Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Bài 13 - Tiết 21-22: Công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Bài 13 - Tiết 21-22: Công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1.1.Về kiến thức:

- Nêu được thế nào là công dân; Căn cứ để xác định công dân của một nước; Thế nào là công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Nêu được mối quan hệ giữa công dân và nhà nước

1.2. Về kĩ năng:

Biết thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân phù hợp với lứa tuổi

1.3. Về thái độ:

Tự hào là công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. TRỌNG TÂM

-Hs nêu được khái niệm công dân nước CHXHCN Việt Nam, và nắm được một số quyền và nghĩa vụ công dân.

 

docx 4 trang Người đăng levilevi Lượt xem 6353Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Giáo dục công dân - Bài 13 - Tiết 21-22: Công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài:13 Tiết: 21-22
Tuần dạy: 
CÔNG DÂN NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
1. MỤC TIÊU:
1.1.Về kiến thức:
- Nêu được thế nào là công dân; Căn cứ để xác định công dân của một nước; Thế nào là công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 
- Nêu được mối quan hệ giữa công dân và nhà nước
1.2. Về kĩ năng:
Biết thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân phù hợp với lứa tuổi
1.3. Về thái độ:
Tự hào là công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. TRỌNG TÂM
-Hs nêu được khái niệm công dân nước CHXHCN Việt Nam, và nắm được một số quyền và nghĩa vụ công dân.
3. CHUẨN BỊ
3.1 GV:
- Tài liệu: Hiến pháp 1992 (Chương V: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân)
- Luật Quốc tịch 1998 (Điều 4)
- Luật bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
- Các mẫu chuyện về danh nhân văn hoá dân tộc, các anh hùng dân tộc
-Bảng phụ
3.2 HS
-Đồ dùng học tập.
TIÊT1
4. TIẾN TRÌNH
4.1. Ổn định tổ chức và KTSS
4.2. Kiểm tra miệng ( Kiểm tra 15 phút)
 Câu 1:Công ước LHQ về quyền trẻ em là gì?
 Câu 2:Công ước LHQ về quyền trẻ em có mấy nhóm quyền? Đó là nhóm quyền nào? Cho ví dụ về các quyền ứng với các nhóm quyền?
4.3. Giảng bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
- Giáo viên đọc truyện đọc (SGK/78) để giới thiệu vào bài.
Hoạt động 2: Giúp học sinh nhận biết công dân Việt Nam là những ai?
- Giáo viên gọi học sinh đọc tình huống và giới thiệu căn cứ xác định người có quốc tích Việt Nam theo luật Quốc tịch Việt Nam (SGV/72).
- Bạn A-li-a nói đúng vì bố A-li-a là người Việt Nam, (A-li-a có thể nhập quốc tịch Việt Nam).
- Trẻ em sinh ra có cả bố và mẹ là công dân Việt Nam => là công dân Việt Nam.
- Trẻ em có bố là công dân Việt Nam, mẹ là người nước ngoài; mẹ là công dân Việt Nam, bố là người nước ngoài => quốc tịch của con do cha mẹ thoả thuận.
- Trẻ em bị bỏ rơi ở Việt Nam, không rõ bố mẹ là ai, được hưởng sự bảo vệ và giúp đỡ đặc biệt của Nhà nước Việt Nam => là công dân Việt Nam.
Hoạt động 3: Tìm hiểu căn cứ xác định công dân.
- Giáo viên nêu qui định của hiến pháp 1992 - điều 49: “công dân nước CHXHCNVN là người có quốc tịch Việt Nam”
- Giáo viên đặt câu hỏi thảo luận ( thời gian: 5 phút) *Phân biệt công dân Việt Nam, người gốc Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người không có quốc tịch sống ở Việt Nam.
HS: trả lời.
GV: Kết luận.
- Người nước ngoài: người có quốc tịch nước ngoài.
- Người không có quốc tịch: không có quốc tịch Việt Nam và không có quốc tịch nước ngoài.
- Công dân Việt Nam: người có quốc tịch Việt Nam.
- Đã từ bỏ quốc tịch Việt Nam và gia nhập quốc tịch nước ngoài: người gốc Việt Nam.
I. Tìm hiểu tình huống:
II. Nội dung bài học: 
- Công dân là người dân của một nước.
- Công dân nước CNXHCNVN là người có quốc tịch Việt Nam.
4.4 Câu hỏi, bài tập củng cố
Câu 1: Em hãy cho biết căn cứ xác định công dân là:
Giấy khai sinh.
Quốc tịch.
Giấy CMND.
Câu 2: Công dân là:
Người dân 1 nước.
Người có cha mẹ người nước đó.
Người của một tỉnh.
Đáp án : 1b,2a.
4.5 Hướng dẫn học sinh tự học
-Học bài theo nội dung bài học.
-tìm hiểu: +Quyền và nghĩa vụ công dân Việt Nam.
 +Xem bài tập 3 SGK.
5. RÚT KINH NGHIỆM
* Nội dung:
* Phương pháp:
.
* Sử dụng đồ dùng- TB dạy học:
.
.
TIẾT 2:
4. TIẾN TRÌNH
4.1 Ổn định tổ chức và KTSS
4.2 Kiểm tra miệng
Câu 1: Công dân là gì? Căn cứ vào đâu để xác định công dân ?
Câu 2: Em hãy cho biết một số quyền và nghĩa vụ công dân mà em biết ?
4.3 Giảng bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
-GV vào bài trực tiếp.
Hoạt động 2: Tìm hiểu mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân.
- Giáo viên cho học sinh thảo luận:
+ Vì sao công dân phải thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ của mình? (1)
=> Vì công dân là người dân của một nước. Công dân Việt Nam có các quyền đối với Nhà nước Việt Nam và phải thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước thì mới đảm bảo xây dựng Nhà nước Việt Nam ổn định, văn minh và ngày càng tiến bộ. 
+ Trẻ em có các quyền, nghĩa vụ gì? (2)
=> Quan hệ giữa Nhà nước và công dân thể hiện qua các quyền, nghĩa vụ công dân do Nhà nước qui định trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật.
* Lưu ý: Chỉ công dân Việt Nam mới có các quyền, nghĩa vụ công dân đối với Nhà nước Việt Nam.
 Những người nước ngoài đang làm ăn, sinh sống tại việt Nam đều phải tuân theo pháp luật của Việt Nam nhưng không có quyền, nghĩa vụ của công dân Việt Nam.
Hoạt động 2: GV tổ chức hoạt động bồi dưỡng tình cảm, ý thức trách nhiệm của công dân đối với đất nước.
- Giáo viên gọi học sinh đọc truyện: “Cô gái vàng của thể thao Việt Nam”
- Giáo viên cho học sinh thảo luận câu hỏi gợi ý (SGK/41)
- Giáo viên đọc cho học sinh nghe những mẩu chuyện về những tấm gương phấn đấu, rền luyện trong học tập, thể thao đã đem lại vinh quang cho đất nước, khơi dậy lòng tự hào là công dân Việt Nam.
- Giáo viên chốt lại nghĩa vụ học tập và trách nhiệm của người học sinh, người công dân đối với đất nước.
- Giáo viên gọi học sinh đọc phần nội dung bài học.
Hoạt động 6: GV hướng dẫn học sinh luyện tập
- Bài tập c: (Làm ở phần nội dung bài học)
- Bài tập d: Giáo viên nêu yêu cầu của bài và gọi khoảng 3 học sinh (cho điểm khuyến khích)
- Bài tập a: Công dân Việt Nam:
- Người Việt Nam đi công tác có thời hạn ở nước ngoài.
- Người Việt Nam phạm tội bị phạt tù giam (1)
- Người Việt Nam dưới 18 tuổi (2) => đây là những đối tượng bị hạn chế năng lực hành vi do còn ít tuổi; bị hạn chế một số quyền công dân do vi phạm pháp luật bị xử lý (1) nhưng họ vẫn là công dân Việt Nam vì vẫn có quốc tịch Việt Nam.
- Học sinh đọc và trả lời: Hoa là công dân Việt Nam vì Hoa sinh ra và lớn lên tại Việt Nam.
- Học sinh kể các tấm gương sáng trong học tập, thể thao đã đem lại vinh quang cho dân tộc Việt Nam (đã sưu tầm trước)
- Công dân có quyền và nghĩa vụ đối với Nhà nước.
- Nhà nước có nghĩa vụ, trách nhiệm đảm bảo và bảo vệ các quyền công dân theo qui định của pháp luật.
III. Luyện tập:
- Bài tập a
4.4 Câu hỏi, bài tập củng cố:
Câu 1: Em hãy cho biết mối quan hệ giữa công dân và nhà nước ?
Đáp án câu 1:
- Công dân có quyền và nghĩa vụ đối với Nhà nước.
- Nhà nước có nghĩa vụ, trách nhiệm đảm bảo và bảo vệ các quyền công dân theo qui định của pháp luật.
4.5 Hướng dẫn học sinh tự học.
-Học thuộc bài.
-Xem bài: THỰC HIỆN TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG.
5. RÚT KINH NGHIỆM
* Nội dung:
* Phương pháp:
.
* Sử dụng đồ dùng- TB dạy học:
.
.

Tài liệu đính kèm:

  • docx21-22 CÔNG DÂN NUOC CHXHCNVN.docx