Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Kiểm tra một tiết

Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Kiểm tra một tiết

. Kiến thức: Giúp hs củng cố những kiến thức đạo đức đã học từ bài 1 đến bài 7

 2. Kĩ năng: Rèn cho hs kĩ năng phân tích, đánh giá hành vi đúng sai, xử lí tình huống phù hợp

 3. Thái độ: Hình thành cho hs những tình cảm tốt đẹp thông qua nội dung kiểm tra, ý thức tự giác tích cực, trung thực làm bài

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Đề kiểm tra, đáp án – biểu điểm

2. Học sinh: Ôn tập kiến thức bài 1 đến bài 7

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

 

doc 3 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1034Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Kiểm tra một tiết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: Ngày soạn:
PPCT: Ngày dạy:
KIỂM TRA MỘT TIẾT
I.MỤC TIÊU BÀI DẠY
 1. Kiến thức: Giúp hs củng cố những kiến thức đạo đức đã học từ bài 1 đến bài 7
 2. Kĩ năng: Rèn cho hs kĩ năng phân tích, đánh giá hành vi đúng sai, xử lí tình huống phù hợp
 3. Thái độ: Hình thành cho hs những tình cảm tốt đẹp thông qua nội dung kiểm tra, ý thức tự giác tích cực, trung thực làm bài
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Đề kiểm tra, đáp án – biểu điểm
Học sinh: Ôn tập kiến thức bài 1 đến bài 7
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1.Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
2.Kiểm tra bài cũ ( Không kiểm tra)
3.Bài mới
a. Giới thiệu bài : - Gv nêu yêu cầu và nhấn mạnh tầm quan trọng của tiết kiểm tra
b. Các hoạt động chủ yếu
Hoạt động 1: Phát đề cho hs
**Đề bài:
I. TRẮC NGHIỆM( 4đ )
 Câu 1: Cho những hành vi sau, hãy điền vào cột tương ứng với bổn phận đạo dức đã học:
Những hành vi biểu hiện
Bổn phận đạo đức
1. Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, ăn uống điều độ, tích cực phịng và chữa bệnh.....
1..................................................................................
2. Bày tỏ thái độ trân trọng, tình cảm và những việc làm đền ơn, đáp nghĩa.....
2..................................................................................
3. Tự giác chấp hành những quy định chung của tập thể, của các tổ chức xã hội......
3..................................................................................
4. Cư xử đúng mực khi giao tiếp với người khác..
4.................................................................................
Câu 2: Điền từ, cụm từ thích hợp vào dấu () để hoàn thành các nội dung sau:
 a. - Siêng năng là đức tính cần có của con người, biểu hiện ở sự ï , .. , miệt mài làm việc thường xuyên,..
 b. - Kiên trì: Là sự . làm đến cùng dù có gặp khó khăn, gian khổ.
Câu 3: Đọc những câu sau và trả lời bằng cách khoanh vào đầu câu trả lời mà em cho là đúng:
1.Trong những câu tục ngữ, thành ngữ sau, câu nào nói về tính tiết kiệm ?
Siêng làm thì có, siêng học thì hay.
Nên ăn có chừng, dùng có mực
Trên kính dưới nhường
Uống nước nhớ nguồn
2. Hành vi, thái độ nào sau đây trái với đức tính lễ độ ? 
Không nói tục, chửi bậy
Kính trọng người già, người tàn tật
Biết chào hỏi, thưa gửi, cảm ơn, xin lỗi, xin phép
Chỉ tôn trọng người lớn, không tôn trọng người bằng hoặc kém tuổi
3. Việc làm nào sau đây trái với lòng biết ơn ?
Em cố gắng trở thành con ngoan, trò giỏi
Một học sinh thành đạt trong cuộc sống tự tin khẳng định rằng: “ Ta có được ngày hôm nay là do công sức của mình ta xây dựng”
Nhân dịp tết Nguyên Đán, Dũng cùng bố mẹ đi thăm mộ ông bà.
Thấy đường phố sạch đẹp, Tú nhớ tới công sức của người quét rác đêm qua.
4. Việc làm nào sau đây phát triển và bảo vệ thiên nhiên ?
Vứt rác bừa bãi ở khu vực tham quan
Chặt cây rừng về làm củi.
Phủ xanh đồi trọc
Săn bắn thú rừng.
II. TỰ LUẬN ( 6đ )
Câu 1: Kỉ luật là gì ? Thế nào là tôn trọng kỉ luật ?
Câu 2: Thiên nhiên bao gồm những gì?
Con người cần phải có ý thức, thái độ như thế nào đối với thiên nhiên ?
Câu 3; Cho tình huống: 
Bạn Thanh cĩ mẹ là giám đốc doanh nghiệp. Một hơm đi học về. Thanh rẽ vào cơ quan của mẹ để lấy chìa khố. Khi đi qua cổng, chú bảo vệ gọi Thanh lại và hỏi: Cháu muốn gặp ai?. Bạn Thanh dừng lại và trả lời: Cháu vào chỗ mẹ cháu, thế chú khơng biết à?.
	a. Theo em, tại sao chú bảo vệ gọi Thanh lại và hỏi như vậy?
	b. Em cĩ nhận xét gì về cử chỉ và cách trả lời của bạn Thanh?
	c. Nếu em là Thanh thì em sẽ nĩi như thế nào với chú bảo vệ? 
ĐÁP ÁN- THANG ĐIỂM
I.TRẮC NGHIỆM (4Đ ) 
Câu 1: (1đ) Hs điền vào cột tương ứng các bổn phận đạo đức, mỗi đáp án đúng = 0,25đ
Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể
Biết ơn
Tôn trọng kỉ luật
Lễ độ
Câu 2: (1đ) Hs điền đúng các từ, cụm từ trong mỗi nội dung, mỗi từ, cụm từ điền đúng = 0,25đ
 a. a. - Siêng năng là đức tính cần có của con người, biểu hiện ở sự cần cù, tự giác, miệt mài làm việc thường xuyên, dều đặn.
 b. - Kiên trì: Là sự quyết tâm. làm đến cùng dù có gặp khó khăn, gian khổ.
Câu 3 ( 2đ) Hs chọn đáp án đúng, mỗi câu =0,5đ
Câu
1
2
3
4
Đáp án
B
D
B
B
II. TỰ LUẬN (6Đ)
Câu 1:(1đ)
Kỉ luật là những quy định chung của tập thể, của các tổ chức xã hội (0,5đ)
Tôn trọng kỉ luật là biết tự giác chấp hành những quy định chung của tập thể, của các tổ chức xã hội ở mọi lúc mọi nơi (0,5đ)
Câu 2: (3đ)
Thiên nhiên bao gồm: không khí, bầu trời, sông suối, rừng cây, đồi , núi, động – thực vật (0,5đ)
Ý thức, thái độ của con người đối với thiên nhiên:
 + Bảo vệ, giữ gìn, phát triển thiên nhiên ngày càng phong phú, đa dạng. (0,5đ)
 + Nâng cao ý thức trách nhiệm đối với tài nguyên thiên nhiên (0,5đ)
 + Tuyên truyền, vận động mọi người thực hiện (0,5đ)
 + Đấu tranh với hành vi phá hoại thiên nhiên (0,5đ)
 + Sống gần gũi chan hoà với thiên nhiên (0.5)
Câu 3: Xử lí tình huống (2đ)
Bởi vì : Chú bảo vệ cư xử đúng mực, đúng với vai trò và trách nhiệm của mình. Chú bảo vệ làm vậy là đúng với quy định của cơ quan, vừa là việc làm thể hiện sự lễ độ của con người đối với nhau(0,5đ)
Nhận xét: Cử chỉ và cách trả lời của Thanh là không đúng, đó là thái độ vô lễ (0,5đ)
Hs tự đưa ra cách xử lí của mình, tuy nhiên phải đảm bảo lời nói lể phép, đúng mực, xưng hô phù hợp, có chào hỏi, thưa gửi, nêu lí do thể hiện thái độ tôn trọng người lớn ( 1đ)
Hoạt động 2: Hướng dẫn, theo dõi, nhắc nhở hs làm bài tích cực
4.Củng cố:
- Gv thu bài, kiểm tra tên, lớp, số lượng
- Đánh giá, nhận xét thái độ, tinh thần làm bài của hs
5.Dặn dò
- Ôn lại các kiến thức đã kiểm tra
- Soạn bài : Sống chan hoà với mọi người
 + Đọc và phân tích truyện đọc
 + Sưu tầm các mẫu gương, câu chuyện thích hợp nội dung bài học
 + Chuẩn bị phần luyện tập
IV. RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docGDCD 6 T9.doc