1.Kiến thức
- Học sinh hiểu thế nào là tôn trọng kỉ luật.
- Ý nghĩa và sự cần thiết của tôn trọng kỉ luật.
2. Thái độ
Có ý thức tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về ý thức kỉ luật, có thái độ tôn trọng kỉ luật.
3. Kĩ năng
- Có khả năng rèn luyện tính kỉ luật và nhắc nhở người khác cùng thực hiện.
- Có khả năng đấu tranh chống các biểu hiện vi phạm kỉ luật.
Ngày soạn: 7/10/2012 Ngày dạy: 13/10/2012 Bài 5 – Tiết 6: tôn trọng kỷ luật I.Mục tiêu bài dạy 1.Kiến thức - Học sinh hiểu thế nào là tôn trọng kỉ luật. - ý nghĩa và sự cần thiết của tôn trọng kỉ luật. 2. Thái độ Có ý thức tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về ý thức kỉ luật, có thái độ tôn trọng kỉ luật. 3. Kĩ năng - Có khả năng rèn luyện tính kỉ luật và nhắc nhở người khác cùng thực hiện. - Có khả năng đấu tranh chống các biểu hiện vi phạm kỉ luật. II. Đồ dùng dạy học GV: Những mẩu truyện về tấm gương tôn trọng kỉ luật. Tục ngữ, ca dao, danh ngôn nói về tôn trọng kỉ luật. HS: Đọc SGK ở nhà. III.Các hoạt động dạy học 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: Chữa bài tập a trang 13 sgk. Liên hệ bản thân em đã có những hành vi lễ độ như thế nào trong cuộc sống, ở gia đình, trường học. 3. Bài mới. yêu cầu học sinh đọc Nội quy học sinhVào bài Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh đọc truyện và khai thác nội dung truyện đọc. GV; Cho học sinh đọc truyện trong sgk sau đó thảo luận nhóm. GV: Qua câu truyện Bác Hồ đã tôn trọng những quy định chung như thế nào?, nêu các việc làm của Bác: HS: Cử đại diện trả lời, các nhóm khác bổ sung: - - GV: Chốt lại : mặc dù là chủ tịch nước nhưng mọi cử chỉ của Bác... Hoạt động 3: Tìm hiểu, phân tích nội dung khái niệm tôn trọng kỉ luật. GV: Yêu cầu học sinh tự liên hệ xem bản thân mình đã thực hiện việc tôn trọng kỉ luật chưa: HS: Liên hệ và trả lời... 1. Tìm hiểu bài (truyện đọc). - Mặc dù là Chủ tịch nước,nhưng mọi cử chỉ của Bác đã thể hiện sự tôn trọng luật lệ chung đựoc đặt ra cho tất cả mọi người. 2. Thế nào là tôn trọng kỉ luật, biểu hiện và ý nghĩa của tổntọng kỉ luật. Trong gia đình Trong nhà trường Ngoài xã hội - Ngủ dậy đúng giờ. - Đồ đạc để ngăn nắp. - Đi học và về nhà đúng giờ. - Thực hiện đúng giờ tự học. - Khong đọc truyện trong giờ học. - Hoàn thành công việc gia đình giao. - Vào lớp đúng giờ. - Trật tự nghe bài. - Làm đủ bài tập. - Mặc đồng phục. - Đi giày, dép quai hậu - Không vứt rác, vẽ bẩn lên bàn. - Trực nhật đúng phân công. - Đảm bảo giờ giấc. - Có kỉ luật học tập. - Nếp sống văn minh. - Không hút thuốc lá. - Giữ gìn trật tự chung. - Đoàn kết. - đảm bảo nội quy tham quan. - Bảo vệ môi trường. - Bảo vệ của công. GV: qua các việc làm cụ thể của các bạn trong các trường hợp trên em có nhận xét gì? HS: Việc tôn trọng kỉ luật là tự mình thực hiện các quy định chung. GV: Phạm vi thực hiện thế nào? HS: Mọi lúc, mọi nơi. GV: Thế nào là tôn trọng kỉ luật? HS: Trả lời... GV: Nhận xét và cho học sinh ghi. Gv: Hãy lấy ví dụ về hành vi không tự giác thực hiện kỉ luật? HS: - ... GV: Việc tôn trọng kỉ luật có ý nghĩa gì? HS: - ... Hoạt động 4: Luyện tập nâng cao nhận thức và rèn luyện sự tôn trọng kỉ luật. Bài tập: Đánh dấu x vào những thành ngữ nói về kỉ luật: - Đất có lề, quê có thói. - Nước có vua, chùa có bụt. - Ăn có chừng, chơi có độ. - Ao có bờ, sông có bến. - Cái khó bó cái khôn. - Dột từ nóc dột xuống. a. Tôn trọng kỉ luật là biết tự giác chấp hành những quy định chung của tập thể, của tổ chức ở mọi nơi, mọi lúc. b. Biểu hiện của tôn trọng kỉ luật là tự giác, chấp hành sự phân công. c. ý nghĩa: Nếu mọi người tôn trọng kỉ luật thì gia đình, nhà trường, xã hội có kỉ cương, nền nếp, mang lại lợi ích cho mọi người và giúp xã hội tiến bộ. 3. Luyện tập: 4. Luyện tập, củng cố:- Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung bài học. - Làm các bài tập trong sgk, xem trước bài 6. 5. Hướng dẫn học tập ở nhà: - Học bài theo SGK, vở ghi. - Đọc bài mới.
Tài liệu đính kèm: