Giáo án Lớp 5 - Tuần 21 - Năm học 2010-2011

Giáo án Lớp 5 - Tuần 21 - Năm học 2010-2011

1. Kiểm tra bài cũ

- Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng và trả lời câu hỏi về nội dung bài:

- Gọi HS nhận xét bạn đọc và trả lời câu hỏi.

- Nhận xét, cho điểm.

2. Dạy bài mới

2.1. Giới thiệu bài

Nước Việt Nam ta có rất nhiều danh nhân. Thám hoa Giang Văn Minh là một danh nhân đất Việt có trí dũng song toàn. Trí dũng của ông như thế nào? Các em cùng tìm hiểu qua bài tập đọc hôm nay.

2.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.

a) HOạt động 1: HD luyện đọc.

- Yêu cầu 1 HS khá đọc toàn bài.

- HDHS chia đoạn.

- Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 1.

- HDHS đọc đúng từ, câu khó.

- Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 2.

- HDHS giải nghĩa từ khó.

 

doc 37 trang Người đăng vanady Lượt xem 1344Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 21 - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15.01.2011
Ngày dạy: 17.01.2011
Tuần 21
Thứ hai ngày 17 tháng 01 năm 2011
Tập đọc (tiết 41)
TRÍ DŨNG SONG TOÀN
I. MỤC TIÊU
Sau bài học này, học sinh:
- Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc phân biệt giọng của các nhân vật.
- Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được danh dự, quyền lợi của đất nước. (trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Tranh minh học SGK trang 25
- Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn cần luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC	
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng và trả lời câu hỏi về nội dung bài:
- Gọi HS nhận xét bạn đọc và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, cho điểm.
2. Dạy bài mới
2.1. Giới thiệu bài
Nước Việt Nam ta có rất nhiều danh nhân. Thám hoa Giang Văn Minh là một danh nhân đất Việt có trí dũng song toàn. Trí dũng của ông như thế nào? Các em cùng tìm hiểu qua bài tập đọc hôm nay.
2.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
a) HOạt động 1: HD luyện đọc.
- Yêu cầu 1 HS khá đọc toàn bài.
- HDHS chia đoạn.
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 1.
- HDHS đọc đúng từ, câu khó.
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 2.
- HDHS giải nghĩa từ khó.
- Yêu cầu HS đọc theo nhóm 4.
- Gọi 1HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu toàn bài.
b) HOạt động 2: HD tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn, bài. Thảo luận và trả lời câu hỏi.
- Cho HS thảo luận, trả lời các câu hỏi dưới sự điều khiển của HS khá giỏi.
1. Sứ thần Giang Văn Minh làm cách nào để vua nhà Minh bãi bỏ lệ “góp giỗ Liễu Thăng”?
2. Giang Văn Minh đã khôn khéo như thế nào khi đẩy nhà vua vào tình thế phải bỏ lệ bắt góp giỗ Liễu Thăng?
- Giảng: Sứ thần Giang Văn Minh đã khôn khéo đẩy nhà vua Minh vào hoàn cảnh vô tìh thừa nhận sự vô lí của mình, nhà vua dù biết mình đã mắc mưu vẫn phải bỏ lệ bắt nước Việt góp giỗ Liễu Thăng.
3. Nhắc lại nội dung cuộc đối đáp giữa ông Giang Văn Minh với đại thần nhà Minh.
4. Vì sao vua nhà Minh sai người ám hại ông Giang Văn Minh?
5. Vì sao có thể nói ông Giang Văn Minh là người trí dũng song toàn?
6. Nội dung chính của bài là gì?
- Ghi nội dung bài lên bảng.
c) Hoạt động 3: HD luyện đọc diễn cảm.
- GV đọc mẫu toàn bài.
- Gợi ý HS nêu cách đọc toàn bài.
- Gợi ý HS nêu cách đọc từng đoạn.
- Yêu cầu 5 HS đọc bài theo hình thức phân vai. HS cả lớp theo dõi để tìm cách đọc phù hợp với từng nhân vật.
- Hỏi: Các bạn đọc như vậy đã phù hợp với giọng của từng nhân vật chưa?
- Treo bảng phụ có nội dung đoạn chọn hướng dẫn luyện đọc. Tổ chức cho HS luyện đọc.
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi trong SGK.
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
- HS khác đọc thầm theo.
- 4 đoạn. 
-HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 1.
- HS đọc từ, câu cá nhân.
- HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 2.
- Nối tiếp nhau giải thích:
+ Tiếp kiến: gặp mặt
+ Hạ chỉ: ra chiếu chỉ, ra lệnh
+ Than: than thở.
+ Cống nạp: nộp.
- Đọc theo nhóm 4.
- Lắng nghe và đọc thầm theo.
- Lắng nghe.
- HS ngồi cùng bàn đọc thầm, trao đổi, thảo luận và trả lời câu hỏi.
- 1 HS điều khiển.
1. Ông vờ khóc than vì không có mặt ở nhà để cúng giỗ cụ tổ năm đời. Vua Minh phán: Không ai phải giỗ người đã chết từ năm đời. Giang Văn Minh tâu luôn: Vậy, tướng Liễu Thăng tử trận đã mấy trăm năm nay, sao hàng năm nhà vua vẫn bắt nước tôi cử người mang lễ vật sang cúng giỗ? vua Minh biết đã mắc mưu đành phải tuyên bố bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng.
2. Ông khôn khéo đẩy nhà vua vào tình thế thừa nhận sự vô lí bắt góp giỗ Liễu Thăng của mình nên phải bỏ lệ này.
3. Đại thần nhà Minh ra vế đối: Đồng trụ đến giờ rêu vẫn mọc. Ông đối lại ngay: Bạch Đằng thưở trước máu còn loang.
4. Vua Minh mắc mưu Giang Văn Minh, phải bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng nên căm ghét Ông. Nay thấy Giang Văn Minh không những không chịu nhún nhường trước câu đối của đại thần trong triều, còn dám lấy việc quân đội cả ba triều đại Nam Hán, Tống, Nguyên đều thảm bại trên sông Bạch Đằng để đối lại nênn giận quá, sai người ám hại ông.
5. Vì Giang Văn Minh vừa mưu trí vừa bất khuất, giữa triều đình nhà Minh, ông biết dùng mưu để vua Minh buộc phải bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng cho nước Việt, để giữ thể diện và danh dự đất nước, ông dũng cảm không sợ chết, dám đối lại một vế đối tràn đầy lòng tự hào dân tộc.
6. Bài văn ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài.
- 2 HS nhắc lại nội dung chính của bài.
- Lắng nghe.
- HS nêu.
- HS nêu.
- Thực hiện.
- Nêu nhận xét, đánh giá.
 Chờ rất lâu mà vẫn không được vua nhà Minh cho tiếp kiến, ông vờ khóc lóc rất thảm thiết Vua Minh liền hạ chỉ mời ông đến hỏi cho ra lẽ.
 Thám hoa vừa khóc vừa than rằng:
 - Hôm nay là ngày giỗ cụ tổ năm đời của thần, nhưng thần không có mặt ở nhà để cúng giỗ. Thật là bất hiếu với tổ tiên!
 Vua Minh phán:
 - Không ai phải giỗ người đã chết từ năm đời. Sứ thần khóc lóc như vậy thật không phải lẽ!
 Giang Văn Minh nghe vậy, bèn tâu:
 - Vậy, tướng Liễu Thăng tử trận đã mấy trăm năm, sao hằng năm nhà vua vẫn bắt nước tôi cử người mang lễ vật sang cúng giỗ?
- Tổ chức HS thi đọc 
- Nhận xét, cho điểm từng HS
- Theo nhóm
3. Củng cố - Dặn dò
- Hỏi: Câu chuyện có ý nghĩa gì?
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyệnn về sứ thần Giang Văn Minh cho người thân nghe và chuẩn bị bài Tiếng rao đêm.
Toán (tiết 101)
LUYỆN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, học sinh biết:
-Tính được diện tích một số hình được cấu tạo từ các hình đã học.	
- Bài tập cần làm: Bài 1.
- Yêu thích học bộ môn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Thước, phấn màu.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- GV mời 2 HS lên bảng thực hiện các yêu cầu:
+ Làm bài tập 2.
+ GV chữa bài nhận xét và cho điểm.
2 Dạy học bài mới
2.1. Giới thiệu bài
- Trong tiết học toán này chúng ta cùng làm các bài toán luyện tập về tính diện tích của các hình đã học.
2.2 Ví dụ
- GV vẽ hình của mảnh đất trong bài toán lên bảng và yêu cầu HS quan sát.
- GV yêu cầu: Thảo luận với bạn bên cạnh đêt tìm cách tính diện tích của mảnh đất.
- GV mời một HS trình bày cách tính của mình
- GV nhận xét các hướng giải của HS, tuyên dương các cặp HS đưa ra hướng giải đúng, sau đó yêu cầu chọn 1 trong 2 cách trên để tính diện tích của mảnh đất. Nhắc HS đặt tên cho hình để tiện cho trình bày cách giải.
- Mời 2 HS đại diện cho 2 hướng giải lên bảng làm bài, yêu cầu HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
 Cách 1:
- Chia mảnh đất hình chữ nhật ABCD và hai hình chữ nhật bằng nhau MNPQ và EGHK.
Ta có:
Độ dài cạnh GP là:
20 + 40,1 + 20 = 80,1 (m)
Diện tích của hình chữ nhật EGPQ là
20 x 80,1 = 1602 (m2)
Diện tích của hình chữ nhật AKMD và hình chữ nhật HBCN là:
25 x 40,1 x 2 = 2005 (m2)
Diện tích của mảnh đất là:
1602 + 2005 = 3607 (m2)
 Đáp số : 3607m2
-GV mời 1 HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó nhận xét và cho điểm.
- GV hỏi HS: Để tính diện tích của một hình phức tạp, chúng ta phải làm như thế nào ?
- GV nhắc HS: Khi chia nhỏ hình để tính diện tích, chúng ta nên suy nghĩ để tìm được cách tính đơn giản nhất, phải thực hiện tính diện tích của ít bộ phận nhất để bài ngắn gọn.
2.3. luyện tập thực hành
Bài 1
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và quan sát hình.
- GV vẽ hình của bài tập lên bảng, yêu cầu HS suy nghĩ để tìm cách tính diện tích
- GV mời 1 HS nhận xét và chọn cách tính đơn giản nhất trong các cách mà các bạn đề ra.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV mời 1 HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó chữa bài và ghi điểm cho HS.
Bài 2: Khuyến khích học sinh khá giỏi.
- GV tổ chức cho HS làm bài 3 tương tự bài 2.
Cách chia mảnh đất để tính diện tích là ( Cách 3 là vẽ thêm để tính, đây là cách đơn giản nhất)
3. Củng cố dặn dò
- GV nhận xét giờ học.
- Hướng dẫn HS chuẩn bị giờ sau.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Nghe và xác định nhiệm vụ.
- HS quan sát.
- HS thảo luận theo cặp. 2 HS ngồi cạnh nhau tạo thành một cặp.
* Cách 1: Chia mảnh đất thành 3 hình chữ nhật, trong đó có 2 hình chữ nhật bằng nhau rồi tính diện tích của từng hình. Sau đó cộng các kết quả lại thì được diện tich của mảnh đất.
* Cách 2: Chia mảnh đất thành 1 hình chữ nhật và hai hình vuông bằng nhau rồi tính diện tích của từng hình. Sau đó cộng các kết quả lại thì được diện tích của mảnh đất.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp làm bài vào vở bài tập.
Cách 2:
Chia mảnh đất hình chữ nhật NPGH thành 2 hình vuông bằng nhau ABEQ và CDKM.
Ta có: 
Độ dài cạch DC là:
25 + 20 + 25 = 70 (m)
Diện tích của hình chữ nhật ABCD là
70 x 40,1 = 2807 (m2)
Diện tích của hình vuông EGHK và MNPQ là:
20 x 20 x 2 = 800 (m2)
Diện tích của mảnh đất là:
2807 + 800 = 3607 (m2)
 Đáp số : 3607m2
- Chúng ta tìm cách chia hình đó thành các hình đơn giản như hình chữ nhật, hình vuông... để tính diện tích từng phần, sau đó tính tổng diện tích.
- HS đọc đề bài và quan sát hình trong SGK.
- HS suy nghĩ sau đó 2 đến 3 em trình bày cách tính.
- HS nhận xét và đi đến thống nhất: Cách chia nào là đơn giản nhất.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vào vở bài tập.
- Chia mảnh đất thành 2 hình chữ nhật ABCD và MNPQ.
Ta có:
Độ dài của cạnh AB là :
3,5 + 4,2 + 3,5 = 11,2 (m)
Diện tích hình chữ nhật ABCD là:
11,2 x 3,5 = 39,2 (m2)
Diện tích hình chữ nhật MNPQ là:
6,5 x 4,2 = 27,3 (m2)
Diện tích của mảnh đất là:
39,2 + 27,3 = 66,5 (m2)
 Đáp số: 66,5m2
- HS lắng nghe.
- HS chuẩn bị bài sau.
Đạo đức 
Bài 10: UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ ( PHƯỜNG ) EM
I. MỤC TIÊU
Sau bài học này, học sinh biết:
-Bước đầu biết vai trò quan trọng của Ủy ban nhân dân xã (phường) đối với cộng đồng.
- Kể được một số công việc của Ủy ban nhân dân xã (phường) đối với trẻ em trên địa phương.
- Biết được trách nhiệm của mọi người dân là phải tôn trọng ủy ban nhân dân xã (phường).
- Có ý thức tôn trọng Ủy ban nhân dân xã.
- Tích cực tham gia các hoạt động phù hợp với khả năng do Ủy ban nhân dân xã tổ chức.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Tranh ảnh về UBND phường, xã.
- Mặt cười - mặt mếu.
- Bảng nhóm.
- Bảng phụ ghi tình huống.
- Bảng phụ các băng giấy.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: TÌM HIỂU TRUYỆN: “ ĐẾN UỶ BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG”
- Yêu cầu 2 HS đọc truyện “ Đến uỷ ban phường, xã ” trang 31 SGK.
- Yêu cầu HS thảo luận, cả lớp trả lời câu hỏi sau:
1. Bố dẫn Nga đến UBND phường để làm gì?
2. Ngoài việc cấp giấy khai sinh, UBND phường, xã còn làm những việc gì?
3. Theo em, UBND phường, xã có vai trò như thế nào? Vì sao?
4. Mọi  ... g.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập
-Giải thích: bác mẹ: có nghĩa là bố mẹ/ ba ma/ thầy bu.
- Yêu cầu HS làm bài. Lưu ý HS chỉ thay đổi vị trí các vế câu.
- Gọi HS nhận xét câu bạn đặt trên bảng.
- Gọi HS dưới lớp đặt.
Bài 3
-Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài tập theo cặp
- Gọi HS làm bài trên lớp giải thích vì sao mình chọn từ đó.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng
- Đặt câu vào vở nháp.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc câu của mình đặt, 3 HS khác phân tích câu của bạn.
- Trả lời:
+ Ta có thể nối giữa hai vế câu ghép bằng một quan hệ từ: vì, bởi, cho, nên .... hoặc một cặp quan hệ từ: vì ... nên, bởi vì.... cho nên, tại vì..... cho nên......
- 2 HS đọc thành tiếng.
- 3 đến 5 HS nối tiếp nhau đọc câu mình đặt.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Làm bài cá nhân. 3 HS lên trên bảng lớp.
- Nhận xét, bổ sung.
- Chữa bài.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- 3 HS làm trê bảng lớp. HS dưới lớp làm vào vở bài tập.
- Nhận xét.
- 3 đến 5 HS đọc câu của mình đặt.
- 1 HS đọc thành tiếng
- HS thảo luận theo cặp.
-2 HS giải thích cách làm của mình. HS cả lớp lắng nghe.
- Lắng nghe, chữa bài.
a) Nhờ thời tiết thuận nên lúa tốt. Từ nhờ hợp nghĩa với câu văn vì quan hệ từ tại thường chỉ nguyên nhân dẫn đến kết quả xấu. Nghĩa của câu a là kết quả tốt nên quan hệ từ tại chỉ hợp nghĩa với câu b.
b) Tai thời tiết không thuận nên lúa xấu.
Bài 4. Khuyến khích học sinh khá giỏi thực hiện hết bài tập
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
-Nhắc HS thêm vế câu thích hợp ( có thể kèm theo quan hệ từ hoặc không có quan hệ từ đều được).
- Yêu cầu HS làm bài vào bảng nhóm, đọc câu mình đặt.
- Gọi HS dưới lớp đọc câu mình đặt.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- 2 HS làm vào bảng nhóm. HS cả lớp làm vào vở bài tập.
- Làm việc theo yêu cầu của GV.
- Nối tiếp nhau đọc câu mình đặt.
3. Củng cố - Dặn dò
- Hỏi: Để thể hiện quan hệ nguyên nhân - kết quả giữa hai vế câu ghép ta làm thế nào?
- Nhận xét câu trả lời của HS
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học thuộc phần ghi nhớ; đặt 5 câu ghép thể hiện quan hệ nguyên nhân - kết quả và chuẩn bị bài sau.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
...
...
...
Tập làm văn
TRẢ BÀI VĂN TẢ NGƯỜI
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, học sinh biết:
- Rút được kinh nghiệm về cách xây dựng bố cục, quan sát và lựa chọn chi tiết, trình tự miêu tả; diễn đạt, trình bày trong bài văn tả người.
- Biết sửa lỗi và viết lại một đoạn văn cho đúng hoặc viết lại một đoạn văn cho hay hơn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Bảng phụ ghi sẵn một số lỗi về chính tả, cách dùng từ, cách diễn đạt, hình ảnh .... cần chữa chung cho cả lớp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. NHẬN XÉT CHUNG BÀI LÀM CỦA HS
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập làm văn và hỏi" Đề bài yêu cầu gì?
- Nêu: Đây là bài văn tả người. Trong bài văn các em cần miêu tả ngoại hình và hoạt động của người đó.
- Nhận xét chung bài làm của HS.
* Ưu điểm
- 1 HS đọc thành tiếng và trả lời: Đề bài yêu cầu: Tả một ca sĩ đang biểu diễn; Tả một nghệ sĩ hài mà em yêu thích; Hãy tưởng tượng và tả lại nhân vật trong truyện em đã học.
- Lắng nghe
+ HS hiểu đề bài, viết đúng yêu cầu của đề bài.
+ Bố cục của bài văn.
+ Trình tự miêu tả.
+ Diễn đạt câu, ý.
+ Dùng từ để làm nổi bật lên đặc điểm ngoại hình, tính cách của người được tả với công việc họ đang làm.
+ Thể hiện sự sáng tạo trong cách quan sát, dùng từ miêu tả đặc điểm ngoại hình, tính cách, hoạt động của người được tả, có bộ lộ tình cảm, thái độ trân trọng công việc của mình trong từng câu văn .
+ Hình thức trình bày bài làm văn.
- GV đọc một số bài làm tốt: Đức Duy, Chịnh, Phương Anh..
* Nhược điểm:
+ GV nêu các lỗi điển hình về ý, về dùng từ, đặt câu, cách trình bày bài văn, lỗi chính tả.
+ Viết trên bảng phụ các lỗi phổ biến. Yêu cầu HS thảo luận, phát hiện các sửa lỗi.
- Trả bài cho HS
2. HƯỚNG DẪN CHỮA BÀI
- Gọi HS đọc yêu cầu bài 2
+ Yêu cầu chọn đoạn nào để viết lại đoạn văn mình chọn. GV đi hướng dẫn, giúp đỡ HS gặp khó khăn.
- Gọi HS đọc đoạn văn mình viết lại.
- Nhận xét, khen ngợi HS viết tốt.
- GV đọc đoạn văn hay sưu tầm được.
3. CỦNG CỐ - DẶN DÒ.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà đọc lại bài văn, ghi nhớ các lỗi GV đã nhậnn xét và xem lại hình thức về văn kể chuyện đã học ở lớp 4.
- Xem lại bài của mình.
- 1 HS đọc thành tiếng.
+ Nối tiếp nhau trả lời.
- Sửa lỗi.
- 3 đến 5 HS đọc đoạn văn của mình.
- Lắng nghe.
Toán
DIỆN TÍCH XUNG QUANH VÀ DIỆN TÍCH TOÀN PHẦN 
CỦA HÌNH HỘP CHỮ NHẬT
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, học sinh:
- Có biểu tượng về diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
- Biết tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	Hình hộp chữ nhật có kích thước 8cm x 5cm x 4cm như SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra
- GV yêu cầu HS làm bài tập 2 của tiết học trước.
- GV chữa bài, nhận xét, cho điểm HS.
2. Dạy bài mới.
2.1. Giới thiệu bài
- GV: Khi học về các hình học các em luôn được tìm cách tính diện tích của hình. Vậy hình hộp chữ nhật có diện tích không? nó có những loại diện tích nào? Cách tình ra sao? Trong tiết học này chúng ta cùng đi tìm câu trả lời cho các câu hỏi đó.
2.2. Giới thiệu về diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật
- GV đưa ra hình hộp chữ nhật kích thức 8cm x 5cm x 4cm, vừa chỉ các mặt xung quanhh của hình vừa giới thiệu: Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật chính là tổng diện tích bốn mặt của hình hộp chữ nhật.
- Yêu cầu HS chỉ lại các mặt xung quanh của hình hộp chữ nhật.
- GV nêu: Chúng ta cùng đi tìm cách tinnhs diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật ( hay chính là tính tổng diện tích của 4 mặt bên)
- GV nêu bài toán: Hình hộp chữ nhật có chiều dài 8 cm, chiều rộng 5cm, chiều cao 4cm. Tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật đó.
- GV nêu yêu cầu: Em hãy tìm cách tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật trên.
- GV triển khai, yêu cầu HS quan sát và hỏi:
+ Khi triển khai hình, 4 mặt bên của hình hộp chữ nhật tạo thành hình như thế nào?
+ Hãy nêu kích thước của hình chữ nhật đó.
+ Hãy tính và so sánh diện tích của hình chữ nhật đó với tổng diện tích các mặt bên của hình hộp chữ nhật.
+ Em có nhận xét gì về chiều dài của hình chữ nhật triển khai từ các mặt bên và chu vi đáy của hình hộp chữ nhật?
+ Em có nhận xét gì về chiều rộng của hình chữ nhật triển khai từ các mặt bên và chiều cao của hình hộp chữ nhật?
+ GV kết luận: Vậy để tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật có thể lấy chu vi đáy nhân với chiều cao cùng đơn vị đo.
- GV yêu cầu: Dựa vào quy tắc, em hãy trình bày lại bài giải bài toán trên.
- GV nhận xét và chữa bài cho HS.
2.3. Giới thiệu diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
- GV giới thiệu: Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là tổng của diện tích xung quanh và diện tích hai mặt đáy.
- GV yêu cầu: Hãy tính diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật trên?
- GV nhận xét bài làm của HS.
2.4. Luyện tập
Bài 1:
- GV gọi HS đọc yêu cầu đề bài.
- Hỏi: Bài toán cho biết gì? Yêu cầu em tính gì?
- GV: Hãy nêu lại quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật?
- GV yêi cầu HS làm bài.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
Bài 2: Khuyến khích học sinh khá giỏi
- GV mời 1 HS đọc đề toán.
- GV hỏi: Bài toán cho em biết gì?
- Gv hỏi: Bài toán yêu cầu em tính gì?
- GV hỏi: Làm thế nào để tính được diện tích tôn cần dùng để gò thùng?
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
3. Củng cố - Dặn dò
- GV yêu cầu HS nêu lại quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
- Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một phần, cả lớp theo dõi để nhận xét
- Nghe và xác định nhiệm vụ bài học.
- 1 HS chỉ các mặt xung quanh của hình hộp chữ nhật và nêu lại: Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật chính là tổng diện tích của 4 mặt bên.
- HS nghe và tóm tắt lại bài toán.
- HS nêu: Tính diện tích của 4 mặt, sau đó cộng lại với nhau ta được kết quả là:
5 x 4 x 2 + 8 x 4 x 2 = 104 ( cm2)
+Tạo thành hình chữ nhật
+ Chiều dài của hình chữ nhật đó là:
 5 + 8 + 5 + 8 = 26 ( cm )
+ Chiều rộng của hình chữ nhật đó là 4 cm.
+ Diện tích của hình chữ nhật này bằng tổng diện tích của các mặt bên.
+ Chiều dài của hình chữ nhật triển khai từ các mặt bên bằng chiều cao của hình hộp chữ nhật.
+ Chiều rộng của hình chữ nhật triển khai từ các mặt bên bằng chiều cao của hình hộp chữ nhật.
+ HS nghe và nhắc lại quy tắc.
- 1 HS trình bày trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét.
Bài giải
Chu vi của hình hộp chữ nhật là
( 8 + 5 ) x 2 = 26 ( cm )
Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật đó là:
26 x 4 = 104 ( cm2)
- HS nghe và nhắc lại.
- 1 HS lên bảng tính, HS cả lớp làm vào giấy nháp:
Diện tích một mặt đáy của hình hộp chữ nhật trên là:
8 x 5 = 40 ( cm2)
Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật trên là:
104 + 40 x 2 = 184 ( cm2)
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp. HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- HS: Bài toán cho biết các kích thước của hình hộp chữ nhật: 
Chiều dài: 5 dm
Chiều rộng: 4 dm
Chiều cao : 3 dm
Yêu cầu tính
Diện tích xung quanh? dm2
Diện tích toàn phần? dm2
- 2 HS lần lượt nêu trước lớp.
- 1 HS lên bảng làm bài tập, HS cả lớp làm vào vở bài tập
Bài giải
Chu vi đáy của hình hộp chữ nhật là
( 5 + 4 ) x 2 = 18 ( dm )
Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật đó là:
18 x 3 = 54 ( dm2)
Diện tích một mặt đáy của hình hộp chữ nhật.
5 x 4 = 20 ( dm2)
Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là:
 54 + 20 x 2 = 94 ( dm2)
- 1 HS nhận xét
1 HS đọc đề bài toán trước lớp. HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- HS: Chiếc thùng tôn không có nắp, có các kích thước: 
Chiều dài: 5 dm
Chiều rộng: 4 dm
Chiều cao : 3 dm
Yêu cầu tính
- Tính diện tích tôn để gò thùng, không tính mép.
- Diện tích tôn cần gò thùng chính là diện tích xung quanh cộng với diện tích một mặt đáy của hình hộp chữ nhật có kích thước bằng thùng tôn.
- 1 HS lên bảng làm bài tập, HS cả lớp làm vào vở bài tập
Bài giải
Chu vi đáy của mặt đáy thùng tôn là
( 6 + 4 ) x 2 = 20 ( dm )
Diện tích xung quanh của chiếc thùng tôn là:
20 x 9 =180 ( dm2)
Diện tích đáy của thùng tôn là.
6 x 4 = 24 ( dm2)
Thùng tôn không có đáy, không có nắp nên diện tích tôn dùng để làm thùng là
180 + 24 = 204 ( dm2)
- 1 HS nhận xét

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 21.doc