Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Bài 3 - Tiết 3: Tiết kiệm

Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Bài 3 - Tiết 3: Tiết kiệm

 1. Kiến thức

 - Hiểu được thế nào là tiết kiệm?

 - Biết được những biểu hiện của tiết kiệm trong cuộc sống và ý nghĩa của tiết kiệm.

 2. Thái độ

 Biết quý trọng người tiết kiệm, giản dị, phê phán lối sống xa hoa lãng phí.

 3. Kĩ năng

 - Có thể tự đánh giá mình đã có ý thức và thực hiện tiết kiệm chưa.

 - Thực hiện tiết kiệm chi tiêu, thời gian, công sức của cá nhân, gia đình và xã hội.

 

doc 2 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1590Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Bài 3 - Tiết 3: Tiết kiệm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:1/9/2012	 
Ngày dạy: 10/9/2012	
Bài 3 - tiết 3: tiết kiệm
I.Mục tiêu bài học
 1. Kiến thức
	- Hiểu được thế nào là tiết kiệm?
	- Biết được những biểu hiện của tiết kiệm trong cuộc sống và ý nghĩa của tiết kiệm.
 2. Thái độ
	Biết quý trọng người tiết kiệm, giản dị, phê phán lối sống xa hoa lãng phí.
 3. Kĩ năng
	- Có thể tự đánh giá mình đã có ý thức và thực hiện tiết kiệm chưa.
	- Thực hiện tiết kiệm chi tiêu, thời gian, công sức của cá nhân, gia đình và xã hội.
II. Đồ dùng dạy học:
 GV: Giáo án, bảng phụ, sưu tầm những mẩu chuyện liên quan đến bài học.
HS:Những mẩu truyện về tấm gương tiết kiệm, nhân dân, tục ngữ, ca dao, danh ngôn nói về tiết kiệm.
III. Hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Nêu và phân tích câu tục ngữ nói về siêng năng mà em biết?
 - ý nghĩa của đức tính siêng năng, kiên trì?
3. Bài mới: Giáo viên lấy một viên phấn ra viết lên bảng đuợc vài nét chữ rồi vứt bỏ tượng trưng viên phấn ấy... Theo các em sử dụng phấn như vậy người ta gọi là gi? ( láng phí). Vậy trái với láng phí là gì?( Tiết kiệm). Đó chính là nội dung bài hôm nay...
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 2: Khai thác truyện đọc: 
HS: Đọc truyện “Thảo và Hà”
GV: Đặt câu hỏi:
- Thảo và Hà có xứng đáng để mẹ thưởng tiền không?
- Thảo có suy nghĩ gì khi được mẹ thưởng tiền?
- Việc làm của Thảo thể hiện đức tính gì?
- Phân tích diễn biến suy nghĩ của Hà trước và sau khi đến nhà Thảo?
- Suy nghĩ của Hà thế nào?
HS: Suy nghĩ và trả lời.
GV: phân tích thêm và yêu cầu học sinh liên hệ bản thân: Qua câu truyện trên em thấy mình có khi nào giống Hà hay Thảo? 
Hoạt động 3: Phân tích nội dung bài học 
GV: Đưa ra các tình huống sau:
HS: Giải thích và rút ra kết luận tiết kiệm là gì?
Tình huống 1: Lan xắp xếp thời gian học tập rất khoa học, không lãng phí thời gian vô ích, để kết quả học tập tốt.
Tình huống 2: Bác Hoàng làm ở xí nghiệp may mặc. Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, bác phải nhận thêm việc để làm. Mặc dù vậy bác vẫn có thời gian ngủ trưa, thời gian giaỉ trí và thăm bạn bè.
Tình huống 3: Chị Mai học lớp 12, trường xa nhà. Mặc dù bố mẹ chị muốn mua cho chị một chiếc xe đạp mới nhưng chị không đồng ý.
Tình huống 4: Anh em nhà bạn Đức rất ngoan, mặc dù đã lớn nhưng vẫn mặc áo quần cũ của anh trai.
GV: Rút ra kết luận tiết kiệm là gì ?
GV: Đưa ra câu hỏi. Tiết kiệm thì bản thân, gia đình và xã hội có lợi ích gì?
Hs: - Trả lời theo cách hiểu của bản thân.
 - 
Hoạt động 4: Luyện tập, cũng cố
GV: Học sinh làm bài tập sau: đánh dấu x vào 
tương ứng với thành ngữ nói về tiết kiệm.
- Ăn phải dành, có phảỉ kiệm
- Tích tiểu thầnh đại
- Năng nhặt chặt bị 
- Ăn chắc mặc bền
- Bỏ ngắn cắn dài
1. Tìm hiểu bài ( truyện đọc):
- Thảo có đức tính tiết kiệm.
- Hà ân hận vì việc làm của mình. - - Hà càng thương mẹ hơn và hứa sẽ tiết kiệm.
2. Thế nào là tiết kiệm, biểu hiện và ý nghĩa của tiết kiệm.
 a. Thế nào là tiết kiệm.
- Tiết kiệm là biết sử dụng một cách hợp lí, đúng mức của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và người khác.
b. Biểu hiện tiết kiệm là quý trọng kết quả lao động của người khác. 
c. ý nghĩa của tiết kiệm.
- Làm giàu cho mình, cho gia đình và xã hội.
3. Luyện tập
4. Luyện tập, củng cố:
 - GV: Yêu cầu học sinh nhắc lại: Thế nào là tiết kiệm và ý nghĩa của tiết kiệm đối với bản thân, gia đình, xã hội?
5. Hướng dẫn học tập ở nhà:
- Học sinh về nhà làm các bài tập trong sgk và xem trước bài 4 trước khi dến lớp. 
- Chuổn bị cho tiết sau: Thực hành ngoại khoá về " trật tự an toàn giao thông".

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an GDCD 6 tuan 3.doc