Giáo án lớp 6 môn Địa lý - Tuần 1 - Tiết 1: Bài : Nài mở đầu

Giáo án lớp 6 môn Địa lý - Tuần 1 - Tiết 1: Bài : Nài mở đầu

Mục tiêu bài học:

Học xong bài này, HS có khả năng:

1. Về kiến thức:Cho học sinh hiểu được mục đích và cách học tập môn Địa lý lớp 6.

2. Về kĩ năng: Biết sữ dụng quan sát bản đồ, quả Địa cầu, biết vận dụng điều đã học vào thực tế.

3. Về thái độ: Có ý thức, say mê học tập môn Địa lý.

II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:

- Tìm kiếm thông tin và xử lí thông tin (HĐ1, HĐ2)

- Giải quyết vấn đề. (HĐ1,2)

- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực (HĐ1, HĐ2)

III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng.

Động não ; Suy nghĩ – cặp đôi – chia sẻ; Giải quyết vấn đề, Trình bày 1 phút

IV. Phương tiện dạy học:

 

doc 89 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1406Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Địa lý - Tuần 1 - Tiết 1: Bài : Nài mở đầu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1 - TIẾT 1
 Ngày soạn: 18/8/2011
Bài : BÀI MỞ ĐẦU
I. Mục tiêu bài học: 
Học xong bài này, HS có khả năng:
1. Về kiến thức:Cho học sinh hiểu được mục đích và cách học tập môn Địa lý lớp 6.
2. Về kĩ năng: Biết sữ dụng quan sát bản đồ, quả Địa cầu, biết vận dụng điều đã học vào thực tế.
3. Về thái độ: Có ý thức, say mê học tập môn Địa lý.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
Tìm kiếm thông tin và xử lí thông tin (HĐ1, HĐ2)
Giải quyết vấn đề. (HĐ1,2)
Giao tiếp: trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực (HĐ1, HĐ2)
III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng.
Động não ; Suy nghĩ – cặp đôi – chia sẻ; Giải quyết vấn đề, Trình bày 1 phút
IV. Phương tiện dạy học:
- Qủa Địa Cầu.
- Tranh ảnh: về phong cảnh, đặc điểm tự nhiên, cách làm ăn của mỗi miền trên Trái Đất.
V. Tiến trình dạy học:
1. Khám phá:
* Giới thiệu bài: 
- Ở bậc tiểu học các em đã được làm quen với kiến thức Địa lý. Bắt đầu từ lớp 6, Địa Lý sẽ là môn học riêng.
 - Vậy môn Địa lý lớp 6 sẽ giúp các em hiểu được điều gì? Và phương pháp học như thế nào cho có hiệu quả?
2. Kết nối:
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
* Hoạt động 1: Tìm hiểu Nội dung của môn Địa lý ở lớp 6:
* HS làm việc cá nhân
- Bước 1: HS đọc nội dung mục 1 SGK kết hợp với hiểu biết, trả lời câu hỏi: Học môn Địa lý lớp 6 giúp em hiểu được điều gì?
- Bước 2: GV chỉ định 1 vài HS trình bày các vấn đề.
- Bước 3: GV chuẩn kiến thức.
* Hoạt động2: Cần học môn Địa lí như thế nào?
*Suy nghĩ – cặp đôi – chia sẻ :
- Bước 1: Học sinh dựa vào nội dung mục 2 SGK kết hợp với hiểu biết cho biết: 
Phương pháp học môn Địa lý như thế nào?
- Bước 2: HS thảo luận cặp đôi.
- Bước 3: GV chỉ định 1 số cặp đôi trình bày các vấn đề.
- Bước 4: GV tóm tắt và chuẩn kiến thức.
GV giảng giải: Kiến thức trong SGK Địa lí 6 này được trình bày cả hai kênh: kênh chữ và kênh hình. Do đó, các em phải biết quan sát và khai thác kiến thức ở cả kênh hình (hình vẽ, tranh ảnh, sơ đồ, bản đồ v.v) và kênh chữ để trả lời các câu hỏi hoàn thành các bài tập. Như vậy, các em không chỉ có kiến thức mà còn rèn luyện được kỹ năng Địa lí, đặc biệt là kĩ  năng quan sát, phân tích và xử lý thông tin.
Để học tốt môn Địa lí, các em còn phải biết liên hệ những điều đã học với thức tế, quan sát những hiện tượng Địa lí xẩy ra ở xung quanh mình để tìm cách giải thích chúng.
NỘI DUNG CHÍNH
1) Nội dung của môn Địa lý ở lớp 6:
- Hiểu được vị trí, hình dạng, kích thước và những vận động của Trái Đất.
- Hiểu được các thành phần tự nhiên cấu tạo nên Trái Đất đó là đất đá, không khí, nước, sinh vật  cùng những đặc điểm riêng của chúng.
- Rèn luyện kỹ năng về bản đồ, kỹ năng thu thập, phân tích xử lý thông tin, kỹ năng giải quyết vấn đề cụ thể.
2) Cần học môn Địa lý như thế nào?
- Biết quan sát sự vật, hiện tượng trên tranh ảnh, hình vẽ và nhất là trên bản đồ.
- Biết quan sát và khai thác kiến thức ở kênh hình, kênh chữ.
- Biết liên hệ điều đã học với thực tế, quan sát những sự vật hiện tượng Địa lý xảy ra xung quanh mình để tìm cách giải thích chúng.
3. Thực hành/ luyện tập:
*Trình bày 1 phút:GV yêu cầu HS dựa vào những nội dung đã học, trình bày 1 phút về các vấn đề sau:
- Môn Địa lí lớp 6 giúp các em hhiểu biết được nhưng vấn đề gì?
- Để học tốt môn Địa lí lớp 6, các em cần học như thế nào?
4. Vận dụng:
*Sưu tầm tư liệu:
GV yêu cầu HS sưu tầm các tư liệu về Trái Đất để chuẩn bị cho bài học sau.
TUẦN 2 - TIẾT 2
 Ngày soạn: 25/8/2011
Chương I: TRÁI ĐẤT
Bài 1: VỊ TRÍ, HÌNH DẠNG VÀ KÍCH THƯỚC CỦA TRÁI ĐẤT.
I. Mục tiêu bài học: 
Học xong bài này, HS có khả năng:
1. Về kiến thức:
- Nêu được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời, hình dạng và kích thước của Trái Đất.
- Trình bày được khái niệm: Kinh tuyến, vĩ tuyến, quy ước về vĩ tuyễn gốc, kinh tuyến gốc, kinh tuyến Đông , kinh tuyến Tây, vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam, nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam.
 và biết công dụng của chúng.
2. Về kĩ năng:
Xác định được các kinh tuyến gốc, kinh tuyến Đông , kinh tuyến Tây, vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam, nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam trên quả Địa Cầu.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
Tìm kiếm thông tin và xử lí thông tin (HĐ1, HĐ2, HĐ3)
Tự tin (HĐ1, HĐ2)
Phản hồi / lắng nghe tích cực, Giao tiếp (HĐ3)
III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng.
Động não ; HS làm việc cá nhân; Suy nghĩ – cặp đôi – chia sẻ; Trình bày 1 phút....
IV. Phương tiện dạy học:
V. Tiến trình dạy học: 
- Quả Địa cầu.
- Tranh vẽ Trái Đất và các hành tinh.
1. Khám phá:
Động não
Gv yêu cầu HS suy nghĩ nhanh và nêu một điều đã biết về trài đất. Sau khi học sinh phát biểu, GV tóm tắt các ý kiến, lưu ý tới các ý kiến liên quan đến nội dung bài học để chuẩn bị bài mới.
(* Giới thiệu bài:Trong vũ trụ bao la Trái Đất của chúng ta rất nhỏ bé, nhưng nó lại là thiên thể duy nhất có sự sống trong hệ Mặt Trời. Từ xưa đến nay con người luôn tìm cách khám phá những bí ẩn của Trái Đất như: (Vị trí, hình dạng, kích thước). Để hiểu được điều đó hôm nay chúng ta vào bài 1.)
2. Kết nối:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CHÍNH
Hoạt động1: Tìm hiểu vò trí Cuûa Traùi Ñaát trong heä Maët Trôøi 
- GV yêu cầu HS Quan sát tranh vẽ hình 1: hãy kể tên 9 hành tinh trong hệ Mặt Trời?
- Cho biết Trái Đất nằm ở vị trí thứ mấy trong các hành tinh theo thứ tự xa dần Mặt Trời?
 GV có thể mở rộng:
+ 5 hành tinh: thuỷ, kim, hoả, mộc, thổ được quan sát bằng mắt thường từ thời kì cổ đại.
+1781: Có kính thiên văn phát hiện sao Thiên Vương.
+1846 : Phát hiện sao Hải Vương.
+ 1930 : Phát hiện sao Diêm Vương.
Hoạt động 2: Tìm hiểu hình daïng, kích thöôùc cuûa Traùi Ñaát vaø heä thoáng kinh vó tuyeán
*HS làm việc cá nhân 
- GV yêu cầu HS quan sát trên H 2 SGK, cho biết:
+ Hình dạng của Trái Đất? ( Trái Đất có hình cầu. Còn hình tròn là hình trên mặt phẳng.)
+ Độ dài bán kính và đường xích đạo của Trái Đất?
- HS trả lời, sau đó GV chốt kiến thức và Dùng quả Địa cầu để khẳng định hình dạng của Trái Đất.
-GV kể cho HS nghe 1 số câu chuyện liên quan đến tưởng tượng của con người về hình dạng Trái Đất thời cổ đại và quá trình tìm ra chân lí về hình dạng Trái Đất của các nhà địa lí.
*Suy nghĩ – cặp đôi – chia sẻ :
- Bước 1: Học sinh làm việc cá nhân.
+ Dựa vào H2 SGK cho biết: Các đường nối liền 2 điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả Địa cầu là những đường gì? Những vòng tròn trên quả Địa cầu vuông góc với các kinh tuyến là những đường gì?
+ Đọc mục 2 và cho biết quy ước về kinh tuyến gốc, kinh tuyến Đông , kinh tuyến Tây, vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam, nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam.
- Bước 2: HS thảo luận cặp đôi.
Hs trao đổi theo cặp về những nội dung cá nhân đã tìm hiểu và xác định trên H3 kinh tuyến gốc, kinh tuyến Đông , kinh tuyến Tây, vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam, nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam.
- Bước 3: GV chỉ định 1 số cặp đôi trình bày các vấn đề. ( sử dụng quả địa cầu khi trình bày)
- Bước 4: GV tóm tắt và chuẩn kiến thức.
Gv nói ngắn gọn về ý nghĩa của hệ thống kinh, vĩ tuyến và cho ví dụ. GV cho HS biết trên bề mặt Trái Đất không có đường kinh, vĩ tuyến, chúng chỉ được thể hiện trên bản đồ và quả địa cầu.
1) Vò trí cuûa traùi ñaát trong heä Maët Trôøi. 
- Mặt Trời cùng với 8 hành tinh chuyển động xung quanh nó gọi là hệ Mặt Trời.
- Trái Đất nằm ở vị trí thứ 3 trong hệ Mặt Trời theo thứ tự xa dần Mặt Trời.
2) Hình daïng, kích thöôùc cuûa Traùi Ñaát vaø heä thoáng kinh vó tuyeán:
- Trái Đất có dạng hình cầu và kích thước rất lớn:
+ Độ dài bán kính của Trái Đất: 6370 km.
+ Độ dài đường xích đạo: 40.076 km.
 * Heä thoáng kinh vó tuyeán
- Khái niệm: 
+ Kinh tuyến: Các đường nối liền 2 điểm cực bắc và cực nam trên quả Địa Cầu .
+ Vĩ tuyến: là những vòng tròn trên quả địa cầu vuông góc với các đường kinh tuyến . 
- Một số quy ước:
+ Kinh tuyến gốc là kinh tuyến số 00, đối diện với kinh tuyến gốc là kinh tuyến số 1800
+Những kinh tuyến nằm bên phải kinh tuyến gốc là kinh tuyến Đông. Những kinh tuyến nằm bên trái kinh tuyến gốc là những kinh tuyến Tây.
+ Vĩ tuyến gốc là vĩ tuyến số 00. ( chính là đường xích đạo.)
Những vĩ tuyến nằm từ xích đạo đến cực Bắc là những vĩ tuyến Bắc. Những vĩ tuyến nằm từ xích đạo đến cực Nam là những vĩ tuyến Nam. 
+Hệ thống kinh vĩ tuyến giúp cho con người có thể xác định được vị trí của mọi điểm trên quả Địa Cầu.
3. Thực hành/ luyện tập:
Trình bày 1 phút:
Dựa vào thông tin dưới đây “Dự báo thời tiết thông báo ngày 12 tháng 6 năm 2006, tâm bão đang ở kinh tuyến 1300Đ, vĩ tuyến 150B”, Em hãy xác định vị trí tâm bão trên hình 12 và cho biết: bão xảy ra trên biển nào, vào thời điểm nào, tâm bão ở đâu (kinh tuyến bao nhiêu, vĩ tuyến bao nhiêu?)
4. Vận dụng:
Trình bày bằng hình:
GV yêu cầu HS vẽ sơ đồ Trái Đất với một số kinh tuyến, vĩ tuyến ghi tên các cực Bắc, Nam, đường xích đạo và giới thiệu với bố, mẹ hoặc anh, chị em của em.
TUẦN 3 - TIẾT 3
 Ngày soạn: 
Bài 2: BẢN ĐỒ - CÁCH VẼ BẢN ĐỒ.
I. Mục tiêu bài học: 
Học xong bài này, HS có khả năng:
1. Về kiến thức:
- Trình bày được khái niệm về bản đồ, vẽ bản đồ.
- Nêu được trình tự các công việc phải làm để vẻ được bản đồ.
2. Về kĩ năng:
Phân biệt được sự khác nhau về hình dạng các đường kinh, vĩ tuyến ở các bản đồ.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
Tìm kiếm thông tin và xử lí thông tin , phân tích, so sánh(HĐ1, HĐ2)
Phản hồi / lắng nghe tích cực, Giao tiếp ; trình bày suy nghĩ/ ý tưởng (HĐ1, HĐ4)
Thể hiện sự tự tin. (HĐ2)
Quản lí thời gian. (HĐ3, HĐ4)
Đảm nhận trách nhiệm (HĐ1)
III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng.
Động não ; Đàm thoại gợi mở; Thuyết trình tích cực; Suy nghĩ – cặp đôi – chia sẻ; HS làm việc cá nhân; Trò chơi; Trình bày 1 phút....
IV. Phương tiện dạy học: 
- Quả địa cầu.
 - Một số loại bản đồ ( Bản đồ thế giới, Châu Âu, Châu Á, bán cầu đông, bán cầu tây).
V. Tiến trình dạy học:
1. Khám phá:
Động não
GV nêu 1 số câu hỏi cho cả lớp suy nghĩ nhằm định hướng cho HS tìm hiểu bài mới: các em có biết bản đồ là gì không? Vẽ bản đồ là gì và làm thế nào để vẽ được bản đồ?
( GV giới thiệu bài mới: Trong cuộc sống hiện đại, bất kể là trong xây dựng đất nước, quốc phòng, vận tải, du lịch đều không thể thiếu bản đồ. Vậy bản đồ là gì? Muốn sử dụng chính xác bản đồ, cần phải biết các nhà Địa lý, trăc Địa làm thế nào để vẽ đợc bản đồ. Chúng ta sẻ tìm hiểu trong bài học hôm nay.) 
2. Kết nối:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CHÍNH
Hoạt động1: Tìm hiểu về bản đồ và cách vẽ bản đồ.
* PP Đàm thoại gợi mở và Thuyết trình tích cực:
* Làm việc cả lớp:
- GV yêu cầu cả lớp đọc phần tóm tắt ở trang 11 và nêu khái niệm bản đ ... cung cấp những chất cần thiết cho thực vật tồn tại và phát triển.
b) Đặc điểm của thổ nhưỡng:
- Độ phì là khả năng cung cấp cho thực vật: Nước, không khí, chất dinh dưỡng, nhiệt độ để thực vật sinh trưởng và phát triển.
3) Các nhân tố hình thành nên đất:
- Các nhân tố hình thành nên đất là: Đá mẹ, sinh vật và khí hậu. Ngoài ra sự hình thành đất còn chịu ảnh hưởng của điạ hình và thời gian.
4) Củng cố: (5’) 	? Đất là gì? Đất gồm có những thành phần nào?
? Chất mùn có vai trò quan trọng như thế nào?
* Trắc nghiệm:	1) Thành phần khoáng trong đất được hình thành do :
	a) Đá bị vỡ vụn.	b) Các khoáng chất như phốt phát.
	c) Câu a sai, câu b đúng.	d) Cả hai câu đều đúng.
	2) Loại đất đá ở Tây Nguyên ta có nguồn gốc từ đá mẹ:
a) Gra nít.	b) Ba zan.
c) Đá vôi.	d) Tất cả đều sai.
5)Hoạt động nối tiếp: (1’) - Học tập và sưu tầm tranh ảnh về thực vật, động vật ở các đới khí hậu trên Trái Đất.
TUẦN 34
Tiết: 33 Ngày soạn: 25/4/11
 Ngày dạy: 27/4/11
BÀI 27
LỚP VỎ SINH VẬT-CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG 
ĐẾN SỰ PHÂN BỐ THỰC-ĐỘNG VẬT TRÊN TRÁI ĐẤT.
I) MỤC TIÊU:
	 - HS cần nắm được khái niệm lớp vỏ sinh vật.
	 Phân tích được ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên đến sự phân bố động thực vật trên Trái Đất và mối quan hệ giữa chúng.
	 Ý thức vai trò của con người trong việc phân bố động, thực vật.
	- Phân tích tranh ảnh.
	- Giúp các em hiểu biết hơn thực tế.
II) CHUẨN BỊ:
GV: BĐ Đ
 Bảng phụ.
HS: Bảng phụ. Dụng cụ học tập.
III) DỰ KIẾN CÁC HOẠT ĐỘNG :
 1) Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
 2) Kiểm tra bài cũ : (5’)
	? Đất là gì? Đất gồm có những thành phần nào?
 3) Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CHÍNH
* Hoạt động 1: (9’)
HS đọc mục 1 sgk.
- SV có mặt từ bao giờ trên Trái Đất?
- SV tồn tại và phát triển ở những đâu trên bề mặt Trái Đất?
(Các sv sống trên bề mặt TĐ tạo thành lớp vỏ sinh vật, sv xâm nhập trong lớp đất đá, khí quyển, thuỷ quyển).
* Hoạt động 2: (15’)
GV treo tranh ảnh thực vật điển hình cho 3 đới khí hậu: hoang mạc, nhiệt đới, ôn đới.
Giới thiệu H67:
- Rừng mưa nhiệt đới nằm trong đới khí hậu nào, đặc điểm thực vật ra sao?
- Có nhận xét gì về sự khác biệt 3 cảnh quan tự nhiên trên? Nêu nguyên nhân của sự khác biệt đó?
(Đặc điểm rừng nhiệt đới xanh tốt quanh năm, nhiều trần, rừng ôn đới rụng lá mùa đông, hàn đới thực vật nghèo nàn)
- Quan sát H67,68 cho biết sự phát triển của thực vật ở hai nơi này khác nhau như thế nào? Yếu tố nào của khí hậu quyết định sự phát triển của cảnh quan thực vật? (Lượng mưa và nhiệt độ)
- Nhận xét sự thay đổi từng loại rừng theo độ cao. Tại sao có sự thay đổi loại rừng như vậy? (Càng lên cao nhiệt độ càng giảm nên thực vật thay đổi theo)
- Đất có ảnh hưởng tới sự phân bố thực vcật không?
- Địa phương em có cây trồng gì đặc sản?
- Quan sát H69,70 cho biết mỗi loại động vật trong mỗi miền tại sao lại có sự khác nhau? (Khí hậu, Địa hình mỗi miền ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển giống loài).
- Hãy cho VD về mối quan hệ giữa ĐV, TV. (Rừng nhiệt đới phát triển nhiều tầng thì có nhiều động vật sinh sống)
* Hoạt động 3: (10’)
- Tại sao con người ảnh hưởng tích cực, tiêu cực tới sự phân bố thực vật, động vật trên Trái Đất?
(+ Tích cực: Mang giống cây trồng từ nơi khác nhau để mở rộng sợ phân bố. Cải tạo nhiều giống cây trồng, vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao).
(+ Tiêu cực: Phá rừng bừa bãi- Tiêu cực TV,ĐV mất nơi cư trú sinh sống. Ô nhiểm môi trường do phát triển công nghiệp, phát triển dân số dẩn đến thu hẹp môi trường). 
1) Lớp vỏ sinh vật:
- Các sv sống trên bề mặt TĐ tạo thành lớp vỏ sv.
- SV xâm nhập trong lớp đất đá, khí quyển, thuỷ quyển.
2) Các nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng đến sự phân bố thực vật, động vật: :
a. Đối với thực vật:
- Khí hậu là yếu tố tự nhiên có ảnh hưởng rõ rệt đến sự phân bố và đặc điểm của thực vật.
- Ảnh hưởng của Địa hình tới sự phân bố thực vật:
+ Thực vật chân núi: Rừng lá rộng.
+ Thực vật sườn núi: Rừng lá hổn hợp.
+ Thực vật núi cao gần đỉnh: Lá kim.
- Đất có ảnh hưởng tới sự phân bố tv, các loại đất có chất dinh dưỡng khác nhau nên thực vật khác nhau.
b. Động vật:
- Khí hậu ảnh hưởng đến sự phân bố động vật trên Trái Đất.
- Động vật chịu nảnh hưởng của khí hậu ít hơn vì động vật có thể di chuyển được.
c. Mối quan hệ giữa thực vật với động vật:
- Sự phân bố các loài thực vật có ảnh hưởng sâu sắc tới sự phân bố các loài động vật.
- Thành phần, mức độ tập trung của tv ảnh hưởng tới sự phân bố các loaì động vật.
3) Ảnh hưởng của con người tới sự phân bố các loài động vật, thực vật trên Trái Đất:
a. Tích cực:
- Mang giống cây trồng từ nơi khác nhau để mở rộng sự phân bố.
- Cải tạo nhiều giống cây trồng, vật nuôi có hệu quả kinh tế cao.
b. Tiêu cực:
- Phá rừng bừa bãi: tv,đv mất nơi cư trú.
- Ô nhiểm môi trường do phát triển công nghiệp, phát triển dân số: thu hẹp môi trường sống của sinh vật.
4. Củng cố: Ảnh hưởng của con người tới sự phân bố các loài động vật, thực vật trên Trái Đất.
5. Hoạt động nối tiếp: làm bài tập cuối bài. Chuẩn bị ôn tập học kì 2.
TUẦN 34
Tiết: 34 Ngày soạn: 27/4/11
 Ngày dạy: 29/4/11
ÔN TẬP HỌC KỲ II.
I) MỤC TIÊU:
	- Khái quát về hệ thống hoá kiến thức đã học cho học sinh nắm vững.
 - Giáo dục HS ý thức ôn tập chuẩn bị kiểm tra học kì.
II) CHUẨN BỊ:- 
GV: Câu hỏi ôn tập.
HS: Bảng phụ. Dụng cụ học tập.
III) DỰ KIẾN CÁC HOẠT ĐỘNG :
 1) Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
 2) Kiểm tra bài cũ : (5’)
	? Đất là gì? Đất gồm có những thành phần nào?
 3) Bài mới:
	 Hướng dẫn học sinh ôn tập.
 1) Khi nào khối khí bị biến tính? Cho ví dụ.
 Các khối khí không đứng yên tại chỗ, mà chúng luôn di chuyển. Khi chúng di chuyển tới đâu thì sẽ chịu ảnh hưởng của bề mặt đệm nơi ấy mà bị biến tính đi ( thay đổi tính chất)
- Ví dụ: về mùa đông khối khí lạnh phía bắc thường tràn xuống miền Bắc nước ta, chỉ một vài ngày sau do chịu ảnh hưởng của mặt đệm, khối khí lạnh dần dần nóng lên. Như vậy là khối khí lạnh đã bị biến tính
2) Thế nào là hệ thống sông? Lưu vực sông?
- Sông chính cùng với phụ lưu, chi lưu hợp lại với nhau tạo thành hệ thống sông.
- Mỗi con sông đều có 1 diện tích đất đai cung cấp thường xuyên nước cho nó gọi là lưu vực sông.
3) Sông và hồ khác nhau như thế nào?
- Là dòng chảy tự nhiên, thường xuyên tương đối ổn định trên bề mặt lục Địa. Nguồn cung cấp nước cho sông: Nước mưa, nước ngầm, băng tuýêt tan.
- Hồ là khoảng nước đọng tương đối rộng và sâu trong đất liền. Hồ thường không có diện tích nhất định, có hồ lớn, có hồ bé.
4) Vì sao độ muối các biển và đại dương khác nhau?
- Tuỳ thuộc vào nhiệt độ cao hay thấp.
- Gió nhiều hay ít.
- Mưa to hay nhỏ, nguồn nước sông chảy vào nhiều hay ít.
5) Hãy nêu nguyên nhân của hiện tượng thuỷ triều trên Trái Đất?
- Do sức hút của mặt trăng và một phần của Mặt Trời làm cho nước biển và đại dương có sự vận động lên xuống sinh ra hiên tượng thuỷ triều.
6) Biển và đại dương có những nguồn tài nguyên quý gì? Nêu tên một số tài nguyên đó.
- Kho nước vô tận: Cung cấp cho lục Địa lượng hơi nước sinh ra mây, mưa, duy trì cuộc sống trên Trái Đất.
- Kho tài nguyên khoáng sản quý giá: 	 + Dầu lửa, than đá.
	 + Muối ăn và muối cho công nghiệp.
- Kho thuỷ hải sản phong phú, đa dạng: Cá, tôm 
7) Đất trồng là gì? Gồm những thành phần nào?
- Đất trồng là lớp vật chất mỏng, xốp được sinh ra từ cá sản phẩm phân hoá của các lớp đất đá trên bề mặt Trái Đất. Đất gồm 2 thành phần chính:
+ Thành phần khoáng: Chiếm phần lớn trọng lượng của đất gồm những hạt khoáng có màu sắc loang lỗ và kích thước to, nhỏ khác nhau.
+ Thành phần hữu cơ: Chiếm tỷ lệ nhỏ, tồn tại ở tầng trên cùng của lớp đất. Tầng này có màu xanh sẫm hoặc đen là màu của chất mùn.
8) Dựa vào yếu tố nào người ta phân ra loại đất tốt, xấu?
- Đất tốt là đất có độ phì lớn, thực vật sinh trưởng được thuận lợi cho năng suất cao.
- Đất xấu là đất có độ phì kém, thực vật sinh trưởng khó khăn, năng suất thấp.
9) Các nhân tố hình thành nên đất?
- Có nhiều nhân tố hình thành nên đất như đá mẹ, Địa hình, sinh vật, khí hậu, thời gian, và con người nhưng quan trọng nhất là đá mẹ, sinh vật, khí hậu.
- Đá mẹ là nguồn sinh ra thành phần khoáng của đất.
- Sinh vật là nguồn gốc tạo ra thành phần hữu cơ.
- Khí hậu: Nhiệt độ, lượng mưa làm phân huỷ các khoáng chất và hữu cơ trong đất.
4) Củng cố: (5’)
	- Gv chốt lại nội dung câu hỏi.
5) Hoạt động nối tiếp:	(1’)	- Giờ sau kiểm tra học kỳ II.
TUẦN 36
Tiết: 34 Ngày soạn: 8/5/10
 Ngày dạy: 10/5/10
KIỂM TRA HỌC KỲ II.
I) MỤC TIÊU:
- Thông qua bài kỉêm tra giáo viên đánh giá được kết quả học tập của học sinh. 
II) CHUẨN BỊ:
 - GV: Đề thi
	- HS: Giấy thi.
III) DỰ KIẾN CÁC HOẠT ĐỘNG :
	1) Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ :	(Không)
3. Bài mới:
 Phát đề kiểm tra cho học sinh.
I. TRẮC NGHIỆM: (2 đ)
Câu 1: (1đ). 
 Nguyên nhân chính của thuỷ triều:
A/ sức hút của mặt trăng, Mặt Trời.	B/ Các loại gió thường xuyên trên Trái Đất.
C/ Động đất, núi lửa dưới biển.	 D/ Các nguyên nhân trên.
Câu 2: (1đ). 
Loại đất đá ở Tây Nguyên ta có nguồn gốc từ đá mẹ:
a) Gra nít.	b) Ba zan.
c) Đá vôi.	d) Tất cả đều sai.
II. TỰ LUẬN: (8 đ)
Câu 1: (2đ). 
Sông và hồ khác nhau như thế nào?
Câu 2: (3đ). 
 Vì sao độ muối các biển và đại dương khác nhau?
Câu 3: (3đ). 
Đất trồng là gì? Gồm những thành phần nào?
4. Củng cố: 	GV thu bài, nhận xét tiết kiểm tra.
5. Hoạt động nối tiếp: Học sinh chuẩn bị bài 29.	
ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA.
I) Trắc nghiệm:	(2đ). 
Câu 1: (1đ). A.
Câu 1: (1đ). b.
II/ Tự luận: (8đ).
Câu 1: (2đ). 
- Là dòng chảy tự nhiên, thường xuyên tương đối ổn định trên bề mặt lục Địa. Nguồn cung cấp nước cho sông: Nước mưa, nước ngầm, băng tuýêt tan.
- Hồ là khoảng nước đọng tương đối rộng và sâu trong đất liền. Hồ thường không có diện tích nhất định, có hồ lớn, có hồ bé.
Câu 2: (3đ). 
- Tuỳ thuộc vào nhiệt độ cao hay thấp.
- Gió nhiều hay ít.
- Mưa to hay nhỏ, nguồn nước sông chảy vào nhiều hay ít.
Câu 3: (3đ). 
- Đất trồng là lớp vật chất mỏng, xốp được sinh ra từ cá sản phẩm phân hoá của các lớp đất đá trên bề mặt Trái Đất. Đất gồm 2 thành phần chính:
+ Thành phần khoáng: Chiếm phần lớn trọng lượng của đất gồm những hạt khoáng có màu sắc loang lỗ và kích thước to, nhỏ khác nhau.
+ Thành phần hữu cơ: Chiếm tỷ lệ nhỏ, tồn tại ở tầng trên cùng của lớp đất. Tầng này có màu xanh sẫm hoặc đen là màu của chất mùn.
TUẦN 35
Tiết 35 Ngày soạn:
 Ngày dạy:
BÀI 27:
LỚP VỎ SINH VẬT. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÂN BỐ THỰCVẬT, ĐỘNG VẬT TRÊN TRÁI ĐẤT
I) MỤC TIÊU:
* TRỌNG TÂM: 	
II) CHUẨN BỊ:
III) DỰ KIẾN CÁC HOẠT ĐỘNG:
A) Kiểm tra bài cũ:	 
	B) Bài mới:
* Giới thiệu bài:	

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN DIA 6 LONG GHEP KI NANG SONG.doc