Mục tiêu:
a) Kiến thức: Giúp Hs củng cố cách viết chữ hoa G Viết tên riêng “Ghềnh Ráng ” bằng chữ nhỏ. Viết câu ứng dụng bằng chữ nhỏ.
b) Kỹ năng: Rèn Hs viết đẹp, đúng tốc độ, khoảng cách giữa các con chữ, từ và câu đúng.
c) Thái độ: Có ý thức rèn luyện chữ giữ vở.
II/ Chuẩn bị: * GV: Mẫu viết hoa G.
Các chữ Ghềnh Ráng và câu tục ngữ viết trên dòng kẻ ô li.
* HS: Bảng con, phấn, vở tập viết.
III/ Các hoạt động:
1. Khởi động: (1)Hát.
2. Bài cũ: (4)
- Gv kiểm tra HS viết bài ở nhà.
- Một Hs nhắc lại từ và câu ứng dụng ở bài trước.
- Gv nhận xét bài cũ.
Tập viết Gh – Ghềnh Ráng I/ Mục tiêu: Kiến thức: Giúp Hs củng cố cách viết chữ hoa G Viết tên riêng “Ghềnh Ráng ” bằng chữ nhỏ. Viết câu ứng dụng bằng chữ nhỏ. Kỹ năng: Rèn Hs viết đẹp, đúng tốc độ, khoảng cách giữa các con chữ, từ và câu đúng. Thái độ: Có ý thức rèn luyện chữ giữ vở. II/ Chuẩn bị: * GV: Mẫu viết hoa G. Các chữ Ghềnh Ráng và câu tục ngữ viết trên dòng kẻ ô li. * HS: Bảng con, phấn, vở tập viết. III/ Các hoạt động: Khởi động: (1’)Hát. Bài cũ: (4’) - Gv kiểm tra HS viết bài ở nhà. Một Hs nhắc lại từ và câu ứng dụng ở bài trước. Gv nhận xét bài cũ. Giới thiệu và nê vấn đề. (1’) Giới thiệu bài + ghi tựa. Phát triển các hoạt động: (28’) * Hoạt động 1: Giới thiệu chữ G hoa. - Mục tiêu: Giúp cho Hs nhận biết cấu tạo và nét đẹp chữ Gh. - Gv treo chữõ mẫu cho Hs quan sát. - Nêu cấu tạo chữ G:Chữ G gồm 2 nét :Nét 1 là kết hợp của nét cong dưới và cong trái nối liền nhau , tạo vòng xoắn to ở đầu chữ ( giống chữ T).Nét 2 là nét khuyết ngược * Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs viết trên bảng con. - Mục tiêu: Giúp Hs viết đúng các con chữ, hiểu câu ứng dụng. Luyện viết chữ hoa. Gv cho Hs tìm các chữ hoa có trong bài: R, A, Đ, L, T, V. - Gv viết mẫu, kết hợp với việc nhắc lại cách viết chữ G * Viết chữ C về cuối nét không có nét lượn xuống mà dừng lại ở giao của đường kẻ ngang 3 và đường kẻ dọc 5. Viết nét khuyết dưới:từ điểm kết thúc nét viết tiếp nét khuyết dưới . Điểm dưới cùng của nét khuyết này cách dòng ngang 1 là 1.5 đơn vị .Điểm dừng bút làø giao điểm giữa đường kẻ ngang 2 và đường kẻ dọc 6 - Gv yêu cầu Hs viết chữ “G” vào bảng con. Hs luyện viết từ ứng dụng. - Gv gọi Hs đọc từ ứng dụng: Ghềnh Ráng . - Gv giới thiệu: Ghềnh ráng còn gọi là Mộng Cầm một thắng cảnh ở Bình Định, nơi đây có bãi tấm rất đẹp. - Gv yêu cầu Hs viết vào bảng con. Luyện viết câu ứng dụng. Gv mời Hs đọc câu ứng dụng. Ai về đến huyện Đông Anh. Ghé xem phong cảnh Loa Thành Thục Vương. - Gv giải thích câu ca dao: Bộc lộ niềm tự hào về di tích lịch sử loa thành. Đựơc xây theo hình vòng xoắn như trôn ốc, từ thời An Dương Vương, tức Thục Phán, cách đây hàng nghìn năm. * Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs viết vào vở tập viết. - Mục tiêu: Giúp Hs viết đúng con chữ, trình bày sạch đẹp vào vở tập viết. - Gv nêu yêu cầu: + Viết chữ Gh: 1 dòng cỡ nhỏ. + Viế chữ R, Đ: 1 dòng cỡ nhỏ. + Viế chữ Ghềnh Ráng : 2 dòng cỡ nhỏ. + Viết câu tục ngữ: 2 lần. Gv theo dõi, uốn nắn. - Nhắc nhở các em viết đúng nét, độ cao và khoảng cách giữa các chữ. * Hoạt động 3: Chấm chữa bài. - Mục tiêu: Giúp cho Hs nhận ra những lỗi còn sai để chữa lại cho đúng. - Gv thu từ 5 đến 7 bài để chấm. - Gv nhận xét tuyên dương một số vở viết đúng, viết đẹp. - Trò chơi: Thi viết chữ đẹp. - Cho học sinh viết tên một địa danh có chữ cái đầu câu là Gh. Yêu cầu: viết đúng, sạch, đẹp. - Gv công bố nhóm thắng cuộc. PP: Trực quan, vấn đáp. HT:lớp Hs quan sát. Hs nêu. PP: Quan sát, thực hành. HT: cá nhân, lớp Hs tìm. Hs quan sát, lắng nghe. Hs viết các chữ vào bảng con. Hs đọc: tên riêng Ghềnh Ráng.. Một Hs nhắc lại. Hs viết trên bảng con. Hs đọc câu ứng dụng: Hs viết trên bảng con các chữ: Ai, Ghé, Đông Anh, Loa Thành, Thục Vương. PP: Thực hành, trò chơi. HT: cá nhân Hs nêu tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở. Hs viết vào vở PP : Kiểm tra đánh giá, trò chơi. Đại diện 2 dãy lên tham gia. Hs nhận xét. Tổng kết – dặn dò. (1’) Về luyện viết thêm phần bài ở nhà. Chuẩn bị bài: Ôn chữ hoa G (tiếp theo). Nhận xét tiết học. Thứ hai , ngày 15 tháng 11 năm 2004 Chào cờ Tuần 11 Tập đọc – Kể chuyện Đất quý, đấy yêu I/ Mục tiêu: A. Tập đọc. Kiến thức: - Nắm được nghĩa của các từ ngữ trong bài: Ê – ti – ô – pi – a., cung điện, câm phục . - Hiểu nội dung câu chuyện : Đất đai Tổ Quốc là những thứ thiên nhiên , cao cả nhất. Kỹ năng: Rèn Hs Đọc đúng các kiểu câu. Chú ý các từ ngữ các từ dễ phát âm sai: đất nước, mở tiệc chiêu đãi, vật quý, trở về nước, hỏi, trả lời Biết đọc truyện với giọng kể có cảm xúc ; phân biệt lời dẫn truyện và lời nhân vật. Thái độ: Giáo dục Hs có tấm lòng yêu quê quý mảnh đất hương của mình. B. Kể Chuyện. Hs biết sắp xếp các tranh minh họa trong SGK theo đúng thứ tự của câu chuyện. Dựa vào tranh kể được trôi chảy, mạch lạc câu chuyện Đất quý, đất yêu. - Biết theo dõi bạn kể, nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn. II/ Chuẩn bị: * GV: Tranh minh họa bài học trong SGK. Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc. * HS: SGK, vở. III/ Các hoạt động: Khởi động: Hát. (1’) Bài cũ: Thư gửi bà. (4’) - Gv gọi 2 em lên đọc bài Thư gửi bà. + Trong thư, Đức kể với bà những gì? + Qua bức thư, em thấy tình cảm của Đức đối với bà như thế nào? - Gv nhận xét bài kiểm tra của các em. Giới thiệu và nêu vấn đề: (1’) Giới thiiệu bài – ghi tựa: 4. Phát triển các hoạt động. (27’) * Hoạt