Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

MỤC TIÊU:

1.1. Kiến thức:

- Nêu được nội dung cơ bản của quyền được bảo đảm an toàn và bí nật thư tín, điện thoại, điện tín.

1.2. Về kĩ năng:

- Phân biệt được hành vi đúng và hành vi xâm phạm đến an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của của công dân.

- Biết xử lí các tình huống phù hợp với quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

- Biết bảo vệ quyền của mình, không xâm phạm quyền an toàn và bí mật thư tín của người khác

1.3. Thái độ:

- Học sinh có thái độ và trách nhiệm đối với việc thực hiện quyền được đảm bảo an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín.

 

docx 3 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1119Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài: Tiết :
Tuần dạy:
QUYỀN ĐƯỢC BẢO ĐẢM AN TOÀN VÀ BÍ MẬT
THƯ TÍN, ĐIỆN THOẠI, ĐIỆN TÍN
1. MỤC TIÊU: 
1.1. Kiến thức:
- Nêu được nội dung cơ bản của quyền được bảo đảm an toàn và bí nật thư tín, điện thoại, điện tín.
1.2. Về kĩ năng:
- Phân biệt được hành vi đúng và hành vi xâm phạm đến an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của của công dân.
- Biết xử lí các tình huống phù hợp với quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín
- Biết bảo vệ quyền của mình, không xâm phạm quyền an toàn và bí mật thư tín của người khác
1.3. Thái độ: 
- Học sinh có thái độ và trách nhiệm đối với việc thực hiện quyền được đảm bảo an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín.
2. TRỌNG TÂM: HS biết
- Phân biệt được hành vi đúng và hành vi xâm phạm đến an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của của công dân.
- XBử lí các tình huống phù hợp với quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
3. CHUẨN BỊ
3.1 GV
- Hiến Pháp 1992
- Bảng phụ.
- Bộ luật Hình sự của nước công hòa XHCN Việt Nam năm 1999.
3.2 HS
Đồ dùng học tập
4. TIẾN TRÌNH
4.1. Ổn định tổ chức và KTSS
4.2. Kiểm tra miệng.
Câu 1: Em hãy cho biết một số hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân ?
Câu 2: Cho biết 1 số hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín ?
4.3. Giảng bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
- GV đưa tình huống cho HS tranh luận: “Nếu nhặt được thư của bạn, em sẽ làm gì?”
- Sau khi HS đưa ra ý kiến, GV nhận xét đúng sai => dẫn dắt vào bài mới.
Hoạt động 2: Tìm hiểu phần Đặt vấn đề.
- GV: Cho HS sắm vai, diễn kịch theo phần Tình huống SGK/ 57 (Đã chuẩn bị trước)
* Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
- Theo em, Phượng có thể đọc thư gửi Hiền mà không cần sự đồng ý của Hiền không? Vì sao?
- Em có đồng ý với giải pháp của Phượng là đọc xong thư, dán lại rồi mới đưa cho Hiền không ? Vì sao?
TL: - Không đồng ý với giải pháp đó. Bởi vì làm như vậy là lừa dối bạn, là vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
- Nếu là Loan, em sẽ làm thế nào?
TL: Nếu là Loan:
+ Giải thích để Phượng hiểu khôn được đọc thư của bạn khi chưa được bạn đồng ý.
+ Nếu cố tình đọc là vi phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
- GV tổng kết ý kiến HS, chốt vấn đề: 
- GV giới thiệu điều 73 – Hiến pháp năm 1992/ SGK 57 (GV viết sẵn trên bảng phụ)
- GV: gọi 2 HS đọc, cả lớp cùng theo dõi.
Hoạt động 3: Tìm hiểu Nội dung bài học.
- GV: Cho HS tiến hành thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi sau:
1. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân là thế nào?
2. Những hành vi như thế nào là vi phạm pháp luật về bí mật thư tín và an toàn thư tín, điện thoại, điện tín?
3. Người vi phạm pháp luật về bí mật thư tín và an toàn thư tín, điện thoại, điện tín sẽ bị pháp luật xử lí như thế nào?
4. Nếu thấy bạn nghe trộm điện thoại hay đọc thư người khác em sẽ làm gì?
- GV: Kết luận lại nội dung cơ bản của quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín 
- GV: gọi 2 HS đọc lại phần Nội dung bài học/ SGK 57.
Hoạt động 4: Luyện tập
- Bài tập 1/ SGK 57
Em sẽ làm gì khi gặp những trường hợp sau:
a/ Nhặt được thư của người khác.
b/ Bố mẹ em hoặc anh chị xem thư của em mà không hỏi ý kiến em.
c/ Bố mẹ em hoặc anh chị đọc nhật kí của em mà không hỏi ý kiến em.
d/ Khi bố mẹ đi vắng, làm thế nào để khỏi thất lạc thư, điện báo.
- GV: Mỗi tổ tương ứng với mỗi tình huống.
- Yêu cầu HS ghi cách ứng xử ra giấy nháp, cử đại diện trình bày.
- GV: nhận xét, bố sung ghi điểm những trường hợp có cách ứng xử hay.
I/ Đặt vấn đề:
- Tình huống: SGK/ 57
II/ Bài học:
1. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.
-Thư tín, điện thoại, điện tín của công dân được đảm bảo an toàn và bí mật. Không ai được chiếm đoạt hoặc tự ý mở thư tín, điện tín của người khác, không được nghe trộm điện thoại.
- Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện tín của công dân phải do người có thẩm quyền tiến hành theo qui định của pháp luật
2. Hành vi vi phạm:
+ Đọc trộm thư của người khác.
+ Thu giữ thư tín, điện tín, của người khác.
+ Nghe trộm điện thoại của người khác.
+ Đọc thư của người khác rồi đi nói lại cho mọi người biết.
3. Người vi phạm pháp luật về bí mật thư tín và an toàn thư tín, điện thoại, điện tín sẽ bị pháp luật xử lí theo qui định tại điều 125 – Bộ luật Hình sự.
4. Giải pháp:
- Nhắc nhở bạn không cho hành động như vậy.
- Phân tích để bạn thấy đó là hành vi vi phạm pháp luật.
- Nếu bạn vẫn không nghe có thể nhờ thầy giáo, cô giáo hoặc gia đình cùng phân tích đê bạn hiểu.
III/ Luyện tập:
- Bài tập 1/ SGK 57
4.4/ Câu hỏi, bài tập củng cố:
Câu 1: Em hãy cho biết nội dung quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân ?
Đáp án câu 1:
 -Thư tín, điện thoại, điện tín của công dân được đảm bảo an toàn và bí mật. Không ai được chiếm đoạt hoặc tự ý mở thư tín, điện tín của người khác, không được nghe trộm điện thoại.
 - Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện tín của công dân phải do người có thẩm quyền tiến hành theo qui định của pháp luật
Câu 2: - Trả lời nhanh các tình huống sau bằng cách đánh dấu Đ hay S vào ô tương ứng: (bảng phụ)
a.Minh đọc trộm thư của Hà 1
b. Mai nghe điện thoại của Đông 1
c. Nhặt được thư của bạn trong lớp đem trả lại 1
d. Phê bình An bóc thư người khác 1
Đáp án câu 2: Hành động sai là: a,b
4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học.
- Học bài.
-Chuẩn bị: NGOẠI KHÓA GIAO THÔNG.
5. RÚT KINH NGHIỆM
* Nội dung:
* Phương pháp:
.
* Sử dụng đồ dùng- TB dạy học:
.

Tài liệu đính kèm:

  • docx31 QUYEN DUOC BAO DAM AN TOAN VÀ BI MÂT THƯ TIN.docx