Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tiết 1 - Bài 1 : Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể (Tiết 33)

Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tiết 1 - Bài 1 : Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể (Tiết 33)

Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :

-Hiểu được những biểu hiện của việc tự chăm sóc, rèn luyện thân thể; ý nghĩa của việc tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.

-Biết tự chăm sóc, rèn luyện thân thể;biết đề ra kế hoạch tập thể dục, hoạt động thể thao.

- Có ý thức thường xuyên rèn luyện thân thể, giữ vệ sinh và chăm sóc sức khoẻ bản thân.

 II / Chuẩn bị của thầy và trò :

 - Thầy : tham khảo tài liệu ( SGK, SGV, các tài liệu tham khảo khác .)

 Nghiên cứu soạn giáo án lên lớp .

 - Trò :Đọc bài trước ở nhà .

 

doc 108 trang Người đăng levilevi Lượt xem 996Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tiết 1 - Bài 1 : Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể (Tiết 33)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 4 /9 /2006
Tiết : 1
 Bài1 : TỰ CHĂM SÓC, RÈN LUYỆN THÂN THỂ 
I / Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :
-Hiểu được những biểu hiện của việc tự chăm sóc, rèn luyện thân thể; ý nghĩa của việc tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.
-Biết tự chăm sóc, rèn luyện thân thể;biết đề ra kế hoạch tập thể dục, hoạt động thể thao.
- Có ý thức thường xuyên rèn luyện thân thể, giữ vệ sinh và chăm sóc sức khoẻ bản thân.
 II / Chuẩn bị của thầy và trò :
 - Thầy : tham khảo tài liệu ( SGK, SGV, các tài liệu tham khảo khác ...)
 Nghiên cứu soạn giáo án lên lớp .
 - Trò :Đọc bài trước ở nhà .
III/ Tiến trình tiết dạy :
 1/Ổn định tổ chức: (1’) Ổn định lớp
 2/ Kiểm tra bài cũ : (3 ‘) Giáo viên kiểm tra đồ dùng học tập của HS.
 3/ Bài mới :
Giới thiệu bài ( 1’) Để có được một cơ thể khoẻ mạnh,ta phải có một sức khoẻ tốt. Để có một sức khoẻ tốt, ta cần phải biết tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.( GV ghi đầu bài lên bảng)
Tiến trình bài dạy :
TL
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
KIẾN THỨC
10’
10’
15’
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu truyện đọc(SGK)
Gọi HS đọc văn bản”Mùa hè kỳ diệu”(Yên Thái).
?Bạn Minh là người như thế nào về thể hình?
 ?Qua một mùa hè, điều kỳ diệu nào đã đến với Minh?
? Nhờ đâu Minh có được điều kỳ diệu đó?
Nhận xét
GV: Minh là người biết nhìn nhận kiên trì khắc phục khiếm khuyết của mình .
Hoạt động 2: hướng dẫn tìm hiểu ý nghĩa của việc rèn luyện thân thể.
-Cho HS thảo luận, phát biểu :
? Sức khoẻ có cần cho mỗi người không? Vì sao?
? Để có sức khoẻ, chúng ta phải làm gì?
- Liên hệ:
? Vì sao khi ngủ chúng ta cần phải mắc màn?
? Nếu mắc bệnh, chúng ta phải làm gì?
? Để giữ gìn sức khoẻ, ta cần phải làm gì?
 -Tiểu kết thành bài học. 
- Cho HS đọc nội dung bài học.
-Nhấn mạnh nội dung chính .
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập.
- Gọi HS đọc bài tập a.
? Theo em, việc làm nào biểu hiện biết tự chăm sóc sức khoẻ?
( Câu1,2,3,5)
Yêu cầu HS thực hiện bài tập b 
 Nhận xét.
? Nghiện thuốc lá, rượu, bia có hại như thế nào đến sức khoẻ con người? 
- Bổ sung.
Đọc văn bản”Mùa hè kỳ diệu”(Yên Thái).
Trả lời:
-Quân thấp nhất lớp .
Chân tay rắn chắc, dáng đi nhanh nhẹn và trông Minh như cao hẳn lên .
Minh kiên trì tập bơi không bỏ một buổi nào nên sức khoẻ của em đã tăng lên rõ rệt sau một mùa hè .
Thảo luận, trả lời :
-Sức khoẻ rất cần cho mọi người vì nó giúp con người phát triển, việc học tập, lao động có hiệu quả và sống lạc quan, vui vẻ .
-Phải biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, ăn uống điều độ, luyện tập thể dục thể thao hàng ngày 
 Để khỏi muỗi đốt, ngăn ngừa bệnh .
Chữa bệnh cho đến khi khỏi bệnh .
Trả lời theo nội dung bài học :
Phải biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, ăn uống điều độ, luyện tập thể dục thể thao hàng ngày .
Đọc theo yêu cầu .
Đọc và thực hiện:
Đánh dấu X vào ô trống .
-Mỗi buổi sáng, Đông đều tập thể dục .
-Khi ăn cơm, Hà không ăn vội vàng mà từ tốn nhai kỹ .
-Hàng ngày, Bắc đều súc miệng nước muối .
-Trời nóng, nhưng Tuấn cứ thấy trong người lành lạnh...
Thực hiện .
-Kích thích, làm cho con người không làm chủ được hành động của mình .
-Giảm sức khoẻ .
I-Tìm hiểu truyện đọc 
( SGK )
II- Bài học :
-Sức khoẻ là vốn quý của con người . Phải biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, ăn uống điều độ, luyện tập thể dục thể thao hàng ngày .
Khi mắc bệnh, phải tích cực chữa cho khỏi bệnh 
-Sức khoẻ giúp chúng ta học tập, lao động có hiệu quả và sống lạc quan, vui vẻ 
 III- Luyện tập :
a-Đánh dấu X vào ô trống :
Câu 1, 2, 3, 5
c –Kích thích, làm cho con người không làm chủ được hành động của mình .
-Giảm sức khoẻ .
(5’) 4/ Dặn dò HS chuẩn bị tiết học tiếp theo :
Về nhàhọc bài : Đọc nội dung bài học, học thuộc ghi nhớ SGK . 
 Tiếp tục thực hiện bài tập d .
Chuẩn bị tiết sau : Bài 2 : Siêng năng, kiên trì .
 Đọc kỹ truyện đọc , trả lời các câu hỏi phần Gợi ý- SGK .
	 Tìm hiểu nội dung bài học, các bài tập phần luyện tập 
IV/ Rút kinh nghiệm:
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Ngày soạn : 10 /9 /2006
Tiết : 2
 Bài2 : 	SIÊNG NĂNG, KIÊN TRÌ ( Tiết 1) 
I / Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :
	-Nắm được thế nào là siêng năng, kiên trì thông qua việc tìm hiểu truyện đọc – SGK
	-Có khả năng nhận biết được đức tính siêng năng, kiên trì ở mỗi người .
	-Quyết tâm rèn luyện tính siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động và các hoạt động khác .
 II / Chuẩn bị của thầy và trò :
 - Thầy : tham khảo tài liệu ( SGK, SGV, các tài liệu tham khảo khác ...)
 Nghiên cứu soạn giáo án lên lớp .
 - Trò :Đọc bài trước ở nhà .
III/ Tiến trình tiết dạy :
 1/Ổn định tổ chức: (1’) Ổn định lớp
 2/ Kiểm tra bài cũ : (4’) 
	Hãy kể một việc làm chứng tỏ em biết tự chăm sóc sức khoẻ của bản thân ?
	Hãy trình bày kế hoạch luyện tập thể dục, thể thao ? 
 3/ Bài mới :
Giới thiệu bài ( 1’) 
Nhà cô Mai có hai con trai, chồng cô là bộ đội ở xa, mọi việc trong nhà do 3 mẹ con cô tự xoay sở . Hai con trai của cô rất ngoan . Mọi việc trong nhà đều do 2 con trai cô làm . Hai anh em còn rất cần cù, chịu khó học tập . Năm học nào hai anh em cũng đạt học sinh giỏi .
Câu chuyện kể trên nói lên đức tính gì của hai anh em con nhà cô Mai ? Đức tính đó được biểu hiện như thế nào ? Ý nghĩa gì ? Chúng ta nghiên cứu bài học hôm nay. 
Tiến trình bài dạy :
TL
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
KIẾN THỨC
15’
15’
5’
Hoạt động 1: hướng dẫn tìm hiểu truyện đọc .
Gọi HS đọc truyện “ Bác Hồ tự học ngoại ngữ” .
Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau :
? Bác Hồ của chúng ta biết mấy thứ tiếng ?
 Bổ sung: Bác còn biết tiếng Ý, Đức, Nhật ..., khi đến nước nào Bác cũng học tiếng nước đó .
? Bác đã tự học ngoại ngữ như thế nào ?
GV: nhận xét, bổ sung .
? Bác đã gặp khó khăn gì trong học tập ?
Bổ sung : Bác học ngoại ngữ trong lúc vừa lao động kiếm sống vừa tìm hiểu cuộc sống các nước, tìm hiểu đường lối cách mạng .
? Cách học của Bác thể hiện đức tính gì ?
Nhận xét và cho HS ghi .
Hoạt động 2: tìm hiểu khái niệm siêng năng, kiên trì .
? Em hãy kể tên những danh nhân mà em biết nhờ có tính siêng năng, kiên trì mà thành công xuất sắc trong sự nghiệp của mình ?
? Trong lớp ta, bạn nào có đức tính siêng năng trong học tập ?
GV: ngày nay có nhiều doanh nghiệp trẻ, nhà khoa học trẻ, những hộ nông dân làm kinh tế giỏi...Họ đã làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội bằng sự siêng năng, kiên trì của mình. 
 -Cho bài tập trắc nghiệm, yêu cầu HS đánh dấu X vào ý kiến mà HS đồng ý : người siêng năng :
+Là người yêu lao động .
+Miệt mài trong công việc .
+Là người chỉ mong hoàn thành nhiệm vụ .
+Làm việc thường xuyên , đều đặn . 
+Làm theo ý thích, gian khổ không làm .
+Lấy cần cù để bù cho khả năng của mình .
+Học bài quá nửa đêm .
GV: phân tích và lấy ví dụ để HS hiểu kỹ bài học .
? Thế nào là siêng năng, kiên trì .
 Nhận xét, kết luận và cho HS ghi .
Hoạt động 3; củng cố kiến thức .
Yêu cầu HS nhắc lại kiến thức .
HS : đọc theo yêu cầu .
Trả lời .
Bác Hồ biết tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Trung Quốc .
Bác học thêm vào 2 giờ nghỉ ( trong đêm )
Bác nhờ thuỷ thủ giảng bài, viết 10 từ mới vào tay, vừa làm vừa học, sáng sớm và buổi chiều tự học ở vườn hoa, ngày nghỉ trong tuần Bác học với giáo sư người Ý, Bác tra từ điển, nhờ người nước ngoài giảng .
Bác không được học ở trường lớp . Bác làm phụ bếp trên tàu, thời gian làm việc từ 17 ->18h trong ngày, tuổi cao Bác vẫn học .
Đức tính siêng năng, kiên trì .
Nhà bác học Lê Quý Đôn, Giáo sư
-Bác sĩ Tôn Thất Tùng, nhà nông học – GS Lương Đình Của...
Tự liên hệ thực tế những bạn đạt kết quả cao trong học tập nhờ siêng năng .
Thực hiện .
X
X
X
X
X
Trả lời :
-Siêng năng là phẩm chất đạo đức của con người, là sự cần cù, tự giác, miệt mài, thường xuyên, đều đặn .
-Kiên trì là sự quyết tâm làm đến cùng dù có gặp khó khăn, gian khổ . 
1/ Tìm hiểu truyện đọc :
(SGK)
-Bác Hồ có lòng quyết tâm và kiên trì .
-Đức tính siêng năng giúp Bác thành công trong sự nghiệp .
2/ Bài học :
a/ Thế nào là siêng năng, kiên trì ?
-Siêng năng là phẩm chất đạo đức của con người, là sự cần cù, tự giác, miệt mài, thường xuyên, đều đặn .
-Kiên trì là sự quyết tâm làm đến cùng dù có gặp khó khăn, gian khổ
(5’) 4/ Dặn dò HS chuẩn bị tiết học tiếp theo :
Về nhàhọc bài : Đọc nội dung bài học, nắm vững kiến thức bài học .
Chuẩn bị tiết sau : Bài 2 : Siêng năng, kiên trì ( tiết 2 )
 Tiếp tục tìm hiểu nội dung bài học ( biểu hiện của siêng năng, kiên trì trong các lĩnh vực hoạt động . 
 Tìm hiểu các bài tập phần luyện tập 
IV/ Rút kinh nghiệm:
.................................................................................................................................................................
................................................................ ... c anh, chị xem thư của em mà không hỏi ý kiến của em
	4/Hướng dẫn HS chuẩn bị tiết học tiếp theo:(2’)
-Nắm vững nội dung bài học, thực hiện các bài tập còn lại vào vở
-Chuẩn bị tiết sau: bài thực hành ngoại khoá các vấn đề địa phương và các nội dung đã học
IV/ Rút kinh nghiệm, bổ sung
Ngày soạn: 21/ 4/ 08
Tiết : 32
Bài: Thực hành ngoại khoá: 
	CÁC VẤN ĐỀ ĐỊA PHƯƠNG VÀ CÁC NỘI DUNG ĐÃ HỌC
	 	THỰC HIỆN TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG 
 I / Mục tiêu : Giúp HS :	
 -Hiểu các biện pháp nhằm đảm baỏ an toàn giao thông; nhận biết được một số dấu hiệu chỉ dẫn giao thông thông dụng và biết xử lý tình huống khi tham gia giao thông
 -Rèn cho HS kỹ năng cần thiết để giải quyết các tình huống giao thông, kỹ năng đánh giá các tình huống giao thông gặp phải.
 -Có ý thức chấp hành luật giao thông, giữ gìn an toàn cho bản thân và mọi người, giữ gìn trật tự an toàn giao thông ở địa phương.
II / Chuẩn bị :
 - Thầy : tham khảo tài liệu ( Luật giao thông, Giáo dục trật tự an toàn giao thông ...).
 Tranh ảnh, biển báo, nghiên cứu soạn giáo án lên lớp .
 - Trò : chuẩn bị bài mới 
	 Học bài cũ.	
III/ Hoạt động dạy học :
 1/Ổn định tổ chức: (1’) Ổn định lớp
 2/ Kiểm tra bài cũ : (4’) 
 ?Nhà nước ta quy định quyền được bảo đảm an toàn bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân như thế nào? 	GV gọi HS lên bảng trả lời, nhận xét, bổ sung, ghi điểm.
 -Dự kiến trả lời: 
-Không ai có quyền chiếm đoạt hoặc tự ý mở thư tín, điện tín của người khác; không được nghe trộm điện thoại của người khác
 3/Giảng bài mới:
 -Giới thiệu bài:( 1’) 
An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi người, mọi nhà. Làm thế nào để tham gia giao thông đúng luật . Quy định của luật giao thông như thế nào? Các em cung tìm hiểu tiết ngoại khoá hôm nay
 -Tiến hành tiết dạy: 
Tg
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
10’
10’
15’
2’
Hoạt động 1: tìm hiểu tầm quan trọng của hệ thống giao thông
?Hệ thống giao thông là gì?
?Hệ thống giao thông có cần thiết cho sự phát triển của đất nước hay không?
GV khẳng định: hệ thống giao thông là huyết mạch của nền kinh tế quốc dân
Cho HS thảo luận nhóm
?Em có nhận xét gì về hệ thống giao thông nước ta?
?Em có nhận xét gì về chất lượng và tốc độ giao thông của các phương tiện giao thông đường bộ?
?Em có nhận xét gì về hệ thống giao thông đường sắt?
-Cho HS trình bày, nhận xét, bổ sung
Hoạt động 2 : tìm hiểu các quy định về quy tắc tham gia giao thông đường bộ
?Em hiểu quy tắc khi tham gia giao thông đường bộ như thế nào?
?Quy định về phần đường khi tham gia giao thông?
 Hoạt động 3: thực hiện phần bài tập
-Cung cấp tranh ảnh vi phạm ATGT
-Cho HS phát hiện hành vi vi phạm và phân tích
-Gọi HS trình bày ý kiến của mình
-Nhận xét, bổ sung
Hoạt động 4: củng cố kiến thức
-Tầm quan trọng của hệ thống giao thông
-Các quy định về quy tắc tham gia giao thông đường bộ
Hoạt động 1: tìm hiểu tầm quan trọng của hệ thống giao thông
Trả lời
Đảm bảo cho sự phát triển kinh tế của đất nước
Tiến hành thảo luận, trình bày:
-Chưa phát triển và đang dần được nâng cấp
->Phương tiện giao thông ngày càng hiện đại, tốc độ giao thông ngày càng tăng
Ngày càng xuống cấp.
Hoạt động 2 : tìm hiểu các quy định về quy tắc tham gia giao thông đường bộ
->Trả lời:
-Người đi bộ phải nhường đường cho các loại xe
-Xe thô sơ phải nhường đường cho các loại xe cơ giới
->Các xe khi tham gia giao thông đều đi về phía bên phải của chiều đi quy định cho loại xe đang điều khiển.
Hoạt động 3: thực hiện phần bài tập
Thực hiện
Hoạt động 4: củng cố kiến thức
Thực hiện
I.Tầm quan trọng của hệ thống giao thông 
Hệ thống giao thông là huyết mạch của nền kinh tế quốc dân
II.Quy định về quy tắc tham gia giao thông đường bộ
-Người đi bộ phải nhường đường cho các loại xe
-Xe thô sơ phải nhường đường cho các loại xe cơ giới
-Các xe khi tham gia giao thông đều đi về phía bên phải của chiều đi quy định cho loại xe đang điều khiển.
	4/Hướng dẫn HS chuẩn bị tiết học tiếp theo:(2’)
	-Nắm vững nội dung về bảo vệ ATGT chômị người khi tham gia giao thông
	Vận dụng tốt khi đi trên đường đảm bảo tính mạng cho mình và cho mọi người
-Chuẩn bị tiết sau: tìm hiểu những quy định khi tham gia giao thông đối với người đi xe đạp và đi bộ
Ngày soạn:15/ /2oo8
Tiết : 3
Bài: Thực hành ngoại khoá: 
	CÁC VẤN ĐỀ ĐỊA PHƯƠNG VÀ CÁC NỘI DUNG ĐÃ HỌC(tt)
	 	THỰC HIỆN TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG 
 I / Mục tiêu : Giúp HS :	
 -Hiểu các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn giao thông; trách nhiệm của bản thân trong việc thực hiện ATGT; nhận biết được một số dấu hiệu chỉ dẫn giao thông thông dụng và biết xử lý tình huống khi tham gia giao thông
 -Rèn cho HS kỹ năng cần thiết để giải quyết các tình huống giao thông, kỹ năng đánh giá các tình huống giao thông gặp phải.
 -Có ý thức chấp hành luật giao thông, giữ gìn an toàn cho bản thân và mọi người, giữ gìn trật tự an toàn giao thông ở địa phương.
 II / Chuẩn bị :
 - Thầy : tham khảo tài liệu ( Luật giao thông, Giáo dục trật tự an toàn giao thông ...).
 Tranh ảnh, biển báo, nghiên cứu soạn giáo án lên lớp .
 - Trò : chuẩn bị bài mới 
	 Học bài cũ.	
 III/ Hoạt động dạy học :
 1/Ổn định tổ chức: (1’) Ổn định lớp
 2/ Kiểm tra bài cũ : (4’) 
 ?Luật giao thông quy định như thế nào về quy tắc tham gia giao thông đường bộ?
	GV gọi HS lên bảng trả lời, nhận xét, bổ sung, ghi điểm.
 -Dự kiến trả lời: Quy định về quy tắc tham gia giao thông đường bộ:
 	+Người đi bộ phải nhường đường cho các loại xe
	+Xe thô sơ phải nhường đường cho các loại xe cơ giới
	+Các xe khi tham gia giao thông đều đi về phía bên phải của chiều đi quy định cho loại xe đang điều khiển.
 3/Giảng bài mới:
 -Giới thiệu bài:( 1’) Để đảm bảo an toàn giao thông, chúng ta phải làm gì? Mời các em cùng tìm hiểu tiết học hôm nay
 -Tiến hành tiết dạy: 
Tg
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
5’
5’
5’
20’
2’
Hoạt động 1: tìm hiểu các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn giao thông
?Em hãy nêu những biện pháp giúp người đi đường an toàn?
-Cho HS trình bày, nhận xét, bổ sung
Hoạt động 2 : tìm hiểu quy định về an toàn đường sắt
?Em hãy cho biết một số quy định về an toàn đường sắt?
Hoạt đông 3: tìm hiểu trách nhiệm của học sinh đối với việc đảm bảo ATGT
?Bản thân em có trách nhiệm gì đối với trật tự ATGT?
Hoạt đông 4: luyện tập
Cho HS quan sát các biển báo.
?Các biển báo này nói lên điều gì?
?Biển báo nào cho phép người đi bộ được đi?
?Biển báo nào cho phép người đi xe đạp được đi?
-Cho HS cung cấp và giải thích nội dung tranh ảnh vi phạm ATGT
Chia lớp thành hai đội, một đội đố, một đội phát hiện hành vi vi phạm và phân tích
-Nhận xét kết quả
-Nhận xét, bổ sung
Hoạt động 4: củng cố kiến thức
-Các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn giao thông
-Trách nhiệm của bản thân trong việc thực hiện ATGT
Hoạt động 1: tìm hiểu các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn giao thông
->Trả lời: mọi người khi tham gia giao thông phải đúng luật
-Tuân theo chỉ dẫn về đi đường
-Nghiêm cấm mọi hành vi coi thường pháp luật về ATGT
-Cần phải hiểu và thực hiện theo chỉ dẫn biển báo, tín hiệu đèn trên đường khi tham gia giao thông
Hoạt động 2 : tìm hiểu quy định về an toàn đường sắt
-Không chăn thả súc vật trên đường sắt
-Không chơi đùa trên đường sắt
-Khi đi tàu, không thò đầu, tay, chân ra ngoài
-Không ném đất, đá lên tàu đang chạy và ngược lại
Hoạt đông 3: tìm hiểu trách nhiệm của học sinh đối với việc đảm bảo ATGT
->Suy nghĩ, trả lời:
-Học và thực hiện đúng theo luật giao thông
-Tuyên truyền cho mọi người cùng hiểu và cùng thực hiện
-Nhắc nhở mọi người cùng thực hiện
-Lên án những hành vi vi phạm luật giao thông
Hoạt đông 4: luyện tập
Quan sát:
-Biển 110a: cấm xe đạp
-Biển 112: cấm người đi bộ
-Biển 305: đường dành cho người đi bộ
-Biển 423: đường dành cho người đi bộ qua đường
-Biển 226: xe đạp được đi qua
-Biển 304: đường dành cho xe thô sơ
->Biển 305
->Biển 304
Chia lớp thành hai đội và tiến hành thi theo yêu cầu
Giải thích nội dung các bức tranh
Hoạt động 4: củng cố kiến thức
Thực hiện
I. Các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn giao thông
-Mọi người khi tham gia giao thông phải đúng luật
-Tuân theo chỉ dẫn về đi đường
-Nghiêm cấm mọi hành vi coi thường pháp luật về ATGT
II.Quy định về an toàn đường sắt
-Không chăn thả súc vật trên đường sắt
-Không chơi đùa trên đường sắt
-Khi đi tàu, không thò đầu, tay, chân ra ngoài
-Không ném đất, đá lên tàu đang chạy 
III.Trách nhiệm của học sinh đối với việc đảm bảo ATGT
-Học và thực hiện đúng theo luật giao thông
-Tuyên truyền cho mọi người cùng hiểu và cùng thực hiện
-Nhắc nhở mọi người cùng thực hiện
-Lên án những hành vi vi phạm luật giao thông
IV.Luyện tập:
Nội dung các biển báo:
-Biển 110a: cấm xe đạp
-Biển 112: cấm người đi bộ
-Biển 305: đường dành cho người đi bộ
-Biển 423: đường dành cho người đi bộ qua đường
-Biển 226: xe đạp được đi qua
-Biển 304: đường dành cho xe thô sơ
	4/Hướng dẫn HS chuẩn bị tiết học tiếp theo:(2’)
	-Nắm vững nội dung về bảo vệ ATGT chômị người khi tham gia giao thông
	Vận dụng tốt khi đi trên đường đảm bảo tính mạng cho mình và cho mọi người
-Chuẩn bị tiết sau: tìm hiểu những quy định khi tham gia giao thông đối với người đi xe đạp và đi bộ
IV/ Rút kinh nghiệm, bổ sung

Tài liệu đính kèm:

  • doccong dan 6 (Co Xuan).doc