Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tiết 1 - Bài 1: Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể (Tiết 31)

Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tiết 1 - Bài 1: Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể (Tiết 31)

Kiến thức:

- Giúp học sinh hiểu biết những biểu hiện của việc tự chăm sóc sức khoẻ, rèn luyện thân thể.

- Ý nghĩa của việc tự chăm sóc sức khoẻ, rèn luyện thân thể.

2, Kỹ năng:

- Biết tự chăm sóc và rèn luyện thân thể.

- Biết vận động mọi người cùng tham gia và hưởng ứng phong trào thể dục thể thao.

3, Giáo dục:

- Có ý thức thường xuyên rèn luyện thân thể, giữ gìn và chăm sóc sức khoẻ bản thân.

II. PHƯƠNG TIỆN- TÀI LIỆU.

 

doc 36 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1168Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Tiết 1 - Bài 1: Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể (Tiết 31)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:25/08/2010; dạy ngày 28/08/2010
Tiết 1. Bài 1: tự chăm sóc, rèn luyện thân thể
I. Mục tiêu bài dạy.
1, Kiến thức:
- Giúp học sinh hiểu biết những biểu hiện của việc tự chăm sóc sức khoẻ, rèn luyện thân thể.
- ý nghĩa của việc tự chăm sóc sức khoẻ, rèn luyện thân thể.
2, Kỹ năng:
- Biết tự chăm sóc và rèn luyện thân thể.
- Biết vận động mọi người cùng tham gia và hưởng ứng phong trào thể dục thể thao.
3, Giáo dục:
- Có ý thức thường xuyên rèn luyện thân thể, giữ gìn và chăm sóc sức khoẻ bản thân.
II. Phương tiện- tài liệu.
Giáo viên:
- Tranh ảnh bài 6 trong bộ tranh giáo dục công dân do công ty thiết bị giáo dục I sản xuất.
- Báo sức khoẻ và đời sống.
- Tục ngữ, ca dao Việt Nam nói về sức khoẻ và chăm sóc sức khỏe.
Học sinh:
- Sách vở.
III. Hoạt động dạy và học.
1, ổn định tổ chức lớp.
2, Kiểm tra: sách, vở của học sinh.
3, Bài mới:
- Giới thiệu bài:
	Cha ông ta thường nói: “Có sức khoẻ là có tất cả, sức khoẻ quý hơn vàng” Nếu được ước muốn đầu tiên của con người là sức khoẻ. Để biết được ý nghĩa của sức khoẻ nói chung và tự chăm sóc của mỗi cá nhân nói riêng chúng ta sẽ nghiên cứu bài học hôm nay.
- Nội dung bài giảng:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
*Hoạt động 1:
- Giáo viên gọi 1 học sinh đọc truyện “Mùa hè kì diệu” SGK rồi hỏi:
Điều kì diệu nào đã đến với Minh trong màu hè qua?
Vì sao Minh có được điều kì diệu ấy?
Sức khoẻ có cần cho mỗi người không? Vì sao?
- Giáo viên cho học sinh liên hệ việc tự chăm sóc, giữ gìn sức khoẻ và rèn luyện thân thể của các em.
*Hoạt động 2:
- Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm thảo luận về 1 chủ đề sau:
Nhóm 1: chủ đề “sức khoẻ đối với học tập”.
Nhóm 2: chủ đề “sức khoẻ đối với lao động”.
Nhóm 3: chủ đề “sức khoẻ đối với vui chơi giải trí”.
- Học sinh các nhóm thảo luận các chủ đề trên. Sau khi thảo luận xong, các nhóm trưởng đại diện lên bảng trình bày kết quả thảo luận.
- Học sinh cả lớp bổ sung ý kiến và giáo viên tổng kết phần thảo luận.
Nêu ý nghĩa của việc rèn luyên thân thể?
Để rèn luyện sức khoẻ chúng ta phải làm như thế nào?
- Giáo viên cho học sinh tư liên hệ bản thân.
*Hoạt động 3
- Giáo viên dùng bảng phụ ghi bài tập a ra bảng. Học sinh suy nghĩ và lên bảng đánh dấu x vào ô trống.
- GV gọi 1 học sinh nhận xét bài làm của bạn.
- GV nhận xét kết quả.
- HS tự kể việc làm chứng tỏ em biết tự chăm sóc sức khoẻ của bản thân.
- HS làm và trình bày bảng
I. Truyện đọc:
 “Mùa hè kì diệu”
- Mùa hè này Minh được đi tập bơi và biết bơi.
- Minh được thầy giáo Quân hướng dẫn cách tập luyện thể thao.
- Con người có sức khoẻ thì mới tham gia tốt các hoạt động như học tập, lao động, vui chơi, giải trí
II. Nội dung bài học
- Sức khoẻ là vốn quý của con người. Chúng ta cần tích cực phòng bệnh. Khi mắc bệnh phải tích cực chữa cho khỏi bệnh.
- Sức khoẻ giúp chúng ta học tập, lao động có hiệu quả và sống lạc quan vui vẻ.
III. Bài tập
1, Bài tập a:
Đánh dấu x vào ô 1,2,3,4,5.
2, Bài tập b:
- Hãy kể 1 việc làm chứng tỏ em biết tự chăm sóc sức khoẻ bản thân.
3, Bài tậo c:
- Tác hại của việc nghiện thuốc lá, rượu bia đến sức khoẻ con người.
- Hút thuốc lá, rượu bia có hại cho sức khoẻ.
- Khi mắc bệnh phải tích cực chữa trị cho triệt để.
4, Củng cố.
- GV cho học sinh sắm vai 1 tình huống sau:
1. Một học sinh dáng điệu mệt mỏi, gầy gò hay xin nghỉ học để xuống phòng y tế.
2. Một bác công nhân ốm yếu, nghỉ việc để chữa bệnh, nhà nghèo, con không được đi học.
- HS các nhóm sắm vai tình huống trên.
- Đại diện các nhóm lên trình bày tình huống
5, Hướng dẫn học bài:
- Về học bài, làm bài tập d.
- Đọc tìm hiểu trước bài 2.
Ngày soạn: 01/09/2010; dạy ngày 04/09/2010
Tiết 2. Bài 2: 	siêng năng, kiên trì
I. Mục tiêu bài dạy.
1, Kiến thức:
- Giúp học sinh nắm được thế nào là siêng năng, kiên trì và các biểu hiện của siêng năng, kiên trì.
2, Kỹ năng:
- Có khả năng tự rèn luyện tính siêng năng, kiên trì.
- Phác thảo được kế hoach vượt khó, bền bỉ trong học tập, lao động để trở thành người tốt.
3, Giáo dục:
- Quyết tâm rèn luyện tính siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động và các hoạt động khác.
II. Phương tiện- tài liệu.
Giáo viên:
- Những truyện kể về tám gương các danh nhân.
- Tranh ảnh bài 1 trong bộ tranh giáo dục công dân do công ty thiết bị giáo dục I sản xuất.
Học sinh:
- Sách vở.
III. Hoạt động dạy và học.
1, ổn định tổ chức lớp.
2, Kiểm tra: 
- Em hãy kể một việc làm chứng tỏ em biết tự chăm sóc sức khoẻ bản thân.
- Hãy trình bày kế hoạch luyện tập thể dục thể thao.
3, Bài mới:
- Giới thiệu bài:
	Nhà cô Mai có hai con trai, chồng cô là bộ đội ở xa, mọi vệc trong nhà do ba mẹ con cô tự xoay sở. Hai con trai của cô rất ngoan. Mọi công việc trong nhà rửa bát, quét nhà, giặt giũ, cơm nước đều do hai con cô làm. Hai anh em còn nhỏ, rất cần cù chịu khoá học tập, năm nào cũng đạt học sinh giỏi.
Chuyện kể trên nói lên đức tính gì của hai anh em con nhà cô Mai? đức tính đó được biểu hiện như thế nào? Có ý nghĩa gì? Chúng ta cùng nghiên cứu bài học hôm nay.
- Nội dung bài giảng:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
*Hoạt động 1:
- Giáo viên gọi 2 học sinh đọc truyện “Bác Hồ tự học ngoại ngữ” 
- HS cả lớp lắng nghe bạn đọc và theo dõi SGK của mình.
- GV yêu cầu HS dùng bút gạch chân những chi tiết cần lưu ý trong câu chuyện (trước khi GV đặt câu hỏi)
- HS cả lớp cùng suy nghĩ
- GV cho học sinh trả lời các câu hỏi sau:
Bác Hồ của chúng ta biết mấy thứ tiếng?
Bác đã tự học như thế nào?
Bác đã gặp khó khăn gì trong học tập?
Cách học của Bác thể hiện đức tính gì?
*Hoạt động 2:
Hãy kể tên những danh nhân mà em biết nhờ tính siêng năng, kiên trì mà thành công xuất sắc trong sự nghiệp của mình?
Trong lớp chúng ta bạn nào có đức tính siêng năng, kiên trì trong học tập?
- Học sinh tự liên hệ thực tế những bạn đạt kết quả cao trong học tập nhờ siêng năng.
- HS trả lời, GV phân tích những ví dụ trên.
Em hiểu thế nào là siêng năng kiên trì?
Siêng năng, kiên trì có tác dụng gì?
*Hoạt động 3
- Giáo viên dùng bảng phụ ghi bài tập a ra bảng. 
- 1 HS đứng lên đọc yêu cầu của bài tập.
- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi.
- Học sinh khác nhận xét bài làm của bạn.
- GV kết luận đáp án đúng.
I. Truyện đọc:
 “Bác Hồ tự học ngoại ngữ”
=>Bác Hồ của chúng ta đã có lòng quyết tâm và sự kiên trì
- Đức tính siêng năng đã giúp Bác Hồ thành công trong sự nghiệp
II. Nội dung bài học
1, Khái niệm.
a, Siêng năng là đức tính của con người biểu hiện ở sự cần cù, tự giác, miệt mài trong làm việc, thường xuyên đều đặn.
b, Kiên trì: là sự quyết tâm đến cùng dù có khó khăn, gian khổ.
=> Siêng năng, kiên trì sẽ giúp cho con người thành công trong công việc, trong cuộc sống.
III. Bài tập
1, Bài tập a:
Đánh dấu x vào ô trống tương ứng với những việc làm biểu hiện tính siêng năng, kiên trì.
a, [ ] Sáng nào Lan cũng dậy sớm quét nhà.
b, [ ] Hà muốn học giỏi môn toán nên ngày nào cũng làm thêm bài tập
c, [ ] Gặp bài tập khó là Bắc không làm.
d, [ ] Chưa làm xong bài tập Lâm đã đi chơi.
4, Củng cố.
- Em hiểu siêng năng, kiên trì là gì?
- Tác dụng của siêng năng, kiên trì?
5, Hướng dẫn học bài:
- Về nhà học thuộc phần nội dung bài học
- Tìm những biểu hiện siêng năng, kiên trì trong các lĩnh vực hoạt động.
Ngày soạn: 08/09/2010; dạy ngày 11/09/2010
Tiết 3. Bài 2: 	siêng năng, kiên trì (tiếp)
I. Mục tiêu bài dạy.
1, Kiến thức:
- Giúp học sinh hiểu được những biểu hiện của tính siêng năng, kiên trì trong các lĩnh vực hoạt động và những biểu hiện trái với siêng năng, kiên trì.
2, Kỹ năng:
- Có khả năng tự rèn luyện tính siêng năng, kiên trì.
- Phác thảo được kế hoach vượt khó, bền bỉ trong học tập, lao động.
3, Giáo dục:
- Quyết tâm rèn luyện tính siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động và các hoạt động khác.
II. Phương tiện- tài liệu.
Giáo viên:
- Bài tập trắc nghiệm.
- Bảng phụ, giá sắt.
Học sinh:
- Sách vở.
III. Hoạt động dạy và học.
1, ổn định tổ chức lớp.
2, Kiểm tra: 
- Thế nào là siêng năng, kiên trì.
- Nêu những việc làm chứng tỏ em là người siêng năng, kiên trì.
3, Bài mới:
- Giới thiệu bài:
	Trong tiết học trước các em đã được hiểu thế nào là siêng năng, kiên trì. Vởy siêng năng, kiên trì có nhứng biểu hiện thế nào và trái với siêng năng, kiên trì là gì, chúng ta tìm hiểu những nội dung trên trong bài hôm nay.
- Nội dung bài giảng:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
*Hoạt động 1:
- Giáo viên gọi 2 học sinh đọc truyện (đọc lại) “Bác Hồ tự học ngoại ngữ”
- HS cả lớp lắng nghe bạn đọc và theo dõi SGK của mình.
*Hoạt động 2:
- Gv chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm thảo luận 1 chủ đề sau:
Nhóm 1: Tìm hiểu những biểu hiện của siêng năng, kiên trì trong học tập.
Nhóm 2: Tìm hiểu những biểu hiện của siêng năng, kiên trì trong lao động.
Nhóm 2: Tìm hiểu những biểu hiện của siêng năng, kiên trì trong các lĩnh vực hoạt động xã hội khác.
- Học sinh các hóm thảo luận câu hỏi. Đại diện nhóm đứng lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm.
- HS các nhóm khác nhận xét kết quả thảo luận.
- GV nhận xét và đưa ra kết luận.
Tìm những câu tục ngữ, ca dao nói về siêng năng kiên trì ?
- HS kể những câu tục ngữ, ca dao mà các em biết.
- GV cho điểm những học sinh kể đúng.
Siêng năng, kiên trì có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống?
- GV lấy ví dụ về sự thành đạt của học sinh giỏi của trường, nhà khoa học trẻ thành đạt trên các lĩnh vực, làm kinh tế giỏi từ VAC.
Trái với siêng năng kiên trì là những biểu hiện như thế nào?
Theo em muốn trở thành người siêng năng kiên trì thì em phải làm gì?
*Hoạt động 3
- HS đứng lên đọc yêu cầu của bài tập b.
- GV cho HS tự kể lại những việc làm của các em thể hiện tính siêng năng của em.
- HS đọc yêu cầu bài tập d.
- HS đọc sau đó tìm những câu tục ngữ, ca dao nói về siêng năng, kiên trì và rút ra nhận xét cho bản thân.
I. Truyện đọc:
 “Bác Hồ tự học ngoại ngữ”
- Đức tính siêng năng đã giúp Bác thành công trong công việc.
II. Nội dung bài học: (tiếp)
2. Biểu hiện của siêng năng, kiên trì.
- Siêng năng, kiên trì trong học tập.
- Siêng năng, kiên trì trong lao động.
- Siêng năng, kiên trì trong các lĩnh vực hoạt động xã hội khác.
3, Những biểu hiện trái với siêng năng kiên trì.
- Lười biếng, ỷ lại, hời hợt, cẩu thả
- Ngại khó, ngại khổ, mau chán nản
III. Bài tập
1, Bài tập b:
Hãy kể lại 1 việc làm thể hiện tính siêng năng của em.
2, Bài tập d:
Sưu tầm ca dao, tục ngữ:
Tay làm, hàm nhai.
Luyện mới thành tài, miệt mài tất giỏi.
Siêng làm thì có, siêng học thì hay
Năng nhặt chặt bị.
4, Củng cố.
- GV cho học sinh đóng vai hoặc tiểu phẩm  ... uộc sống gia đình, nhà trường, xã hội sẽ có nề nếp, kỉ cương.
- Bảo vệ lợi ích của cộng đồng và đảm bảo lợi ích của bản thân.
III. Bài tập
1, Bài tập a (Trang 13)
- Câu đúng là: 2,6,7.
2, Bài tập b (Trang 13)
- Kỉ luật là điều kiện đảm bảo cho mọi người tự do và được phát triển. Nếu 1 tổ choc làm việc không có kỉ luật ai muốn làm gì thì làm thì sẽ trở thành hỗn loạn, mọi người không thể sống yên ổn mà làm việc và ngược lại nếu 1 tổ choc mà mọi người tôn trọng kỉ luật thì mọi người sẽ yên tâm làm việc. 
4, Củng cố.
- Tìm một số câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về tôn trọng kỉ luật:
- Ví dụ: quân pháp bất vị thân.
Ai có kỉ luật, ai có tính kỉ luật người đó sẽ thắng.
5, Hướng dẫn học bài:
- Về học bài, làm bài tập c.
- Đọc tìm hiểu trước bài.
Ngày soạn: 06/10/2010; dạy ngày 09/10/2010
Tiết 7. Bài 6: 	biết ơn
I. Mục tiêu bài dạy.
1, Kiến thức:
- Học sinh hiểu thế nào là biết ơn và biểu hiện của lòng biết ơn.
- Học sinh hiểu được ý nghĩa và sự cần thiết của việc rèn luyện lòng biết ơn.
2, Kỹ năng:
- Tự nguyện làm những việc thể hiện sự biết ơn đối với ông bà, cha mẹ.
3, Giáo dục:
- Đúng mức trong tự đánh giá hành vi của bản thân và người khác về lòng biết ơn.
- Phê phán những hành vi vô ơn, bạc bẽo, vô lễ với mọi người.
II. Phương tiện- tài liệu.
Giáo viên:
- Bảng phụ.
- Tranh bài 6 trong bộ tranh GDCD6.
Học sinh:
- ca dao, tục ngữ nói về lòng biết ơn.
III. Hoạt động dạy và học.
1, ổn định tổ chức lớp.
2, Kiểm tra: 
- Thế nào là tôn trọng kỉ luật? Tôn trọng kỉ luật có ý nghĩa như thế nào?
- Giải thích câu “Sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật”.
3, Bài mới:
- Giới thiệu bài:
	Hàng năm cứ đến ngày 10/3 âm lịch nhân dân cả nước lại nô nức về dự ngày giỗ tổ Hùng Vương. Vậy việc làm đó thể hiện việc làm gì của nhân dân ta. Để hiểu được việc làm đó chúng ta sẽ tìm hiểu trong tiết học hôm nay.
- Nội dung bài giảng:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
*Hoạt động 1:
- Giáo viên gọi 1 học sinh đọc truyện “Thư của 1 học sinh cũ”.
Khi chị Hồng học lớp 1 thầy giáo Phan đã giúp đỡ chị Hồng như thế nào?
- Rèn viết tay phải. Thầy khuyên “nét chữ là nết người”.
Trước sự giúp đỡ của thầy Phan, chị Hồng đã có suy nghĩ và làm gì?
- Rất ân hận và quan tâm rèn tay phải.
Vì sao chị Hồng không quên người thầy giáo cũ dù đã hơn hai mươi năm?
Chị Hồng đã có những việc làm và ý định gì để tỏ lòng biết ơn thầy Phan?
Những việc làm trên của chị Hồng nói lên đức tính gì?
*Hoạt động 2:
- GV chia lớp thành hai nhóm cho HS thảo luận nhóm câu hỏi:
Nhóm 1: Chúng ta phải biết ơn những ai?
 Nhóm 2: Vì sao chúng ta phải biết ơn họ?
- HS các nhóm thảo luận câu hỏi.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- HS nhóm khác nhận xét ý kiến.
- GV kết luận phần thảo luận.
Theo em thế nào là biết ơn?
Lòng biết ơn có ý nghĩ như thế nào?
- GV đưa ra 2 tình huống STKế
Các em có nhận xét gì về hai câu chuyện trên?
Tìm một số câu tục ngữ ca dao nói về hành vi của ông An.
Chúng ta phải rèn luỵân lòng biết ơn như thế nào?
*Hoạt động 3
- HS đọc yêu cầu bài tập 1.
- GV gọi HS lên đánh dấu trên bảng phụ. HS khác nhận xét bài làm của bạn.
- Gv nhận xét kết quả bài tập của học sinh. 
- HS đọc yêu cầu bài tập 2.
- HS kể những việc làm của em hay của người khác thể hiện sự biết ơn.
- Học sinh nhận xét bài làm của bạn.
- GV nhận xét kết quả.
I. Truyện đọc:
“Thư của 1 học sinh cũ”.
- Thầy giáo Phan đã dạy dỗ chị Hồng cách đây 20 năm, chị vẫn nhớ và trân trọng.
- Chị đã thể hiện lòng biết ơn thầy 1 truyền thống đạo lý của dân tộc.
II. Nội dung bài học: 
1, Khái niệm.
- Biết ơn là sự bày tỏ thái độ trân trọng, tình cảm và những việc làm đền ơn đáp nghĩa đối với người đã giúp đỡ mình, với những người có công với dân tộc đất nước.
2, ý nghĩa
- Là truyền thống của dân tộc ta.
- Làm đẹp quan hệ giữa người với người 
- Làm đẹp nhân cách con người.
3, Rèn luyện lòng biết ơn.
- Thăm hỏi, chăm sóc giúp đỡ ông bà cha mẹ.
- Tôn trọng người già, người có công tham gia hoạt động đền ơn đáp nghĩa.
- Phê phán sự vô ơn, bạc bẽo, vô lễ diễn ra trong cuộc sống hàng ngày.
III. Bài tập
1, Bài tập 1 (Trang 15)
- Đánh dấu x vào ô 1,3,4.
2, Bài tập 2 (Trang 15)
- Kể lại những việc làm của em hay của người khác thể hiện sự biết ơn.
4, Củng cố.
- GV khái quát lại nội dung chính của bài
- HS giải thích câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”.
5, Hướng dẫn học bài:
- Về học bài, làm bài tập.
- Đọc tìm hiểu trước bài 7.
Ngày soạn: 13/10/2010; dạy ngày 16/10/2010
Tiết 8. Bài 7: 	yêu thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên.
I. Mục tiêu bài dạy.
1, Kiến thức:
- Biết thiên nhiên bao gồm những gì, hiểu vai trò của thiên nhiên đối với cuộc sống của mỗi cá nhân và loài người
2, Kỹ năng:
- Biết ngăn chặc kịp thời những hành vi vô tình hoặc cố ý phá hoại môi trường thiên nhiên, xâm hại đến cảnh đẹp của thiên nhiên.
3, Giáo dục:
- Giữ gìn bảo vệ môi trường thiên nhiên, tôn trọng, yêu quý thiên nhiên và có nhu cầu sống gần gũi với thiên nhiên.
II. Phương tiện- tài liệu.
Giáo viên:
- Bảng phụ.
- Luật bảo vệ môi trường của nước CHXHCN Việt Nam.
- Các văn bản về kế hoạch và báo cáo kết quả phủ xanh đồi núi trọc.
Học sinh
- Tranh ảnh, tài liệu thiệt hại ở đồng bằng sông Cửu Long do lũ lụt gây ra.
III. Hoạt động dạy và học.
1, ổn định tổ chức lớp.
2, Kiểm tra: 
- Thế nào là lòng biết ơn? Lòng biết ơn có ý nghĩa như thế nào?
- Phương pháp rèn luyện lòng biết ơn? Liên hệ bản thân
3, Bài mới:
- Giới thiệu bài:
	Thiên nhiên là tài sản vô giá của cong người, rất cần thiết cho con người vì vậy con người phải biết yêu quý, bảo vệ giữ gìn thiên nhiên. Bài học hôm nay cô cùng các em tìm hiểu bài yêu thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên.
- Nội dung bài giảng:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
*Hoạt động 1:
- Giáo viên gọi 1 học sinh đọc truyện “Một ngày chủ nhật bổ ích” rồi hỏi:
Qua truyện trên, cảnh đẹp thiên nhiên được miêu tả như thế nào?
Em có suy nghĩ và cảm xúc gì trước vẻ đẹo của thiên nhiên? 
Thiên nhiên cần thiết cho cuộc sống của con người như thế nào?
Những chi tiết nào trong truyện nói lên cảnh đẹp của địa phương, của đất nước mà em biết?
ở Việt Nam có những cảnh đẹp nào?
*Hoạt động 2:
Qua câu chuyện “Một ngày chủ nhật bổ ích” em hãy cho biết thiên nhiên là gì?
Em hãy kể một số danh lam thắng cảnh của đất nước mà em biết và nêu lên cảm xúc của em?
Cho biết vai trò của thiên nhiên đối với con người, đối với sự phát triển kinh tế của công, nông, ngư nghiệp, du lịch
- GV chia lớp thành ba nhóm mỗi nhóm thảo luận 1 câu hỏi sau:
Nhóm 1: Bản thân mỗi người phải làm gì?
 Nhóm 2: Gia đình, tập thể lớp nên làm gì?
Nhóm 3: Khi they những hiện tượng làm ô nhiễm môi trường, phá hoại cảnh đẹp của thiên nhiên các em nên làm gì?
- HS các nhóm thảo luận câu hỏi.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- HS nhóm khác nhận xét ý kiến.
- GV nhận xét phần kết quả thảo luận.
*Hoạt động 3
- GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập a.
- HS lên bảng làm bài tập
- Gọi HS khác nhận xét bài làm của bạn và cho điểm.
Nêu những tấm gương tốt bảo vệ thiên nhiên ở nước ta?
I. Truyện đọc:
“Một ngày chủ nhật bổ ích”
- Cảnh thiên nhiên tươi đẹp và hùng vĩ.
II. Nội dung bài học: 
1, Thiên nhiên bao gồm:
- Không khí, bầu trời, sông, suối, rừng cây, đồi núi, động- thực vật
2, Thiên nhiên rất cần thiết cho cuộc sống của con người
3, Con người cần phải bảo vệ thiên nhiên, sống gần gũi hoà hợp với thiên nhiên.
III. Bài tập
1, Bài tập a (Trang 22)
- Đánh dấu x vào ô 1,2,3,4.
4, Củng cố.
- Thiên nhiên là gì? ý thức của con người với thiên nhiên?
Liên hệ bản thân.
5, Hướng dẫn học bài:
- Về học bài, làm bài tập.
- Ôn từ tiết 1 đến tiết 8 giờ sau kiểm tra 1 tiết
Ngày soạn:
Tiết 9. 	kiểm tra viết
I. Mục tiêu bài dạy.
1, Kiến thức:
- Học sinh nắm được các kiến thức đã học từ tiết 1 đến tiết 8.
- Biết được những phẩm chất đạo đức mà mỗi người học sinh sẽ phải thực hiện trong cuộc sống hàng ngày. Qua bài kiểm tra giáo viên nắm được những kiến thức học sinh chưa hiểu rõ để kịp thời bổ sung cho học sinh hiểu và vận dụng vào cuộc sống.
2, Kỹ năng:
- Rèn cho học sinh kỹ năng trình bày, vận dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống hàng ngày.
3, Giáo dục:
- Học sinh có thái độ nghiêm túc trong khi làm bài kiểm tra, có ý thức cố gắng trong khi làm bài.
II. Phương tiện- tài liệu.
Giáo viên:
- Câu hỏi + đáp án kiểm tra.
Học sinh
- Ôn tập lại các kiến thức đã học.
III. Hoạt động dạy và học.
1, ổn định tổ chức lớp.
2, Kiểm tra bài cũ: không
3, Bài mới:
- Giáo viên phát đề kiểm tra cho học sinh, coi kiểm tra nghiêm túc.
đề bài
Câu 1 (3 điểm):
	Thế nào là tiết kiệm? Tìm những hành vi biểu hiện trái ngược với tiết kiệm? Hậu quả của những hành vi đó trong cuộc sống như thế nào?
Câu 2 (2 điểm): Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
a, Người lễ độ là người có.. khi giao tiếp với người khác.
b, Người lễ độ là người thể hiện được.. đối với mọi người.
c, Người lễ độ là người có.. giúp cho quan hệ giữa người với người trở nên tốt đẹp hơn, góp phần làm cho xã hội văn minh.
Câu 3 (2 điểm): Đánh dấu x vào ô trống tương ứng với những hành vi thể hiện tính kỉ luật:
a, [ ] Đi xe vượt đèn đỏ.
b, [ ] Đi học đúng giờ.
c, [ ] Đọc báo trong giờ học.
d, [ ] Viết đơn xin phép nghỉ 1 buổi học.
e, [ ] Đi xe đạp hàng ba.
g, [ ] Đi xe đạp đến cổng trường xuống xe rồi dắt vào sân trường.
Câu 4 (2 điểm):
Hãy kể những việc làm của em hoặc của người khác thể hiện sự biết ơn.
Câu 5 (1 điểm):
Hãy kể tên những địa danh thiên nhiên mà em biết hoặc đã được đi tham quan.
đáp án
Câu 1(3 điểm):
- Khái niệm tiết kiệm: là biết sử dụng một cách hợp lý, đúng mức của cải vật chất, thời gian sức lực của mình và người khác. (1 điểm).
- Hành vi trái ngược với tiết kiệm: xa hoa, lãng phí, hoang tàn (1 điểm)
- Hậu quả của những hành vi đó trong cuộc sống (1 điểm).
Câu 2 (2 điểm): Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
a,  cách cư xử đúng mực (0,5 điểm)
b,  sự tôn trọng, quý mến của mình (0,5 điểm)
c,  có văn hoá, có đạo đức (1 điểm)
Câu 3 (2 điểm): Đánh dấu x vào các ô trống:
	b,d,g.
Câu 4 (2 điểm): Những việc làm thể hiện sự biết ơn như:
- Thăm hỏi, chăm sóc, vâng lời ông bà cha mẹ.
- Tôn trọng người già, người có công với cách mạng
- Tham gia hoạt động đền ơn đáp nghĩa.
Câu 5 (1 điểm): Kể tên những địa danh thiên nhiên:
- Hồ núi cốc.
- Đà Lạt.
- Sầm Sơn
- Nha trang.
4, Củng cố.
- GV nhận xét thái độ làm bài của học sinh.
- Công bố đáp án của từng câu.
5, Hướng dẫn học bài:
- Về học bài: học lại những kiến thức đã học.
- Đọc tìm hiểu trước bài 8.

Tài liệu đính kèm:

  • docGDCD6(10).doc