Nêu được nguyên nhân phổ biến của tại nạn giao thông
- Nêu được những quy định của pháp luật đối với người đi bộ, đi xe đạp, quy định đối với trẻ em
- Nhận biết được tín hiệu đèn giao thong và mmọt số biển báo thong dụng trên đường
- Hiểu được ý nghĩa của việc thực hiện trật tự, an toàn giao thông.
1.2. Về kỹ năng:
- Phân biệt được hành vi thực hiện đúng với hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông
- Biết thực hiện đúng quy định về trật tự, an toàn giao thông và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện tốt
1.3. Về thái độ:
- Tôn trọng những quy định về trật tự, an toàn giao thông
Bài: Tiết Tuần dạy: THỰC HIỆN TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG 1.MỤC TIÊU 1.1. Về kiến thức: - Nêu được nguyên nhân phổ biến của tại nạn giao thông - Nêu được những quy định của pháp luật đối với người đi bộ, đi xe đạp, quy định đối với trẻ em - Nhận biết được tín hiệu đèn giao thong và mmọt số biển báo thong dụng trên đường - Hiểu được ý nghĩa của việc thực hiện trật tự, an toàn giao thông. 1.2. Về kỹ năng: - Phân biệt được hành vi thực hiện đúng với hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông - Biết thực hiện đúng quy định về trật tự, an toàn giao thông và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện tốt 1.3. Về thái độ: - Tôn trọng những quy định về trật tự, an toàn giao thông - Đồng tình, ủng hộ các hành vi thực hiện đúng và phê phán những hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông. 2. TRỌNG TÂM Hs biết một số quy định về ATGT. HS có thái độ đúng đắn đối với các hành vi tham gia giao thông. 3. CHUẨN BỊ 3.1 GV: - Luật giao thông đường bộ năm 2001 - Tranh ảnh về các tình huống đi đường. - Biển báo giao thông (hình - đồ dùng dạy học) - Số liệu về tình hình an toàn giao thông ở địa phương. 3.2 HS -Đồ dùng học tập. TIẾT 1: 4. TIẾN TRÌNH 4.1 Ổn định tổ chức và KTSS. 4.2 Kiểm tra miệng. Câu 1 :Thế nào là công dân? Công dân nước CHXHCN Việt Nam là những ai? Câu 2 : Em hãy cho biết đây là biển báo gì ? 4.3 Giảng bài mới HOẠT DỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: Giới thiệu bài - Giáo viên: Vì sao vấn đề an toàn giao thông là vấn đề nóng bỏng của xã hội ta? * Những bài học, những hình ảnh, những thông tin mới nhất trong nước và địa phương về tình hình an toàn giao thông. Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin về tình hình ATGT ở Tân Châu. - Giáo viên : Cho HS biết 1 số thông tin về tình hình giao thông huyện nhà. - Giáo viên: Nêu nhận xét về tình hình ATGT hiện nay? => Giáo viên: Tai nạn giao thông ngày càng tăng, nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng, trở thành mối quan tâm lo lắng của toàn xã hội, của từng nhà. Hoạt động 3: Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông. - Giáo viên: Em hãy nêu nguyên nhân dẫn đến các vụ tai nạn giao thông? Nguyên nhân do con người: + Thiếu ý thức, coi thường luật an toàn giao thông. + Không biết, không hiểu luật an toàn giao thông. - Nguyên nhân do dân số tăng nhanh, lượng xe cộ lưu thông nhiều, đường xá không đáp ứng kịp. - Do chất lượng đường xá. - Nguyên nhân chính của tai nạn giao thông là do con người chưa tự giác chấp hành trật tự an toàn giao thông. + đua xe trái phép. + phóng nhanh vượt ẩu. + đi hàng ba, hàng tư. + đi không đúng làn đường và chiều qui định. + bám, nhảy tàu, xe.. - Giáo viên: Vậy nguyên nhân chính là do đâu?