động 1: Luyện đọc. - Mục tiêu: Giúp Hs bước đầu đọc đúng các từ khó, câu khó. Ngắt nghỉ hơi đúng ở câu dài. Gv đọc mẫu bài văn. - Lời dẫn truyện : đọc khoan thai, nhẹ nhàng. - Lời giải thích của viên quan: chậm rãi, cảm động. - Nhấn giọng: khắp đất nước, mở tiệc chiêu đãi, dừng lại , cởi giày ra, cạo sạch đất ờ đế giày. - Gv cho Hs xem tranh minh họa. Gv hướng dẫn Hs luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ. Gv mời Hs đọc từng câu. Gv mời Hs đọc từng đoạn trước lớp. Gv mời Hs tiếp nối nhau đọc 3 đoạn trong bài. Chú ý cách đọc các câu: Ông sai người cạo sạch đất ở đế giày của khách / tôi mới để họ xuống tàu trở về nước. // Tại sao các ông lại phải làm như vậy? ( Cao giọng ở từ để hỏi). Đất Ê-ti-ô-pi-a là cha, / là mẹ, / là anh em ruột thịt của chúng tôi. // (giọng cảm động nhấn mạnh ở nhựng từ in đậm.) Gv mời Hs giải thích từ mới: Ê-ti-ô-pi-a, cung điện, khâm phục. Gv cho Hs đọc từng đoạn trong nhóm. - Gv yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh 3 đoạn. * Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài. - Mục tiêu: Giúp Hs nắm được cốt truyện, hiểu nội dung bài. - Gv đưa ra câu hỏi: - Hs đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi: + Hai người khách được vua Ê-ti-ô-pi-a đón tiếp thế nào? - Gv yêu cầu Hs đọc thầm phần đầu đoạn 2 và trả lời câu hỏi: + Khi khách sắp xuống tàu có điều gì bất ngờ xảy ra? - GV mời 1 Hs đọc phần cuối đoạn 2. + Vì sao người Ê-ti-ô-pi-a không để khách mang đi những hạt đất nhỏ. - Hs đọc thầm đoạn 3 và thảo luận theo nhóm đôi. + Theo em, phong tục trên nói lên tình cảm của người Ê-ti-ô-pi-a với quê hương thế nào? - Gv chốt lại: Người Ê-ti-ô-pi-a rất yêu quí và trân trọng mảnh đất của quê hương. Người Ê-ti-ô-pi-a coi đất đai của Tổ quốc là tài sản quý giá nhất, thiên liên nhất. * Hoạt động 3: Luyện đọc lại, củng cố. - Mục tiêu: Giúp HS đọc diễn cảm toàn bài theo lời của từng nhân vật - GV đọc diễn cảm lại đoạn 2. - Gv hướng dẫn Hs đọc phân biệt lời dẫn truyện và lời các nhân vật - Gv cho Hs thi đọc truyện đoạn 2 , theo phân vai. - Gv nhận xét, bình bạn nào đọc hay nhất. * Hoạt động 4: Kể chuyện. - Mục tiêu: Hs dựa vào tranh minh họa SGK . Hs biết sắp xếp các tranh đúng thứ tự, kể ại được nội dung câu chuyện. + Bài tập 1: - Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu của đề bài. - Gv cho Hs quan sát tranh minh họa câu chuyện. - Gv yêu cầu Hs nhìn và các tranh trên bảng, sắp xếp lại theo đúng trình tự câu chuyện. - Gv mời 1 Hs lên bảng đặt lại vị trí của các tranh. - Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng: 3 – 1 – 4 – 2 . + Tranh 3: hai vị khách du lịch đi thăm đất nước Ê-ti-ô-pi-a. + Tranh 1 : Hai vị khách được vua của nước Ê-ti-ô-pi-a mến khách, chiêu đãi và tặng quà. + Tranh 4: Hai vị khách ngạc nhiên khi thấy viên quan sai người cạo sạch đất dưới đế giày của họ. + Tranh 2: Viên quan giải thích cho hai vị khách về phong tục của người Ê-ti-ô-pi-a. + Bàitập 2: - Từng cặp Hs nhìn tranh kể từng đoạn của câu chuyện . - Gv mời 3 Hs tiếp nối nhau kể trước lớp 3 tranh. - Một Hs kể toàn bộ lại câu chuyện. - Gv nhận xét, công bố bạn nào kể hay. PP: Thực hành cá nhân, hỏi đáp, trực quan. Học sinh đọc thầm theo Gv. Hs lắng nghe. Hs xem tranh minh họa. Hs đọc từng câu. Hs đọc từng đoạn trước lớp. 3 Hs đọc 3 đoạn trong bài. Hs đọc lại các câu này. Hs giải thích và đặt câu với từ Hs đọc từng đoạn trong nhóm. Cả lớp đọc đồng thanh 3 đọan. PP: Đàm thoại, hỏi đáp, giảng giải, thảo luận. Cả lớp đọc thầm. Vua mời họ vào cung, mở tiệc chiêu đãi, tặng nhiều vật quý. Hs đọc thầm phần đầu đoạn 2. Viên quan bảo khách dừng lại, cởi giày ra để họ cạo sạch đất ở đế giày rồi mới để khách lên tàu trở về nước. 1 Hs đọc phần cuối đoạn 2 Vì người Ê-tô-o-pi-a coi đất của quê hương họ là thứ thiên liên cao quý nhất. Hs đọc thầm đoạn 3: Hs thảo luận nhóm đôi. Đại diện các nhóm phát biểu suy nghĩ của mình. Hs nhận xét. PP: Kiểm tra, đánh giá trò chơi. Hs lắng nghe. Mỗi nhóm thi đọc truyện theo phân vai. Hs nhận xét. PP: Quan sát, thực hành, trò chơi. Hs đọc yêu cầu đề bài. Hs quan sát tranh minh hoạ câu chuyện. Hs thực hành sắp xếp tranh. Một Hs lên bảng làm. Hs nhận xét. Hs nêu . Từng cặp Hs kể từng đoạn của câu chuyện. Ba Hs thi kể chuyện. Một Hs kể toàn bộ lại câu chuyện. Hs nhận xét. 5. Tổng kềt – dặn dò.(2’) Về luyện đọc lại câu chuyện. Chua ... 22 Giáo viên bộ môn giảng dạy Tập đọc Chõ bánh khúc của dì tôi II/ Mục tiêu: Kiến thức: - Giúp học sinh hiểu nội dung và ý nghĩa của bài: Tả nét đẹp của cây rau khúc, vẽ đẹp hấp dẫn của chiếc bánh khúc mang hương vị đồng quê Việt Nam. - Hiểu được các từ ngữ trong bài : chõ, pha lê b) Kỹ năng: - Rèn cho Hs đúng các từ dễ phát âm sai. - Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu. Đọc đúng ở những câu văn dài. c) Thái độ: Giáo dục Hs biết yêu quí những sản phẩm củ đồng quê, quê hương của mình. II/ Chuẩn bị: * GV: Tranh minh họa bài học trong SGK. * HS: Xem trước bài học, SGK, VBT. III/ Các hoạt động: Khởi động: Hát. (1’) Bài cũ: Vẽ quê hương (5’) - GV kiểm tra 3 Hs đọc bài thơ: Vẽ quê hương. + Kể tên những cảnh vật được tả trong bài thơ? + Hãy kể tên những màu sắc trong cảnh vật quê hương? + Vì sao bức tranh quê hương của bạn nhỏ rất đẹp? - GV nhận xét bài cũ. Giới thiệu và nêu vấn đề. (1’) Giới thiệu bài + ghi tựa. Phát triển các hoạt động. (27’) * Hoạt động 1: Luyện đọc. - Mục tiêu: Giúp Hs đọc đúng các từ, ngắt nghỉ đúng nhịp các câu, đoạn văn. Gv đọc bài. - Giọng đọc thong thả. Nhấn giọng ở những từ: rất nhỏ, mầm cỏ non, mạ bạc, cực nhỏ, long lanh, nghi ngút. Ngắt nghỉ hơi hợp lí sau dấu câu. - Gv cho Hs xem tranh minh họa. Gv hướng dẫn Hs luyện đọc, kết hợp với giải nghĩa từ. - Gv mời đọc từng câu . - Gv yêu cầu Hs đọc từng đoạn trước lớp. - Gv gọi Hs đọc tiếp nối từng đoạn trước lớp. - Gv hướng dẫn Hs đọc đúng các câu. Những hạt sương sớm đọng trên lá / long lanh như những bóng đèn pha lê.// Những chiếc bánh màu rêu xanh / lấp ló trong áo xôi nếp trắng / được đặt vào những chiếc lá chuối / hơ qua lửa thật mềm, / trong đẹp như những bông hoa. // Bao năm rồi, / tôi vẫn không sao quên được vị thơm ngậy, / hăng hắc/ của chiếc bánh khúc quê hương. // - Gv cho Hs giải thích các từ khó : chõ, pha lê, rau khúc. - Gv cho Hs đọc từng đoạn trong nhóm. - Gv yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh cả bài. - Gv theo dõi, hướng dẫn các em đọc đúng. * Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài. - Mục tiêu: Giúp Hs hiểu và trả lời được các câu hỏi trong SGK. - Gv mời 1 Hs đọc thầm đoạn 1. + Tác giả tả cây rau khúc như thế nào? - Gv mời 1 Hs đọc đoạn 2. - Gv chia lớp thành 2 nhóm. Thảo luận câu hỏi: + Tìm những câu văn tả chiếc bánh khúc? - GV yêu cầu Hs đọc thầm toàn bài. - Gv yêu cầu Hs thảo luận theo tổ. Câu hỏi: + Vì sao tác giả không quên được mùi vị của chiếc bánh khúc quê hương? - Gv nhận xét, chốt lại: Vì đó là mùi độc đáo của đồng quê gắn với kỉ niệm đẹp đẽ về người dì, những người thân yêu khác trong những ngày thơ ấu. * Hoạt động 3: Luyện đọc lại. - Mục tiêu: Giúp các em đọc đúng. - Gv mời hai Hs đọc lại toàn bộ bức thư. - Gv chia lớp thành các nhóm nhỏ. Mỗi nhóm 4 em . - Gv mời một Hs đọc lại cả bài . - Gv nhận xét nhóm nào đọc đúng, đọc hay. PP: Đàm thoại, vấn đáp, thực hành. Học sinh lắng nghe. Hs quan sát tranh. Hs đọc từng câu. Hs đọc từng đoạn trước lớp. Hs tiếp nối đọc từng đoạn trước lớp. Hs luyện đọc lại các câu. Hs giải nghĩa từ khó. Hs đọc từng đoạn trong nhóm . Cả lớp đọc đồng thanh cả bài. Cả lớp đọc đồng thanh . PP: Hỏi đáp, đàm thoại, giảng giải. Hs đọc thầm đoạn 1. Cây rau khúc rất nhỏ, chỉ bằng một mầm cỏ non mới nhú ; lá như mạ bạc; như được phủ lượt tuyết cực mỏng, sương dậu trên lá long lanh như bóng đèn pha lê Một Hs đọc đoạn 2. Hs thảo luận. Những chiếc bánh khúc màu rêu lấp ló trong áo xôi nếp trắng được đặt vào những miếng lá chuối hơ qua lửa thật mềm Hs đọc thầm toàn bài. Đại diện các tổ đứng lên phát biểu ý kiến của tổ mình. Hs nhận xét. PP: Kiểm tra, đánh giá, trò chơi. Hai Hs tiếp nối nhau đọc hết bài. Các nhóm thi đọc đoạn mình thích nhất. Hs nhận xét. 5.Tổng kết – dặn dò. (2’) Về nhà luyện đọc thêm, tập trả lời câu hỏi. Chuẩn bị bài:Nắng phương nam. Nhận xét bài cũ. Chính tả Nhớ – viết : Vẽ quê hương I/ Mục tiêu: a) Kiến thức: Nhớ - viết chính xác, trình bày đúng một đoạn của bài “ Vẽ quê hương” b) Kỹ năng: Làm đúng các bài tập những tiếng có âm vần dễ lẫn: s/x . c) Thái độ: Giáo dục Hs có ý thức rèn chữ, giữ vở. II/ Chuẩn bị: * GV: Bảng phụ viết BT2. * HS: VBT, bút. II/ Các hoạt động: 1) Khởi động: Hát. (1’) 2) Bài cũ: “ Tiếng hò trên sông hậu”. (5’) Gv mời 3 Hs lên bảng tìm các từ có tiếng bắt đầu s/x hoặc có vần ươn/ương. Gv và cả lớp nhận xét. 3) Giới thiệu và nêu vấn đề. (1’) Giới thiệu bài + ghi tựa. 4) Phát triển các hoạt động: (27’) * Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs chuẩn bị. - Mục tiêu: Giúp Hs tự nhớ và viết đúng bài vào vở. Gv hướng dẫn Hs chuẩn bị. Gv đọc một đoạn thơ cần viết trong bài Vẽ quê hương. Gv mời 2 HS đọc thuộc lòng lại khổ thơ sẽ viết. - Gv hướng dẫn Hs nắm nội dung và cách trình bày đoạn thơ: + Vì sao bạn nhỏ thấy bức tranh quê hương rất đẹp ? + Trong những câu trên chữ nào phải viết hoa? Vì sao viết hoa? + Cần trình bày bài thơ 4 chữ như thế nào? - Gv hướng dẫn các em viết ra nháp những từ dễ viết sai. Hs nhớ và viết bài vào vở. - Gv cho Hs ghi đầu bài, nhắc nhở cách trình bày. - Hs đọc lại 1 lần đoạn thơ trong SGK để ghi nhớ. - Gv yêu cầu Hs gấp SGK, tự nhớ lại đoạn thơ và viết bài. Gv chấm chữa bài. - Gv yêu cầu Hs tự chữ lỗi bằng bút chì. - Gv chấm vài bài (từ 5 – 7 bài). - Gv nhận xét bài viết của Hs. * Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs làm bài tập. - Mục tiêu: Giúp Hs làm đúng bài tập trong VBT. + Bài tập 2: Phần a) - Gv cho 1 Hs nêu yêu cầu của đề bài. - Gv yêu cầu Hs cả lớp làm vào VBT. - Gv mời 2 Hs lên bảng làm. - Gv nhận xét, chốt lời giải đúng: Một nhà sàn đơn sơ vách nứa. Bốn bên suối chảy, cá bơi vui. Đêm đêm cháy hồng trên bếp lửa. Aùnh đèn khuya còn sáng lưng đồi. Phần b) - Gv mời Hs đọc yêu cầu của đề bài. - Gv yêu cầu Hs tự làm vào vở. - GV mời 2 Hs lên bảng làm. - Gv nhận xét, chốt lại: - Mồ hôi đổ xuống vườn. Dâu xanh lá tốt vấn vương tơ tầm. - Cá không ăn muối cá ươn. Con cải cha mẹ trăm đường con hư. PP: Hỏi đáp, phân tích, thực hành. Hs lắng nghe. Hai Hs đọc lại. Vì bạn rất yêu quê hương. Các chữ ở đầu tên bài và đầu mỗi dòng thơ. Các chữ đầu dòng thơ đều cách lề vở 2 – 3 ôli.. Hs viết ra nháp.. Học sinh nêu tư thế ngồi, cách cầm bút, để vở. Học sinh viết bài vào vở. Học sinh soát lại bài. Hs tự chữa bài. PP: Kiểm tra, đánh giá, thực hành, trò chơi. 1 Hs đọc. Cả lớp đọc thầm theo. Cả lớp làm vào VBT. Hai Hs lên bảng làm. Hs nhận xét. Cả lớp chữa bài vào VBT. Hs đọc yêu cầu của đề bài. Hs làm bài vào vở. Hai Hs lên bảng làm. Hs nhận xét. Hs sửa bài vào VBT. 5. Tổng kết – dặn dò. (2’) Về xem và tập viết lại từ khó. Những Hs viết chưa đạt về nhà viết lại. Nhận xét tiết học. Tập làm văn Nghe kể: Tôi có đọc đâu Nói về quê hương I/ Mục tiêu: Kiến thức: Giúp Hs - Hs nghe nhớ những chi tiết chính để kể lại đúng nội dung chuyện vui “ Tôi có đọc đâu !”. - Biết nói về quê hương của mình. Kỹ năng: - Lời kể chuyện vui, rõ, tác phong mạnh dạn, tự nhiên. Thái độ: - Giáo dục Hs biết rèn chữ, giữ vở. II/ Chuẩn bị: * GV: Bảng lớp viết sẵn gợi ý kể chuyện(BT1). Bảng phụ viết sẵn gợi ý về quê hương (BT2). * HS: VBT, bút. III/ Các hoạt động: Khởi động: Hát. (1’) Bài cũ: (5’) - Gv gọi 3 Hs đọc lại lá thư đã viết (tiết TLV tuần 10). - Gv nhận xét bài cũ. Giới thiệu và nêu vấn đề. (1’) Giới thiệu bài + ghi tựa. Phát triển các hoạt động: (27’) * Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập 1. - Mục tiêu: Giúp cho Hs nghe và kể đúng nội dung câu cuyện. - Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu của bài và gợi ý. - Gv kể chuyện (Giọng vui, dí dỏm). - Kể xong lần 1. Gv hỏi Hs: + Người viết thư thấy mấy người bên cạnh làm gì? + Người viết thư viết thêm vào thư điều gì? + Người bên cạnh kêu lên như thế nào? - Gv kể lần 2. - Gv cho từng cặp Hs kể chuyện cho nhau nghe. - Gv mời 4 –5 Hs nhìn gợi ý và kể lại trên bảng. - Gv hỏi: Câu chuyện buồn cười chỗ nào? * Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs làm bài tập 2. Mục tiêu: Giúp các em biết nói về quê hương của mình theo câu hỏi gợi ý. Gv gọi Hs đọc yêu cầu đề bài. - Gv nói thêm: Quê hương là nơi em sinh ra, lớn lên, nơi ông bà, cha mẹ, anh em đang sinh sống. Nếu em biết ít về quê hương, em có thể kể về nơi em ở cùng cha mẹ. - Gv hướng dẫn Hs nhìn những câu hỏi gợi ý: Quê em ở đâu? Em yêu nhất cảnh vật gì ở quê hương? Cảnh vật đó có gì đáng nhớ. Tình cảm của em với quê hương như thế nào? - Gv yêu cầu Hs tập nói theo cặp. - Sau đó Gv yêu cầu Hs xung phong trình bày nói trước lớp. - Gv nhận xét, tuyên dương những Hs nói về quê hương của mình hay nhất. PP: Quan sát, thực hành. 1 Hs đọc yêu cầu của bài. Hs lắng nghe. Ghé mắt đọc trộm thư của mình. Xin lỗi. Mình không viết tiếp được nữa, vì hiện có người đang đọc trộm thư. Không đúng! Tôi có đọc rộm thư của anh đâu. Hs lắng nghe. Từng cặp Hs kể chuyện cho nhau nghe. 4 –5 Hs kể lại câu chuyện. Hs trả lời. PP: Hỏi đáp, giảng giải, thực hành. Hs đọc yêu cầu đề bài Hs lắng nghe. Hs tự trả lời. Hs nói theo cặp. Hs xung phong nói trước lớp. Hs nhận xét. 5 Tổng kết – dặn dò. (2’) Về nhà bài viết nào chưa đạt về nhà sửa lại. Chuẩn bị bài: Nói, viết về cảnh đẹp đất nước. Nhận xét tiết học.
Tài liệu đính kèm: