù gia đình tập trung mua xe máy cho chị nhưng chị đã không đồng ý. Hàng ngày chị vẫn đi học bằng chiếc xe đạp.
Gv: Qua các tình huống trên em có nhận xét gì?
Hs: Trả lời tự do
Hs: Nhận xét 
Gv: Nhận xét, KL
Gv: Em hiểu tiết kiệm là gì?
Gv: Tiết kiệm được biểu hiện như thế nào?
Gv: Trái với tiết kiệm là gì? Tác hại của nó?
Gv: Tiết kiệm thì bản thân, gia đình và toàn xã hội có lợi ích gì?
Gv: Cho Hs tìm hiểu cách rèn luyện tính tiết kiệm: - Trong gia đình
 - Trong trường lớp
 - Ngoài xã hội
Gv: Giới thiệu luật “ Thực hành tiết kiệm, chống tham ô lãng phí”
II. Bài học.
- Sử dụng hợp lí thời gian
- Sử dụng hợp lí của cải vật chất
- Sống phù hợp vói môi trường sống và hoàn cảnh xã hội
1. Thế nào là tiết kiệm?
- Tiết kiệm là biết sử dụng một cách hợp lí đúng mức của cải vật chất, thời gian sức lực của mình và của người khác
2. Biểu hiện.
- Là sự quý trọng kết quả lao động của mình và của người khác
3. ý nghĩa.
Tiết kiệm là làm giàu cho bản thân, cho gia đình và xã hội
=> Là Hs chúng ta phải thực hành tiết kiệm. Vì điều đó có lợi cho bản thân, gia đình và toàn xã hội
HĐ4: Luyện tập. (10’)
Gv: Cho Hs trả lời nhanh bài tập
Hs: Nhận xét
Gv: Nhận xét, cho điểm
III. Bài tập.
1. Bài tập a.
2. Bài tập b
Hoang toàng, xa hoa, lãng phí
4. Củng cố. (3’)
- Gv khái quát lại nội dung bài học
5. Hướng dẫn học tập. (2’)
- Học bài và làm bài tập c
- Chuẩn bị bài 4: Lễ độ
Ngày soạn: 18/9/2010
Ngày giảng: 6A: 23/9/2010; 6B: 20/9/2010
Tiết 5 	Bài 4. Lễ đ ... hoẻ, danh dự và nhân phẩm. 
I. Mục tiêu. 
1. Kiến thức. 
- Hiểu những quy địn của pháp luật về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm. 
- Hiểu đó là tài sản quý nhất của con người, cần giữ gìn bảo vệ. 
2. Kĩ năng. 
- Biết tự bảo vệ mình khi có nguy cơ bị xâm hại tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm. 
- Không xâm hại đến tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của người khác. 
3. Thái độ. 
- Có thái độ quý trọng tính mạng thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của bản thân, đồng thời tôn trọng tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của người khác. 
II. Thiết bị dạy học. 
1. Gv: SGK, SGV, Bộ luật hình sự. 
2. Hs: SGK, Vở ghi. 
III. Các hoạt động dạy học. 
1. ổn định tổ chức. 
2. Kiểm tra đầu giờ. 
3. Bài mới. 
HĐ1. Giới thiệu bài. 
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung cần đạt.
HĐ2. Tìm hiểu truyện đọc. 
Gv: Cho Hs đọc truyện. 
Hs: Đọc truyện. 
Gv: Vì sao ông Hùng gây nên cái chết cho ông Nở? 
- Hành vi đó của ông Hùng có phải do cố ý gây ra không? 
- Việc ông Hùng bị khởi tố đã chứng tỏ điều gì? 
Hs: Trả lời cá nhân. 
Hs: Cả lớp góp ý kiến. 
Gv: Tổng kết các ý kiến. 
I. Truyện đọc. 
- Ông Hùng đã pạhm tội xâm hại đến tính mạng cảu người khác. 
- Việc ông Hùng bị khởi tố chứng tỏ sự nghiêm minh của pháp luật. 
HĐ3. Tìm hiểu nội dung bài học. 
Gv: Theo em , đối với con người thì cài gì là quan trọng nhất? Vì sao? 
Gv: Giới thiệu điều 71 Hiến pháp 1992. 
Gv: Giới chương XII Bộ luật hình sự nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. ( Điều 93 – 122 )
Tiết 2. 
Gv: Đưa ra tình huống. 
Sơn và Nam là học sinh cùng lớp, ngồi cành nhau. Một hôm, Sơn bị mất một chiếc bút rất đẹp vừa được bố mua tặng. Tìm mãi không thấy, Sơn đổ tội cho Nam lấy cắp. Nam và Sơn to tiếng, tức quá Nam đã xông vào đánh Sơn chảy cả máu đầu. Cô giáo chủ nhiệm đã kịp thời mời hai bạn lên phòng hội đồng kỉ luật của nhà trường. 
Gv: Đăt câu hỏi. 
- Em hãy nhận xét cách cư xử của hai bạn? 
- Nếu là bạn cùng lớp em sẽ xử lí như thế nào? 
Hs: Thảo luận lớp. 
Hs: Trình bày. 
Hs: Nhận xét, góp ý. 
Gv: Nhận xét, đánh giá. 
Gv: Vậy em hiểu bảo hộ là gì? 
Lấy một vài ví dụ về việc vi phạm luật bảo hộ tình mạng thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của công dân? Thái độ của em trước sự việc đó? 
Gv: Cho Hs làm bài tập b SGK. 
- Trong tình huống trên ai đã vi phạm? Vi phạm điều gì? 
- Theo em hải có cách cư xử nào? Cách cư xử nào là hay nhất?
Hs: Trả lời
Hs: Cả lớp góp ý. 
Gv: Nhận xét,KL
Chúng ta phải có trách nhiệm gì đối với quyền được pháp luật bao hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của công dân? 
II. Bài học. 
1. Đối với con người thì tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm là quý giá nhất. 
- Mọi việc xâm phạm đến tính mạng thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của người khác đều là phạm tội và đều bị xử phạt nghiêm khắc. 
2. Trách nhiệm. 
- Chúng ta phải biết tôn trọng tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của người khác. 
- Phải biết tự bảo vệ quyền của mình, phê páhn tố cáo những việc làm sai trái với quy định của pháp luật. 
HĐ4. Luyện tập. 
Gv: Tổ chức trò chơi
Yêu cầu mõi nhóm chuẩn bị một tình huống. 
Nhóm 1 đưa ra tình huống cho nhóm 2
Nhóm 2 đưa ra tình huống cho nhóm 3
Nhóm 3 đưa ra tình huống cho nhóm 1
Các nhóm giải quyết tình huống
III. Bài tập
4. Củng cố. 
- Giáo viên khái quát lại toàn bộ nội dung bài học. 
5. Hướng dẫn học tập. 
- Học bài và làm các bài tập trong SGK. 
- Chuẩn bị bài 17. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. 
Ngày soạn: 
Ngáy giảng: 
Tiết 30. 	Bài 17. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
I. Mục tiêu. 
1. Kiến thức. 
- Hiểu và nắm vững những nội dun g cơ bản của của quyền bất khẳ xâm phạm về chỗ ở của công dân. 
2. Kĩ năng. 
- Biết phân biệt các hành vi vi phạm pháp luật về chỗ ở của công dân. 
- Biết bảo vệ chỗ ở của mình và không xâm phạm đến chỗ ở của người khác. 
- Biết phê phán tố cáo các hành vi xâm phạm đến chỗ ở của côgn dân. 
3. Thái độ. 
- Giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật.
II. Thiết bị dạy học. 
1. Gv: SGK, 
2. Hs: SGK, Vở ghi. 
III. Các hoạt độg dạy học. 
1. ổn định tổ chức. 
2. Kiểm tra bài cũ. 
Pháp luật nước ta quy định như thế nào về quyuền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm? 
3. Bài mới.
HĐ1. Giới thiệu bài.
Hoạt động của GV và Hs
Nội dung cần đạt
HĐ2. Thảo luận tìm hiểu tình huống. 
Gv: Chai lớp thành 3 nhóm
Gv: Đặt câu hỏi. 
Nhóm 1. 
- Chuyện gì đã xảy ra với gia đình bà Hòa? Trước sự việc như vậy bà Hòa đã suy nghĩ và hành động như thế nào?
Nhóm 2. 
- Theo em bà Hòa hành động như vậy là đúng hay sai? Vì sao? 
Nhóm 3. 
- Theo em bà Haòa nên hành động như thế nào để xác định nhà T lấy trộm tài sản của mình mà không vi phạm pháp luật? 
Hs: Thảo luận. 
Hs: Cử đại diện trình bày. 
Hs: Cả lớp nhận xét, thảo luận. 
Gv: Nhận xét, Kl
I. Tình huống. 
1. 
- Bà Hòa mất con gà mái hoa mơ đang đẻ trứng. 
+ Bà Hòa nghĩ: Chỉ có hà T lấy trộm. 
+ Bà Hòa chửi đổng suốt ngày. 
- Mất chiếc quạt. 
+ Bà Hòa nghĩ: Nhà T lấy cắp chiếc quạt. 
+ Bà Hòa chạy sang nhà T đòi khám nhà, mẹ con nhà T không cho, bà Hòa nghi ngờ và cứ xông vào khám. 
2. 
Hành động của bà Hòa xông vào nhà T khám xét khi chư được sự cho phép của nhà T là sai.
Vì Bà Hòa đã vi phạm pháp luật. 
3. 
Bà Hòa nên: 
- Quan sát theo dõi. 
- Càn báo với chính quyền địa phương để nhờ can thiệp. 
- Không được tự ý xông vào lục lọi khám xét nhà người khác, làm như vậy là vi phạm pháp luật. 
HĐ3. Tìm hiểu nội dung bài học
Gv: Cho Hs đọc nội dugn bài học. 
Gv: Gợi ý cho Hs tìm hiểu. 
1. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân là gì? 
2. Những hành vi như thế nào là vi phạm về chhỗ ở của công dân? 
3. Người vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân sẽ bị pháp luật xử lí như thế nào? 
4. Em sẽ làm gì để thực hiện tốt quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân? 
Hs: Trả lời cá nhân. 
Hs: Cả lớp nhận xét, góp ý. 
Gv: Nhận xét, KL
Hs: Ghi bài. 
II. Bài học. 
1. 
- Quyền bất khả xâm pạhm về chỗ ở của công dân là một trong những quyền cơ abnr của công dân. 
- Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở , công dân có quyền được các cơ quan nhà nước và mọi người tôn trọng về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép. 
2. 
- Chúng ta phải biết tôn trọng chỗ ở của người khác , phải biết tự bảo vệ chỗ ở của mình và phê páhn tố cáo người làm trái pháp luật xâm phạm đến chỗ ở của người khác. 
HĐ4. Luyện tập
Gv: Tổ chứccho Hs sắm vai giảquyết tình huống.
Hs: Dựa vào tình huống xây dựng kịch bản, sắm vai, diễn.
Gv: Nhận xét 
1II. Bài tập. 
1. Bài tập đ. 
4. Củng cố. 
- Gv tổng kết nội dung bài học. 
5. Hướng dẫn học tập. 
- Học bài, làm các bài tập. 
- Chuẩn bị bài 18. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
Tiết 31. 
Bài 18. 	Quyền đước đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
I. Mục tiêu. 
1. Kiến thức. 
- Hiểu và nắm được những nội dung cơ bản của quyền được bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín. 
2. Kĩ năng. 
- Phân biệt được những hành vi vi phạm pháp luật và nhữgn hành vi thể hiện việc thực hiện tốt quyền được bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín. 
- Biết phê phán tố cáo những hành vi làm trái pháp luật vi phạm quyền đước bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín. 
3. Thái độ. 
- Hs có ý thức và trách nhiệm đối với quyền được bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín. 
II. Thiết bị dạy học. 
1. Gv: SGK, SGV, Hiến pháp 1992. 
2. Hs: SGK, Vở ghi. 
III. Các hoạt động dạy và học. 
1. ổn định tổ chức. 
2. Kiểm tra bài cũ. 
Kiểm tra bài tập. 
3. Bài mới. 
HĐ1. Giới thiệu bài. 
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung cần đạt.
HĐ2. Tìm hiểu tình huống. 
Gv: Đọc tình huống trong SGK. 
Gv: Cho Hs thảo luận. 
1. Theo em Phượng có thể đọc thư gửi cho Hiền mà không cần có sự đồng ý của Hiền không? Vì sao? 
2. Em có đồng ý với giải pháp của Phượg là đọc xong thư dán lại rồi mới đưa cho Hiền không? 
3. Nếu là Loan em sẽ làm như thế nào? 
Hs: Trao đổi, thảo luận. 
Hs: Trả lời. 
Hs: Cả lớp nhận xét, bổ xung. 
Gv: Nhận xét, Kl
Gv: Giới thiệu điều 73 Hiến pháp 1992. 
I. Tình huống. 
1.
 Phượng không thể đọc thư của Hiền. Vì đó khôgn phải là thư gửi cho Phượng. Dù là bạn thân nhưng không được sự đồng ý của Hiền thì phượng không được đọc. 
2. 
- Giải pháp của Phượng là không thể chấp nhận được. Bởi vì làm như vậy là lừa dối bạn, là vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín 
3. Nếu là Loan: 
- Giải thích để Phượng hiểu rõ là không được đọc thư của bạn khi chưa có sự đồng ý. 
- Nếu cố tình đọc là vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín.
HĐ3. Tìm hiểu nội dung bài học. 
Gv: Cho Hs đọc nội dung bài học và điều 125 bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 
Hs: Thảo luận. 
Gv: Gợi ý câu hỏi. 
1. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín là như thế nào? 
2. Theo em những hành vi như thế nào là vi phạm pháp luật về bí mật an toàn về thư tín, điện thoại, điện tín? 
3. Người vi phạm pháp luật về bí mật và an toàn về thư tín, điệ thoại điện tín sẽ bị xử lí như thế nào? 
4. Công dân có trách nhiệm như thế nào về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín? 
Hs: Thảo luận, cử đại diện trình bày. 
Hs: Cả lớp trao đổi, góp ý. 
Gv: Nhận xét, Kl. 
Hs: Ghi bài vào vở. 
II. Bài học. 
1. 
Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín là một trong những quyền cơ bản của công dân, có nghĩa là: Không ai được chiếm đoạt hoặc mở thư tín, điện thoại, điện tín của người khác, không được nghe trộm điện thoại. 
2. Hành vi vi phạm: 
- Đọc trộm thư của người khác
- Chiếm đoạt, giữ thư tín, điện thoại, diện tín của người khác. 
- Nghe trộm điện thoại của người khác. 
- Đọc trộm nhật kí 
3. Trách nhiệm của công dân. 
- Tôn trọng quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của người khác. 
- Phê phán nhắc nhở những hành vi vi phạm quyền đước bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín.
- Biết bảo vệ quyền được đảm bảo an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín của mình. 
HĐ4. Luyện tập. 
Gv: Hướng dẫn học sinh sắm vai giải quyết tình huống trong bài tập d
III. Bài tập. 
1. Bài tập d
4. Củng cố. 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an ca nam.doc