Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Bài 18: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Bài 18: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

1. Kiến thức: Hs hiểUBND và nắm được những nội dung cơ bản của quyền này, quyền này được qui đụnh trong pl nhà nước ta

2. Thái độ: HS có ý thức và trách nhiệm đối với việc thực hiện quyền này

3. Kĩ năng: Phân biệt đựoc đâu làhành vi vi phạm pl và đâu là hành vi thể hiện việc thực hiện tốt quyền này, tố cáo nhưnữGV: hnàh vi sai trái pl xâm phạm về bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

B. Phương pháp: Phân tích xử lí tùnh huống

 Thảo luận nhóm, tổ chức trò chơi

C.Chuẩn bị:

 

doc 2 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1450Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Bài 18: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 18: QUYỀN ĐƯỢC BẢO ĐẢM AN TOÀN VÀ BÍ
 MẬT THƯ TÍN, ĐIỆN THOẠI, ĐIỆN TÍN
A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Hs hiểUBND và nắm được những nội dung cơ bản của quyền này, quyền này được qui đụnh trong pl nhà nước ta
2. Thái độ: HS có ý thức và trách nhiệm đối với việc thực hiện quyền này
3. Kĩ năng: Phân biệt đựoc đâu làhành vi vi phạm pl và đâu là hành vi thể hiện việc thực hiện tốt quyền này, tố cáo nhưnữGV: hnàh vi sai trái pl xâm phạm về bí mật thư tín, điện thoại, điện tín
B. Phương pháp: Phân tích xử lí tùnh huống
 Thảo luận nhóm, tổ chức trò chơi
C.Chuẩn bị:
 GV: Tài liệu và phương tiện
 HP 1992,Bộ luật hình sự nước CHXHCNVN,BỘ luật tố tụng hình sự
 HS: Học bài cũ và soạn bài mới
D.Tiến trình dạy học:
Ổn định:
Bài cũ: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân là gì? Nêu vd?
III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề:
2. Triển khai bài:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
HĐ1:Giới thiệu bài:
GV: Khi nhặt được thư của người khác em sẽ làm gì?
HĐ2: Thảo luận ,phân tích tình huống
HS: Đọc TH sgk
GV: ? Theo em Phượng có thể đọc thư của Hiền mà không có ý kiến của HĐND có được không? Vì sao?
- Em có đồng ý với giải pháp của P là đọc xong rồi dán lại đưa cho HĐND không?
- Nếu là Loan E sẽ làm ntn?
HS: làm việc theo nhóm nhỏ và trả lời.
GV: Giớ thiệu Điều 73 HP 1992(gv sử dụng bảng phụ)
Điều 73 -HP1992
" Thư tín, điện thoại, điện tín của công dân được đảm bảo an toàn và bí mật.
Việc bóc mở thư tín, điện tín của công dân phải do người có thẩm quyền tiến hành theo qui định của pháp luật"
HĐ3 Thảo luận nhóm tìm hiểu về quyền đảm bảo bí mật thư tin, điện thoại, điện tín
HS: Đọc Điều 125 BLHS 1999(t58-sgk) và thảo luận:
? Thế nào là quyền đảm bảo bí mật ,thư tín, điện thoại, điện tín của công dân?
? Những hành vi nào là vi phạm pl về bí mật thư tín, điện thoại, điện tín? ( Bóc mở thư của người khác, nghe trộm điện thoại..)
? Người vi phạm sẽ bị pl xử lí ntn?
GV: Nêu câu hỏi xử lí: Nếu em thấy bạn em bóc thư hoặc nghe trộm điện thọai người khác em sẽ làm gì?
HS: Các nhóm thảo luận và đại diện trình bày
GV: Nhận xét và kết luận những nội dung chính
HĐ3: Luyện tập:
Bài tập: Em sẽ làm gì khi gặp những trường hợp sau:
a. Bố mẹ xem thư của em mà không hỏi ý kiến của em.
b.Nếu bố mẹ đọc nhật kí của em thì em sẽ làm gì.
HS: Ghi cách ứng xử ra giấy và tbày
I. Tình huống: sgk
II. Nội dung bài học:
1.Quyền bảo đảm bí mật thư tín, điện thoại, điện tín: 
- Là một trong những quyền cơ bản của công dân và được qui định trong HP của nhà nước ta (Điều 73)
- Điều đó có nghĩa là: Không ai được chiếm đoạt hoặc tự ý mở thư tín, điện thoại, điện tín của người khác, không được nghe trộm điện thoại.
III. Bài tập:
- Bài tập ứng xử:
IV.Củng cố: - Thế nào là quyền đảm bảo bí mật thư tín, điện thoại, điện tín?
 Là hs em sẽ làm gì để đảm bảo bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của mình và của người khác?
V. Hướng dẫn học tập:
 - Học thuộc nội dung bài, làm các bt còn lại và bt sth
 - Chuẩn bị bài thực hành ngoại khoá các vấn đề địa phương

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 31.doc