( Do người tham gia giao thông thiếu ý thức, không chấp hành luật an toàn giao thông.) - Giáo viên: Em hãy nêu 1 số khẩu hiệu cổ động mọi người thực hiện trật tự an toàn giao thông mà em biết. => Giáo viên: Khắc phục tai nạn giao thông là vấn đề cần thiết và cấp bách, An toàn là bạn. GV: Chúng ta cần làm gì để góp phần xây dựng ATGT ? => - Phải học tập, hiểu pháp luật về trật tự an toàn giao thông. - Tự giác tuân theo qui định của pháp luật về đi đường. - Chống coi thường hoặc cố tình vi phạm pháp luật về đi đường. - Tập trung, chú ý khi điều khiển xe; cẩn thận khi đi trên đường. Hoạt động 4: Giúp học sinh hiểu các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn khi đi đường. - Giáo viên: Theo em, biện pháp nào giúp ta đảm bảo an toàn khi đi đường? - Giáo viên giới thiệu hệ thống báo hiệu giao thông gồm: hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường cọc tiêu/ đường bảo vệ, hàng rào chắn. I. Tìm hiểu thông tin, sự kiện: * Nguyên nhân gây mất trật tự, ATGT -Nguyên nhân do con người: + Thiếu ý thức, coi thường luật an toàn giao thông. + Không biết, không hiểu luật an toàn giao thông. - Nguyên nhân do dân số tăng nhanh, lượng xe cộ lưu thông nhiều, đường xá không đáp ứng kịp. - Do chất lượng đường xá. + đua xe trái phép. + phóng nhanh vượt ẩu. + đi hàng ba, hàng tư. + đi không đúng làn đường và chiều qui định. + bám, nhảy tàu, xe.. II. Nội dung bài học: - Để đảm bảo an toàn giao thông khi đi đường phải tuyệt đối chấp hành hệ thống báo hiệu giao thông. 4.4 Câu hỏi, bài tập củng cố. Câu 1: Em hãy cho biết nguyên nhân chính gây ra tai nạn giao thông phổ biến hiện nay ? Đáp án câu 1: Nguyên nhân chính gây ra tai nạn giao thông là: + Ý thức của người tham gia giao thông. +Cơ sở vật chất giao thông chưa đáp ứng nhu cầu giao thông. Câu 2: Em sẽ làm gì để góp phần thực hiện ATGT ? Đáp án câu 2: - Tuân thủ luật ATGT. -Tham gia các phong trào tuyên truyền về luật giao thông. -Phê phán, tố cáo các hành vi vi phạm, gây ảng hưởng không tốt đến tình hình ATGT. 4.5 Hướng dẫn học sinh tự học - Học bài. - Chuẩn bị bài: THỰC HIỆN TRẬT TỰ ATGT ( T2) 5. RÚT KINH NGHIỆM * Nội dung: * Phương pháp: . * Sử dụng đồ dùng- TB dạy học: . . TIẾT 2: 4. TIẾN TRÌNH 4.1 Ổn định tổ chức và KTSS 4.2 Kiểm tra miệng. Câu 1: Em hãy cho biết nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông ? Câu 2: Hình vẽ màu đen, viền màu đen, nền màu vàng, hình tam giác. Đó là đặc điềm của biển báo nào ? 4.3 Giảng bài mới. HOẠT DỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: Giới thiệu bài - Giáo viên: Biển báo giao thông giúp cho người tham gia giao thông tránh được nhiều điều nguy hiểm, làm ổn định giao thông. Hôm na, trong bài . Chứng ta sẽ tìm hiểu một số.. Hoạt động 2: Học sinh quan sát, nhận biết ý nghĩa của từng loại biển báo. - Giáo viên cho học sinh quan sát các biển báo (SGK) - Giáo viên: Sau khi quan sát các biển báo, hãy cho biết có mấy loại biển báo thông dụng? - Giáo viên: Đặc điểm của biển báo cấm là gì? => Giáo viên: Ý nghĩa của loại biển báo này là giúp người đi đường nhận biết được qui định cấm trong luật gì để tuân theo. - Giáo viên cho học sinh quan sát thêm 1 số biển báo cấm và hỏi học sinh về điều cấm của biển báo (Ví dụ: Biển báo cấm xe tải, xe công nông, cấm rẽ trái, cấm rẽ phải, cấm đỗ xe) - Giáo viên: Đặc điểm của biển báo nguy hiểm là gì? => Giáo viên: Ý nghĩa của loại biển báo này là giúp người đi đường nhận biết được điều nguy hiểm để đề phòng, phòng tránh tai nạn giao thông. - Giáo viên cho học sinh quan sát thêm 1 số biển báo nguy hiểm và hỏi: biển báo điều gì nguy hiểm? (Ví dụ: Đường trơn, đường hẹp, chỗ quẹo gấp, đường dốc...) - Giáo viên: Đặc điểm của biển hiệu lệnh là gì? => Giáo viên: Ý nghĩa của loại biển báo này là giúp người đi đường nhận biết được hiệu lệnh cần phải thi hành và tuân theo để lập trật tự an toàn giao thông. - Giáo viên cho học sinh quan sát thêm 1 số biển hiệu và hỏi biển báo phải thi hành điều gì? (Ví dụ: đường cao tốc...) Hoạt động 3: GV hướng dẫn HS tìm hiểu các qui tắc đi đường. - Giáo viên cho học sinh quan sát tranh ảnh mô tả các tình huống đi đường (có thể sử dụng các bức tranh của bài tập a); cho học sinh thảo luận về các tình huống xảy ra trong tranh, nhận xét hành vi của người tham gia giao thông. - Học sinh quan sát hình vẽ SGK và trả lời: + Biển báo cho phép người đi bộ được đi: 305;423b + Biển báo cho phép người đi xe đạp được đi: 226 (nguy hiểm cho xe đạp, cần đề phòng) - Giáo viên: Hãy kể lại các trường hợp đi đường khác mà em quan sát thấy hoặc đã tham gia. - Giáo viên gọi một số học sinh khác nhận xét những tình huống vừa nêu và chốt lại. - Giáo viên: Dựa vào hiểu biết và qua việc nhận xét những tình huống đi đường vừa nêu em hãy nêu 1 số qui định về đi đường đối với: + người đi bộ. + người đi xe đạp. + người đi xe máy. + an toàn đường sắt. - Giáo viên chốt lại, yêu cầu học sinh đọc phần nội dung bài học SGK và giải thích những điều học sinh chưa hiểu. Hoạt động 4:Hình thành, rèn luyện kỹ năng thực hiện trật tự an toàn giao thông cho học sinh. - Giáo viên chia học sinh thành 2 nhóm: 1 nhóm nêu tình huống đi đường, 1 nhóm nhận xét hành vi của người tham gia giao thông hoặc giải quyết tình huống.. Hoạt động 5: Hướng dẫn học sinh làm bài tập SGK. - Bài tập a: Đã thực hiện. - Bài tập c: Giáo viên hướng dẫn cho học sinh làm theo - Bài tập d: Giáo viên cho học sinh làm trên phiếu học tập. II. Nội dung bài học(tt) - Để đảm bảo an toàn giao thông khi đi đường phải tuyệt đối chấp hành hệ thống báo hiệu giao thông. - Có 3 loại biển báo thông dụng: - Có ba loại biển báo thông dụng: + biển báo cấm. + biển báo nguy hiểm. + biển hiệu lệnh. - Biển báo cấm :Hình tròn. Nền trắng có viền đỏ. Hình vẽ màu đen thể hiện điều cấm. - Một số qui định về đi đường: SGK/45 * Một số quy định tham gia giao thông: (SGK) III. Luyện tập: - Bài tập a - Bài tập b - Bài tập d - Làm bài tập đ - Chuẩn bị bài mới. 4.4 Câu hỏi, bài tập củng cố. Câu 1: Em hãy cho biết đặc điểm của biển báo: cấm, hiệu lệnh, nguy hiểm. Đáp án câu 1: Biển báo cấm: Hình tròn, viền đỏ, nền trắng, hình vẽ màu đen. Biển báo nguy hiểm: hình, tam giác, nền vàng, viền đen, hình vẽ màu đen. Biển báo hiệu lệnh: hình tròn, nền xanh, hình vẽ màu trắng. Câu 2: Em hãy cho biết một số quy định về AT đường sắt ? Đáp án câu 2: Quy định về an toàn đường sắt: Không chăn , thả gia súc trên hoặc gần đường sắt. Không chơi đùa, chạy nhảy trên đường sắt. Không tụ tập buôn bán gần đường sắt. Không thò đầu tay ra ngoài, không ném đá hoặc đồ vật từ trên tàu xuống và ngược lại. 4.5 Hướng dẫn học sinh tự học -Học bài. -Xem bài quyền và nghĩa vụ học tập. 5. RÚT KINH NGHIỆM * Nội dung: * Phương pháp: . * Sử dụng đồ dùng- TB dạy học: . .
Tài liệu đính kèm: