- Giúp học sinh hiểu biết những biểu hiện của việc tự chăm sóc sức khoẻ, rèn luyện thân thể.
- Ý nghĩa của việc tự chăm sóc sức khoẻ, rèn luyện thân thể.
2. Thái độ
Có ý thức thường xuyên tự rèn luyện thân thể.
3. Kĩ năng
- Biết tự chăm sóc và tự rèn luyện thân thể.
- Biết vận động mọi người cùng tham gia và hưởng ứng phong trào thể dục, thể thao (TDTT).
Ngày soạn: 17/8/2012 Ngày dạy: 20/8/2012 Bài 1 (1tiết): tự chăm sóc, rèn luyện thân thể I.Mục tiêu bài học 1.Về kiến thức - Giúp học sinh hiểu biết những biểu hiện của việc tự chăm sóc sức khoẻ, rèn luyện thân thể. - ý nghĩa của việc tự chăm sóc sức khoẻ, rèn luyện thân thể. 2. Thái độ Có ý thức thường xuyên tự rèn luyện thân thể. 3. Kĩ năng - Biết tự chăm sóc và tự rèn luyện thân thể. - Biết vận động mọi người cùng tham gia và hưởng ứng phong trào thể dục, thể thao (TDTT). II.Tài liệu, phương tiện Tranh ảnh bài 6 trong bộ tranh GDCD do công ti Thiết bị Giáo dục I sản xuất, giấy khổ Ao, bút dạ , tục ngữ ca dao nói về sức khoẻ và chăm sóc sức khoẻ. III.Hoạt động dạy học ổn định tổ chức. Kiểm tra: 3. Bài mới. Chăm sóc sức khỏe là việc làm thường xuyên. Nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Tuy nhiên, tự chăm sóc súc khỏe thế nào cho đúng cách thì không phải ai cũng làm được tốt.. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung bài học (10/) Gv: Cho học sinh đọc truyện “Mùa hè kì diệu” HS: Trả lời các câu hỏi sau: Điều kì diệu nào đã đến với Minh trong mùa hè vừa qua? Vì sao Minh có được điều kì diệu ấy? Sức khoẻ có cần cho mỗi người không? Vì sao? GV: Tổ chức cho học sinh tự liên hệ bản thân... HS: Cá nhân tự giới thiệu hình thức tự chăm sóc, giữ gìn sức khoẻ và rèn luyện thân thể. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm về ý nghĩa của việc tự chăm sóc sức khoẻ, rèn luện thân thể.(13/) Nhóm 1: Chủ đề “sức khoẻ đối với học tập” Nhóm 2: Chủ đề “Sức khoẻ đối với lao động” Nhóm 3: Chủ đề “Sức khoẻ với vui chơi, giải trí” HS: sau khi các nhóm thảo luận xong , cử đại diện của nhóm mình lên trình bày, các nhóm khác bổ sung ý kiến (nếu có) GV chốt lại GV: Hướng dẫn học sinh bổ sung ý kiến về hậu quả của việc không rèn luyện tốt sức khoẻ. Ghi chú: Phần này nếu có điều kiện thì có thể cho học sinh sắm vai Hoạt động 3: Tìm hiểu cách thức rèn luyện sức khoẻ.(10/) Cho học sinh làm bài tập sau: Học sinh đánh dấu X vào ý kiến đúng. ăn uống điều độ đủ dinh dưỡng. ăn uống kiên khem để giảm cân. ăn thức ăn có chứa các loại khoáng chất... thì chiều cao phát triển. Nên ăn cơm ít, ăn vặt nhiều. Hằng ngày luyện tập TDTT. Phòng bệnh hơn chữa bệnh Vệ sinh cá nhân không liên quan đến sức khoẻ. Hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ. Khi mắc bệnh tích cực chữa bệnh triệt để GV: Sau khi học sinh làm bài tập xong, gv chốt lại nội dung kiến thức lên bảng: Hoạt động 4: Luyện tập (7/) GV: Hướng dẫn học sinh làm bài tập1 và 2 trong sách giáo khoa. Có thể cho học sinh làm bài tập theo nhóm đã được phân công. 1.Tìm hiểu bài (truyện đọc) - Mùa hè này Minh được đi tập bơi và biết bơi. - Minh được thầy giáo Quân hướng dẫn cách tập luyện TT - Con người có sức khoẻ thì mới tham gia tốt các hoạt động như: học tập, lao động, vui chơi, giải trí... 2.ý nghĩa của việc chăm sóc sức khoẻ, tự rèn luyện thân thể. a.ý nghĩa: 1 - Sức khoẻ là vốn quý của con người. - sức khoẻ tốt giúp cho chúng ta học tập tốt, lao động có hiệu quả, năng suất cao, cuộc sống lạc quan vui vẻ, thoải mái yêu đời. - Nếu sức khoẻ không tốt: Học tập uể oải, tiếp thu kiến thức chậm, không hoàn thành công việc, không hứng thú tham gia các hoạt động vui chơi giải trí... b. Rèn luyện sức khoẻ như thế nào: - ăn uống điều độ đủ chất dinh dưỡng...(chú ý an toàn thực phẩm). - Hằng ngày tích cực luyện tập TDTT. - Phòng bệnh hơn chữa bệnh. - Khi mắc bệnh tích cực chữa chạy triệt 4. Luyện tập: - Em hãy nêu ý nhĩa của việc tự chăm sóc sức khỏe và rèn luyện bản thân? - Em đã thực hiện nhiệm vụ đó ở nhà và ở trường như thế nao? 5. Hướng dẫn học tập ở nhà: - Bài tập về nhà: b. d (sgk trang 5). - Sưu tầm tục ngữ ca dao nói về sức khoẻ. Ngày soạn: 22/8/2012 : Ngày dạy: 27/8/2012 Bài 2 - Tiết2: Siêng năng, kiên trì I. Mục tiêu bài dạy 1.Kiến thức - Học sinh nắm được thế nào là siêng năng, kiên trì và các biểu hiện của siêng năng, kiên trì. - ý nghĩa của siêng năng, kiên trì. 2. Thái độ Quyết tâm rèn luyện tính siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động và các hoạt động khác. 3. Kĩ năng - Có khả năng tự rèn luyện đức tính siêng năng. - Phác thảo được kế hoạch vượt khó, kiên trì, bền bỉ trong học tập, lao động và các hoạt động khác... để trở thành người tốt. II. Đồ dùng dạy học: GV:Bài tập trắc nghiệm, bảng phụ, sưu tầm các câu chuyện... HS: Sưu tầm những tấm gương về tinh thần siêng năng, kiên trì. III.Hoạt động dạy học 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: - Hãy kể một việc làm chứng tỏ em biết tự chăm sóc sức khoẻ bản thân? - Hãy trình bày kế hoạch tập luyện TDTT? 3. Bài mới. Hoạt động 1: Giới thiệu bài. (Có thể sử dụng tranh hoặc một câu chuyện có nội dung thể hiện đức tính siêng năng, kiên trì). Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 2: Tìm hiểu biểu hiện của đức tính siêng năng, kiên trì của Bác Hồ. GV: Gọi 1 đến 2 đọc truyện “Bác Hồ tự học ngoại ngữ” cho cả lớp cùng nghe và dùng bút gạch chân những chi tiết cần lưu ý trong câu truyện (trước khi giáo viên đặt câu hỏi) GV:Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi sau: Câu 1: Bác Hồ của chúng ta biết mấy thứ tiếng? HS: Trả lời theo phần gạch chân trong SGK. -GV bổ sung thêm: Bác còn biết tiếng Đức, ý, Nhật... Khi đến nước nào Bác cũng học tiếng nước đó. Câu 2: Bác đã tự học như thế nào? HS: Bác học thêm vào 2 giờ nghỉ (ban đêm) Bác nhờ thuỷ thủ giảng bài, viết 10 từ mới vào cánh tay, vừa làm vừa học;... GV: Nhận xét... cho điểm Câu 3: Bác đã gặp khó khăn gì trong học tập? HS: Bác không được học ở trường lớp, Bác làm phụ bếp trên tàu, thời gian làm việc của Bác từ 17 – 18 tiếng đồng hồ, tuổi cao Bác vẫn học. GV: Bổ sung: Bác học ngoại ngữ trong lúc Bác vừa lao động kiếm sống vừa tìm hiểu cuộc sống các nước, tìm hiểu đường lối cách mạng... Câu 4: Cách học của Bác thể hiện đức tính gì? HS: Cách học của Bác thể hiện đức tính siêng năng, kiên trì. Hoạt động 3: Tìm hiểu khái niệm siêng năng, kiên trì.(20/) GV: Em hãy kể tên những danh nhân mà em biết nhờ có đức tính siêng năng, kiên trì đã thành công xuất sắc trong sự nghiệp của mình. HS: Nhà bác học Lê Quý Đôn, GS – bác sĩ Tôn Thất Tùng, nhà nông học Lương Đình Của, nhà bác học Niutơn... GV: Hỏi trong lớp học sinh nào có đức tính siêng năng, kiên trì trong học tập? HS: Liên hệ những bạn có kết quả học tập cao trong lớp. GV: Ngày nay có rất nhiều những doanh nhân, thương binh, thanh niên...thành công trong sự nghiệp của mình nhờ đức tónh siêng năng, kiên trì. HS: Làm bài tập ttrắc nghiệm sau: (đánh dấu x vào ô trống) Người siêng năng: - Là người yêu lao động. - Miệt mài trong công việc. - Là người chỉ mong hoàn thành nhiệm vụ. - làm việc thường xuyên, đều đặn. - Làm tốt công việc không cần khen thưởng. - Làm theo ý thích, gian khổ không làm. - Lấy cần cù để bù cho khả năng của mình. - Học bài quá nửa đêm. GV: Sau khi học sinh trả lời, gv phân tích và lấy ví dụ cho học sinh hiểu. HS: Lắng nghe và phát biểu thế nào là siêng năng, kiên trì. GV: Nhận xét và kết luận: 1. Tìm hiểu bài (truyện đọc) - Bác Hồ của chúng ta đã có lòng quyết tâm và sự kiên trì. - Đức tính siêng năng đã giúp Bác thành công trong sự nghiệp. 2. Nội dung bài học. a. Thế nào là siêng năng, kiên trì. - Siêng năng là phẩm chất đạo đức của con người. Là sự cần cù, tự giác, miệt mài, thường xuyên, đều đặn. - Kiên trì là sự quyết tâm làm đến cùng dù có gặp khó khăn, gian khổ. 4. Cũng cố: GV: Yêu cầu học sinh nhắc lại phần nội dung bài học. Học sinh về nhà làm bài tập a, b trong sách giáo khoa. 5. Hướng dẫn học tập ở nhà: - Học bài cũ theo vở ghi, SGK, hoàn thành bài tập 1. - Tìm hiểu những biểu hiện của siêng năng, kiên trì.. 4. Cũng cố, dặn dò. (2/) - GV: Yêu cầu học sinh nhắc lại biểu hiện của tính siêng năng, kiên trì, ý nghĩa và những biểu hiện trái với tính siêng năng, kiên trì. - Sưu tầm ca dao, tục ngữ, truyện cười nói về đức tính siêng năng, kiên tri.
Tài liệu đính kèm: